Tham khảo thông tư hướng dẫn gây mê hồi sức năm 2024

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác gây mê - hồi sức, ngoài việc thực hiện các quy định tại Thông tư này, còn phải áp dụng các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Nghị định số 87/2011/NĐ- CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh

Mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT?

Căn cứ tại mẫu số 01/BV2 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 có dạng như sau:

Tham khảo thông tư hướng dẫn gây mê hồi sức năm 2024
Tải mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức: Tại đây

Tham khảo thông tư hướng dẫn gây mê hồi sức năm 2024

Mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT? (Hình từ Internet)

Việc phẫu thuật đối với người bệnh có cần sự đồng ý hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 có nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Việc thực hiện phương pháp vô cảm đòi hỏi bác sĩ gây mê hồi sức phải thiết kế quy trình, lên kế hoạch thực hiện phương pháp vô cảm chi tiết trước khi thực hiện ca phẫu thuật. Vậy quy trình gây mê được thực hiện như thế nào? Những lưu ý cần biết?

Tham khảo thông tư hướng dẫn gây mê hồi sức năm 2024

Phương pháp vô cảm là gì?

Phương pháp vô cảm là kỹ thuật sử dụng thuốc nhằm cắt đứt quá trình liên lạc giữa những dây thần kinh truyền thông tin cảm giác về hệ thần kinh trung ương để làm mất một phần hay toàn bộ cảm giác đau đớn của người bệnh để thực hiện ca mổ. Liều lượng thuốc có thể thay đổi tùy theo cân nặng, thể trạng, mức độ hấp thụ thuốc và các bệnh nội khoa đi kèm. (1)

Có 4 loại phương pháp vô cảm chính: gây tê cục bộ, gây tê vùng, gây mê toàn thân và an thần.

  • Gây tê cục bộ: làm tê liệt một khu vực nhỏ của cơ thể. Phương pháp này cho phép bệnh nhân tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật.
  • Gây tê vùng: giảm đau ở một khu vực lớn hơn trên cơ thể. Bệnh nhân có thể tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.
  • Gây mê toàn thân: phương pháp khiến bệnh nhân bất tỉnh, bất động, không thấy đau, không phản ứng với các kích thích phẫu thuật. Gây mê toàn thân được sử dụng cho những phẫu thuật lớn, có nguy cơ rối loạn huyết động ví dụ như phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, ngực, bụng,…
  • An thần: giúp bệnh nhân cảm thấy thư giãn, buồn ngủ, bớt lo âu.

Tùy thuộc vào quy trình và loại gây mê, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật này bằng các cách sau:

  • Gây mê phối hợp (hay gây mê cân bằng).
  • Gây mê qua đường hô hấp.
  • Gây mê tĩnh mạch toàn phần.
  • Gây mê mask thanh quản.
  • Gây mê tĩnh mạch.
  • Gây mê nội khí quản.

Những yếu tố sau đây có thể tăng nguy cơ biến chứng do gây mê:

  • Người lớn tuổi.
  • Đái tháo đường
  • Bệnh thận mạn
  • Tiền sử gia đình bị tăng thân nhiệt ác tính (dị ứng thuốc mê).
  • Người mắc bệnh tim, tăng huyết áp hoặc tiền căn đột quỵ.
  • Người mắc bệnh phổi, chẳng hạn như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
  • Béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI cao).
  • Động kinh hoặc rối loạn thần kinh.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Hút thuốc lá

Khi nào cần gây mê?

Gây mê được sử dụng khi thực hiện các ca phẫu thuật lớn, tiếp cận vùng phẫu thuật rộng, sâu hoặc được chỉ định đặc biệt từ bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê hồi sức,… Gây mê nhằm làm mất tạm thời ý thức, cảm giác, vận động, các phản xạ, bệnh nhân trong trường hợp này sẽ không cảm thấy đau. (2)

Tham khảo thông tư hướng dẫn gây mê hồi sức năm 2024
Gây mê được sử dụng khi thực hiện các ca phẫu thuật lớn, tiếp cận vùng phẫu thuật rộng, sâu.

Quy trình gây mê các bước thực hiện thế nào?

Quy trình gây mê được chia thành 4 giai đoạn: tiền mê, khởi mê, duy trì mê và tỉnh mê. Suốt ca phẫu thuật, bác sĩ gây mê chịu trách nhiệm về các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, duy trì độ gây mê thích hợp, giảm đau và xử lý những rối loạn huyết động, hô hấp… Những biến động sinh lý có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó người bệnh cần được theo dõi kỹ lưỡng và xử lý ngay lập tức để ngừa những biến chứng nguy hiểm.

1. Giai đoạn khám tiền mê

Giai đoạn thăm khám tiền gây mê diễn ra trước ca phẫu thuật, gồm việc lựa chọn phương pháp vô cảm, đánh giá tình trạng sức khỏe, kiểm tra tiền sử bệnh, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và người thân của họ. Từ đó đưa ra kế hoạch thực hiện phương pháp vô cảm phù hợp với từng trường hợp bệnh.

2. Giai đoạn khởi mê

Sau khi tiêm một lượng các thuốc giảm đau, thuốc mê, thuốc giãn cơ theo tình trạng từng người bệnh, nhằm tạo thuận lợi cho việc đặt ống nội khí quản, người bệnh chuyển trạng thái từ tỉnh sang mê. Ở giai đoạn này, sinh lý bệnh nhân hoàn toàn thay đổi, bác sĩ gây mê hồi sức phải đánh giá, theo dõi sát sao, dự phòng các biến động sinh lý như: huyết áp giảm, loạn nhịp tim, suy hô hấp. Đồng thời, kiểm soát lượng thuốc để tránh dùng quá liều, có thể gây mê sảng sau phẫu thuật, trụy tim mạch hoặc hô hấp.

3. Giai đoạn duy trì mê

Bệnh nhân rơi vào trạng thái mê, sẵn sàng cho ca phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ gây mê có thể xem xét dùng thuốc mê tĩnh mạch, thuốc mê hô hấp kèm giảm đau và giãn cơ… nhằm duy trì trạng thái mê đủ sâu cho người bệnh theo từng thời điểm phẫu thuật. Ở giai đoạn này, bác sĩ gây mê hồi sức chịu trách nhiệm duy trì trạng thái, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, gồm huyết áp, nồng độ oxy trong máu, mạch và nhịp tim. đồng thời, xử lý, phán đoán nhanh khi có những trường hợp khẩn cấp xảy ra.

4. Giai đoạn tỉnh mê

Đây là giai đoạn cuối của quá trình gây mê, bệnh nhân chuyển trạng thái từ mê sang tỉnh. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện rút ống nội khí quản hoặc các dụng cụ đường thở ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh táo dựa trên lâm sàng cũng như các máy móc hiện đại theo dõi, đồng thời theo dõi những biến động sinh lý trên cơ thể sau khi tỉnh mê.

Tác dụng phụ của thuốc gây mê

Bên cạnh gây tê, gây mê cũng được xem là phương pháp vô cảm giúp người bệnh giảm thiểu tối đa các cảm giác đau đớn. Song, gây mê cũng có một vài tác dụng phụ gồm:

  • Hạ thân nhiệt: người bệnh thấy ớn lạnh do nhiệt độ cơ thể thấp.
  • Khó tiểu.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Ngứa.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Đau, đỏ hoặc bầm tím tại chỗ tiêm.
  • Đau họng.
    Bài viết liên quan: 9 tác dụng phụ của thuốc gây mê và biện pháp giảm thiểu

Tham khảo thông tư hướng dẫn gây mê hồi sức năm 2024
Tùy loại phương pháp vô cảm, tình trạng vết mổ mà bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn để bệnh nhân sớm hồi phục.

Những lưu ý cần biết trước và sau khi gây mê

1. Trước khi gây mê

Trước khi gây mê, bệnh nhân cần tuân thủ những điều sau:

  • Nhịn ăn uống trong 6-8 giờ trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Không hút thuốc hoặc uống rượu.
  • Không dùng Viagra® hoặc các loại thuốc điều trị rối loạn cương dương khác ít nhất 24 giờ trước khi phẫu thuật.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang sử dụng 1 số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, hô hấp, nội tiết,…

2. Sau khi gây mê

Sau khi gây mê toàn thân, người bệnh nên:

  • Uống 1 ít nước lọc.
  • Hạn chế thức ăn ngọt, cay hoặc khó tiêu hóa.
  • Có thể ăn nhiều thức ăn nếu cơ thể đủ sức chịu đựng.
  • Trường hợp cảm thấy buồn nôn, hãy để bụng nghỉ ngơi trong 1 giờ.
  • Có người thân bên cạnh ít nhất 24 giờ sau khi phẫu thuật. Bởi, gây mê có thể ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và phản ứng của bệnh nhân với các kích thích bên ngoài.
  • Không lái xe hoặc làm việc trong 12 – 24 giờ sau khi xuất viện.
  • Uống thuốc theo toa của bác sĩ.
  • Không uống rượu trong 24 giờ sau khi xuất viện hoặc đang dùng thuốc giảm đau theo toa.

Những câu hỏi liên quan quá trình gây mê

1. Thuốc mê có tác dụng mấy tiếng?

12-24 tiếng! Hầu hết các tác dụng phụ gây mê chỉ mang tính tạm thời và sẽ biến mất trong vòng 24 tiếng hoặc có thể sớm hơn.

2. Gây mê sau bao lâu thì tỉnh?

Thường sau khoảng 30 phút khi kết thúc cuộc phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, nhận biết được xung quanh, nhưng thuốc gây mê còn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân từ 12-24 tiếng. Do đó người bệnh không nên vội quay lại làm việc hay lái xe, cần tuân thủ vận động theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để giúp cơ thể sớm hồi phục.

3. Sau gây mê nên làm gì cho mau hồi phục?

Tùy vào từng loại phương pháp vô cảm, tình trạng vết mổ mà bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn để bệnh nhân sớm hồi phục! Với những phẫu thuật chỉ cần gây tê cục bộ, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, minh mẫn, có thể không cần thời gian hồi phục.

Bệnh nhân có thể quay lại làm việc vận động nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn từ bác sĩ, đồng thời, ăn uống bình thường mà không cần kiêng khem. Trường hợp được gây mê toàn thân hoặc dùng thuốc an thần, những phẫu thuật lớn, tùy thuộc vào tình trạng vết mổ mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể:

  • Trường hợp không mổ trên đường tiêu hóa, người bệnh cần được ăn sớm, uống sữa hoặc nước đường, sau đó ăn loãng rồi dần chuyển sang ăn đặc để cơ thể bắt đầu hoạt động lại bình thường.
  • Trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa, dinh dưỡng có thể được bổ sung qua đường tĩnh mạch của người bệnh. Sau phẫu thuật, tùy tình trạng cuộc phẫu thuật, người bệnh có thể được khuyên ăn sớm để phục hồi nhu động ruột, tăng sức đề kháng cũng như mau lành vết thương.

Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang áp dụng nghiêm ngặt gây mê phẫu thuật an toàn theo chuẩn quốc tế. Với nền tảng nhân lực là đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị, máy móc được nhập khẩu từ các nước Âu – Mỹ như: máy gây mê tự động GE Aisys Cs2, máy siêu âm Sonosite M – Turbo C có chất lượng hình ảnh nổi bật, độ phân giải cao, máy theo dõi huyết động học Picco, giường phẫu thuật đa năng có thể mổ nhiều tư thế (nằm – quỳ – ngồi),… giúp đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật và hồi sức giai đoạn hậu phẫu.

Ngoài ra, khoa Gây mê hồi sức với hàng loạt phòng mổ chuẩn 5 sao, lọc khí Hepa… phục vụ cho tất cả các khoa ngoại như: Ngoại Thần Kinh, Ngoại Lồng ngực mạch máu, phẫu thuật Tim, Ngoại Tổng quát, Ung bướu, Ngoại Niệu, Tai mũi họng, Sản phụ khoa, Ngoại Nhi, Chấn thương Chỉnh hình, Hỗ trợ sinh sản – IVF,…cũng như các thủ thuật ngoài phòng phẫu thuật như nội soi tiêu hóa, nội soi phế quản, chụp CT/MRI dưới gây mê,..

Gây mê toàn thân có thể gây một số tác dụng phụ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ khỏi hẳn sau đó. Có nhiều phương pháp gây mê tùy từng trường hợp bệnh lý cũng như người bệnh do đó người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê hồi sức đánh giá đầy đủ, toàn diện trước khi phẫu thuật nhằm đảm bảo toàn bộ quy trình gây mê diễn ra an toàn, thuận lợi.