Thiếu protein sẽ ảnh hưởng như thế nào năm 2024

Rụng tóc, mệt mỏi, suy nhược là những dấu hiệu có thể cho biết có thể đang thiếu hụt protein và cần bổ sung sớm thông qua chế độ ăn uống.

Protein là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu của cơ thể bên cạnh chất béo và carbohydrate. Protein cần thiết cho trong quá trình tăng trưởng, duy trì, sửa chữa các mô, tạo ra các phản ứng sinh hóa quan trọng, xây dựng, tạo nên cấu trúc của tế bào, đặc biệt khối cơ, vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể...

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), liều lượng protein tối thiểu cần cung cấp cho cơ thể được tính dựa trên trọng lượng cơ thể là một gam cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày. Ví dụ, một người nặng 50 kg cần cung cấp cho cơ thể 50 g protein mỗi ngày. Ngoài ra, lượng protein nạp vào cơ thể nên được chia nhỏ ra thành nhiều bữa thay vì ăn nhiều vào một thời điểm cụ thể. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình tổng hợp protein của các cơ bắp.

Thiếu hụt protein là khi lượng protein nạp vào không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo Healthline, tình trạng thiếu hụt protein thường xảy ra nghiêm trọng ở khu vực Trung Phi và Nam Á. Số liệu thống kê cho thấy có tới 30% trẻ em không nhận được đủ lượng protein cần thiết từ chế độ ăn uống.

Ngoài ra, những người ăn chay, hoặc người già cũng có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt protein. Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt này bao gồm:

Gặp các vấn đề về da, tóc, móng

Sự thiếu hụt về protein thường dẫn đến các vấn đề da, tóc, móng. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí da liễu Ấn Độ cho thấy những người chỉ nạp đủ một nửa lượng protein cần thiết cho cơ thể (thiếu hụt protein nghiêm trọng) sẽ đối mặt với các vấn đề như: rụng tóc, bạc tóc, móng giòn, mụn trứng cá, nám...

Chậm lành vết thương

Protein cần thiết cho quá trình làm lành các vết thương. Khi cơ thể thiếu hụt chất đạm, quá trình lành vết thương bị ảnh hưởng do quá trình hình thành collagen suy giảm, từ đó có thể khiến các vết thương trở nên trầm trọng hơn.

Thiếu protein sẽ ảnh hưởng như thế nào năm 2024

Cá, thịt ức gà, các loại đậu là nguồn cung cấp protein dồi dào cho chế độ ăn. Ảnh: bicycling

Hệ thống miễn dịch yếu

Thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Nguyên nhân là do các axit amin của protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kháng thể điều hành các phản ứng miễn dịch.

Mệt mỏi và suy nhược

Protein là một trong những chất dinh dưỡng đa lượng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi lượng protein nạp vào sụt giảm, lượng calorie cung cấp cho cơ thể cũng thấp, dẫn đến tình trạng suy nhược và mệt mỏi.

Triệu chứng này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người lớn tuổi. Một nguyên cứu đăng trên tạp chí Nutrients cho biết, thiếu hụt protein có thể dẫn đến các tình trạng chậm chạp, yếu đuối, năng lượng thấp và giảm cân không chủ đích ở người trên 60 tuổi.

Mất cơ bắp

Nếu không bổ sung đủ protein, cơ thể không thể tái xây dựng một cách đúng đắn và dẫn đến tình trạng mất cơ bắp. Đặc biệt đối với những người lớn tuổi. Khi không nạp đủ protein để sửa chữa các mô và tạo ra các enzym thiết yếu, cơ thể sẽ buộc phải lấy lượng protein thiếu hụt từ cơ bắp để bù đắp, dẫn đến khối lượng cơ của cơ thể sụt giảm.

Thay đổi tâm trạng

Trytophan là một axit amin, tiền thân của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Khi thiếu protein, việc cung cấp axit amin này bị cản trở, hạn chế khả năng tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não, khiến cảm xúc thay đổi thất thường.

Cảm giác đói

Protein cung cấp năng lượng cho các hoạt động cùng với carbs và chất béo. Nếu có cảm giác đói và muốn ăn nhiều hơn mặc dù đã ăn đầy đủ, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt protein. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, ăn thực phẩm có protein giúp bạn cảm thấy no hơn trong suốt cả ngày.

SKĐS - Chế độ ăn uống cân bằng là một trong những điều kiện tiên quyết để có một cuộc sống lành mạnh. Nó không chỉ quan trọng trong việc duy trì cân nặng, giảm mỡ và hình thành cơ mà nó còn giúp duy trì các chức năng cơ thể khác nhau như tiết các hormon và enzym.

Protein thực sự là một trong những thành phần chính của chế độ ăn uống. Theo khuyến nghị, chế độ ăn một người cần 0,8 gram protein/kg cân nặng. Tuy nhiên, vận động viên cần lượng đạm cao hơn.

Chế độ ăn uống cân bằng cần đáp ứng đủ nhu cầu protein của cơ thể. Nếu thiếu protein, cơ thể có thể bị những tình trạng sau đây:

1. Yếu cơ

Protein là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất cho sựphát triển vàphục hồi cơ. Nó rất quan trọng với những người tập tạ. Thiếu protein sẽ dẫn tới giảm cân và thậm chí mất cơ. Có các dạng protein không giống nhau. Có dạng protein giải phóng nhanh và cũng có loại protein giải phóng chậm.

Trong khi protein giải phóng nhanh nên được sử dụng ngay sau mỗi buổi tập, protein giải phóng chậm nên được sử dụng trước khi ngủ để đảm bảo sự giải phóng chậm nhưng ổn định protein mặc dù quá trình phục hồi diễn ra trong thời gian ngủ.

2. Miễn dịch thấp

Các kháng thể rất quan trọng để duy trì sức khoẻ của mỗi cá nhân. Những kháng thể này giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và tránh các nhiễm trùng. Protein rất cần thiết cho việc sản xuất và tổng hợp các kháng thể. Do đó, việc giảm các kháng thể sẽ góp phần làm suy giảm miễn dịch.

3. Kinh nguyệt bất thường

Để duy trì sự tuần hoàn chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần duy trì một lượng chất béo và protein lành mạnh trong cơ thể. Hơn nữa, cũng phải đảm bảo rằng tổng số calo không thấp hơn một mức độ nhất định. Do đó, chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và mất cảm giác thèm ăn là những vấn đề nghiêm trọng cần được xem xét.

Thiếu protein sẽ ảnh hưởng như thế nào năm 2024

4. Lưu giữ chất lỏng

Một chế độ ăn uống chứa nhiều chất đạm hơn carbohydrate ít có khả năng giữ nước. Mặt khác, một chế độ ăn uống có nhiều carbohydrat và muối có thể giữ nước nhiều Là một thành phần cấu tạo của tế bào và các cơ quan, protein thực sự giúp duy trì đủ lượng dịch cơ thể cần. Nếu bạn không có đủ protein từ chế độ ăn, những cấu trúc này có thể bị phá vỡ, cho phép các chất lỏng rò rỉ, gây ra phù nề hoặc tích tụ chất lỏng.

5. Khó ngủ

Theo các nghiên cứu khác nhau được thực hiện để đánh giá tác động của protein lên chất lượng giấc ngủ, người ta đã phát hiện ra rằng chế độ ăn uống chứa nhiều protein hơn so với carbohydrat tạo ra mô hìnhgiấc ngủ dài hơn và sâu hơn. Giấc ngủ rất quan trọng vì đây là khoảng thời gian giúp cơ thể hồi phục.

6. Sương mù não

Sương mù não có thể được mô tả là cảm giác lú lẫn hoặc thiếu minh mẫn. Bạn có thể trở nên đãng trí, thường xuyên chán nản. Một trong những cách chính để đối phó với sương mù não là tăng lượng chất đạm. Protein chứa các axit amin rất cần thiết cho việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp điều chỉnh chức năng não. Bạn có thể cân nhắc các loại thực phẩm dễ chế biến như lòng trắng trứng.

7. Thay đổi tâm trạng

Thay đổi về tâm trạng là giai đoạn biến đổi về cảm giác, thay đổi từ cảm giác hạnh phúc sang trạng thái trầm cảm. Tâm trạng thay đổi có nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân chính là sự biến đổi đột ngột của lượng đường trong máu, còn được gọi là hạ đường huyết và tăng đường huyết. Tình trạng này có thể được giải quyết nếu cơ thể được cung cấp thường xuyên protein. Hơn nữa, các protein cũng hỗ trợ việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin.

Thiếu protein sẽ gây ra hậu quả gì?

Thiếu protein gây phù nề hoặc cơ thể giữ nước, dẫn đến sưng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể như dạ dày, bàn tay và bàn chân. Nó cũng dẫn đến các khớp xương cứng, huyết áp cao. Gầy ốm cũng là hậu quả của thiếu protein. Các triệu chứng bao gồm giảm cân, thiếu năng lượng và mệt mỏi.

Ăn quá nhiều protein cơ thể mắc bệnh gì?

Việc tiêu thụ quá mức protein có thể dẫn đến tăng một số nguy cơ biến chứng về sức khỏe..

1.1 Tăng cân. Chế độ ăn giàu protein có thể giúp giảm cân nhưng loại giảm cân này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hạn. ... .

1.2 Hôi miệng. ... .

1.3 Táo bón. ... .

1.4 Tiêu chảy. ... .

1.5 Mất nước. ... .

1.6 Tăng nguy cơ ung thư ... .

1.7 Bệnh tim. ... .

1.8 Bệnh gout..

Ăn gì để bổ sung protein?

20 thực phẩm giàu protein, ngon miệng dễ ăn.

Trứng. Trứng là một trong những thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nhất hiện nay. ... .

Hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm chất xơ, vitamin E, mangan và magie. ... .

Ức gà Ức gà thực phẩm rất giàu protein. ... .

Yến mạch. ... .

Phô mai Cottage. ... .

Sữa chua Hy Lạp. ... .

Sữa. ... .

Bông cải xanh..