Theo quy vật biện chứng chuẩn chân lý là gì năm 2024

  1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý

* Quan niệm về chân lý

Chân lý là một vấn đề được đề cập nhiều trong lịch sử triết học, tuy

nhiên chưa có đại biểu triết học nào trước và ngoài triết học duy vật biện chứng

có quan niệm hoàn chỉnh, đúng đắn về chân lý. Theo quan điểm triết học Mác -

Lênin, chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn

kiểm nghiệm. Chân lý phải được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật

có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận thức về nó cũng phải được

vận động, biến đổi, phát triển. Vì vậy, nhận thức chân lý cũng phải là một quá

trình

Các tính chất của chân lý

- Tính khách quan

Chân lý là tri thức chứ không phải bản thân hiện thực khách quan,

nhưng tri thức đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn

kiểm nghiệm là đúng.

Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh

của nó đối với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp

với thực tế khách quan chứ không phải ngược lại. Điều đó có nghĩa là nội dung

của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không

phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn trong nhận thức; trái lại,

nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan qui định.

- Tính tương đối và tính tuyệt đối

Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy

đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan

mà nó phản ánh. Điều đó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể

được phản ánh chỉ đạt được sự phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt,

một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định.

Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa

nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng

ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn

tại một sự vật, hiên tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức

được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song, khả năng đó lại bị

hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, của từng thực

tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng

được phản ánh. Do đó chân lý có tính tương đối.

- Tính cụ thể của chân lý

Không có chân lý trừu tượng, chung chung, chân lý luôn là cụ thể bởi lẽ,

chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm

nghiệm. Do đó, chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện