Thủ môn bùi tiến dũng ở đâu

Mục lục

  • 1 Thời thơ ấu
  • 2 Sự nghiệp bóng đá
    • 2.1 Câu lạc bộ
      • 2.1.1 FLC Thanh Hóa
      • 2.1.2 Hà Nội
      • 2.1.3 Thành phố Hồ Chí Minh
    • 2.2 Các tuyển trẻ quốc gia
    • 2.3 Ra sân đội tuyển quốc gia
  • 3 Đời tư
  • 4 Danh hiệu
    • 4.1 Cấp câu lạc bộ
    • 4.2 Cấp đội tuyển
    • 4.3 Cá nhân
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
  • 7 Đọc thêm
  • 8 Liên kết ngoài

Thời thơ ấuSửa đổi

Bùi Tiến Dũng sinh ngày 28 tháng 2 năm 1997, trong một gia đình người dân tộc Mường tại xã Phúc Thịnh, huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.[4] Cha của anh là ông Bùi Văn Khánh, mẹ là bà Phạm Thị Điều.[5] Tiến Dũng có một người chị ruột là Bùi Diệu Hương và em trai Bùi Tiến Dụng.[2] Gia đình anh làm nghề nông, thuở nhỏ hai anh em Tiến Dũng sớm phải làm lụng cho gia đình.[6][7]

Nhờ việc đã từng tham gia đá bóng cho các giải phong trào của huyện Ngọc Lặc nên cha của Dũng đã dạy cho các con chơi bóng đá nên ngay từ nhỏ, hai anh em đã đam mê bóng đá nhưng không có điều kiện được đào tạo chuyên nghiệp do hoàn cảnh khó khăn.[5][8] Đến năm lớp 2, Bùi Tiến Dũng thể hiện rõ niềm đam mê; ngoài giờ học và đi chăn trâu, anh đều ở lại tập đá bóng trong sân làng. Hai anh em lấy lá chuối, giấy vụn cuộn tròn lại, hay những quả bưởi hỏng để chơi bóng.[5][9] Niềm đam mê bóng đá của hai anh em Tiến Dũng bắt nguồn từ đây.[10]

Năm Bùi Tiến Dũng 12 tuổi, công ty trách nhiệm hữu hạn đào tạo bóng đá trẻ Thanh Tuấn ở huyện Thường Xuân có tuyển sinh học viên, hai anh em Dũng xin mẹ theo học. Tuy gia cảnh khó khăn nhưng hai anh em vẫn được chú ruột bàn bạc với gia đình cho xuống trung tâm Thanh Tuấn để theo học văn hóa và tập luyện bóng đá.[9][11] Ban đầu, Dũng chơi trung vệ, nhưng do trung tâm thiếu quân số cho vị trí thủ môn nên Dũng bị đẩy xuống làm thủ môn và được dìu dắt bởi một cựu thủ môn của Đội bóng đá Công an Thanh Hóa.[12][13][14] (Chính vì được đào tạo cho vị trí gác đền khá muộn nên dù là một thủ môn thủ tài năng và chơi chân khá khéo, thi thoảng Bùi Tiến Dũng vẫn có những pha xử lý lỗi và để xảy ra những sai lầm không đáng có). Nhưng được một thời gian thì trung tâm này ngừng hoạt động, hai anh em trở về gia đình. Đúng lúc đó, Tiến Dũng đọc được tin Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá Việt Nam (PVF) ở Thành phố Hồ Chí Minh có tuyển sinh ở Thanh Hóa. Do Dũng đã quá tuổi đăng ký cũng như hoàn cảnh khó khăn, chỉ có người em trai Tiến Dụng xuất sắc trúng tuyển.[9][15] Còn Tiến Dũng đành phải quay về bản Mường để đi làm phụ hồ, nhổ sắn thuê ở làng, phụ giúp kinh tế gia đình.[8]

Sự nghiệp bóng đáSửa đổi

Câu lạc bộSửa đổi

FLC Thanh HóaSửa đổi

Tưởng chừng phải bỏ sự nghiệp cầu thủ thì Tiến Dũng bất ngờ được huấn luyện viên Nguyễn Thành Dũng gọi lên đội tuyển trẻ của câu lạc bộ Thanh Hóa vào năm 2013.[2][9][16] Tập luyện được một thời gian dài thì năm 2015, Tiến Dũng nhanh chóng chiếm suất bắt chính của U-19 Thanh Hóa tại giải vô địch U-19 quốc gia.[16] Câu lạc bộ FLC Thanh Hóa tiến hành mua lại hợp đồng đào tạo trẻ của Trung tâm Thường Xuân để sở hữu hoàn toàn Bùi Tiến Dũng, được đôn lên đội một và đăng ký thi đấu tại V.League.[17]

Tại V.League, dù Tiến Dũng được lãnh đạo câu lạc bộ đặc cách tăng lương gấp đôi, tương đương mức trung bình các cầu thủ thường xuyên ra sân ở V.League[18] nhưng anh chỉ là thủ môn dự bị cho Nguyễn Thanh Thắng.[19] Tuy nhiên sau khi thủ môn này mắc những sai lầm khó giải thích trong trận thua 3-4 của FLC Thanh Hóa trước Than Quảng Ninh ngày 22 tháng 10[20], Tiến Dũng đã ra sân ở một trận đấu chuyên nghiệp lần đầu trong chiến thắng 2-0 trước Long An ở trận kế tiếp.[21] Mùa bóng 2017, Tiến Dũng chỉ được ra sân 6 trận.[19] Sau đó, anh được đem cho U-21 Becamex Bình Dương mượn để đội bóng này tham dự vòng chung kết U-21 toàn quốc.[22][23]

Sau khi giải vô địch U-23 châu Á kết thúc, Tiến Dũng đã được Thanh Hóa trao suất bắt chính ở AFC Cup, và có trận ra mắt giải này với chiến thắng 1-0 trước Cebu của Philippines.[24][25] Ạnh cũng có trận ra mắt tại V.League 2018 trong chiến thắng 1-0 của Thanh Hóa trước Thành phố Hồ Chí Minh.[26]

Hà NộiSửa đổi

Chuyển tới CLB Hà Nội sau Asian Cup 2019[27], Bùi Tiến Dũng gần như không thể cạnh tranh được suất bắt chính với thủ thành Nguyễn Văn Công, người chơi cực kỳ ổn định trong khung gỗ đội bóng thủ đô. Thậm chí, anh có lúc còn để mất vị trí thủ môn số 2 vào tay Phí Minh Long. Trong những lần hiếm hoi được ra sân, màn trình diễn của Tiến Dũng cũng không thực sự thuyết phục, anh để lọt lưới đến 9 bàn chỉ qua 3 trận bắt chính ở V.League 2019, cùng với đó là sai lầm khiến Hà Nội bị loại ở chung kết liên khu vực AFC Cup 2019.[28] Cuối cùng, Tiến Dũng chia tay đội bóng thủ đô chỉ sau một mùa giải.[29]

Thành phố Hồ Chí MinhSửa đổi

Tại vòng 13 V.League 2020, anh đã mắc rất nhiều sai lầm dẫn đến trận thua tệ hại và ngớ ngẩn 5-2 ngay trên sân Pleiku của Hoàng Anh Gia Lai. Cơ hội ra sân của Dũng cũng ít đi dù nhận mức lương cao 50 triệu đồng/tháng.

Vòng 11 V.League 2021, sau khi Thanh Thắng gặp chấn thương và Văn Cường không có phong độ tốt, Bùi Tiến Dũng có lần đầu bắt chính cho CLB tại mùa giải này trong trận hòa 1-1 trước Thanh Hóa. Dù cho vẫn có một vài tình huống xử lí lóng ngóng nhưng nhìn chung anh đã có một trận đấu tròn vai và tiếp tục được HLV Alexandré Pölking tin tưởng trong trận thắng 3-0 trước Hải Phòng - trận đấu mà Bùi Tiến Dũng đã thi đấu cực hay và có pha phát bóng kiến tạo để Lee Nguyễn ấn định tỉ số trận đấu[30].

Các tuyển trẻ quốc giaSửa đổi

Tháng 5 năm 2016, Bùi Tiến Dũng được huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn gọi lên đội U-21 Việt Nam tham dự giải giao hữu Nations Cup 2016 tại Malaysia,[31][32][33] nhưng chỉ được xem là thủ thành thứ tư của đội tuyển.[9][34] Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, anh đã được huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn trao suất bắt chính, trở thành thủ môn số 1 của đội tuyển U-19 Việt Nam tại Vòng chung kết U-19 châu Á năm 2016.[2][9] Anh cùng với đội tuyển lọt vào đến bán kết của giải năm đó[35] và giành hạng ba chung cuộc,[36] giành vé đến World Cup U-20 năm 2017 - giải đấu cao nhất mà bóng đá Việt Nam từng tham dự.[37]

Anh có trận ra mắt giải U-20 thế giới 2017 vào ngày 22 tháng 5 khi Việt Nam bị New Zealand cầm hòa 0-0.[38] Trận đấu tiếp theo, Tiến Dũng dù cản phá thành công quả penalty nhưng U-20 Việt Nam vẫn thua đậm Pháp 0-4.[39][40] Anh cũng được bắt chính trận còn lại của giải U-20 thế giới, khi U-20 Việt Nam thua Honduras 0-2.[41] Tháng 7 năm 2017, Tiến Dũng cùng đội U-23 Việt Nam tham dự vòng loại U-23 châu Á. Anh bắt chính hai trận, trận thắng 4-0 của U-23 Việt Nam trước Timor Leste[42] và trận thua 1-2 trước U-23 Hàn Quốc, trận đấu anh đã mắc sai lầm dẫn đến bàn thua của đội nhà.[43] Điều này khiến anh không được tham dự SEA Games 22 cùng U22 Việt Nam.[44]

Tháng 12 năm 2017, U-23 Việt Nam tham gia giải giao hữu M-150 Cup tại Thái Lan, khi đó Tiến Dũng bắt trọn vẹn 2 trong 3 trận đấu, đó là chiến thắng 4-0 trước U-23 Myanmar ở trận ra quân[45] và chiến thắng 2-1 trước chủ nhà U-23 Thái Lan ở trận tranh hạng ba.[46]

Trong trận ra quân tại giải U-23 châu Á, Tiến Dũng cản phá thành công một quả penalty của U-23 Hàn Quốc nhưng đội nhà vẫn chịu thất bại 1-2.[47][48] Anh sau đó đã giữ sạch lưới trong hai trận thắng 1-0 trước U-23 Australia[48] và hòa 0-0 trước U-23 Syria đưa U-23 Việt Nam vào tứ kết.[49] Tại đây, U-23 Việt Nam thủ hòa Iraq 3-3 và đưa trận đấu đến loạt luân lưu 11m, anh đã cản phá thành công cú sút của đội trưởng U-23 Iraq góp phần giúp U-23 Việt Nam thắng 5-3, tiến vào bán kết.[50][51] Ở trận bán kết gặp U-23 Qatar, U-23 Việt Nam xuất sắc thủ hòa 2-2 sau hiệp phụ và lại đưa trận đấu về loạt luân lưu 11m. Tiến Dũng lại xuất sắc cản phá hai cú sút của U-23 Qatar, giúp đội nhà thắng sau loạt sút 11m 4-3 và tiến vào chung kết.[52][53] Tuy nhiên, ở trận đấu quyết định này, U-23 Việt Nam đã thua U-23 Uzbekistan 1-2 sau hiệp phụ và giành ngôi Á quân.[54][55]

Tại SEA Games 30, sau sai lầm không đáng có ở tình huống băng vào đánh đầu mở tỷ số của đối phương trong trận thắng 2-1 trước U-22 Indonesia ở vòng bảng, Bùi Tiến Dũng đã mất suất bắt chính vào tay Nguyễn Văn Toản trong phần còn lại của chiến dịch giành tấm huy chương vàng lịch sử của bóng đá Việt Nam.

Ra sân đội tuyển quốc giaSửa đổi

Năm Trận Bàn Giữ sạch lưới
Đội tuyển U-23 quốc gia Việt Nam
2017 1 0 1
2018 15 0 8
2019 4 0 4
2020 2 0 2
Tổng 21 0 15

{| class="wikitable"

!Năm !Trận !Bàn !Giữ sạch lưới |- ! colspan="4" |Đội tuyển quốc gia Việt Nam |- |2017 |0 |0 |0 |- |2018 |1 |0 |0 |- |2019 |0 |0 |0 |- !Tổng !1 !0 !0 |}

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
  • 2 Sự nghiệp câu lạc bộ
  • 3 Sự nghiệp quốc tế
  • 4 Thống kê sự nghiệp
    • 4.1 Đội tuyển quốc gia
    • 4.2 Bàn thắng quốc tế
  • 5 Danh hiệu
    • 5.1 Câu lạc bộ
    • 5.2 Quốc tế
    • 5.3 Cá nhân
  • 6 Đời tư
  • 7 Chú thích
  • 8 Liên kết ngoài

Tiểu sửSửa đổi

Bùi Tiến Dũng là con trai út trong 4 anh em trai của gia đình cư trú tại Tổ dân phố 2, thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.[3] Cha mẹ là ông Bùi Như Quang từng đi làm công nhân nhiều năm ở Lào, sau đó trở về quê xây dựng gia đình với bà Dương Thị Hường năm 1980, rồi từ đó ông bà gắn bó với nghề làm ruộng cho tới tận ngày nay.

Từ nhỏ Bùi Tiến Dũng đã ham mê bóng đá. Sau giờ tan học, Dũng đều xin anh trai đi xem các anh đá bóng, rồi dần dần đá với những đứa trẻ trong thôn.

Bùi Tiến Dũng học tại trường tiểu học thị trấn Đức Thọ và THCS Trường Thi, thành phố Vinh. Trong một lần có đơn vị quân đội về xã tổ chức thi tuyển các cầu thủ nhí năm 2008, Tiến Dũng được người bác khuyên đi thi và trúng tuyển vào trung tâm đào tạo Quân khu 4 (TP Vinh - Nghệ An).

Sau 6 tháng đào tạo những vì lý do kinh phí để phát triển bóng đá của Quân khu 4 eo hẹp thì đội bóng giải thể. Đến năm 2009, Bùi Tiến Dũng trúng tuyển vào đào tạo tại Trung tâm bóng đá Viettel (Hà Nội).[4]

Sự nghiệp câu lạc bộSửa đổi

Ngày 7 tháng 3 năm 2015, Trung tâm thể thao Viettel thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã gửi thông cáo báo chí đến các cơ quan truyền thông xác nhận việc Viettel đồng ý cho Công ty CP Thể thao HAGL (đơn vị quản lý câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai) mượn trung vệ Bùi Tiến Dũng để thi đấu tại V-League từ ngày 1 tháng 4 năm 2015 đến hết mùa giải 2015.[5]

Do giai đoạn này câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai rơi vào cuộc khủng hoảng cho hàng phòng ngự. Các ngoại binh Cosmin Goia, Morec không đáp ứng được chuyên môn, trong khi Franklin Anzite chưa hoàn thành giấy chuyển nhượng quốc tế. Hậu vệ của học viện Hoàng Anh Gia Lai JMG là Trần Hữu Đông Triều thì gặp phải chấn thương. Trong tình cảnh đó, HAGL quyết định mượn Bùi Tiến Dũng của Viettel trong giai đoạn lượt về. Bùi Tiến Dũng đã có tổng cộng 14 trận ra sân trong màu áo đội bóng "phố núi". Hợp đồng cho mượn giữa Tiến Dũng và HAGL đã hết hạn khi V-League 2015 kết thúc.[6]

Sự nghiệp quốc tếSửa đổi

Bùi Tiến Dũng đã góp mặt trong trận giao hữu giữa Đội tuyển Việt Nam và câu lạc bộ Machester City năm 2015. Ngoài ra còn được triệu tập lên thi đấu vòng loại Asian Cup 2019 gặp đội tuyển Afghanistan và đã dính chấn thương nặng phải nghỉ dài hạn.

Bùi Tiến Dũng được huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng lựa chọn làm thủ quân của U-22 Việt Nam tham dự vòng loại U-23 châu Á 2018 và Sea Games 29.

Tiến Dũng cũng là một trong 5 cầu thủ thi đấu trọn vẹn 630 phút cùng U-23 Việt Nam tại vòng chung kết U-23 châu Á 2018.

Thống kê sự nghiệpSửa đổi

Đội tuyển quốc giaSửa đổi

Tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2022.[7]
Đội tuyển quốc gia Năm Trận Bàn
Việt Nam 2015 1 0
2016 3 0
2017 6 0
2018 3 0
2019 12 0
2021 13 1
2022 2 0
Tổng cộng 40 1

Bàn thắng quốc tếSửa đổi

Bàn thắng của đội tuyển quốc gia Việt Nam được liệt kê trước.
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 19 tháng 12 năm 2021 Sân vận động Bishan, Bishan, Singapore Campuchia 3–0 4–0 AFF Suzuki Cup 2020

Bùi Tiến Dũng là ai?

Bùi Tiến Dũng sinh ra và lớn lên tại Thanh Hoá, anh chàng sinh năm 1997. Tiến Dũng được biết đến là một cầu thủ bóng đá thi đấu dưới màu áo câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh. Anh đảm nhiệm vị trí thủ môn.

Thủ môn bùi tiến dũng ở đâu

Nhờ vào tài năng thiên bẩm, kỹ năng bắt phạt đền điêu luyện của mình, anh đã trở thành một quân bài không thể thiếu của huấn luyện viên Park Hang Seo trong chiến dịch U23 Châu Á hay Asiad 2019 của tuyển Việt Nam. Ngoài tài năng, anh cũng là một soái ca đốn tim các cô gái Việt Nam.