Thị phần bánh trung thu Kinh Đô

Thị phần bánh trung thu Kinh Đô
Nhiều thương hiệu bánh trung thu đẩy mạnh kênh bán ‘online’. Ảnh: Diệu Anh

Tại Hà Nội, nhiều thương hiệu bánh trung thu như Bảo Phương, Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị,…cũng không tránh khỏi ảnh hưởng do dịch bệnh, tuy nhiên các doanh nghiệp đã tìm hướng đi mới, xoay chuyển cách bán trong mùa dịch.

Nếu như mọi năm, cửa hàng của thương hiệu bánh Bảo Phương thời điểm từ rằm tháng 7 đã rất đông khách, thậm chí còn phải xếp hàng đến mua thì năm nay, do dịch bệnh và trong giai đoạn giãn cách xã hội nên cửa hàng vắng bóng khách mua. Để giữ khách hàng lâu năm, Bảo Phương đã triển khai đặt bánh qua kênh online, nhận đơn hàng trực tiếp qua fanpage bán hàng và vận chuyển bánh trong ngày với đơn nội thành. Giá các loại bánh vẫn giữ ổn định, không biến động nhiều. Cụ thể thập cẩm lạp sườn giá 50.000 đồng/chiếc, còn giá bánh dẻo chay là 25.000 đồng/chiếc.

Là đơn vị chiếm thị phần lớn trên thị trường, Mondelez Kinh Đô Việt Nam cho biết, năm nay doanh nghiệp sẽ mở rộng kênh phân phối sang trực tuyến bằng cách hợp tác với các sàn thương mại điện tử, ứng dụng giao hàng với lượng lớn phiếu mua sắm ưu đãi...

Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc, ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết, doanh nghiệp đã tính tới kịch bản duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh chưa được kiểm soát. “Chúng tôi không gặp quá nhiều khó khăn về nguồn cung nguyên liệu cũng như nhân sự. Công nhân viên của Bảo Ngọc được tổ chức theo mô hình 3 tại chỗ để bảo đảm công tác phòng dịch. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trước mắt nếu như dịch bệnh không được sớm kiểm soát, cụ thể là vấn đề vận chuyển, nhu cầu của người tiêu dùng giảm”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Hiện, thương hiệu Bảo Ngọc tiếp tục duy trì sản lượng bánh Trung thu tương đương năm ngoái. Bên cạnh đó, công ty cũng giới thiệu thêm một số mẫu mã mới, áp dụng cho các phân khúc khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Đối với mạng lưới phân phối, thương hiệu Bảo Ngọc đang đẩy mạnh mô hình kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chú trọng đến những kênh phân phối khác như mạng xã hội, website…

Một số chuỗi kinh doanh F&B như Highlands Coffee, Starbucks cũng tham gia bán bánh Trung thu với các set 3-4 bánh/hộp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, các chuỗi này phân phối chủ yếu trên sàn thương mại điện tử Lazada.

Nhiều thương hiệu bánh Trung thu của các khách sạn lớn cũng đưa ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu người dân thưởng thức, biếu tặng. Những chiếc bánh được các đầu bếp làm bánh chuyên nghiệp tạo ra các vị bánh Trung thu ngon miệng, được đặt trang trọng trong những hộp quà đặc biệt.

Bánh Trung thu của khách sạn Hà Nội Daewoo năm nay gây ấn tượng bằng những hoạ tiết cách điệu sang trọng. Những hộp bánh khách sạn Hà Nội Daewoo được lấy cảm hứng từ những bông cúc họa mi trắng. Không chỉ gây ấn tượng bằng thiết kế hộp đầy bắt mắt, hộp bánh trung thu Khách sạn Hà Nội Daewoo gồm 6 bánh nướng các vị và 2 hộp trà Ô Long hảo hạng hoặc chai rượu vang có giá từ 1,1 triệu trở lên tùy từng hộp kèm rượu loại nào.

Thị phần bánh trung thu Kinh Đô
Bộ bánh Trung Thu của Pan Pacific Hà Nội năm nay mang chủ đề "Liên Ngư Vọng Nguyệt". Ảnh: panpacific.com

Mùa trăng năm nay, Pan Pacific Hà Nội mang đến câu chuyện đầy thú vị với bộ sưu tập bánh Trung thu "Liên Ngư Vọng Nguyệt" với mong muốn người nhận có thể tận hưởng vẻ đẹp viên mãn đêm rằm theo cách trọn vẹn nhất. Hộp bánh trung thu của khách sạn Pan Pacific Hà Nội được thiết kế tinh xảo với 11 mẫu họp để người tiêu dùng có thể lựa chọn. Bánh Trung được bán với mức giá từ 618.000 đồng/hộp trở lên tùy loại.

Năm nay, khách sạn JW Marriott Hà Nội giới thiệu hộp bánh trung thu lấy cảm hứng từ năm Tân Sửu với hình tượng con trâu biểu tượng của làng quê Việt, được in dập trên Giấy Dó, cùng hình ảnh cá chép và hoa cúc đại đóa hòa. Trong hộp bánh còn có những món quà tặng kèm như trà cổ truyền hay đồ uống ngọt ngào và các khuyến mại như chiết khấu ưu đãi hấp dẫn khi mua từ 100 hộp trở lên, giảm 15% cho các đơn hàng đặt trước ngày 1/9/2021…

Với tình hình đang trong đỉnh điểm dịch như hiện nay, thị trường bánh trung thu 2021 đang chịu nhiều áp lực. Do đó, việc các thương hiệu bánh trung thu đa dạng các phương án bán hàng để có thể mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong việc mua hàng và tiếp cận với sản phẩm.

Diệu Anh

Đến mùa Trung thu thì các quầy bánh của Kinh Đô bắt đầu “nở rộ” trên khắp các vỉa hè. Kinh Đô không chỉ là một trong những ông lớn trong thị trường bánh trung thu ở Việt Nam mà họ còn là “Đại gia kinh doanh vỉa hè số 1 Việt Nam”. Đọc hết bài viết bên dưới để khám phá bí mật trong mô hình kinh doanh của bánh trung thu Kinh Đô.

Thị phần bánh trung thu Kinh Đô

Alexander Osterwander – đồng tác giả cuốn Business Model Generation – từng tuyên bố “Nếu bạn cạnh tranh chỉ bằng sản phẩm và công nghệ thì chúc bạn may mắn với rủi ro của mình. Hãy suy nghĩ cách cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh”.

Năm 2011, trong bài báo “Làm thế nào để thiết kế mô hình kinh doanh chiến thắng” đăng trên Havard Business Review, 2 tác giả Ramon Casadesus-Masanell và Joan E. Ricart cho rằng “Chiến lược đã từng là yếu tố xây dựng chủ đạo của cạnh tranh trong các thập kỷ trước, nhưng trong tương lai, hành trình tìm kiếm lợi thế bền vững có thể bắt đầu tốt với Mô hình kinh doanh”.

Giáo Sư V.K Ranjith, School of Management, Manipal University phát biểu “Chiến lược kinh doanh của một công ty bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách mà công ty phát triển mô hình kinh doanh của họ. Một mô hình kinh doanh vượt trội có khả năng mang đến giá trị đề xuất, vị thế cạnh tranh tốt hơn đối thủ và khả năng đạt được lợi nhuận bền vững”.

Trong bối cảnh thế giới phẳng như hiện nay, việc sản xuất sản phẩm tốt, khác biệt cũng như phát triển công nghệ mới không còn là bí mật để có thể trở thành vũ khí cạnh tranh trên thương trường. Tương tự như thế để cạnh tranh bằng giá rẻ, tốc độ nhanh, mối quan hệ tốt v.v Thương trường ngày càng khốc liệt. Để có thể cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ dựa vào 1 vài yếu tố mà phải là một tập hợp của nhiều yếu tố trong mô hình kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa là phải cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh.

Đó là quan điểm của những học giả, nhà nghiên cứu. Trên thực tế thì như thế nào?

Unilever – tập đoàn hàng tiêu dùng số 1 thế giới – tuyên bố trong tầm nhìn của mình “Là công ty hàng đầu thế giới trong kinh doanh bền vững. Chúng tôi sẽ chứng minh cách mà một MÔ HÌNH KINH DOANH hướng đến mục tiêu, phù hợp với tương lai mang đến thành quả vượt trội, liên tục tạo ra kết quả tài chính nằm trong top 3 của ngành”

Có rất nhiều công ty cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh.

McDonald’s cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh bất động sản với thức ăn nhanh. Google, Facebook đạt lợi thế cạnh tranh trong ngành quảng cáo với Mô hình kinh doanh đột phá của mình.

Nhưng trước hết bạn phải hiểu Mô hình kinh doanh là gì và thế nào là cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh.

Có rất nhiều định nghĩa về Mô hình kinh doanh. Nhưng định nghĩa đơn giản nhất, dễ hiểu nhất là “Mô hình kinh doanh mô tả công thức kinh doanh của doanh nghiệp”. Công thức kinh doanh của doanh nghiệp là công thức kiếm tiền. Tuy nhiên tiền không ở từ trên trời rơi xuống mà tiền đến từ khách hàng.

Trong kinh doanh, bài toán quan trọng nhất là bài toán cạnh tranh mà ở đó khách hàng nằm ở vị trí trung tâm.

“Cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh là thiết kế công thức giải bài toán cạnh tranh trong kinh doanh” là định nghĩa của B Coaching

Công thức giải bài toán cạnh tranh

Với kinh nghiệm xây dựng hàng ngàn Mô hình kinh doanh cho các doanh nghiệp, công thức giải bài toán cạnh tranh theo chúng tôi nằm trong 5 câu hỏi sau:

  • Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
  • Giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng mục tiêu là gì?
  • Con đường ra thị trường nhằm thu hút, giữ chân, phát triển khách hàng là gì?
  • Năng lực và nguồn lực cần phải có để tạo ra giá trị là gì?
  • Mô hình tài chính để doanh nghiệp có lợi nhuận bền vững là gì?

Quay trở lại câu chuyện cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh tại Việt Nam, bánh trung thu Kinh Đô (nay thuộc tập đoàn Mondelez) là một ví dụ điển hình và vô cùng thú vị.

Trong thị trường bánh trung thu, Kinh Đô chiếm thị phần lớn nhất. Năm 2012 với 2.400 tấn bánh được bán ra, Kinh Đô chiếm 70% thị phần.

Công thức thành công nằm ở đâu?

Giá rẻ ư? Không phải vì định vị giá của Kinh Đô nằm ở mức trung cao!

Bánh ngon ư? Không phải bởi vì chất lượng bánh Kinh Đô chỉ ở mức khá trên thị trường!

Đa dạng ư? Các chủng loại bánh Kinh Đô cũng như các hãng khác. Nếu nói về độc lạ thì Kinh Đô không phải là cái tên được nhắc đến đầu tiên

Thương hiệu ư? Một phần nhưng không phải yếu tố quyết định.

Trong ngành bánh Trung Thu yếu tố thành công là . Chứ không phải bánh ngon, bánh độc lạ và giá rẻ

Điều này các thương hiệu bánh Trung Thu đều biết, nhưng bí quyết thành công của Kinh Đô không nằm ở đó mà là Mô hình kinh doanh cạnh tranh khác biệt giúp củng cố và đẩy mạnh các yếu tố thành công trên!

Yếu tố đa dạng

Trong Mô hình kinh doanh bánh trung thu của Kinh Đô, có 2 phân khúc khách hàng khác nhau. Phân khúc đầu tiên là người tiêu dùng mua bánh để ăn và tặng. Phân khúc khách hàng thứ 2 là những người kinh doanh bánh.

Đối với phân khúc người tiêu dùng thì thương hiệu, nhiều lựa chọn, giá cả hợp lý, thuận tiện là yếu tố quan trọng.

Đối với phân khúc người kinh doanh bánh thì quan trọng nhất là dễ kiếm tiền, tốn ít công sức và không rủi ro.

Kinh Đô đã làm gì để tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tăng độ phủ?

Thị phần bánh trung thu Kinh Đô

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy vào mùa trung thu, các quầy bánh của Kinh Đô xuất hiện nhiều nhất, ở các vị trí đắc địa nhất (ngã tư đường) và rộng lớn hơn các nhãn hiệu khác (thường là gấp đôi bề ngang).

Kinh Đô làm việc với các địa phương (phường, xã) và thuê lâu dài các vị trí tốt nhất. Đến mùa trung thu thì Kinh Đô cho những người bán bánh thuê lại để kinh doanh. Ít ai biết Kinh Đô có cả một bộ phận chỉ chuyên làm việc và xây dựng mối quan hệ với các địa phương.

Khi người tiêu dùng đi mua bánh thì quy mô của quầy bánh là một trong những yếu tố quan trọng nhất lôi cuốn khách hàng đến điểm bán. Một khi khách hàng đã ghé vào quầy bánh của Kinh Đô thì trước mê hồn trận của nhiều loại bánh khác nhau với nhiều mức giá khác nhau thì việc mua hàng là hành động tất yếu.

Tăng độ phủ

Hãy hình dung bạn muốn bán bánh Trung thu. Bạn đến với Kinh Đô. Họ sẽ giúp bạn thiết lập mọi thứ. Bạn không cần phải tự đi thuê địa điểm vì Kinh Đô đã có sẵn. Bạn không cần phải set up quầy bánh vì Kinh Đô làm tất cả những điều đó một cách nhanh chóng từ bảng hiệu, trang trí, quầy kệ v.v cho bạn. Bạn chỉ cần bán bánh và bán bánh. Nếu hết mùa Trung Thu mà bạn không bán hết bánh thì bạn có thể trả lại Kinh Đô.

Nói tóm lại bạn chỉ cần bỏ công sức bán bánh, mọi rủi ro và sắp xếp đã có Kinh Đô lo. Bạn có sẵn sàng kinh doanh mặt hàng này với một thương hiệu hàng đầu như thế không? Đó là lý do vì sao có rất nhiều người mở sạp bán bán mùa Trung Thu. Và họ trở thành đội ngũ bán hàng rộng khắp mà Kinh Đô không trả lương.

Bí mật về Mô hình kinh doanh của Kinh Đô

Khách hàng dùng vị trí đó để kinh doanh mặt hành bánh trung thu do Kinh Đô sản xuất.

Bên cạnh nguồn doanh thu từ bánh, Kinh Đô còn thu được tiền cho thuê mặt bằng. Đó chính là mô hình doanh thu của Kinh Đô với ít nhất 2 nguồn doanh thu.

Mặt khác, khi độ phủ trên đường phố càng nhiều thì hình ảnh thương hiệu ngày càng được củng cố trong tâm trí khách hàng. Lợi đơn, lợi kép. Một mũi tên trúng 2 con chim!

Mô hình kinh doanh của Kinh Đô là kinh doanh địa ốc với 1 đội ngũ bán hàng không trả lương!

Không quá lời khi cho rằng Kinh Đô là đại gia kinh doanh vỉa hè số 1 Việt Nam. Thuê và cho người khác thuê lại vỉa hè để bán sản phẩm của mình!

Đó chính là cạnh tranh bằng Mô hình kinh doanh!

Hẹn gặp lại bạn ở bài viết kế tiếp!

Nguồn: https://bcoaching.vn/mo-hinh-kinh-doanh-cua-banh-trung-thu-kinh-do/