Tên cơ quan chủ quản trực tiếp là gì

  • Người hỏi:  phương

    Email:  

    Ngày hỏi:  16-03-2020

    Câu hỏi:  
    Cho em biết cách ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành VB chính xác theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ: Cơ quan chủ quản là Sở TNMT tỉnh ĐN, Tên cơ quan phát hành văn bản là Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh ĐN.

    Ngày trả lời:  16-03-2020

    Trả lời:  

    Chào bạn Phương!

    Quy định thể thức, kỹ thuật trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản tại khoản 2, Mục II, Phần 1 của Phụ lục I - Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản ban hành kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. 

    Để ghi tên cơ quan ban hành văn bản chính xác, bạn cần căn cứ và ghi tên cơ quan đầy đủ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thành lập.

    Vì không có quyết định thành lập của cơ quan và bạn viết tắt tên tỉnh, chúng tôi ví dụ tên đơn hành chính cấp tỉnh của bạn là Đồng Nai (vì cần viết đầy đủ, không viết tắt tên cơ quan ban hành). Chúng tôi dự kiến có 02 trường hợp ghi tên cơ quan của bạn trên văn bản như sau:

    1, Trường hợp 1, " ... thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai":

    SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

    TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT

    2. Trường hợp 2: " ... thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai":

    SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

    TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH ĐỒNG NAI

  • Đơn vị chủ quan (hay cơ quan chủ quan) là một khái niệm được đề cập khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, khái niệm này còn lạ lẫm với nhiều người. Bài viết dưới đây của ACC sẽ đề cập đến vấn đề Đơn vị chủ quan là gì?

    đơn Vị Chủ Quản Là Gì

    1. Cơ quan chủ quản là gì?

    Chủ quản được hiểu là chỉ chủ thể có trách nhiệm chính trong việc quản lí trực tiếp công việc, tài sản, nhân lực… của một ngành, một đơn vị công tác, một lĩnh vực hoạt động, một loại công việc nào đó trong xã hội. Người hoặc cơ quan chủ quản có trách nhiệm và quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức đó.

    Cơ quan chủ quản là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc quản lí trực tiếp công việc, tài sản, nhân lực của một ngành, một đơn vị công tác, một lĩnh vực hoạt động, một loại công việc nào đó trong xã hội.

     Cơ quan chủ quản có trách nhiệm và quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức đó.

    2. Đặc điểm của cơ quan chủ quản là gì?

    Cơ quan chủ quản có các đặc điểm như sau:

    + Cơ quan chủ quản có trách nhiệm và quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức

    + Cơ quan chủ quản có trách nhiệm chính trong việc quản lí trực tiếp công việc, tài sản, nhân lực… của một ngành, một đơn vị công tác, một lĩnh vực hoạt động, một loại công việc nào đó trong xã hội.

    3. Câu hỏi thường gặp

    • Cơ quan chủ quản tiếng Anh là gì?

    Cơ quan chủ quản tiếng Anh là Governing body

    • Cơ quan chủ quan báo chí gồm những cơ quan nào?

    – Các cơ quan, tổ chức thành lập cơ quan báo chí:

    Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

    Các cơ quan trên thành lập cơ quan báo chí trong hoạt động chuyên môn của họ. Cho nên các cơ quan chủ quản thực hiện chính công việc chuyên môn này. Báo chí được tổ chức thực hiện bên cạnh công việc chính của các cơ quan nhà nước trên.

    – Các cơ sở thành lập tạp chí khoa học:

    Bao gồm các cơ sau:

    + Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;

    + Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;

    + Bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.

    Các cơ quan, cơ sở này có đủ quyền hạn được thành lập tạp chí khoa học. Khi đó các cơ quan chủ quản thực hiện chuyên môn và các nghiệp vụ báo chí cho các tổ chức này.

    • Quyền hạn của cơ quan chủ quản là gì?

    Các cơ quan chủ quản thực hiện nghiệp vụ, chuyên môn trong hoạt động báo chí. Theo đó cần xác định:

    + Xác định loại hình báo chí sẽ triển khai trong hoạt động chính của cơ quan. Xác định các tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như ý nghĩa thực hiện công việc. Xác định các nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;

    + Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí để quản lý, điều hành cơ quan. Việc bổ nhiệm được thực hiện sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn xác định trên trình tự, thủ tục quy định;

    + Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định. Thực hiện khi có căn cứ cũng như đủ điều kiện tiến hành miễn nhiệm, cách chức theo quy định. Đồng thời phải gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;

    + Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí. Nhằm đảm bảo việc duy trì, hoạt động của cơ quan. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật để thúc đẩy các việc làm có chất lượng, hiệu quả.

    Xem thêm:

    Doanh thu thuần là gì? – Luật ACC

    Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Đơn vị chủ quản là gì? Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

    Website: accgroup.vn