Thematic progression là gì

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
----------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ TRONG THƯ HỎI HÀNG
CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

Sinh viên thực hiện

: Lê Nữ Minh Huệ

Lớp

: 17CNATM04

Khoa

: Tiếng Anh Chuyên ngành

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2020 - 2021

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ TRONG THƯ HỎI HÀNG
CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Ngôn ngữ
Sinh viên thực hiện: Lê Nữ Minh Huệ
Lớp: 17CNATM04
Khoa: Tiếng Anh Chuyên ngành

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021

Mục lục
1.

Mở đầu .......................................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 1
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.6. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................... 2

2.

Cơ sở lí luận.................................................................................................................. 2
2.1. Đề - Thuyết (Theme – Rheme) ............................................................................... 2
2.2. Tiến trình phát triển chủ đề (Thematic Progression) .............................................. 6

3.

Tổng quan ................................................................................................................... 10
3.1. Nghiên cứu ngoài nước ......................................................................................... 10
3.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 11

4.

Tiến trình và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 11
4.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................................... 11
4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu ..................................................................................... 11

5.

Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................... 13

6.

Kết luận và đề xuất ..................................................................................................... 14
6.1. Kết luận ................................................................................................................. 14
6.2. Đề xuất .................................................................................................................. 15

7.

Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... i

8.

Phụ lục ......................................................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. KPTCĐ và từ viết tắt ......................................................................................... 13

Biểu đồ 5.1. Tần suất sử dụng các KPTCĐ trong từng trình độ viết thư hỏi hàng ............ 13

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
KPTCĐ – Kiểu phát triển chủ đề
Đ – Đề
T – Thuyết
Tiếng Anh
Ba – Back Theme
CT – Constant Theme
Ext – Extralinguistic Theme
Gen – Generic Theme
Grm – Grammatical Theme
Met – Metatextual Theme
New – New Theme
SL – Simple Linear
SR – Split Rheme
ST – Split Theme
Sum – Summative Theme
Tem – Temporal Theme

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Tiến trình phát triển chủ đề trong thư hỏi hàng của sinh viên khoa Tiếng Anh
Chuyên ngành.
- Sinh viên thực hiện: Lê Nữ Minh Huệ
- Lớp: 17CNATM04

Khoa: Tiếng Anh Chuyên ngành

Năm thứ: 4

2. Mục tiêu đề tài: Xác định tần suất sử dụng các KPTCĐ trong thư hỏi hàng của sinh
viên khoa Tiếng Anh Chuyên ngành ở 3 trình độ cao, trung bình và thấp để từ đó rút ra
chiến lược viết thư hiệu quả.
3. Tính mới và sáng tạo: Đã có các nghiên cứu về tiến trình phát triển chủ đề trong các
bài luận, bài báo, báo cáo thương mại bằng tiếng anh nhưng chưa từng có nghiên cứu nào
về tiến trình phát triển chủ đề trong thư hỏi hàng bằng tiếng anh ở các trình độ khác nhau.
4. Kết quả nghiên cứu: Thống kê, phân tích, và rút ra chiến lược về việc áp dụng các
KPTCĐ thích hợp để tăng tính liên kết cho thư hỏi hàng.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài: Kết quả của nghiên cứu có thể được dùng tham khảo trong giáo
dục, đặc biệt là trong dạy và học viết thư hỏi hàng trong mơn Thư tín thương mại.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí
nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 05 năm 2021
Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên : Lê Nữ Minh Huệ
Sinh ngày : 02 tháng 02 năm 1999
Nơi sinh : Đăk Lăk
Lớp : 17CNATM04

Khóa : 2017

Khoa : Tiếng Anh Chuyên ngành
Địa chỉ liên hệ : 267 Huy Cận, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Điện thoại : 0944067797

Email :

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP :
* Năm thứ 1:
Ngành học : Tiếng Anh Thương Mại

Khoa : Tiếng Anh Chuyên ngành

Kết quả xếp loại học tập : Giỏi
Sơ lược thành tích :
* Năm thứ 2 :
Ngành học : Tiếng Anh Thương Mại
Kết quả xếp loại học tập : Giỏi
Sơ lược thành tích :

Khoa : Tiếng Anh Chuyên ngành

* Năm thứ 3:
Ngành học : Tiếng Anh Thương Mại

Khoa : Tiếng Anh Chuyên ngành

Kết quả xếp loại học tập : Giỏi
Sơ lược thành tích :
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 05 năm 2021
Xác nhận của Trường Đại học Ngoại
ngữ

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Đề tài: Tiến trình phát triển chủ đề trong thư hỏi hàng của sinh viên khoa
Tiếng Anh Chuyên ngành

SVTH: Lê Nữ Minh Huệ
Lớp: 17CNATM04, Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành,
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu dựa trên lý thuyết về cấu trúc Đề - Thuyết và tiến trình phát triển chủ đề để

phân tích các kiểu phát triển chủ đề trong thư hỏi hàng của sinh viên khoa Tiếng Anh chuyên
ngành ở 3 trình độ cao, trung bình và thấp. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra tần suất sử dụng các
kiểu phát triển chủ đề và so sánh tiến trình phát triển chủ đề giữa các nhóm trình độ viết
thư với nhau.
Nhìn chung, có 3 kiểu phát triển chủ đề được sử dụng phổ biến nhất ở các lá thư hỏi hàng
của sinh viên là Extralinguistic Theme, Constant Theme và Simple Linear. Ngoài hai kiểu
phát triển chủ đề phổ biến nói chung trong văn bản là Constant Theme và Simple Linear,
việc áp dụng nhiều Extralinguistic Theme trong thư hỏi hàng cho thấy đây là yếu tố đặc
trưng của thể loại thư này. Khi trình độ viết thư tăng lên, sinh viên có xu hướng sử dụng đa
đạng các kiểu phát triển chủ đề hơn nhưng tần suất sử dụng các kiểu phát triển chủ đề như
Split Theme, Split Rheme, Summative Theme, Temporal Theme, Grammartical Theme
chưa cao. Khi trình độ viết thư giảm đi, việc sử dụng các kiểu Đề ảnh hưởng đến tính liên
kết chủ đề như Back Theme, New Theme cũng xuất hiện nhiều hơn. Bài nghiên cứu đề xuất
chiến lược áp dụng các kiểu phát triển chủ đề phù hợp để tăng tính liên kết văn bản trong
thư hỏi hàng, từ đó cải thiện kỹ năng viết thư để đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn.
Từ khóa: cấu trúc Đề - Thuyết, tiến trình phát triển chủ đề, kiểu phát triển chủ đề, thư
hỏi hàng

ABSTRACT
This study is based on the theory of Theme - Rheme structure and Thematic Progression to
analyse thematic progression in enquiry letters and emails written by students of English
for Specific Purposes Department of 3 writing levels including high, fair and low level. To
be more specific, it indicates the frequencies of thematic progression patterns and makes
comparison of thematic progression in enquiry letters of the 3 writing levels.
In general, there are 3 common thematic progression patterns in enquiry letters and emails
of students including Extralinguistic Theme, Constant Theme and Simple Linear. In
addition to Constant Theme and Simple Linear, which are the 2 characteristic elements in
writing, Extralinguistic Theme can be considered as a typical thematic progression pattern
of enquiry letters. It is examined that students tent to use a variety of thematic progression

patterns as the level of writing increase. However, the frequencies of Split Theme, Split
Rheme, Summative Theme, Temporal Theme and Grammartical Theme are not high. As
the level of writing decrease, the use of unmotived Themes, which are New Theme and
Back Theme, also declines. This study suggests strategies for applying appropriate thematic
progression patterns in order to enhance coherence and cohesion in enquiry letters and
emails, thereby improving writing skills.
Key words: Theme – Rheme structure, thematic progression, thematic progression
patterns, enquiry letters

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giao dịch thương mại, thư từ đóng vai trị rất quan trọng. Thư được viết rõ ràng và
dễ hiểu góp phần giúp doanh nghiệp giao dịch thuận lợi hơn với đối tác. Đó cũng là lí do
mà sinh viên chun ngành Tiếng Anh thương mại rất chú trọng đến môn học Thư tín
thương mại vì đây là mơn mang lại những kiến thức hữu ích về các loại thư từ thương mại
qua việc tìm hiểu chi tiết về bố cục thư, cách viết thư và thực hành viết thư.
Trong các loại thư từ thương mại, thư hỏi hàng được sử dụng gần như là nhiều nhất. Một
trong những yếu tố quyết định thư hỏi hàng có rõ ràng, dễ hiểu và hiệu quả là tính liên kết
văn bản trong thư. Việc phân tích tiến trình phát triển chủ đề (Thematic Progression) trong
thư hỏi hàng sẽ giúp làm rõ tính liên kết văn bản của thư và từ đó tìm ra cách áp dụng
KPTCĐ phù hợp để viết thư hỏi hàng một cách có hiệu quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm tìm ra những KPTCĐ được sử dụng trong các thư hỏi hàng của sinh
viên khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, cụ thể là ở từng trình độ viết cao, trung bình và thấp
để từ đó có chiến lược nâng cao kỹ năng viết thư hỏi hàng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
• Thống kê những KPTCĐ được sử dụng trong các thư hỏi hàng của sinh viên khoa Tiếng
Anh Chuyên ngành.
• Xác định tần suất sử dụng từng KPTCĐ trong thư hỏi hàng của sinh viên khoa Tiếng

Anh Chuyên ngành ở trình độ cao, trung bình và thấp.
• Rút ra kết luận về việc nên sử dụng KPTCĐ để thư hỏi hàng có tính liên kết, mạch lạc
và nhờ đó mang lại hiệu quả giao tiếp cao hơn.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích và mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu hướng đến giải quyết những
câu hỏi sau:
• Những KPTCĐ nào được sử dụng trong thư hỏi hàng của sinh viên khoa Tiếng Anh
Chuyên ngành?

1

• Tần suất sử dụng từng KPTCĐ trong thư hỏi hàng của sinh viên khoa Tiếng Anh Chuyên
ngành ở trình độ cao, trung bình và thấp?
• Chiến lược sử dụng các KPTCĐ trong thư hỏi hàng để tăng tính liên kết văn bản và mang
lại hiệu quả diễn đạt cao là gì?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu là các lá thư mà sinh viên thuộc khoa Tiếng Anh Chuyên ngành,
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng viết trong khi làm bài tập mơn Thư tín
thương mại.
• Phạm vi nghiên cứu là 51 bức thư hỏi hàng trong đó có 17 bức thư do sinh viên ở trình
độ cao viết, 17 bức thư do sinh viên ở trình độ trung bình viết và 17 bức thư do sinh viên
ở trình độ thấp viết.
1.6. Ý nghĩa đề tài
Nghiên cứu được thực hiện với hy vọng giúp người học tiếng Anh hiểu sâu hơn về tính liên
kết chủ đề trong thư hỏi hàng – một dạng thư phổ biến trong thư từ thương mại qua việc
phân tích tiến trình phát triển chủ đề. Từ đó giúp sinh viên đặc biệt là sinh viên chuyên
ngành Tiếng Anh Thương mại có cơ sở để trau dồi kỹ năng viết thư hỏi hàng hiệu quả hơn.
2. Cơ sở lí luận
2.1. Đề - Thuyết (Theme – Rheme)

Theo Merial Bloor và Thomas Bloor (2013: 66), cấu trúc chủ đề (cấu trúc Đề - Thuyết) là
một trong những cấu trúc liên quan đến mệnh đề và cấu trúc này tham gia vào quá trình tổ
chức văn bản. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như Forey (2002) và Halliday (2014) đã đưa
ra một số định nghĩa về Đề cũng như Đề - Thuyết.
Halliday (2014: 89) cho rằng Đề là “xuất phát điểm của một thông điệp” và là yếu tố “định
vị và định hướng cho mệnh đề trong một ngữ cảnh nhất định”. Đề là thành phần mở đầu
của mệnh đề và bao gồm yếu tố đầu tiên có chức năng như chu cảnh (circumstance), tham
thể (participants) hay quá trình (process). Theo Halliday (2014: 105), Thompson (2014:
164-165) và Eggins (2004: 302-207), các thành phần có chức năng liên kết văn bản như
and, therefore, despite và các thành phần có chức năng bày tỏ ý kiến cá nhân như from my
perspective, fortunately, please, My God có thể đứng trước Đề. Thuyết là phần còn lại của
mệnh đề và đứng sau Đề (Halliday 2014: 91).

2

Đối với câu đơn, tùy vào từng kiểu câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh hay câu
cảm thán mà Đề sẽ được xác định theo những cách riêng (Halliday 2014, Thompson 2014).
Ở câu trần thuật, câu nghi vấn và câu mệnh lệnh, Đề được chia thành 2 loại là Đề bình
thường (unmarked Theme) và Đề bất thường (marked Theme). Dưới đây là cách xác định
Đề trong 4 kiểu câu đơn và ví dụ minh họa trích từ Halliday (2014: 97-105) và Thompson
(2014: 148). Đề sẽ được gạch chân và ngăn cách với Thuyết bởi dấu gạch chéo (/).
• Trong câu tường thuật:
Đề bình thường có chức năng như chủ ngữ, gồm các đại từ nhân xưng, danh từ riêng, mệnh
đề được danh từ hố.
Ví dụ:
I/ had a little nut tree.
London Bridge/ is fallen down.
What I want/ is a proper cup of coffee.
Đề bất thường có chức năng như sung ngữ (Adjunct) gồm trạng ngữ, cụm giới từ hay bổ

ngữ (Complement) gồm danh từ chung, danh từ riêng, đại từ và mệnh đề được danh từ hố
Ví dụ:
Merrily/, we roll along.
On Saturday night/ I lost my wife.
A bag-pudding/ the King did make.
Elliot/ you are particularly fond of.
All this/ we owe both to ourselves and our peoples of the world.
What they could eat that night/ the Queen next morning fried.
• Trong câu nghi vấn:
Đề bình thường gồm câu hỏi Yes/No và câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi
Ví dụ:
Shall I/ make some toast?
Are they/ still together?
3

Where did you/ get that from?
Đề bất thường có chức năng như sung ngữ (Adjuct) là những cụm giới từ.
Ví dụ:
On the right/ is it?
After all, except for music/, what did they have in common?
• Trong câu mệnh lệnh:
Đề bình thường có chức năng như vị ngữ biểu thị hành động và vị ngữ đi kèm trợ động từ
Ví dụ:
Turn/ it down.
Don’t do/ that.
Let’s/ do lunch at Ivy.
Don’t let’s/ quarrel about it.
Đề bất thường có chức năng chỉ đối tượng muốn nói đến (Addressee) và sung ngữ (Adjunct)
Ví dụ:

You/ just shut up, will you?
On arrival in Liverpool/, take a taxi to the University.
• Trong câu cảm thán, Đề khơng chia thành Đề bình thường và Đề bất thường, Đề trong
câu là cụm danh từ hoặc cụm từ mang tính cảm thán
Ví dụ:
What a self – opinionated egomaniac/ that guy is!
How dreadful/ she sounds!
Đối với câu phức - câu có nhiều hơn một mệnh đề, cách xác định Đề phức tạp hơn. Trong
câu phức đẳng lập, các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi mệnh đề cần được tách riêng để phân
tích vì nó có cấu trúc chủ đề riêng (Eggins 2004: 315). Trong câu phức phụ thuộc mà mệnh
đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập, ta có thể phân tích theo 2 cách. Ở cách thứ nhất,
mỗi mệnh đề sẽ được phân tích riêng. Ở cách thứ hai, mệnh đề phụ thuộc được xem như là
Đề của cả mệnh đề (Thompson 2014: 159-160, Eggins 2004: 314) và cách phân tích này
4

được nhiều nhà nghiên cứu như Wei (2015), Thompson (2014), Herriman (2011) và
McCabe (1999) áp dụng hơn. Thompson (2014) cho rằng phân tích theo cách hai sẽ dễ dàng
thấy được sự phát triển của văn bản qua các Đề. Thompson (2014: 159) và McCabe (1990:
76-77) cũng cho rằng ở một vài trường hợp, mệnh đề phụ thuộc tương tự như trạng ngữ cả
về hình thái và chức năng. Trong câu phức phụ thuộc mà mệnh đề độc lập đứng trước mệnh
đề phụ thuộc, Eggins (2004: 315) cho rằng nên phân tích riêng từng mệnh đề. Trong khi
đó, theo Thompson (2014: 160), McCabe (1999: 76), Wei (2015) và Herriman (2011),
mệnh đề phụ thuộc được xem như phần Thuyết của mệnh đề độc lập. Vấn đề này liên quan
đến đơn vị phân tích trong các nghiên cứu về Đề - Thuyết và sẽ được đề cập rõ hơn ở phần
Tiến trình và phương pháp nghiên cứu.
Một vấn đề khác đáng lưu tâm khi xác định Đề - Thuyết là các cấu trúc đặc biệt bao gồm
đề đẳng thức (thematic equative), vị ngữ hóa (predication), phép ngoại suy (extraposition)
và ẩn dụ ngữ pháp (grammatical metaphor). Đề đẳng thức là một ví dụ của danh từ hóa để
xem như đó là Đề (ví dụ: “What no one seemed to notice was the writing on the wall”, “The

thing that impresses me the most is the enthusiasm for the job”) hoặc xem như đó là Thuyết
(ví dụ: “The Walrus is the one I like best”) (Halliday 2014: 96). Trong đề đẳng thức, các
thành tố sẽ tạo thành hai thành phần và hai thành phần này sẽ liên kết với nhau bằng một kí
hiệu (equals sign) thể hiện bằng các dạng thức của động từ be (Halliday 2014: 93). Vị ngữ
hóa (ví dụ: “It was Jane that started it”) (Halliday 2014: 122) là cấu trúc mà người nói nhấn
mạnh vào một yếu tố (Thompson 2014: 155, Halliday 2014: 124, Eggins 2004: 316). Có
nhiều ý kiến tranh luận rằng liệu “it” hay “it was Jane” là Đề của câu trên. Theo Halliday
(2014), Thompson (2014) và Eggins (2004) “it was Jane” là Đề của câu vì nó đóng vai trò
thể hiện chủ đề mà câu muốn biểu đạt. Cấu trúc đặc biệt tiếp theo là phép ngoại suy (ví dụ:
“It is interesting that you should say that”) (Thompson 2014: 157). Thompson (2014: 157)
cho rằng “It is interesting that” là Đề của câu còn đối với Halliday (2014: 97-98), chỉ có
“it” là Đề của câu. McCabe cũng đưa ra ý kiến tương tự Halliday và giải thích rằng phép
ngoại suy cho phép người nói đưa tính từ (interesting) ra khỏi phần Đề mà họ muốn nhấn
mạnh. Cấu trúc cuối cùng là ẩn dụ ngữ pháp (ví dụ: “I think” trong câu “I think those days
are gone” (Thompson 2014: 169)). Các cụm từ như I think, I believe được xem là ẩn dụ ngữ
pháp vì chúng mang tính ẩn dụ về tình thái (Thompson 2014: 168). Theo Thompson (2014:
169) và Eggins, “I think those days” là Đề và “I think” ở đây là yếu tố bày tỏ ý kiến cá
nhân. Nhưng McCabe (1999) và Herriman (2011) chỉ cho rằng “I” là Đề.

5

2.2. Tiến trình phát triển chủ đề (Thematic Progression)
Nhà ngơn ngữ học Frantisek Danes (Li 2011: 671) là người đầu tiên đưa ra khái niệm về
“tiến trình phát triển chủ đề”. Danes (1974: 114 đã trích dẫn trong Wei 2015: 38) định
nghĩa “tiến trình phát triển chủ đề” như sau, tạm dịch là: “... sự chọn lựa và sắp xếp các Đề,
sự liên kết và tính thứ bậc cũng như mối quan hệ với các Đề trong đoạn văn, trong các
chương tới toàn văn bản và tới cả bối cảnh của văn bản. Tiến trình phát triển chủ đề được
xem như là khung sườn của tồn văn bản”.
Có nhiều KPTCĐ khác nhau vì Đề có thể liên kết với các Đề hoặc Thuyết trước nó bằng

những cách khác nhau. Theo Danes (1974: 119), có 3 KPTCĐ chính là Constant Theme,
Simple Linear và Derived Theme. Dưới đây là định nghĩa về 3 KPTCĐ trên với các ví dụ
theo Danes 1974, dẫn từ Herriman 2011: 14.
• Constant Theme là Đề của một mệnh đề liên quan đến Đề của mệnh đề liền trước nó.
Ví dụ:
The Rousseauist/ especially feels an inner kinship with Prometheus and other Titans.
Đ1
He/ is fascinated by any form of insurgency…
Đ2
➔ Đ1 = Đ2
• Simple Linear là Đề của một mệnh đề liên quan đến Thuyết của mệnh đề liền trước nó.
Ví dụ:
The first of the antibiotics/ was discovered by Sir Alexander Fleming in 1928.
T2
He/ was busy at the time investigating a certain species of germ which was responsible
Đ1
for boils and other troubles.
➔ T2 = Đ1
• Derived Theme là Đề của một mệnh đề bắt nguồn từ một chủ đề chính, Đề của đoạn văn
hoặc đề của một phần trong văn bản.
Ví dụ:
New Jersey/ is flat along the coast and southern portion; the northwestern region/ is
Đ1

Đ2

mountainous.
6

The coastal climate/ is mild, but …
Đ3
➔ Đ1 + Đ2 + Đ3 đều nói về 1 chủ đề chung là New Jersey.
Kiểu Derived gây ra nhiều tranh luận cho các nhà nghiên cứu như Dubois (1987), Mc Cabe
(1999), Ping (2005) và Herriman (2011) vì khơng có một tiêu chí cụ thể nào để phân biệt
kiểu Derived với các kiểu khác. Việc xác định Derived Theme dựa vào suy luận của người
phân tích.
Ngồi 3 KPTCĐ trên, McCabe (1999) và Wei (2015) đưa ra thêm KPTCĐ khác là Split
Progression gồm Split Theme và Split Rheme. Dưới đây là định nghĩa về 2 KPTCĐ trên
theo McCabe (1999: 175) và Wei (2015: 40) cùng với ví dụ lấy từ McCabe (1999: 175).
• Split Theme là Đề của một mệnh đề phát triển thành các Đề của những mệnh đề sau đó.
Ví dụ:
The upward movement of wages and the downward price of cereals/ led …
Đ1
Better wages/ in both town and countryside enabled the population to …
Đ2
While the price of wheat fell/, wine, beer, oil, butter, cheese, meat, fruit, …
Đ3
➔ Đ1 = Đ2+ Đ3.
• Split Rheme là Thuyết của một mệnh đề phát triển thành các Thuyết của những mệnh đề
sau đó.
Ví dụ:
He/ also enlisted the aid of two able adventurers, Alberoni and Ripperda.
T1
Alberoni, the son of an Italian gardener/, was successively a cook, …
Đ2
Ripperda, a Dutch business expert and diplomat/, ultimately lost the favor …
Đ3
➔ T1 = Đ2 + Đ3
Một KPTCĐ khác được Herriman (2011: 15) và (Wei 2015: 41-42) đề cập đến là

Summative Theme
• Summative Theme nghĩa là Đề của một mệnh đề không bắt nguồn từ Đề hoặc Thuyết
của mệnh đề trước đó mà là tóm tắt của một phần văn bản trước nó

7

Ví dụ:
Even more significant than the social effects/ were the psychological consequences.
→ “the social effects” (các ảnh hưởng xã hội) là cụm từ tóm tắt lại các nội dung các effect
(ảnh hưởng) đằng trước nó.
Trong khi Herriman (2011) và Wei (2015) cho rằng Summative Theme tạo nên tính liên
kết chủ đề thì McCabe (1999) cho rằng Summative Theme khơng tạo tính liên kết chủ đề.
Theo Hawes 2015, có một KPTCĐ khác là Constant Gap progression.
• Constant Gap progression nghĩa là các Đề liên quan đến nhau được lặp lại nhưng sẽ có
một hoặc nhiều hơn một mệnh đề ở giữa mệnh đề đầu tiên và mệnh đề có liên quan.
Ví dụ:
England manager Graham Taylor/ was interviewed on TV for just 15 minutes after the
Đ1
match with Turkey.
It/ did him no good.
Đ2
He/ could not explain why his team was so outshone …
Đ3
➔ Đ1 = Đ3
Một vấn đề ở Gap progression là về số mệnh đề (số “gap”) giữa hai mệnh đề có liên kết
chủ đề với nhau. Theo Herriman (2011: 16), các Đề thuộc kiểu Gap progression được xem
như Back Theme và là những Đề khơng góp phần tạo liên kết chủ đề cho văn bản
(Unmotivated Theme).
Những kiểu Đề khơng tạo tính liên kết chủ đề (Unmotivated Themes) (Herriman 2011)

được xem như là yếu tố không tốt trong văn viết nhưng theo McCabe (1999: 180-189), các
đề này trong một số trường hợp cũng có thể góp phần tạo sự liên kết cho văn bản.
McCabe (1999) chia các Đề ra thành 4 loại là Pragmatic Theme, Grammatical Theme,
Extralinguistic Theme và Metatextual Theme:
• Pragmatic Theme bao gồm Key Theme - thể hiện những khái niệm thường được đề cập
đến trong văn bản, Sum Theme - tóm tắt phần thơng tin ngay trước nó, Back Theme liên quan đến thông tin được đề cập trước đó, Related Theme - thể hiện thơng tin mới
nhưng người đọc vẫn hiểu được vì có liên quan đến nội dung văn bản, New Theme - thể
hiện thông tin mới gây khó hiểu cho người đọc và Adverbials - liên quan đến thời gian
hoặc nơi chốn.

8

• Grammatical Theme bao gồm từ It, đề đẳng thức, từ There, từ để hỏi bắt đầu với Whtrong câu nghi vấn.
• Extralinguistic Theme gồm các đại từ chỉ người viết và người đọc, thể mệnh lệnh
(imperatives)
• Metatextual Theme là Đề ám chỉ chính văn bản đó như this essay, chapter và figure
Herriman (2011) chia Đề thành 3 KPTCĐ:
• New Theme là Đề giới thiệu một thơng tin hồn tồn mới và thuộc kiến thức chung về
văn bản hay Đề trong câu nghi vấn
• Contextual Theme là Đề chỉ thời gian và nơi chốn, chỉ người viết, người đọc, quy trình
viết; chủ ngữ giả It; từ There; các đại từ chỉ chung như people, we, man, nobody.
• Back Theme là Đề khơng liên kết với Đề liền trước nó mà giới thiệu lại những khái niệm
đã nêu từ những phần trước nữa của văn bản (ngoại trừ Split progression và Summative
Theme).
Các nghiên cứu của Fries 1995, Francis 1989, Martin 1985, Thomas & Hawes 1997, Ho
2009, Carter-Thomas 1999, Forey 2002, Forey & Thompson 2008, Fang & Li 2015, Yan
2015 đã cho rằng các KPTCĐ khác nhau sẽ tương ứng với những thể loại văn bản khác
nhau hoặc tương ứng với những phần khác nhau trong văn bản. Theo Nwogu & Bloor
(1991: 370), các yếu tố như mục đích của tác giả, đối tượng người đọc và ngữ cảnh bài viết

sẽ chi phối cách sử dụng KPTCĐ. Vì vậy, những thể loại văn bản và những mục hay phần
khác nhau của văn bản sẽ có những KPTCĐ khác nhau dù chúng đều bàn về cùng một chủ
thể.
Nwogu và Bloor (1991) kết luận rằng các văn bản viết dành cho người đọc có kiến thức
nền rộng và vốn hiểu biết nhất định thường áp dụng Constant Theme và KPTCĐ thường
xuất hiện ở các văn bản mơ tả một thực trạng, q trình hay sự kiện (Nwogu & Bloor 1991:
377, Hawes & Thomas 1997). Kiểu Simple Linear hướng đến người đọc khơng có nhiều
kiến thức chung và thường được dùng trong văn bản có giải thích và tranh luận ví dụ như
văn bản liên quan đến y học (Nwogu & Bloor 1991: 375, các bài phân tích (Thomas &
Hawes 1997: 35), bài luận về nguyên nhân - ảnh hưởng (Herriman 2011: 17), các phần liên
quan đến việc nêu ý kiến trong văn bản (Marfuaty 2015). Kiểu Split Rheme và Split Theme
có các Đề mang chức năng liệt kê các thông tin phụ của một ý chính (Herriman 2011: 16)
và Nwogu và Bloor (1991: 379) cho rằng kiểu Split Rheme thường xuất hiện ở các đoạn
văn mang tính chất phân loại. Kiểu Summative Themes có chức năng tóm tắt một phần của
căn bản để Thuyết có thể khái qt được phần văn bản phía trước hoặc làm nền tảng để bắt
9

đầu cho một Đề tiếp sau đó (McCabe 1999: 181). Kiểu Back Theme thường nằm ở đầu của
đoạn tổng kết của văn bản hay sau phần đánh giá hoặc phần giải thích (Herriman 2011:
21). Kiểu Derived Theme đưa ra các thơng tin có liên quan đến nhau, địi hỏi người đọc
kiến thức cao và thường xuất hiện trong các văn bản chuyên ngành như văn bản luật
(Kurzon 1984 trích từ Herriman 2011:14) hoặc văn bản y khoa (Nwogu & Bloor 1991).
Tuy nhiên nhìn chung, văn viết khơng khuyến khích sử dụng Derived Themes (McCabe
1999). Extralinguistic Themes gồm các đại từ như I, we, you là những sự diễn đạt không
mang tính học thuật (Hawes và Thomas 1997: 40).
3. Tổng quan
3.1. Nghiên cứu ngồi nước
Các nghiên cứu về tiến trình phát triển chủ đề ở nước ngồi đã phân tích cách sử dụng các
KPTCĐ và tìm ra điểm yếu học sinh, sinh viên khi áp dụng các KPTCĐ. Một số nghiên

cứu so sánh những bài viết tốt với những bài viết chưa tốt để chỉ ra những đặc điểm về Đề
và cách phát triển chủ đề trong từng kiểu bài (Ping 2007, Wang 2010, Mellos 2011,
Rakhman 2013). Một số nghiên cứu khác so sánh bài viết của người bản xứ với người học
tiếng Anh như ngoại ngữ thứ hai để tìm ra sự khác nhau về Đề và cách phát triển chủ đề
trong bài viết của hai đối tượng trên (Belmonto &McCabe-Hidalgo 1998, Carte-Thomas
1999, Herriman 2011, Hawes và Thomas 1997, 2012, Jalilifiar 2010, Qian et.al 2007, Hu
2008, Chen 2010, Wei 2015). Ngồi ra, có một số nhà nghiên cứu chỉ tiếp cận tính liên kết
về nghĩa, ngữ pháp và từ vựng của văn bản và KPTCĐ trong các bài viết của học sinh, sinh
viên mà không so sánh chúng (Wang 2007, Cheng 2002 trích từ Wei 2015: 12, Zang 2004
trích từ Wei 2015: 12, Oi 2015, Arunsirot 2013. Tuy có nhiều cách nghiên cứu khác nhau
nhưng các nhà nghiên cứu trên đều đưa ra cùng những kết luận như sau:
Thứ nhất, đối với người học tiếng Anh, họ sử dụng Constant Theme là chủ yếu và người có
trình độ chưa cao thường sử dụng quá nhiều Constant Theme so với các KPTCĐ khác trong
bài viết của mình. Simple Linear, Split Theme và Split Rheme thường được người học tiếng
Anh có trình độ cao, người học chuyên tiếng Anh sử dụng và được người bản xứ sử dụng
nhiều hơn so với người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Một số người học tiếng Anh
khơng có ý thức sử dụng những KPTCĐ khác nhau đối với những kiểu văn bản khác nhau.
Thứ hai, người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai đặc biệt là ở những người trình độ cịn
thấp, họ thường viết các Đề mà khơng tạo tính liên kết cho văn bản. Ví dụ như ở sinh viên

10

Trung (Wei: 2015), sinh viên Pháp (Carte-Thomas 1999), sinh viên Thái (Arunsirot 2013)
sử dụng nhiều New Theme.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào tìm ra những yếu
tố khiến người học tiếng Anh viết Đề và áp dụng KPTCĐ khác với người bản xứ. Một số
người cho rằng sự khác biệt này là do ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất (Cai 1998 trích từ
Xuefang 2010: 82, Bohnacker và Rosen 2008). Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng đó là
do trình độ người học và những kinh nghiệm khi học tiếng Anh (Ebrahimi & Khedri 2013,

Ebrahimi & Ebrahimi 2012).
3.2. Nghiên cứu trong nước
Trong nước cũng có một số nghiên cứu như nghiên cứu về tiến trình phát triển chủ đề trong
các đoạn văn tiếng Anh do sinh viên năm hai khoa tiếng Anh viết (Nguyen: 2020) đã chỉ ra
KPTCĐ đặc trưng của sinh viên khi viết tiếng Anh, các điểm yếu của sinh viên như sử
dụng New Theme, dùng quá nhiều Constant Theme, sử dụng Empty Theme và đưa ra chiến
lược cải thiện kỹ năng viết. Một nghiên cứu khác là nghiên cứu về chiến lược phát triển chủ
đề trong bài luận IELTS học thuật (Nguyen & Nguyen: 2018) đề xuất các chiến lược để
tăng tính liên kết cho bài viết IELTS bằng cách sử dụng đa dạng các KPTCĐ, áp dụng các
KPTCĐ thích hợp trong bài luận học thuật, ... Nhìn chung, trong nước khơng có nhiều
nghiên cứu về tiến trình phát triển chủ đề trong văn bản tiếng Anh và chưa có nghiên cứu
nào về tiến trình phát triển chủ đề trong thể loại thư hỏi hàng từ trước đến nay.
4. Tiến trình và phương pháp nghiên cứu
4.1. Thu thập dữ liệu
Thu thập 51 lá thư hỏi hàng ở 3 trình độ viết: cao (trên 9.0), trung bình (từ 8.0 - 8.9), thấp
(từ 7.0 - 7.9) và mỗi trình độ lấy 17 lá thư. Các lá thư trên do sinh viên khoa Tiếng Anh
Chuyên ngành trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng viết khi học môn Thư tín
thương mại.
4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này áp dụng các xác định đơn vị phân tích và cách phân tích KPTCĐ của
Nguyen (2018).
4.2.1. Xác định đơn vị phân tích
Trong nghiên cứu về Đề-Thuyết có nhiều cách xác định đơn vị phân tích nhưng trong đó
T-unit là kiểu đơn vị phân tích được dùng phổ biến hơn cả. T-unit được xác định bằng cách
11

lấy một mệnh đề đẳng lập là yếu tố chính và thêm vào các mệnh đề phụ thuộc đi kèm theo
nó (Hunt 1965: 21, Fries 1995: 318). Fries và Francis (1992: 6) cho rằng so với cách xác
định đơn vị phân tích theo từng mệnh đề riêng lẻ, phân tích theo đơn vị T-unit giúp ta dễ

thấy được tiến trình phát triển chủ đề ở một đoạn văn bản dài bởi vì một mệnh đề phụ thuộc
thường bị ràng buộc bởi mệnh đề đẳng lập và sẽ dễ hiểu hơn nếu ta phân tích một mệnh đề
đẳng lập đi kèm với mệnh đề phụ thuộc của nó. Bên cạnh đó, Herriman còn chỉ ra rằng sử
dụng T-unit cho phép người phân tích thấy được mệnh đề phụ thuộc đứng ở vị trí đầu tiên
thuộc về Đề hay ở vị trí sau thuộc về Thuyết. Do đó, bài nghiên cứu lấy T-unit làm đơn vị
phân tích.
4.2.2. Xác định Đề - Thuyết trong mỗi đơn vị phân tích.
Bài nghiên cứu sử dụng cách xác định Đề-Thuyết của Halliday (1994, 2004, 2014) và cách
xác định Đề - Thuyết ở các cấu trúc đặc biệt như đề đẳng thức, cấu trúc vị ngữ hoá theo
Eggins (2003), Halliday (2014) và Thompson (2014). Về phép ngoại suy (extraposition),
bài nghiên cứu sẽ theo lý thuyết của McCabe (1999) và Halliday (2014). Ví dụ như trong
câu “It is possible that she gets promoted.”, Đề là “It” mà không gồm cả tính từ như “It is
possible”. Với ẩn dụ ngữ pháp (grammatical metaphor) như “I think” trong câu “I think she
will get promoted”, bài nghiên cứu sẽ dựa theo lý thuyết của McCabe (1999) và Herriman
(2011) nghĩa là ở đây “I” sẽ được xem là Đề thay vì “I think”.
4.2.3. Xác định các KPTCĐ.
Trong bài nghiên cứu, Đề sẽ được chia thành hai loại: Đề tạo sự phát triển chủ đề và Đề
không tạo sự phát triển chủ đề (Herriman 2011, Wei 2015).Với Đề tạo sự phát triển chủ đề,
có ba kiểu là Constant Theme, Simple Linear, Split Theme, Split Rheme và Summative
Theme. Derived Theme được lược bỏ đi.Với Đề không tạo sự phát triển chủ đề, bài nghiên
cứu sẽ phân ra thành Grammatical Theme (ví dụ như “it”, “there”, các từ để hỏi bắt đầu
bằng “Wh”), Extralinguistic Theme (ví dụ như “I”, “we”, “you”), Metatextual Theme (ví
dụ như “this report”, “this section”), Generic Theme (ví dụ như các danh từ chỉ chung
“people”, “nothing”, “nobody”) (McCabe 1999) chứ không gộp chung thành Contextual
Theme (Herriman 2011 và Wei 2015). Bài nghiên cứu xem các trạng ngữ là các Temporal
Theme; các Gap Theme được xếp vào Back Theme (Herriman 2011).
Bảng 4.1 dưới đây sẽ tóm tắt các KPTCĐ và các Đề khơng tạo liên kết chủ đề (unmotivated
Themes hay cịn gọi là peripheral Themes) cùng với chữ viết tắt của chúng được sử dụng
khi phân tích dữ liệu.
12

Bảng 4.1. KPTCĐ và từ viết tắt
Kiểu Đề tạo tính liên kết chủ đề

Kiểu Đề khơng tạo tính liên kết chủ đề

Constant Theme

CT

Back Theme

Ba

Simple Linear

SL

Temporal Theme

Tem

Split Theme

ST

Grammatical Theme

Grm

Split Rheme

SR

Extralinguistic Theme

Ext

Summative Theme

Sum

Generic Theme

Gen

Metatextual Theme

Met

New Theme

New

4.2.4. Thống kê số lần sử dụng và xác định tần suất sử dụng mỗi KPTCĐ ở mỗi
trình độ viết thư.

5.

Kết quả nghiên cứu

Biểu đồ 5.1 dưới đây sẽ thể hiện và so sánh tần suất sử dụng các KPTCĐ (tính theo phần
trăm) giữa thư hỏi hàng ở trình độ thấp, ở trình độ trung bình và ở trình độ cao. Tỉ lệ phần
trăm các KPTCĐ trong thư hỏi hàng ở mỗi trình độ viết thư sẽ được tính bằng cách chia số
lượng KPTCĐ cho tổng số đơn vị T-unit ở từng trình độ viết thư rồi nhân với 100.
Biểu đồ 5.1 Tần suất sử dụng các KPTCĐ ở từng trình độ viết thư hỏi hàng
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

CT

SL

ST

SR

Sum

Ba

Tem

Grm

Ext

New

Gen

Met

Thư ở trình độ thấp

56

48

0

0

0

7

0

3

46

11

0

0

Thư ở trình độ trung bình

62

72

0

2

0

8

4

13

63

2

0

0

Thư ở trình độ cao

67

83

4

6

5

0

7

13

58

0

0

0

Thư ở trình độ thấp

Thư ở trình độ trung bình

13

Thư ở trình độ cao

Nhìn chung, có 3 KPTCĐ được sử dụng phổ biến ở thư hỏi hàng đó là Constant Theme,
Simple Linear Và Extralinguistic Theme. Tần suất sử dụng kiểu Extralinguistic là 46% ở
thư trình độ thấp; 63% ở thư trình độ trung bình và 58% ở thư trình độ cao. Kiểu Constant
Theme được sử dụng với tần suất cao nhất là 67% ở thư trình độ cao, 62% ở thư trình độ
trung bình và 56% ở thư trình độ thấp. Tương tự, kiểu Simple Linear được sử dụng với tần
suất cao nhất là 83% ở thư trình độ cao, 72% ở thư trình độ trung bình và 48% ở thư trình
độ thấp.
Các KPTCĐ khác như Split Theme, Split Rheme, Summative Theme, Temporal Theme,
Grammartical Theme, Back Theme, New Theme được sử dụng với tần suất thấp và Genetic
Theme, Metatextual Theme không được áp dụng trong thư hỏi hàng. Grammartical Theme
được sử dụng ở cả 3 trình độ viết thư với tần suất ở thư trình độ thấp, trung bình và cao lần
lượt là 3%; 13% và 13%. Kiểu Split Rheme và Temporal Theme xuất hiện ở thư trình độ
trung bình và cao với tần suất Split Rheme là 2% và tần suất Temporal Theme là 4% ở thư
trình độ trung bình, tần suất Split Rheme là 6% và tần suất Temporal Theme là 7% ở thư
trình độ thấp. Kiểu Split Theme và Summative Theme chỉ xuất hiện ở thư trình độ cao với
tần suất lần lượt là 4% và 5%. Ở thư trình độ thấp và trình độ trung bình, ta thấy có sự xuất
hiện của Back Theme và New Theme với tần xuất Back Theme ở thư trình độ thấp và trung
bình lần lượt là 8% và 7 % và tần xuất New Theme thư trình độ thấp và trung bình lần lượt
là ở 2% và 11% ở New Theme.
6.

Kết luận và đề xuất

6.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, các kết luận được rút ra như sau:
Thư hỏi hàng của sinh viên ở cả 3 trình độ thấp, trung bình và cao đều sử dụng
Extralinguistic Theme với tần suất cao là minh chứng cho đặc trưng điển hình của thể loại
thư hỏi hàng là thể hiện sự giao tiếp giữa người viết với người đọc để trao đổi và nhận thông
tin về sản phẩm, dịch vụ vì Extralinguistic Theme là các đại từ I, we, you và thể mệnh lệnh.
Bên cạnh đó, 2 KPTCĐ tạo liên kết cho văn bản được sử dụng phổ biến ở cả 3 mức độ viết
thư là Constant Theme và Simple Linear cho thấy tương tự như nhiều thể loại văn bản khác
nói chung, đây vẫn là 2 KPTCĐ được sử dụng nhiều vì dễ phát triển ý khi viết. Nhưng việc
sinh viên sử dụng quá nhiều và lạm dụng 2 KPTCĐ này trong khi viết thư hỏi hàng dẫn đến
hiệu quả diễn đạt trong thư viết chưa cao. Ở trình độ càng cao, sinh viên có ý thức sử dụng
đa dạng các KPTCĐ hơn nhưng tần suất của các KPTCĐ như Split Theme, Split Rheme,
14

Summative Rheme, Temporal Theme và Grammatical Theme không nhiều. Những KPTCĐ
khơng tạo tính liên kết cho văn bản như Back Theme, New Theme xuất hiện ở thư trình độ
thấp và trung bình cho thấy sinh viên ở trình độ này chưa ý thức được việc tránh sử dụng
các KPTCĐ không tạo tính liên kết cho văn bản.
Bài nghiên cứu cũng cho một số kết quả khá giống với những nghiên cứu trước của Ping
(2007), Wang (2010), Mellos (2011), Rakhman (2013), Belmonto và McCabe-Hidalgo
(1998), Carte-Thomas (1999), Herriman (2011), Hawes và Thomas (1997, 2012), Jalilifiar
(2010), Qian et.al (2007), Hu (2008), Chen (2010), Wei (2015), Wang (2007), Cheng (2002
trích từ Wei 2015: 12), Zang (2004 trích từ Wei 2015: 12), Oi (2015), Arunsirot (2013) khi
kết luận rằng Constant Theme được sử dụng chủ yếu; Split Theme, Split Rheme ít được sử
dụng và thường được áp dụng bởi người học có trình độ cao. Tương tự như kết quả nghiên
cứu trong nước của Nguyen (2020), điểm yếu của sinh viên học tiếng Anh là sử dụng New
Theme và dùng quá nhiều Constant Theme.

6.2.

Đề xuất

Từ kết quả và kết luận sau quá trình nghiên cứu, tác giả có những đề xuất như sau:
Trong q trình viết thư hỏi hàng, sinh viên cần áp dụng đa dạng các KPTCĐ mang lại
tính liên kết cho văn bản và hạn chế việc sử dụng quá nhiều một KPTCĐ để tăng hiệu quả
diễn đạt cho bài viết, giúp bài viết không bị nhàm chán. Đồng thời, sinh viên cũng cần có
ý thức trong việc tránh hoặc hạn chế sử dụng các kiểu Đề không tạo liên kết chủ đề như
Back Theme, New Theme.
Do giới hạn về thời gian và kiến thức, đối tượng của nghiên cứu này chỉ tập trung ở 51 lá
thư hỏi hàng. Để mang tính khái quát cao hơn và khách quan hơn cho quá trình nghiên cứu,
có thể tăng số lượng lá thư nghiên cứu. Bên cạnh đó, các tác giả khác có thể nghiên cứu về
các thể loại thư từ khác trong thư tín thương mại để có cái nhìn tồn diện hơn về tiến trình
phát triển chủ đề trong thư từ thương mại nói chung.

15

7. Danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Arunsirot, A. (2013), "An analysis of textual metafunction in Thai EFL students'
writing", Research on Youth and Language, 7(2), p. 160-174.
[2]. Bloor, T. & Bloor, M, (2013). The Functional Analysis of English 3rd Edition,
Abingdon, Routledge.
[3]. Carter-Thomas, S. (1999), "Thematic Networks and Text Type", ASp - La revue du
GERAS, 23(26), p. 139-148.
[4]. Dubois, B. (1987), "A reformulation of thematic progression typology", Text 7(2), p.
89-116.
[5]. Eggins, S. (2004), An introduction to systemic functional linguistic. London,
Continuum.

[6]. Fang, D., & Li, S. (2015), "Thematic Structure and Its Application to English Writing",
Proceedings of the 2015 International Conference on Education Reform and
Modern Management, p. 263-266.
[7]. Forey, G. (2002), Aspects of theme and their role in workplace texts, Unpublished Ph.D.
thesis, University of Glasgow.
[8]. Forey, G., & Thompson, G. (Eds.). (2008), Text type and Texture, London, Equinox.
[9]. Fried, P. (1995), "Themes, methods of development and Texts", On Subject and Theme:
From the Perspective of Functions in Discourse, edited by Hasan, R. & Fries, P. H.
Philadelphia: John Benjamins, p 317-359.
[10]. Fries, P., & Francis, G. (1992), "Exploring theme: Problems for research", Occasional
Papers in Systemic Linguitics 6, p 45-60.
[11]. Halliday, M.A.K. (2014), An introduction to functional grammar 4th edition, revised
by C. M. I. M. Matthiessen, New York, Routledge.
[12]. Hawes, T. (2015), "Thematic progression in the writing of students and professionals",
Ampersand 2, p 93-100.
[13]. Hawes, T., & Thomas, S. (1997), "Problems of Thematisation in Student Writing",
RELC Journal, 28(2), p 35-55.
i