Tên giao dịch quốc tế của cảnh sát biển việt nam được luật cảnh sát biển việt nam quy định như thế nào

Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập ngày 28/8/1998 theo Quyết định số 1069/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Cục Cảnh sát biển (tiền thân của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam). Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền (Điều 3 Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018).

Với truyền thống “kiên quyết, dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”, mỗi bước đi của Cảnh sát biển Việt Nam đều gắn liền với nhiệm vụ cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Qua hơn 23 năm xây dựng và trưởng thành, Cảnh sát biển Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã hội, Nhân dân cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cũng như dư luận quốc tế tiến bộ, chuộng hòa bình quan tâm, ủng hộ.

Giới thiệu Cuộc thi tìm hiểu Luật cảnh sát biển

Nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho cơ quan, tổ chức, Nhân dân, cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang nhân dân trên phạm vi cả nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài; góp phần làm chuyển biến, nâng cao nhận thức xã hội trong thực hiện Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, Cuộc thi là một hoạt động thiết thực thuộc Đề án Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 22/8/2019; góp phần triển khai Luật Cảnh sát biển Việt Nam thống nhất, đồng bộ, sâu rộng, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Câu hỏi 1: Theo Luật Cảnh sát biển Việt Nam, ai là người có quyền quyết định sử dụng các biện pháp công tác Cảnh sát biển?

A. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Chỉ huy cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu hỏi 2: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định Cảnh sát biển Việt Nam có bao nhiêu chức năng?

A. 02 chức năng.

B. 03 chức năng.

C. 04 chức năng.

Câu hỏi 3: Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa mấy thông qua?

A. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII.

B. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV.

C. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XV.

Câu hỏi 4: Theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam không được ra lệnh dừng tàu, thuyền để kiểm tra, kiểm soát trong trường hợp nào dưới đây?

A. Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.

B. Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều sai.

Câu hỏi 5: Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để thực hiện những nhiệm vụ gì?

A. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển,

B. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.

Câu hỏi 6: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có nghĩa vụ, trách nhiệm nào dưới đây?

A. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.

B. Thường xuyên học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể lực.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.

Câu hỏi 7: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có bao nhiêu nghĩa vụ, trách nhiệm phải tuân thủ?

A. 05 nghĩa vụ, trách nhiệm.

B. 06 nghĩa vụ, trách nhiệm.

C. 07 nghĩa vụ, trách nhiệm.

Câu hỏi 8: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng mấy biện pháp công tác Cảnh sát biển?

A. 06 biện pháp.

B. 07 biện pháp.

C. 08 biện pháp.

Câu hỏi 9: Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?

A. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu hỏi 10: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cơ quan nào công bố, thông báo, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải đối với tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam?

A. Bộ Quốc phòng.

B. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu hỏi 11: Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có được sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng không?

A. Có.

B. Không.

Câu hỏi 12: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?

A. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Chủ tịch nước thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội; Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu hỏi 13: Khi hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam có phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam không?

A. Khi hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Khi hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ chỉ thị, mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.

Câu hỏi 14: Cảnh sát biển Việt Nam có quyền gì đối với người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong trường hợp khẩn cấp?

A. Trong trường hợp khẩn cấp, Cảnh sát biển Việt Nam được quyền huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

B. Trong trường hợp khẩn cấp, để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng Cảnh sát biển Việt Nam được đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.

Câu hỏi 15: Tên giao dịch quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?

A. Vietnam Marine Police.

B. Vietnam Border Guard.

C. Vietnam Coast Guard.

Đáp án tìm hiểu Luật cảnh sát biển tuần 3

Câu hỏi 1: Theo Luật Cảnh sát biển Việt Nam, ai là người có quyền quyết định sử dụng các biện pháp công tác Cảnh sát biển?

A. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Chỉ huy cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Naưm.

C. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu hỏi 2: Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định đầy đủ như thế nào?

A. Có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

B. Được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật khi có yêu cầu; có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

C. Được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật; có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 3: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định có mấy nhóm hành vi bị nghiêm cấm?

A. 5 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.

B. 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.

C. 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.

Câu hỏi 4: Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định là ngày nào?

A. Ngày 28 tháng 8 năm 1998.

B. Ngày 28 tháng 8 năm 2008.

C. Ngày 28 tháng 8 hằng năm.

Câu hỏi 5: Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, Cảnh sát biển Việt Nam phải thực hiện những quy định gì về dấu hiệu nhận biết?

A. Tàu thuyền, máy bay và các phương tiện khác của Cảnh sát biển Việt Nam phải có màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết.

B. Phải treo Quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.

Câu hỏi 6: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng mấy biện pháp công tác Cảnh sát biển?

A. 06 biện pháp.

B. 07 biện pháp.

C. 08 biện pháp.

Câu hỏi 7: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?

A. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Chủ tịch nước thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam; Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội; Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu hỏi 8: Khi hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam có phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam không?

A. Khi hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Khi hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ chỉ thị, mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.

Câu hỏi 9: Tổ chức, cá nhân được cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam huy động làm nhiệm vụ bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù như thế nào?

A. Được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Chỉ được hưởng chế độ, chính sách đối với tính mạng, sức khỏe của người được huy động.

C. Các trường hợp thiệt hại về tài sản sẽ được đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động xem xét, đánh giá và đề nghị Nhà nước đền bù một phần mức độ thiệt hại thực tế.

Câu hỏi 10: Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát biển Việt Nam nào dưới đây không được quy định trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?

A. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ.

B. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Công dân sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển, khu vực biên giới, hải đảo được ưu tiên, khuyến khích phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.

Đáp án tìm hiểu Luật cảnh sát biển tuần 2

Câu hỏi 1: Khi quyết định sử dụng biện pháp công tác Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phải chịu trách nhiệm như thế nào?

A. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.

B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.

C. Chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình.

Câu hỏi 2: Cấp nào có thẩm quyền quy định về màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết riêng của tàu thuyền, máy bay và các phương tiện khác của Cảnh sát biển Việt Nam?

A. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

B. Bộ Quốc phòng.

C. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu hỏi 3: Theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm nào dưới đây?

A. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện cho Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng quỹ đất tại địa phương để xây dựng trụ sở đóng quân, trú đậu tàu thuyền, kho tàng, bến bãi.

B. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam; thực hiện chính sách về nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.

Câu hỏi 4: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có bao nhiêu nghĩa vụ, trách nhiệm phải tuân thủ?

A. 05 nghĩa vụ, trách nhiệm.

B. 06 nghĩa vụ, trách nhiệm.

C. 07 nghĩa vụ, trách nhiệm.

Câu hỏi 5: Trách nhiệm phối hợp trong thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?

A. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.

B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự để phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.

C. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu hỏi 6: Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định kinh phí và cơ sở vật chất đảm bảo cho Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?

A. Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, đất đai, trụ sở, công trình cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Nhà nước ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Cả hai đáp án nêu trên đều đúng.

Câu hỏi 7: Hình thức hợp tác quốc tế nào dưới đây được quy định trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?

A. Trao đổi thông tin về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.

B. Tổ chức hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh, trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên biển.