Thờ về Mẫu Đầm Đa

Xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Đền, chùa, khu du lịch tâm linh được yêu thích tại Lạc Thủy, Hòa Bình

Giới thiệu Đầm Đa

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Nằm cách Hà Nội chừng 100 km, danh thắng Đầm Đa là một địa chỉ du lịch còn ít người biết tới. Nơi đây vẫn giữ được những nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những đồi núi xanh mướt, những động thạch nhũ kỳ ảo.

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Đường đi đến Khu du lịch Đầm Đa, Lạc Thủy, Hòa Bình.

Đầm Đa là tên gọi chung của một quần thể các đền chùa, hang động ở xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Đầm Đa mở hội vào mồng 4 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mặc dù vẫn còn là một cái tên lạ trong ngành du lịch nhưng Đầm Đa lại là một điểm đến thường xuyên mỗi độ xuân về đối với những phật tử ở địa phương và ở các vùng lân cận.

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Đền thờ Mẫu Âu Cơ ở Đầm Đa.

Tới Đầm Đa, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu – một tín ngưỡng bản địa nguyên thủy, đồng thời khám phá những hang động còn lưu giữ những dấu vết của người Việt cổ như động Tiên, hang Hồ.

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Điện thờ trong Động Mẫu Âu Cơ.

Về Đầm Đa du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ban tặng trong các hang động như hình mâm xôi, hình ông tiên, hình con rùa, con voi….

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Hang động đầy màu sắc ở Đầm Đa.

Hàng trình khám phá Đầm Đa cũng rất thuận tiện, du khách bắt đầu dâng hương thăm quan Đền Trình rồi đền Mẫu, dòng suối Khốm, Động Mẫu Long (còn gọi là Động Mẫu Âu Cơ).

Thờ về Mẫu Đầm Đa

 Động Mẫu Âu Cơ.

Từ động Mẫu Âu Cơ du khách có thể thăm quan quần thể theo các hướng bên phải là lối sang các động như: động Ông Hoàng Bảy, động Cô Chín, động Suối Vàng Suối Bạc tiếp đó đến động Ông Hoàng Mười, động Cung Tiên, động Ông Hoàng Bơ và Động Chùa Tiên. Bên trái Đền Mẫu du khách có thể thăm quan các động Bình An, động Thủy Tiên…

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Đền Ông Hoàng Bảy.

Đặc biệt du khách nên thăm quan động Tam Tòa Đức Thánh Mẫu (cửa phật, cửa mẫu nơi có ba tòa động đẹp lung linh huyền ảo) nằm đối diện với đền Trình. Tại đây, du khách sẽ thấy được vẻ đẹp toàn diện của danh thắng Đầm Đa, cùng toàn cảnh làng mạc Phú Lão dưới nắng chiều hoàng hôn mờ ảo.

Sau khi kết thúc cả một hành trình dài khám phá thú vị, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản “có một không hai” ở vùng đất này như cơm nếp xôi, cơm lam, ngô luộc, gà đồi.

Thông tin cần biết để du lịch Đầm Đa dịp lễ hội.

- Lễ hội chùa Tiên - Đầm Đa thường kéo dài từ đầu tháng giêng cho tới khoảng giữa tháng ba âm lịch.

- Xung quanh khu danh thắng có nhiều nhà nghỉ bình dân.

- Giá vé tham quan các đền chùa, hang động của Đầm Đa là 10.000 đồng/người/lượt.

- Du khách có thể vừa đi bộ vừa ngắm cảnh trên con đường dẫn đến các đền chùa và hang động khác nhau, hoặc có thể tiết kiệm thời gian bằng cách đi xe ôm và xe điện.

- Có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của Hoà Bình như cơm lam, gà đồi, lợn cắp nách… Du khách nên hỏi kỹ giá trước khi ăn vì dịp lễ hội đầu năm, du khách đến Đầm Đa rất đông, các hàng quán quanh khu vực này thường tăng giá, theo kinh nghiệm của chúng tôi, du khách nên đặt ăn theo xuất (khoảng 100K/1 người là vừa).

- Đầm Đa nằm khá gần khu danh thắng chùa Hương nên thuận tiện để thực hiện một chuyến đi nối liền giữa hai địa danh này.

- Du khách giữ gìn vệ sinh chung của khu du lịch, không xả rác và đồ phế thải bừa bãi, tại các điểm tham quan đều có các thùng rác công cộng, du khách bỏ rác vào đúng nơi quy định.

Một số hình ảnh về Đầm Đa

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Lối lên động.

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Toàn bộ khung cảnh là núi non và một màu xanh của cây rừng.

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Trong những hang động nơi đây có vô số thạch nhũ kỳ ảo.

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Những con đường đá rợp bóng cây xanh sẽ dẫn du khách tới những đền và động trong núi.

Thờ về Mẫu Đầm Đa

Bàn tay con người khéo léo kết hợp với thiên nhiên tạo nên những đường nét gần gũi.