Thị xã thành phố phường được gọi chung là gì

(HNMCT) - Các từ "phường", "xã" và "phố" được người Hà Nội sử dụng hằng ngày, nhưng rất ít người biết những danh từ chung này xuất hiện từ khi nào.

Thị xã thành phố phường được gọi chung là gì

Phố Hàng Đào hồi đầu thế kỷ XIX.

Phường có trước xã

Phường có ý nghĩa là một đơn vị hành chính nhưng còn có nghĩa là một đoàn thể, một nhóm người có tổ chức cùng làm một nghề nghiệp.

Tên phường xuất hiện rất sớm trong lịch sử Việt Nam, có thể từ thời Bắc thuộc. Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã theo nhà Lý chia Thăng Long thành 61 phường. Thời Lê, Thăng Long có phủ Phụng Thiên, dưới có 2 huyện là Thọ Xương và Quảng Đức. Mỗi huyện có 18 phường, tổng cộng hai huyện là 36 phường.

Còn xã có từ khi nào? Từ thời Lý, Trần đến Hồ, cấp hành chính chỉ có kinh thành rồi đến phường. Nhưng đến Lê sơ thì hình thành 3 cấp là phủ, huyện, phường. Cuối thế kỷ XVIII lại thêm cấp tổng, cấp này là trung gian giữa huyện và phường. Trong giai đoạn đầu của triều Nguyễn, vua Gia Long cơ bản vẫn giữ các cấp hành chính như thời Lê. Khi vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính năm 1831, các phường cổ được tách ra thành thôn, trại và xã. Ba đơn vị này có vị thế hành chính tương đương với cấp phường. Như vậy, xã là cấp hành chính có từ thời vua Minh Mạng.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm Hà Nội và Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa, họ bỏ cấp phường, chia Hà Nội thành 8 hộ và phố là cấp hành chính cuối cùng, đứng đầu là trưởng phố.

Phố có từ bao giờ?

Với người Hà Nội, từ "phố" được mọi người dùng thường xuyên. Khác với các tỉnh, thành phía Nam, các tỉnh, thành miền Bắc, trong đó có Hà Nội, người ta thường không gọi "đường" mà gọi là "phố".

Từ "phố" có nhiều nghĩa, là một bến, bờ, một con đường dọc sông nhưng cũng có nghĩa là phố xá, cửa hiệu. Không rõ trong dân gian, từ "phố" được dùng từ bao giờ nhưng trong sử sách, từ này được dùng muộn hơn so với từ "phường". Theo PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, sách sử thời Lý, Trần và Lê không thấy dùng từ "phố". Trong “An Nam chí nguyên”, khi nói về An Nam thời thuộc Minh, Cao Hùng Trưng có dùng từ “phố xá”, nhưng với ý nghĩa là các trạm dịch.

Căn cứ vào tên gọi các nghề thủ công như phó nề, phó mộc, phó cối..., nhà nghiên cứu lịch sử Trần Kinh Hòa cho rằng, từ "phố" có gốc là từ “phó”. Nhận định này không nhận được sự đồng tình của giới nghiên cứu vì từ "phố" gắn với các hoạt động thương mại, buôn bán nhiều hơn. Trong cuốn “Lịch sử Hà Nội”, nhà sử học người Pháp Philippe Papin cho rằng phố là chữ Nôm, có nghĩa là “nơi buôn bán”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Văn Uẩn đã lý giải từ "phố", ý rằng các gia đình sản xuất thủ công ở bên trong còn mặt tiền bày bán hàng, và ở một đoạn đường có nhiều nhà cùng bán hàng thì gọi là phố. Nhưng tên phố xuất hiện khi nào? Theo PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, từ “phố” mang ý nghĩa kinh tế chỉ chính thức xuất hiện từ thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn.

Về các phố của Hà Nội thế kỷ XIX, sách “Đại Nam nhất thống chí” chép: “Hà Nội là kinh đô xưa nguyên trước có 36 phường phố, nay ở quanh phía Đông Nam tỉnh thành gồm 21 phố, nhà ngói như bát úp, tụ họp các mặt hàng nhân vật cũng phồn thịnh”.

Trong cuốn “Chuyến đi thăm Bắc kỳ năm Ất Hợi (1876)”, Trương Vĩnh Ký kể ra 21 phố gồm: Hàng Buồm, Quảng Đông (Hàng Ngang ngày nay), Hàng Mã, Hàng Mắm, Báo Thiên (có thể là Hàng Trống và Báo Khánh ngày nay), Phố Nam (Hàng Bè ngày nay), Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Giày Hia (Hàng Hành ngày nay), phố Mây Choại (Mã Mây ngày nay), Đồng Lạc (phía nam Hàng Đào), Thái Cực (phía nam Hàng Đào), Đông Hà (Hàng Chiếu), Phước Kiến (Lãn Ông), Hàng Muối, Đông Xuân, Thanh Hà, Hàng Gai, Hà Bao (có thể là Hàng Đẫy), Hàng Trà (Đinh Tiên Hoàng ngày nay) và Quảng Minh đình phố (Cửa Nam ngày nay).

Cách đặt tên

Xa xưa, khi đặt tên một vùng đất, người Việt thường căn cứ vào đặc điểm tự nhiên ở vùng đó, ví dụ, xóm có cây cầu bắc qua thì gọi là xóm Cầu, làng có nhiều mít thì gọi là “làng Mít”, và tên chỉ gồm một âm tiết đứng sau từ Kẻ. Địa danh cũng được dùng để biểu thị vị trí khi đặt tên như Thượng, Trung, Hạ, Nội, Ngoại... hay biểu thị phương hướng như Tả, Hữu, Đông, Đoài.

Trong 1.000 năm Bắc thuộc, vì có quá nhiều tên giống nhau, khó quản lý nên phương Bắc đặt tên khác (còn gọi là tên chữ) có 2 hay 3 âm tiết. Đầu thời Nguyễn, tên địa danh hành chính ở Hà Nội có 2 âm Hán Việt chiếm khá nhiều. Các địa danh có tên thuần Việt chỉ có 19 và đa số bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Ngoài tên chính thức còn có tên Nôm, ví dụ phường Thạch Khối có tên Nôm là Hàng Than. Năm 1824, vua Minh Mạng chủ trương xem xét lại tên các đơn vị hành chính, trong đó có Hà Nội, cho xóa bỏ tên tục, khuyến khích tìm tên đẹp, có ý nghĩa.

Điều 110 Hiến pháp 2013 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Cụ thể hóa quy định tại Hiến pháp, Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

Dưới xã còn có ấp/làng/ thôn/ bản/buôn/sóc/,… dưới phường/ thị trấn sẽ có tổ dân phố/khu phố/khu vực/khóm/ấp. Tuy nhiên, việc phân chia thành thôn, ấp, khu phố chỉ phục vụ cho mục đích là quản lý dân cư và không được xem là cấp hành chính.

- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Phân loại đơn vị hành chính tại Việt Nam

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

Theo đó, đơn vị hành chính được phân loại như sau:

- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

- Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

Số lượng các đơn vị hành chính tại Việt Nam hiện nay

Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh

Hiện tại cả nước có 05 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 58 tỉnh:

An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cao Bằng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hậu Giang • Hòa Bình • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Ninh Bình • Nghệ An • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện

Huyện nằm ở cấp hành chính thứ hai trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).

Đến tháng 04/2023, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 82 thành phố thuộc tỉnh (trong đó có 1 thành phố đảo), 52 thị xã, 46 quận và 524 huyện (trong đó có 11 huyện đảo).

Số lượng đơn vị hành chính cấp xã

Tính đến tháng 04/2023, Việt Nam có 10.598 đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn) trong đó có 614 thị trấn, 1.737 phường.

\>> Xem thêm: Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].