Theo các giai đoạn của dự án đánh giá dự án được chia thành

Theo các giai đoạn của dự án đánh giá dự án được chia thành
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC GIAI ĐOẠN

Khi đầu tư xây dựng một dự án, nhà đầu tư cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan để tiến hành thực hiện trình tự cho đúng và phù hợp. Vậy trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm những gì và thủ tục ra sao?

1. Hiểu dự án đầu tư là gì? Vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật xây dựng 2014: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”

Ngoài ra cũng cần phân biệt với khái niệm dự án đầu tư kinh doanh trong Luật đầu tư 2014, cụ thể: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”

Vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng hiện nay như sau:

Theo các giai đoạn của dự án đánh giá dự án được chia thành
Vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng

Phavila cho rằng để phân loại dự án đầu tư xây dựng, cần dựa vào một số tiêu chí nhất định, trong đó:

Dựa vào quy mô, tính chất thì dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

  • Dự án quan trọng quốc gia;
  • Dự án nhóm A;
  • Dự án nhóm B;
  • Dự án nhóm C.

Dựa vào tiêu chí chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

  • Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  • Dự án đầu tư công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Dựa vào nguồn vốn sử dụng thì dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

  • Dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
  • Dự án đầu tư xây dựng vốn ngoài ngân sách;
  • Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác.

3. Các quy định pháp lý về trình tự thực hiện dự án đầu tư

Hiện nay, có rất nhiều quy định pháp luật về thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhưng chưa thực sự tương thích với nhau, cụ thể là thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Tuy nhiên, có thể viện dẫn một số quy định trong các văn bản pháp luật về trình tự thực hiện dự án đầu tư như sau:

Theo Điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì trình tự thực hiện dự án đầu tư có nêu:

“1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

2. Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

3. Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp tệp tin (file) bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý.”

Theo các giai đoạn của dự án đánh giá dự án được chia thành
Quản lý dự án đầu tư xây dựng thì trình tự thực hiện dự án đầu tư

“1. Tùy thuộc tính chất, quy mô và điều kiện của từng dự án, dự án đầu tư được thực hiện theo một hoặc một số thủ tục sau đây:

a) Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;

b) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều 44 Nghị định này đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế;

c) Thực hiện thủ tục giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);

d) Thực hiện thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có). 2. Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại văn bản quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan mà không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.”

4. Trình tự thực hiện một dự án đầu tư xây dựng tùy theo các hình thức lựa chọn chủ đầu tư

Kể từ ngày 20/04/2020, Nghị định 25/2020/NĐ-CP có hiệu lực hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư có nêu rõ: Giao đất, cho thuê đất theo một trong ba hình thức sau đây: (i) Đấu thầu dự án theo Luật Đấu thầu; (ii) Đấu giá quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai; (iii) Quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư.

Hình thức (i) Đấu giá quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai

Xem thêm tại Khoản 3 Điều 118 và Khoản 1 Điều 119 Luật đất đai 2013.

Các bước thực hiệnNgười thực hiện
Bước 1. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QĐ phê duyệt kq trúng đấu giá; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)TTHC
Bước 2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với dự án có nhà đầu tư nước ngoài)TTHC
Bước 3. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng (nếu có)CĐT tự thực hiện
Bước 4. Lập và phê duyệt dự án đầu tưCĐT tự thực hiện
Bước 5. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có) TTHC
Bước 6. Thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)CĐT tự thực hiện
Bước 7. Thẩm định dự án và thiết kế cơ sởTTHC
Bước 8. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điệnTTHC
Bước 9. Thẩm duyệt thiết kế PCCCTTHC
Bước 10. Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế)CĐT tự thực hiện
Bước 11. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công CĐT tự thực hiện
Bước 12. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)CĐT tự thực hiện
Bước 13. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)TTHC
Bước 14. Cấp Giấy phép xây dựng (nếu có)TTHC
Bước 15. Thông báo khởi công xây dựngTTHC
Bước 16. Thi công xây dựngCĐT tự thực hiện
Bước 17. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thửCĐT tự thực hiện
Bước 18. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động)CĐT tự thực hiện
Bước 19. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng CĐT tự thực hiện
Bước 20. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trìnhCĐT tự thực hiện
Bước 21. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III, CTHT từ cấp III (vốn NSNN) từcấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)TTHC
Bước 22. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự ánTTHC
Bước 23. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt độngTTHC
Bước 24. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ởCĐT tự thực hiện
Bước 25. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựngCĐT tự thực hiện
Bước 26. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)CĐT tự thực hiện
Bước 27. Lưu trữ hồ sơ ./.CĐT tự thực hiện

Theo các giai đoạn của dự án đánh giá dự án được chia thành
Đấu giá quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai

Theo quy định của Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu có hiệu lực từ ngày 20/04/2020, cụ thể tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 60. Như vậy, nhà đầu tư trúng thầu thì không cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.

Các bước thực hiệnNgười thực hiện
Bước 1. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất (văn bản phê duyệt kết quả lựachọn nhà đầu tư; Hợp đồng thực hiện đầu tư dự án)TTHC
Bước 2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với dự án có nhà đầu tư nước ngoài)TTHC
Bước 3. Thông báo thu hồi đấtTTHC
Bước 4. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điệnTTHC
Bước 5. Thẩm duyệt thiết kế PCCCTTHC
Bước 6. Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế bản vẽ thi công)CĐT tự thực hiện
Bước 7. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công CĐT tự thực hiện
Bước 8. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)CĐT tự thực hiện
Bước 9. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)TTHC
Bước 10. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)TTHC
Bước 11. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất TTHC
Bước 12. Công khai và thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằngTTHC
Bước 13. Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nướcTTHC
Bước 14. Nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địaTTHC
Bước 15. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtTTHC
Bước 16. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi)CĐT tự thực hiện
Bước 17. Cấp Giấy phép xây dựngTTHC
Bước 18. Thông báo khởi công xây dựngTTHC
Bước 19. Thi công xây dựng CĐT tự thực hiện
Bước 20. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thửCĐT tự thực hiện
Bước 21. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động) CĐT tự thực hiện
Bước 22. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng CĐT tự thực hiện
Bước 23. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trìnhCĐT tự thực hiện
Bước 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III, CTHT từ cấp III (vốn NSNN) từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)TTHC
Bước 25. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môitrường phục vụ giai đoạn vận hành dự ánTTHC
Bước 26. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt độngTTHC
Bước 27. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ởCĐT tự thực hiện
Bước 28. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựngCĐT tự thực hiện
Bước 29. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)CĐT tự thực hiện
Bước 30. Lưu trữ hồ sơ ./.CĐT tự thực hiện

Hình thức (iii) Quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư

Đây là một dạng chỉ định thầu cho 01 nhà đầu tư duy nhất đáp ứng đủ điều kiện. Tuy nhiên, cần lưu ý có sự khác biệt với chỉ định thầu được quy định tại điểm b, Khoản 4 Điều 22 Luật đấu thầu.

Các bước thực hiệnNgười thực hiện
Bước 1. Chấp thuận chủ trương đầu tư (Quyết định chủ trương đầu tư (bao gồm giới thiệu địa điểm xây dựng)/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi có DN nước ngoài tham gia)TTHC
Bước 2. Lập, thẩm định và phê duyệt QH chi tiết/ QH Tổng mặt bằng TTHC
Bước 3. Lập dự án đầu tư XD theo một trong ba hình thức dưới đây: (a)Báo cáo đầu tư xây dựng công trình nếu là công trình có quy mô lớn, đặc biệt(Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm phương án thiết kế sơ bộ); (b) Dự án đầutư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi gồm thiết kế cơ sở); (c) Báocáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (đối với công trình tôn giáo; côngtrình có tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất)CĐT tự thực hiện
Bước 4. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)TTHC
Bước 5. Thẩm định dự án và thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư trong đô thị TTHC
Bước 6. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điệnTTHC
Bước 7. Thẩm duyệt thiết kế PCCCTTHC
Bước 8. Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở/ thẩm định, quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới TTHC
Bước 9. Thông báo thu hồi đấtTTHC
Bước 10. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đấtTTHC
Bước 11. Điều tra số liệu, lập, phê duyệt, công khai phương án đền bù giải phóng mặtbằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằngTTHC
Bước 12. Thuê đơn vị lập hồ sơ định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtTTHC
Bước 13. Thẩm định hồ sơ định giá, xác định đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtTTHC
Bước 14. Phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtTTHC
Bước 15. Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nướcTTHC
Bước 16. Nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địaTTHC
Bước 17. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtTTHC
Bước 18. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi)CĐT tự thực hiện
Bước 19. Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế)CĐT tự thực hiện
Bước 20. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công CĐT tự thực hiện
Bước 21. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)CĐT tự thực hiện
Bước 22. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…). (Được phép thực hiện song song, đồng thời vớicác thủ tục hành chính về đất đai)TTHC
Bước 23. Cấp Giấy phép xây dựng TTHC
Bước 24. Chuẩn bị thi công xây dựngCĐT tự thực hiện
Bước 25. Thông báo khởi công xây dựngTTHC
Bước 26. Thi công xây dựng CĐT tự thực hiện
Bước 27. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thửCĐT tự thực hiện
Bước 28. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động) CĐT tự thực hiện
Bước 29. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng CĐT tự thực hiện
Bước 30. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trìnhCĐT tự thực hiện
Bước 31. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụngTTHC
Bước 32. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môitrường phục vụ giai đoạn vận hành dự ánTTHC
Bước 33. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt độngTTHC
Bước 34. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ởCĐT tự thực hiện
Bước 35. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựngCĐT tự thực hiện
Bước 36. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)CĐT tự thực hiện
Bước 37. Lưu trữ hồ sơ ./.CĐT tự thực hiện

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI PHAVILA

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp cần xin Giấy phép, những điều cần nhất chính là:

  • ✔️ Sự nhanh chóng, mau mắn;
  • ✔️ Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
  • ✔️ Một chi phí hợp lý;
  • ✔️ Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
  • ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.

Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.

Doanh nghiệp quý vị hiện đang có nhu cầu sử xin giấy tạm trú cho nhân viên ngoại quốc nhưng chưa nắm rõ thủ tục đăng ký? Đừng ngại ngần liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhanh chóng, uy tín và chính xác nhất!