Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương bài 2

Biết giới thiệu trò chơi kéo co ở hai địa phương Hữu Trấp (Quế Võ Bắc Ninh) và Tĩnh Sơn dựa vào bài tập đọc Kéo co. Biết giới thiệu một vài trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.

Soạn Tiếng Việt lớp 4. Tiếng sáo diều Tuần 16 - SGK Tiếng Việt 4

Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yêu, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ờ nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co. thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

Câu 2 (trang 160 sgk Tiếng Việt 4) : Hãy giờ thiệu một trò chơi hoặc một mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, (Chú ý: Trong phần có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)

Trả lời:

Đề bài yêu cầu các em học sinh giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương mình.

Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muốn giới thiệu cùng các bạn biết.

Ví dụ: Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ.

Quê em ở Ninh Hòa, nơi có làng nghề truyền thống sản xuất đồ mỹ nghệ làm từ lá băng buông, dây chuối, tre nứa. Trong mười lăm năm nay, ngành thủ công mỹ nghệ quê em thực sự chuyển mình, phát triển rất mạnh trong đời sống nhân dân.

Khởi nguồn từ một hợp tác xã nhỏ, hợp tác xã Mỹ Nghệ Ninh Hòa đã làm được chuyện lớn. Nắm vững nguồn nguyên liệu từ cây lá rừng: lát băng buông, tre nứa, tàu lá chuối, bẹ chuối, hợp tác xã Mỹ Nghệ cử xã viên đến các cơ xưởng lớn trong và ngoài nước để nghiên cứu việc sản xuất đồ tiểu thủ công từ các nguyên liệu nói trên. Thế là: nón lát, giỏ lát, làn hoa, đệm...., làm từ các nguyên liệu lá ra đời và ngày càng được phát triển một cách tinh xảo, nghệ thuật.

Có khá nhiều gia đình xã viên giàu lên nhờ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Mọi người trong huyện đều đăng kí nhận nguyên liệu của hợp tác xã và gia công tại nhà ngoài nghề nghiệp chính của gia đình họ. Hợp tác xã đã đem lại cho người dân quê em một việc làm phụ ổn định, có thu nhập tốt, nâng cao đời sống hằng ngày.

Ngoài việc thêm thu nhập, nhờ nghề tiểu thủ công nghiệp mỹ nghệ, nghề phụ này là một môn học rèn luyện sự khéo léo, tính kiên trì sáng tạo của con người. Nó giáo dục cho người dân tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp, yêu lao động và yêu cuộc sống. Em rất thích ngắm nhìn đôi bàn tay của người dân quê em khi họ đan nón, thắt giỏ. Em tự hào quê em là một trong những nơi nổi tiếng sản xuất hàng mỹ nghệ.

* Bài tham khảo 2:

Quê em  thuộc một vùng đồng bằng chiêm trũng miền Trung nơi có nắng lắm mưa nhiều, lụt lội liên miên, quanh năm đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc. Vậy mà giờ đây cuộc sống đã khởi sắc thay da đổi thịt trên nhiều lĩnh vực.

Em còn nhớ cách đây hai năm lúc em còn là một học sinh lớp một. Ngôi trường mà chúng em học là một dãy nhà tranh vách đất, bàn ghế cũ nát. Thế mà giờ đây, cũng tại địa điểm ngôi trường cũ, hai dãy nhà ba tầng được kiến trúc theo chữ L mọc lên, khang trang, hiện đại. Bàn ghế hai chỗ ngồi bóng láng còn thơm mùi véc ni thay thế cho kiểu bàn năm chỗ ngồi. Sân trường được tráng xi măng phẳng lì với những hàng cây xanh mát rượi. Đường làng được mở rộng, nâng cấp, trải nhựa đen bóng. Đặc biệt là điện đã về làng, hai phần ba số hộ đã có ti vi, cát sét và khoảng một phần hai số hộ có xe gắn máy. Nhà em cũng có một chiếc xe Dream bố vừa mới mua cách nay hai tháng. Tối thứ bảy nào bố cũng chở mẹ và em đi dạo một vòng quanh đường làng. Em rất yêu làng quê mình. Cuộc sống quê hương em giờ đây không thua kém gì thành thị mà em được thấy trên ti vi.

* Bài tham khảo 3:

Khu phố của em thuộc phạm vi ngoại thành của thành phố. Trước kia nó thuộc vào một xã ven thị nhưng nay đã được chuyển thành phường. Con đường chính chạy dọc khu phố em đã được trải nhựa. Vỉa hè hai bên được lát gạch mới. Nhiều cây xanh được trồng đem lại cho đường phố vỏ tươi xanh, mát mẻ. Việc giữ gìn vệ sinh công cộng được đẩy mạnh nên đường phố luôn sạch đẹp. Những người lấn chiếm lòng đường và vỉa hè để buôn bán đều phải lui vào theo quy dịnh chung. Buổi tối, khi đèn chiếu ở hai bên hè phố bật lên, đèn của các nhà cũng đều tỏa sáng thì nhìn khu phố thấy đẹp đẽ lung linh.

>> Tham khảo thêm những bài Kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em khác ở đây.

--------------------HẾT------------------------

Sau khi hoàn thành xong nội dung bài Tập làm văn Luyện tập giới thiệu địa phương, các em có thể chuẩn bị trước nội dung bài học tuần 21 sắp tới như: Soạn bài tập đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, Soạn bài chính tả Nhớ- viết Chuyện cổ tích về loài người, Soạn bài Luyện từ và câu kể Ai thế nào?, Soạn bài tập đọc Bè xuôi sông La.