Thu nhập chịu thuế tính trước trong xây dựng là gì

Bản chất của thu nhập chịu thuế tính trước?Hỏi bởi ms.phuong:Tôi có tham gia làm dự toán một thời gian. Và có một điều tôi băn khoăn chưa hiểu rõ đó là: Thu nhập chịu thuế tính trước bản chất của nó là gì. Phải chăng nó như là lãi vay?Tại sao lại tính trước? Phải chăng khi chưa có thu nhập doanh nghiệp đã phải nộp thuế và trả lãi vay theo hợp đồng kê khai nên khoản chi phí này được tính bù trong đơn giá?Xin anh em chỉ giáo.Trả lời:Bởi sxddienbien: Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác. Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác.Bởi tytalic:Không bao giờ có trường hợp chưa có thu nhập mà đã phải đóng thuế thu nhập.Gọi là thu nhập chịu thuế tính trước là theo nguyên tắc Định giá sản phẩm trong xây dựng. Một công trình xây dựng là một sản phẩm xây dựng, khi tham gia tranh giành quyền bán sản phẩm của mình nhà thầu phải định trước được giá sẽ tranh bán. Giá tranh bán này chính là giá trị hợp đồng mong đợi của nhà thầu, nó được tính bằng tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung cộng với phần "lãi tính trước-hay lãi dự kiến trước" cộng thêm VAT. Như vậy sự có mặt của LT là để tạo nên giá bán của sản phẩm. Lãi tính trước hay lãi dự kiến là tính trước phần lợi nhuận (lợi nhuận ròng và phần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) + lãi vay vốn sẽ phải trả. Sở dĩ phải cộng lãi vay vốn thì chắc ai trong chúng ta cũng đều biết, đặc điểm của xây dựng là luôn đi vay vốn để sản xuất, xây dựng ( Sử dụng hiệu quả của đòn bẩy tài chính - hoặc do khả năng kinh doanh sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn lãi vay ngân hàng).Như vậy "Thu nhập chịu thuế tính trước" còn thể hiện tính cạnh tranh trong kinh doanh của nhà thầu.Bởi malsoni810:Giá thành 1 sản phẩm bao gồm chi phí vật liệu, tiền công lao động và máy móc dùng để tạo ra sản phẩm động với lợi nhụân đạt được ( đã sản xuất - kinh doanh là phải có lợi nhuận )Vì thế : Thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận được tính trước khi hoàn thành công việc xây dựng.Bởi nguyentheanh:Có thể hiểu nôm na qua phân tích sau:- Các sản phẩm hàng hóa khác (ti vi, tủ lạnh, bàn, ghế ) người ta sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh rồi đem bán. Việc xác định ra giá bán sao cho có lãi, có lợi nhuận khá thuận. Khi ta hỏi họ mua, nếu không đạt mức giá nào đó (gồm chỉ phí sản xuất sản phẩm, bản quyền, thương hiệu, vận chuyển, lợi nhuận kinh doanh ) có thể họ không bán. Tức là họ có lựa chọn cho thu nhập của mình.- Sản phẩm xây dựng bán trước rồi mới sản xuất (đấu thầu rồi mới thi công xây dựng công trình). Rõ ràng nếu chỉ tính những gì đưa hết vào công trình vào sản xuất thì những người "bán sản phẩm trước khi sản xuất" này sẽ bị thiệt vì không có cơ hội lựa chọn cho lợi nhuận, thu nhập của mình. Như vậy phải tính các khoản vào giá, vào chi phí trước khi hình thành sản phẩm để bán. Các khoản đó là gì: những gì bắt buộc phải có để hình thành công trình; lợi nhuận, thu nhập cho những người sản xuất, chế tạo sản phầm (Nhà nước quy định tỷ lệ thu nhập được tính trước khi hình thành sản phẩm cho những người sản xuất sản phẩm xây dựng).Nhân đây cũng trao đổi với các bạn về phân biệt 2 khái niệm "đấu thầu" và "đấu giá":- Đấu giá: nhiều người "tranh nhau" mua một sản phẩm. Thi nhau trả giá cao dần lên để mua được sản phẩm đã có sẵn mà mình muốn sở hữu.- Đấu thầu: nhiều người "tranh nhau" bán một sản phẩm. Thi nhau trả giá (theo xu hướng) thấp xuống để bán được sản phẩm mình định chế tạo.Bởi faxel22Chào bạn.Theo mình hiểu thì thế này.Khi bạn lập dự toán, thì đơn giá được tính theo đơn giá nhà nước.Mà đơn giá nhà nước được lập dựa trên sự khảo sát thực tế bằng các phương pháp như thống kê nên trong đơn giá đó chưa có phần lãi nào cả dành cho doanh nghiệp.Vì vậy, khi bạn lập dự toán, con số cuối cùng bao gồm chi phí trực tiếp thì chưa có lãi cho doanh nghiệp.Do đó, nhà nước quy định mức lãi mà doanh nghiệp được lãi trên công trình theo như thông tư 05.Mức lãi này được đưa trước vào trong dự toán để đảm bảo rằng khi nhà thầu làm xong công trình thì đã có một phần lời để nhà thầu duy trì hoạt động.Thân chào bạn.

Các bác cho mình hỏi về bản chất của thu nhập chịu thuế tính trước là gì? và trong công thức tính Thu nhập chịu thuế tính trước = (chi phí trực tiếp + Chi phí chung ) x 5,5 % thì phần chi phí trực tiếp có bao gồm vật tư A cấp không?

Thu nhập chịu thuế tính trước trong xây dựng là gì

Mình lại có ý kiến khác với Levinhxd. Theo mình, thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận tính trước cho nhà thầu, đó là khoản lợi nhuận nhà thầu thu được cho phần bỏ ra đầu tư để hoàn thành công trình. Vật tư A cấp, nhà thầu ko bỏ công sx, cũng không mua, nên không được tính vào thu nhập chịu thuế. Nếu có, chỉ được tính phần công lắp đặt.
Mong chỉ giáo thêm!

Thu nhập chịu thuế tính trước trong xây dựng là gì

Mình đồng ý với bạn thongktnl. Mình cũng nghĩ như vậy. Nếu được tính cả % của vật tư do CDT cấp thì hay quá. Nhưng bên mình chi phí chung = 65% chi phí nhân công. Nếu chuyển sang CPC= 5,5%x chi phí TT thì giá cũng same same.

Thu nhập chịu thuế tính trước trong xây dựng là gì
.

**++**++**++**++**++**++**++** K? u?ng, kh?ng bi?t t?c h?i c?a r??u;

Ng??i kh?ng u?ng, ch?ng bi?t c?i l?i c?a r??u.

Nêu rõ thêm một số điểm về thu nhập chịu thuế tính trước

Các bác cho mình hỏi về bản chất của thu nhập chịu thuế tính trước là gì? và trong công thức tính Thu nhập chịu thuế tính trước = (chi phí trực tiếp + Chi phí chung ) x 5,5 % thì phần chi phí trực tiếp có bao gồm vật tư A cấp không?

Tôi đã có máy lần trao đổi về thu nhập chịu thuế tính trước trên diễn đàn GXD, nay muốn nêu rõ thêm một số điểm vì nhiều bạn còn thắc mắc: 1. Bản chất của thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận định mức tính vào dự toán chi phí xây dựng công trình nhằm dự trù phần chi phí chi trả lợi nhuận của nhà thầu (Trước đây trong thời kỳ bao cấp, khi lập dự toán công trình không sử dụng thuật ngữ "Thu nhập chịu thuế tính trước" mà dùng thuật ngữ "Lợi nhuận định mức").

2. Theo quy định hiện hành, khi lập dự toán chi phí xây dựng thì "lợi nhuận định mức" (TN chịu thuế tính trước) được xác định bằng cách nhân định mức tỷ lệ (quy định theo loại công trình xây dựng) với (Chi phí trực tiếp + chi phí chung). Trường hợp có vật tư A cấp thì giá trị vật tư A cấp được tính vào chi phí vật liệu trong chi phí trực tiếp nghĩa là trong chi phí trực tiếp đã bao gồm cả phần giá trị vật tư A cấp (như bạn levinhxd đã giải thích). Dự toán xây lắp được chủ đầu tư phê duyệt làm cơ sở để xác định giá gói thầu phục vụ cho đấu thầu / chỉ định thầu.


3. Khi tham giá đấu thầu, nhà thầu lập giá dự thầu xây lắp công trình (hay giá đề xuất xây lắp công trình) họ cũng tính phần thu nhập chịu thuế tính trước (nghĩa là phần lợi nhuận họ mong muốn đạt được) nhưng không tính bằng tỷ lệ định mức nhà nước quy định mà thường thấp hơn định mức (thậm chí = 0) tùy theo tình hình cạnh tranh trong đấu thầu.

Tham luận thêm vấn đề các bạn chưa thống nhất

Mình lại có ý kiến khác với Levinhxd. Theo mình, thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận tính trước cho nhà thầu, đó là khoản lợi nhuận nhà thầu thu được cho phần bỏ ra đầu tư để hoàn thành công trình. Vật tư A cấp, nhà thầu ko bỏ công sx, cũng không mua, nên không được tính vào thu nhập chịu thuế. Nếu có, chỉ được tính phần công lắp đặt.
Mong chỉ giáo thêm!

Theo tôi: 1. Về khoản thu nhập chịu thuế tính trước trong dự toán chi phí xây lắp công trình không nên hiểu là nên tính cái gì và không nên tính cái gì vào đó mà nên hiểu là phần dự trù chi phí để chi trả cho phần lợi nhuận nhà thầu thính vào giá chào thầu thi tham gia đấu thầu / chỉ định thầu sau này.

2. Việc quy định cách tính khoản :Thu nhập chịu thuế tính trước" trong dự toán bằng cách nhân định mức tỷ lệ với (Chi phí trực tiếp (kể cả vật tư A cấp) + chi phí chung) chỉ là "kỹ thuật" tính toán chứ không hàm chứa nội dung kinh tế trong đó. Vì thế không nên đặt vấn đề phải loại ra cái này cái kia trong chi phí trực tiếp hay chỉ được tính cái này cái kia khi xác định dự toán khoản mục "Thu nhập chịu thuế tính trước".

Last edited by a moderator: 18/5/10

cong trinh ca the nhan thau thi co duoc tinh thu nhap chiu thue tinh truoc khong?

cong trinh ca the nhan thau thi co duoc tinh thu nhap chiu thue tinh truoc khong?

Các bác cho em hỏi: một công trình xây dựng mà nhà thầu thi công là một cá thể nhận thầu thì khi thanh toán có được tính phần thu nhập chịu thuế tính trước không (5,5%)? thông tư, quy định nào nói về vấn đề này. Cám ơn!

Thu nhập chịu thuế tính trước trong xây dựng là gì

Các bác cho em hỏi: một công trình xây dựng mà nhà thầu thi công là một cá thể nhận thầu thì khi thanh toán có được tính phần thu nhập chịu thuế tính trước không (5,5%)? thông tư, quy định nào nói về vấn đề này. Cám ơn!

Nói cho đơn giản và dễ hiểu thì Thu nhập chịu thuế tính trước chính là phần lợi nhuận nhà thầu sẽ đạt được khi hoàn thành hạng mục công việc đó. Bạn có thể đọc Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và tham khảo các bài viết về Thu nhập chịu thuế tính trước trên diễn đàn để hiểu rõ thêm vấn đề.

Thân chào

www.giaxaydung.vn - chung tay xây dựng đất nước​


Thu nhập chịu thuế tính trước trong xây dựng là gì

Bản chất của Thu nhập chịu thuế tính trước có thể hiểu thế này:
(Giải thích có thể hơi dài dòng nhưng các bạn đọc hết có thể hiểu được )
Trước hết, công trình XD là 1 sản phẩm
Ai sản xuất ra nó? là NHà thầu -> NHà thầu là Người bán
Ai mua nó? Là Chủ đầu tư - > Chủ đầu tư là Người mua Cũng có trường hợp Chủ đầu tư tự làm, không phải đi mua của ai cả (Tự thực hiện) Trường hợp có thầu chính, thầu phụ thì các bạn hiểu như là Đại lý cấp 1, cấp 2...

Mà đã Sản xuất và bán SP thì phải có lãi. Tuy nhiên công trình xây dựng lại có đặc thù là thường Thỏa thuận giá bán xong mới sản xuất (Đấu thầu - Lựa chọn nhà thầu).

Do vậy phải định giá sản phẩm trước, vậy là khoản lãi cũng phải "Tạm tính" trước => Để tạm thống nhất, Nhà nước quy định một mức % tính trên CP trực tiếp và CP chung (Quy định tại thông tư 04/2010).

Thu nhập chịu thuế tính trước có tên gọi rất "dân dã" là Lãi trước thuế hay tên gọi trong BCTC là Lợi nhuận trước thuế. Vì bản chất nếu hạch toán và có lãi thì DN phải đóng thuế TNDN (hiện tại quy định là 25%).

Bonus thêm vài câu hỏi liên quan:

1, Vậy nếu Lỗ có phải đóng thuế ko?

Xin thưa, nhà thầu hạch toán công trình vào Sổ sách kế toán của cả công ty, báo cáo theo từng Quý và Tổng hợp báo cáo vào cuối năm (Tức cho tất cả mọi hoạt động SXKD). Lỗ thì ko đóng thuế nhưng lãi thì phải đóng thuế TNDN. Tóm lại: Ko hạch toán thuế cho từng công trình

2, Vậy nếu Cá nhân nhận thầu có được hưởng khoản này không? (Câu hỏi của bạn huu_nguyenvan ở trên):


Xin thưa, Không chỉ nhà thầu tổ chức hay cá nhân, đều muốn có lãi, nhưng vấn đề là bao nhiêu. Dự toán của CĐT (Giá trần) để là 5,5%. Nhưng có Nhà thầu bỏ 1%, có ông lại để 10%. Người bán bao giờ cũng muốn bán giá cao, nhưng Người mua (CĐT) sẽ mong muốn giá hợp lý (rẻ mà vẫn bền đẹp )=> Đó chính là thị trường! Túm lại: Bạn muốn 10% cũng được, nhưng Chủ nhà có muốn bạn làm hay ko mà thôi!

3, Chủ đầu tư tự làm thì có Khoản thu nhập chịu thuế này không?

Xin thưa là không, vì tự làm thì tự dùng có tạo ra lãi đâu?

Tuy nhiên, làm xong lại đi bán cho người khác (Ví dụ đi bán căn hộ cho khách hàng) thì lúc này lại tạo ra thu nhập. Nhưng nhớ Thu nhập này khác với Thu nhập chịu thuế tính trước đang bàn ở đây!

Last edited by a moderator: 6/8/12

Các bác cho em hỏi: một công trình xây dựng mà nhà thầu thi công là một cá thể nhận thầu thì khi thanh toán có được tính phần thu nhập chịu thuế tính trước không (5,5%)? thông tư, quy định nào nói về vấn đề này. Cám ơn!

1. Vấn đề "thu nhập chịu thuế tính trước" trên diễn đàn đã trao đổi khá nhiều rồi, cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn sử dụng thuật ngữ này. Bạn cố gắng tìm lại để đọc sẽ hiểu hơn.
2. Về câu hỏi của bạn: "một công trình xây dựng mà nhà thầu thi công là một cá thể nhận thầu thì khi thanh toán có được tính phần thu nhập chịu thuế tính trước không (5,5%)?" tôi xin tham góp như sau: Thanh toán thế nào, có được thanh toán khoản này khoản kia không hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng nhà thầu ký kết với khách hàng (chủ đầu tư công trình) chứ không phụ thuộc vào nhà thầu là "một cá thể nhận thầu" hay là "một tổ chức nhận thầu". Khoản lãi của nhà thầu đã tính trong giá hợp đồng rồi, nghĩa là trong giá hợp đồng đã tính cả khoản lãi nhà thầu được hưởng và sau khi thanh toán theo hợp đồng nhà thầu hạch toán lại nếu số tiền nhận được < chi phí nhà thầu bỏ ra thì đó chính là lãi nhà thầu nhận được, trường hợp ngược lại là nhà thầu bị lỗ.

3, Chủ đầu tư tự làm thì có Khoản thu nhập chịu thuế này không? Xin thưa là không, vì tự làm thì tự dùng có tạo ra lãi đâu?

Tuy nhiên, làm xong lại đi bán cho người khác (Ví dụ đi bán căn hộ cho khách hàng) thì lúc này lại tạo ra thu nhập. Nhưng nhớ Thu nhập này khác với Thu nhập chịu thuế tính trước đang bàn ở đây!

Trong dự toán gói thầu mà chủ đầu tư "tự thực hiện" có dự toán khoản "Thu nhập chịu thuế tính trước" không? Đề nghị levinhxd giải thích rõ hơn nhé.

Trong dự toán gói thầu mà chủ đầu tư "tự thực hiện" có dự toán khoản "Thu nhập chịu thuế tính trước" không? Đề nghị levinhxd giải thích rõ hơn nhé.

Giữa dự toán và thanh toán theo em nên tách bạch. Dự toán công trình, được lập theo đúng quy định của TT04 để quản lý chi phí, vậy đương nhiên có đủ thu nhập chịu thuế và thuế VAT.
Thu nhập chịu thuế (lợi nhuận nhà thầu), thuế GTGT trong trường hợp tự thực hiện cần tách ra khỏi hợp đồng giao khoán nội bộ (nếu có) hoặc quyết định giao việc

Thu nhập chịu thuế (lợi nhuận nhà thầu), thuế GTGT trong trường hợp tự thực hiện cần tách ra khỏi hợp đồng giao khoán nội bộ (nếu có) hoặc quyết định giao việc

Vấn đề chưa được giải thích là trong "Hợp đồng giao khoán nội bộ" hay "Quyết định giao việc" có tính đến "Thu nhập chịu thuế tính trước" không?

Vấn đề chưa được giải thích là trong "Hợp đồng giao khoán nội bộ" hay "Quyết định giao việc" có tính đến "Thu nhập chịu thuế tính trước" không?

theo em: tùy trường hợp mà có hoặc không vì đây là quy định nội bộ, không phải quy định cứng trong các văn bản

Vấn đề chưa được giải thích là trong "Hợp đồng giao khoán nội bộ" hay "Quyết định giao việc" có tính đến "Thu nhập chịu thuế tính trước" không?

Dạ thưa thầy! "Giao khoán nội bộ" thì sẽ không có thuế TNCTTT cũng như Thuế VAT thầy ạ, bên em đã từng làm khá nhiều các loại HĐ này. Còn Khoản chi phí chung sẽ do Hội đồng quản trị công ty quyết định, việc phân chia tỷ lệ % chi phí chung tùy thuộc mức độ tham gia quản lý của Công ty vào Gói thầu đó!

Ph­ương án Giao khoán của bên đơn vị em với các gói thầu Tự thực hiện em post kèm ở dưới!

Bản chất của Thu nhập chịu thuế tính trước có thể hiểu thế này:
(Giải thích có thể hơi dài dòng nhưng các bạn đọc hết có thể hiểu được )
Trước hết, công trình XD là 1 sản phẩm
Ai sản xuất ra nó? là NHà thầu -> NHà thầu là Người bán
Ai mua nó? Là Chủ đầu tư - > Chủ đầu tư là Người mua Cũng có trường hợp Chủ đầu tư tự làm, không phải đi mua của ai cả (Tự thực hiện) Trường hợp có thầu chính, thầu phụ thì các bạn hiểu như là Đại lý cấp 1, cấp 2...

Mà đã Sản xuất và bán SP thì phải có lãi. Tuy nhiên công trình xây dựng lại có đặc thù là thường Thỏa thuận giá bán xong mới sản xuất (Đấu thầu - Lựa chọn nhà thầu).

Do vậy phải định giá sản phẩm trước, vậy là khoản lãi cũng phải "Tạm tính" trước => Để tạm thống nhất, Nhà nước quy định một mức % tính trên CP trực tiếp và CP chung (Quy định tại thông tư 04/2010).

Thu nhập chịu thuế tính trước có tên gọi rất "dân dã" là Lãi trước thuế hay tên gọi trong BCTC là Lợi nhuận trước thuế. Vì bản chất nếu hạch toán và có lãi thì DN phải đóng thuế TNDN (hiện tại quy định là 25%).

Bonus thêm vài câu hỏi liên quan:

1, Vậy nếu Lỗ có phải đóng thuế ko?

Xin thưa, nhà thầu hạch toán công trình vào Sổ sách kế toán của cả công ty, báo cáo theo từng Quý và Tổng hợp báo cáo vào cuối năm (Tức cho tất cả mọi hoạt động SXKD). Lỗ thì ko đóng thuế nhưng lãi thì phải đóng thuế TNDN. Tóm lại: Ko hạch toán thuế cho từng công trình

2, Vậy nếu Cá nhân nhận thầu có được hưởng khoản này không? (Câu hỏi của bạn huu_nguyenvan ở trên):


Xin thưa, Không chỉ nhà thầu tổ chức hay cá nhân, đều muốn có lãi, nhưng vấn đề là bao nhiêu. Dự toán của CĐT (Giá trần) để là 5,5%. Nhưng có Nhà thầu bỏ 1%, có ông lại để 10%. Người bán bao giờ cũng muốn bán giá cao, nhưng Người mua (CĐT) sẽ mong muốn giá hợp lý (rẻ mà vẫn bền đẹp )=> Đó chính là thị trường! Túm lại: Bạn muốn 10% cũng được, nhưng Chủ nhà có muốn bạn làm hay ko mà thôi!

3, Chủ đầu tư tự làm thì có Khoản thu nhập chịu thuế này không?

Xin thưa là không, vì tự làm thì tự dùng có tạo ra lãi đâu?

Tuy nhiên, làm xong lại đi bán cho người khác (Ví dụ đi bán căn hộ cho khách hàng) thì lúc này lại tạo ra thu nhập. Nhưng nhớ Thu nhập này khác với Thu nhập chịu thuế tính trước đang bàn ở đây!

Giữa dự toán và thanh toán theo em nên tách bạch. Dự toán công trình, được lập theo đúng quy định của TT04 để quản lý chi phí, vậy đương nhiên có đủ thu nhập chịu thuế và thuế VAT.
Thu nhập chịu thuế (lợi nhuận nhà thầu), thuế GTGT trong trường hợp tự thực hiện cần tách ra khỏi hợp đồng giao khoán nội bộ (nếu có) hoặc quyết định giao việc

theo em: tùy trường hợp mà có hoặc không vì đây là quy định nội bộ, không phải quy định cứng trong các văn bản

1. Theo tôi, có lẽ phải giới hạn lại "phạm vi của vấn đề" thì mới trao đổi chuẩn được về khái niệm và cách sử dụng từ ngữ "Thu nhập chịu thuế tính trước" trong các văn bản pháp luật hiện nay. "Phạm vi trao đổi" theo tôi tập trung vào "Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên" để phù hợp với các quy định của Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010/TT-BXD.
2. Đối với các dự án này, "Người mua công trình" cần hiểu là "Nhà nước" mà chủ đầu tư dự án là người được giao tiền đi mua công trình. Khi thoả thuận hợp đồng mua bán giữa 2 bên, "người bán" là các nhà thầu hoặc chủ đầu tư (đối với các gói thầu chủ đầu tư tự thực hiện, trường hợp này chủ đầu tư đứng vai nhà thầu) đều đưa ra giá chào trong đó đã tính tới khoản lãi của người bán (tức là tính trước "Thu nhập hay lợi nhuận chịu thuế). Như vậy, cả trong trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu / dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước thì trong hợp đồng vẫn phải có khoản "lãi dự kiến trước", còn việc ký Hợp đồng giao khoán nội bộ hay Quyết định giao việc chỉ là "kỹ thuật" để chủ đầu tư thực hiện và hoàn thành gói thầu / dự án tự thực hiện mà thội.

Dạ thưa thầy! "Giao khoán nội bộ" thì sẽ không có thuế TNCTTT cũng như Thuế VAT thầy ạ, bên em đã từng làm khá nhiều các loại HĐ này. Còn Khoản chi phí chung sẽ do Hội đồng quản trị công ty quyết định, việc phân chia tỷ lệ % chi phí chung tùy thuộc mức độ tham gia quản lý của Công ty vào Gói thầu đó!

Ph­ương án Giao khoán của bên đơn vị em với các gói thầu Tự thực hiện em post kèm ở dưới!

Bên mình khi giao khoán thì lại vẫn có TN chịu thuế tính trước? hỏi các đồng chí tại sao thì bảo đi làm phải có lãi, chỉ có điều lãi đó gộp vào trong báo cáo tài chính chung rồi nộp thuế, hỏi sao không bỏ đi để khỏi nộp thuế? trả lời không có lợi nhuận nội bộ thì báo cáo chung bị lỗ à (làm ngoài thì lỗ, lấy lãi nội bộ để bù đắp lỗ)

Dạ thưa thầy! "Giao khoán nội bộ" thì sẽ không có thuế TNCTTT cũng như Thuế VAT thầy ạ, bên em đã từng làm khá nhiều các loại HĐ này. Còn Khoản chi phí chung sẽ do Hội đồng quản trị công ty quyết định, việc phân chia tỷ lệ % chi phí chung tùy thuộc mức độ tham gia quản lý của Công ty vào Gói thầu đó!

Ph­ương án Giao khoán của bên đơn vị em với các gói thầu Tự thực hiện em post kèm ở dưới!

Em xem bài viết tôi vừa post lên để cùng trao đổi trước khi đọc được bài này của Vinh.


Page 2

1. Theo tôi, có lẽ phải giới hạn lại "phạm vi của vấn đề" thì mới trao đổi chuẩn được về khái niệm và cách sử dụng từ ngữ "Thu nhập chịu thuế tính trước" trong các văn bản pháp luật hiện nay. "Phạm vi trao đổi" theo tôi tập trung vào "Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên" để phù hợp với các quy định của Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010/TT-BXD.
2. Đối với các dự án này, "Người mua công trình" cần hiểu là "Nhà nước" mà chủ đầu tư dự án là người được giao tiền đi mua công trình. Khi thoả thuận hợp đồng mua bán giữa 2 bên, "người bán" là các nhà thầu hoặc chủ đầu tư (đối với các gói thầu chủ đầu tư tự thực hiện, trường hợp này chủ đầu tư đứng vai nhà thầu) đều đưa ra giá chào trong đó đã tính tới khoản lãi của người bán (tức là tính trước "Thu nhập hay lợi nhuận chịu thuế). Như vậy, cả trong trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu / dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước thì trong hợp đồng vẫn phải có khoản "lãi dự kiến trước", còn việc ký Hợp đồng giao khoán nội bộ hay Quyết định giao việc chỉ là "kỹ thuật" để chủ đầu tư thực hiện và hoàn thành gói thầu / dự án tự thực hiện mà thội.

Trên thực tế, đối với các dự án trên 30% vốn nhà nước mà tự thực hiện thì chủ yếu là dự án của các DNNN. Các đơn vị khác nếu quản lý theo như cán bộ công chức, viên chức thì cơ bản đã bị chặn ở điều kiện năng lực hành nghề. Cần tách lợi nhuận trước thuế theo quan điểm quản lý chi phí và thanh toán vì để quản lý chi phí cần thực hiện theo các quy định về quản lý chi phí. Thanh toán là theo hợp đồng. Quy định quản lý chi phí là có thu nhập chịu thuế tính trước nên phê duyệt dự toán có thu nhập chịu thuế tính trước. Thanh toán đối với hình thực tự thực hiện lại khác, CĐT có quan điểm thực thanh, thực chi. hoặc nói vi von: bố mẹ đưa cho con tiền để xây nhà cho bố mẹ, vậy con cái có tính thêm lợi nhuận trông coi, thực hiện không?

Rõ ràng việc thanh toán là nằm trong hợp đồng được ký.

Bên mình khi giao khoán thì lại vẫn có TN chịu thuế tính trước? hỏi các đồng chí tại sao thì bảo đi làm phải có lãi, chỉ có điều lãi đó gộp vào trong báo cáo tài chính chung rồi nộp thuế, hỏi sao không bỏ đi để khỏi nộp thuế? trả lời không có lợi nhuận nội bộ thì báo cáo chung bị lỗ à (làm ngoài thì lỗ, lấy lãi nội bộ để bù đắp lỗ)

Em lại nghĩ khác! Có thể đó là do cách giao khoán của bên anh như vậy! Theo em ở đây có sự nhầm lẫn khái niệm giữa "lãi" và "chi phí chung". Trên thực tế giao khoán thì anh được giao phải có lãi họ mới làm, nhưng bản chất của Tự thực hiện lại là "Giao việc nội bộ", trong Giao việc nội bộ thì không có "lãi", mà khoản lãi đó phải được ẩn trong "phí quản lý - bản chất của Chi phí chung". Như vậy nếu dùng từ TNCTTT trong Hợp đồng khoán nội bộ là không chuẩn vô tình sẽ biến thành "Thầu chính - Thầu Phụ" (dù bản chất có vẻ là như vậy).

Còn thu nhập chịu thuế thì hạch toán chung cho việc SXKD cả công ty, chứ ko đóng thuế cho từng mục nhỏ lẻ, vì thế muốn trốn thuế cũng đâu có được, chỉ có tính toán sao để đóng ít đi thôi . Ví dụ thế này:


CĐTcó 1 dự án, Quyết toán vốn đầu tư là 500 tỷ. Doanh thu DA được 550 tỷ. LNTT là 50 tỷ
Tuy nhiên vì tực thực hiện nên QT vốn đầu tư chỉ là 490 tỷ. Doanh thu DA được 550 tỷ. LNTT là 60 tỷ. Trường hợp này NN không thu được Thuế TNDN của nhà thầu (vì ko thuê Nhà thầu các gói tự thực hiện) nhưng lại thu được thêm Thuế TNDN từ Chủ đầu tư.

2. Đối với các dự án này, "Người mua công trình" cần hiểu là "Nhà nước" mà chủ đầu tư dự án là người được giao tiền đi mua công trình. Khi thoả thuận hợp đồng mua bán giữa 2 bên, "người bán" là các nhà thầu hoặc chủ đầu tư (đối với các gói thầu chủ đầu tư tự thực hiện, trường hợp này chủ đầu tư đứng vai nhà thầu) đều đưa ra giá chào trong đó đã tính tới khoản lãi của người bán (tức là tính trước "Thu nhập hay lợi nhuận chịu thuế). Như vậy, cả trong trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu / dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước thì trong hợp đồng vẫn phải có khoản "lãi dự kiến trước", còn việc ký Hợp đồng giao khoán nội bộ hay Quyết định giao việc chỉ là "kỹ thuật" để chủ đầu tư thực hiện và hoàn thành gói thầu / dự án tự thực hiện mà thội.

Em lại nghĩ DA vốn ngân sách Nhà nước chia theo Quy mô vốn thì có thể tạm phân 2 loại sau: 1, DA quy mô nhỏ hoặc thuộc Cấp quản lý Tỉnh, TP và giao lại cho Chủ đầu tư quản lý vốn đó thì Chủ đầu tư đó gần như không thể đủ năng lực để tự thực hiện được. Bởi CĐT là những UBND Tỉnh, huyện, xã ...sẽ không đáp ứng được những quy định sau về ĐK năng lực (Điều 44- NĐ 85/2009):

a) Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
b) Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thông); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi công gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

2, DA lớn và được giao cho các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước quản lý: Trường hợp này sẽ không tự thực hiện mà thực hiện theo các hình thức Tổng thầu EPC, Thầu chính - Thầu phụ vv...Mà dự án lớn thì việc Tự thực hiện gần như không thể. Ví như công trình Thủy điện Sơn La mà để Tập đoàn Điện Lực tự thi công thì chắc chắn là không thể rồi! Như vậy với DA vốn ngân sách NN việc tự thực hiện sẽ không hiệu quả! mà Một trong những yêu cầu của Tự thực hiện là "mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác ". Như vậy quan điểm của em là "DA vốn ngân sách NN sẽ rất ít có việc Tự thực hiện" Mong thêm ý kiến của Thầy và cách anh, chị!

P/s: Bàn thêm 1 chút: Ví dụ như DA Thủy điện Sơn La, nếu Tập đoàn ĐL tự thực hiện 1 gói thầu Lắp đặt thiết bị nào đó, đương nhiên ko phải thuê nhà thầu, khi đó TNCTTT bản chất là không có => Nhà nước ko thu được thuế thu nhập DN => Nhưng NN lại tiết kiệm được vốn đầu tư vào DA đó => Như vậy bản chất công trình vốn NSNN thì cũng không quan tâm nhiều đến "Lãi". Không biết em nghĩ như thế có sai không?

Last edited by a moderator: 6/8/12

Mong thêm ý kiến của Thầy và cách anh, chị!

P/s: Bàn thêm 1 chút: Ví dụ như DA Thủy điện Sơn La, nếu Tập đoàn ĐL tự thực hiện 1 gói thầu Lắp đặt thiết bị nào đó, đương nhiên ko phải thuê nhà thầu, khi đó TNCTTT bản chất là không có => Nhà nước ko thu được thuế thu nhập DN => Nhưng NN lại tiết kiệm được vốn đầu tư vào DA đó => Như vậy bản chất công trình vốn NSNN thì cũng không quan tâm nhiều đến "Lãi". Không biết em nghĩ như thế có sai không?

Theo tôi:
1. Khi áp dụng hình thức "tự thực hiện" gói thầu theo quy định của Luật Đấu thầu cần chú ý 1 điều kiện quan trọng là:"[FONT=&quot] chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng"[/FONT] --> Cần xem lại EVN có phải nhà thầu xây dựng không? có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu "lắp đặt thiết bị nào đó" thuộc dự án thuỷ điện Sơn La không?
2. Cần suy nghĩ xem cơ sở để thanh toán cho EVN sau khi hoàn thành gói thầu tự thực hiện đó là gì? Phải chăng là dự toán gói thầu đã được duyệt, khối lượng hoàn thành thực tế đã được nghiệm thu, ...; và xem lại xem trong dự toán đã được duyệt đó có dự toán khoản "Thu nhập chịu thuế tính trước" không? để có thể khẳng định rằng "ko phải thuê nhà thầu, khi đó TNCTTT bản chất là không có => Nhà nước ko thu được thuế thu nhập DN"!
3. Quan điểm: "Như vậy bản chất công trình vốn NSNN thì cũng không quan tâm nhiều đến "Lãi"." theo tôi cũng cần xem lại để diễn đạt chuẩn xác hơn. Cần phân biệt rõ "lãi" nói ở đây đứng trên giác độ nào: giác độ chủ sở hữu vốn (Nhà nước) hay giác độ nhà thầu thực hiện gói thầu (hay chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu).

Em lại nghĩ DA vốn ngân sách Nhà nước chia theo Quy mô vốn thì có thể tạm phân 2 loại sau: 1, DA quy mô nhỏ hoặc thuộc Cấp quản lý Tỉnh, TP và giao lại cho Chủ đầu tư quản lý vốn đó thì Chủ đầu tư đó gần như không thể đủ năng lực để tự thực hiện được. Bởi CĐT là những UBND Tỉnh, huyện, xã ...sẽ không đáp ứng được những quy định sau về ĐK năng lực (Điều 44- NĐ 85/2009):

2, DA lớn và được giao cho các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước quản lý: Trường hợp này sẽ không tự thực hiện mà thực hiện theo các hình thức Tổng thầu EPC, Thầu chính - Thầu phụ vv...Mà dự án lớn thì việc Tự thực hiện gần như không thể. Ví như công trình Thủy điện Sơn La mà để Tập đoàn Điện Lực tự thi công thì chắc chắn là không thể rồi!

Như vậy với DA vốn ngân sách NN việc tự thực hiện sẽ không hiệu quả! mà Một trong những yêu cầu của Tự thực hiện là "mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác ". Như vậy quan điểm của em là "DA vốn ngân sách NN sẽ rất ít có việc Tự thực hiện" Mong thêm ý kiến của Thầy và cách anh, chị!

P/s: Bàn thêm 1 chút: Ví dụ như DA Thủy điện Sơn La, nếu Tập đoàn ĐL tự thực hiện 1 gói thầu Lắp đặt thiết bị nào đó, đương nhiên ko phải thuê nhà thầu, khi đó TNCTTT bản chất là không có => Nhà nước ko thu được thuế thu nhập DN => Nhưng NN lại tiết kiệm được vốn đầu tư vào DA đó => Như vậy bản chất công trình vốn NSNN thì cũng không quan tâm nhiều đến "Lãi". Không biết em nghĩ như thế có sai không?

Tôi lại không nghĩ như vậy. Ở đây có khái niệm tự thực hiện cần phải được hiểu như thế nào? mối quan hệ giữa CĐT và nhà thầu tự thực hiện như tế nào sẽ quyết định vấn đề TNCTTT. Nhà thầu tự thực hiện là công ty con, 100% vốn của công ty mẹ nhưng hạch toán độc lập khi được giao thực hiện gói thầu thì có được coi là tự thực hiện không? Nhà thầu là công ty hạch toán phụ thuộc, nhà thầu là Xí nghiệp thi công có con dấu, tài khoản riêng, là đơn vị hạch toán cấp 2 khi tự thực hiện thì cũng khác và nhà thầu là xí nghiệp, đội thi công không có con dấu, tài khoản riêng thì tự thực hiện lại càng khác. Do vậy khi bàn về TNCTTT có hay không khi tự thực hiện thì theo tôi phụ thuộc vào chính mô hình quản lý của doanh nghiệp, cách tổ chức quản lý chi phí của DN hơn là việc quản lý theo các quy định chung

Về dự án cần tổ chức quản lý chi phí theo các quy định (30% vốn NN trở lên) theo tôi không giới hạn ở các dự án vốn NSNN mà còn có vốn NN ở các DNNN. Chính các dự án sử dụng trên 30% vốn NN ở DNNN mới có hình thức tự thực hiện.

Tôi lại không nghĩ như vậy. Ở đây có khái niệm tự thực hiện cần phải được hiểu như thế nào? mối quan hệ giữa CĐT và nhà thầu tự thực hiện như tế nào sẽ quyết định vấn đề TNCTTT. Nhà thầu tự thực hiện là công ty con, 100% vốn của công ty mẹ nhưng hạch toán độc lập khi được giao thực hiện gói thầu thì có được coi là tự thực hiện không? Nhà thầu là công ty hạch toán phụ thuộc, nhà thầu là Xí nghiệp thi công có con dấu, tài khoản riêng, là đơn vị hạch toán cấp 2 khi tự thực hiện thì cũng khác và nhà thầu là xí nghiệp, đội thi công không có con dấu, tài khoản riêng thì tự thực hiện lại càng khác. Do vậy khi bàn về TNCTTT có hay không khi tự thực hiện thì theo tôi phụ thuộc vào chính mô hình quản lý của doanh nghiệp, cách tổ chức quản lý chi phí của DN hơn là việc quản lý theo các quy định chung

Về dự án cần tổ chức quản lý chi phí theo các quy định (30% vốn NN trở lên) theo tôi không giới hạn ở các dự án vốn NSNN mà còn có vốn NN ở các DNNN. Chính các dự án sử dụng trên 30% vốn NN ở DNNN mới có hình thức tự thực hiện.

Em xin mạo muội có một số ý kiến để các anh chị xem xét: 1. Bên em là DNNN sử dụng vốn nhà nước để thực hiện các DAĐTXD. Em đồng ý với anh naat là việc tính CPC hoặc TNCTTT trong công trình chỉ định thầu, tự thực hiện là tùy vào mô hình, cơ chế quản lý chi phí của doanh nghiệp. Ko phải ý kiến chủ quan mà vì việc này theo em biết thì không có văn bản chính thức nào quy định nên DNNN tự chủ động trong việc sử dụng chi phí. 2. Em chỉ thắc mắc về TNCTTT của phần vật tư A cấp trong dự toán gói thầu xây lắp: đồng ý là khi lập DT phải tính đủ TNCTTT do chưa xác định vật tư là A cấp hay B cấp. Tuy nhiên, khi lập giá gói thầu, đã xác định VT A cấp/B cấp thì không thể tính TNCTTT của phần VT A cấp này và đưa vào DT gói thầu xây lắp để đem đi đấu thầu. Theo TT04, “TNCTTT là lợi nhuận của doanh nghiệp xây lắp” nên về nguyên tắc chỉ được tính bằng định mức tỷ lệ theo phần “sản phẩm” do doanh nghiệp xây lắp cung cấp. Về nhận định, lý luận là vậy nhưng theo TT04 thì “TNCTTT tính bằng định mức tỷ lệ trên chi phí trực tiếp” mà “chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (bao gồm vật tư A cấp và B cấp), nhân công, máy thi công và trực tiếp phí khác”. Nghĩa là ko cấm việc tính TNCTTT của phần vật tư A cấp. Mà phương châm của em là thà sai lý thuyết chứ phải đúng luật. Nhưng khi làm thì vẫn khó chịu nên đưa ra ý kiến để các anh chị cho ý kiến giúp.

Thanks all./.

Mình lại có ý kiến khác với Levinhxd. Theo mình, thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận tính trước cho nhà thầu, đó là khoản lợi nhuận nhà thầu thu được cho phần bỏ ra đầu tư để hoàn thành công trình. Vật tư A cấp, nhà thầu ko bỏ công sx, cũng không mua, nên không được tính vào thu nhập chịu thuế. Nếu có, chỉ được tính phần công lắp đặt.
Mong chỉ giáo thêm!

Mình cũng nghĩ như anh này, theo mình TNCTTT là lợi nhuận dự kiến đối với những hạng mà nhà thầu thực hiện.

Bạn nên tham khảo các khoản chi phí trong dự toán công trình tại Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí trong đầu tư và xây dựng công trình. Trong thông tư đó nói rõ các bản chất, cách tính toán các khoản phí.

Mình lại có ý kiến khác với Levinhxd. Theo mình, thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận tính trước cho nhà thầu, đó là khoản lợi nhuận nhà thầu thu được cho phần bỏ ra đầu tư để hoàn thành công trình. Vật tư A cấp, nhà thầu ko bỏ công sx, cũng không mua, nên không được tính vào thu nhập chịu thuế. Nếu có, chỉ được tính phần công lắp đặt.
Mong chỉ giáo thêm!

Đồng ý với bác

https://tintucxaydung.com/ Bách khoa toàn thư xây dựng !