Tâm lý của học sinh trung học phổ thông trước sự lựa chọn nghề nghiệp

1.4 Cơ sở tâm lý học đối với việc định hƣớng nghề nghiệp của học sinhtrung học phổ thông.1.4.1 Những đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của học sinh THPTLứa tuổi học sinh THPT là những em học sinh đang học trung học phổthông có độ tuổi từ 13- 15 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng bởiđang là giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện các cấu trúc tâm lý, các phẩm chấtnhân cách và thể chất chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống xã hội với tưcách là một người trưởng thành. Và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp cũng làmột bước chuẩn bị quan trọng cho tương lai sau này của các em. Đặc điểm về sự phát triển thể chấtTuổi học sinh trung học phổ thông là thời kỳ đạt được sự trưởng thành vềmặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hàihòa, cân đối. Ở tuổi đầu thanh niên, học sinh THPT vẫn còn tính dễ bị kích thíchvà sự biểu hiện giống như ở lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích ởtuổi thanh niên không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như lứa tuổi thiếu niênmà nó còn do cách sống của cá nhân ở độ tuổi này như: hút thuốc lá, không cânbằng giữa học tập, lao động, vui chơi giải trí. Nhìn chung lứa tuổi học sinhTHPT có sức khỏe và sức chịu đựng rất tốt. Sự phát triển của thể chất ở lứa tuổinày sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và nhân cách cũng như ảnh hưởng tớinhững lựa chọn khác trong cuộc sống như sự định hướng việc làm của các emsau này. Đặc điểm học tậpCác em học sinh THPT đã ý thức được tầm quan trọng của giai đoạn này.Đó là giai đoạn mà các em phải đứng trước nhiều cơ hội, nhiều thách thức vàviệc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai cũng là một thách thức lớntrên con đường cuộc đời lâu dài phía trước của các em. Do đã ý thức được tầmquan trọng này nên các em học sinh THPT có ý thức học tập cao hơn đối với cácmôn học. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh31 hướng nghề nghiệp. Cuối bậc THPT (lớp 12) thì hầu hết các em học sinh THPTđã xác định cho mình một hứng thú ổn định với một môn học nào đó. Và hứngthú này có liên quan mật thiết đối với việc lựa chọn ngành nghề của các em. Họcsinh PTTH rất quan tâm đến động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn) của môn họcđối với cá nhân các em và nó sẽ liên quan đến ngành nghề mà các em sẽ chọn.Sau đó là động cơ nhận thức, là ý nghĩa xã hội của môn học rồi mới đến các cơcụ thể khác...Tuy nhiên trong giai đoạn này học sinh THPT thường có một nhược điểmđó là các em sẽ rất tích cực đầu tư vào các môn học mà các em cho là quan trọngđối với ngành nghề mình đã chọn. Còn các môn khác các em sẽ ít đầu tư thờigian hơn, việc học các môn phụ, các môn mà các em sẽ không phải thi tốtnghiệp, thi đại học thì việc học sẽ trở lên chểnh mảng, lơ là, học qua loa đại kháiđể trả bài trên lớp. Chính tâm lý này của các em đã dẫn đến việc học lệch, học tủ,học chỉ vì mục đích thi cử. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệDo cấu trúc và chức năng của não bộ phát triển cùng với sự phát triển củacác quá trình nhận thức và hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của các em cósự thay đổi quan trọng. Các em học sinh THPT có khả năng tư duy logic, tư duylý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Những đặc điểm trên sẽtạo điều kiện để các em thực hiện các phép toán học phức tạp, phân tích nội dungcơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm bắt được mối quan hệ nhân quả trong tựnhiên và xã hội. Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan. Năng lực là vậy nhưngkhông phải học sinh nào cũng phát huy được hết năng lực độc lập suy nghĩ củabản thân. Vì vậy dẫn đến nhiều quyết định mơ hồ, theo cảm tính. Điều này sẽdẫn đến nhiều quyết định sai lầm khi lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Tuynhiên nếu có một sự tác động khoa học, một sự định hướng đúng đắn của giađình, nhà trường, các nhà hướng nghiệp thì các em sẽ trở về đúng quỹ đạo và sẽlựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp.32  Sự hình thành thế giới quanLứa tuổi học sinh THPT cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giớiquan. Đó là hệ thống các quan điểm về xã hội, về tự nhiên, các nguyên tắc vàquy tắc về ứng xử... Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan đó là sự pháttriển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhấtcủa vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và sự tồn tại của loàingười. Các em sẽ phải xây dựng các quan điểm riêng trong các lĩnh vực khoahọc, đối với các vấn đề xã hội, với các tư tưởng về chính trị, đạo đức, văn hóa...Và có thể khẳng định chính nội dung của các môn học ở THPT sẽ giúp các emxây dựng được thế giới quan tích cực về tự nhiên và xã hội.Và cũng chính ở giai đoạn này học sinh THPT sẽ dành nhiều sự quan tâmđến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử,quan hệ giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội, vấn đề giữa vai trò vàquyền lợi, quyền lợi nghĩa vụ và tình cảm... Tất cả những điều ấy chiếm một vịtrí trung tâm trong suy nghĩ của học sinh THPT. Ở phần lớn học sinh trung họcphổ thông là như vậy tuy nhiên cũng có một bộ phận học sinh do bị ảnh hưởngxấu, bị tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, của cơ chế hộinhập giao thoa về văn hóa... cho nên các em sẽ có lối sống không lành mạnh, ănchơi, lêu lổng, thích hưởng thụ, sống dễ dãi buông thả bản thân. Đây là nhữngem học sinh chưa hình thành cho mình một thế giới quan khoa học và đúng đắn. Đời sống tình cảmĐời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông rất phong phú vàmuôn màu. Ở lứa tuổi này nhu cầu tình bạn tăng lên rõ rệt và sâu sắc hơn ở giaiđoạn trước. Các em có những yêu cầu cao hơn trong tình bạn như phải chânthành, đáng tin, là người dễ cảm thông và biết lắng nghe chia sẻ. Tình bạn củahọc sinh trung học phổ thông là rất đẹp, rất trong sáng và bền vững. Tình bạnnày có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Ở lứa tuổi 15, 16 cácem cả nam và nữ đều coi tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất của con người.33 Bên cạnh tính bền vững thì tình bạn của các em còn mang tính xúc cảm cao.Thanh niên thường lý tưởng hóa tình bạn, các em nghĩ về bạn thường với điềumình mong muốn ở bạn bè hơn là thực tế. Sự quyến luyến mạnh mẽ về mặt cảmxúc khiến cho các em ít nhận thấy những đặc điểm thực tế ở bạn. Một điều cũngcần chú ý đó là ở thanh niên mới lớn, quan hệ giữa thanh niên nam nữ tích cựchóa một cách rõ rệt. Phạm vi quan hệ được mở rộng. Bên cạnh các nhóm thuầnnhất có khá nhiều nhóm pha trộn (cả nam và nữ). Và ở giai đoạn này các em đãđể ý hơn đến bản thân, đã bắt đầu chăm chút đến vẻ bề ngoài để cho mình thậtthu hút, thật nổi bật. Do vậy nhu cầu về tình bạn khác giới được tăng cường. Vàở một số em đã xuất hiện những lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ. Xuất hiện nhucầu chân chính về tình yêu. Tình yêu nam nữ là một loại tình cảm rất tự nhiên vàbắt đầu xuất hiện ở độ tuổi này.1.4.2 Những nhu cầu, hứng thú, năng lực của học sinh THPT Nhu cầuNhu cầu là một trạng thái tâm lý đòi hỏi con người cần được thỏa mãn,nếu không thì bản thân sẽ khó chịu, bức bối, căng thẳng. Thường thì sẽ chia rathành hai loại đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu tinh thần làcơ sở của xu hướng nghề nghiệp của nhân cách. Sự thỏa mãn nhu cầu tinh thầnlà cơ sở của xu hướng nghề nghiệp của nhân cách. Sự thỏa mãn nhu cầu tinhthần như nhu cầu tự quyết định nghề nghiệp và tự khẳng định nghề được diễn ratrong quá trình hoạt động thực tiễn của con người.Nhờ được lĩnh hội các thông tin đa dạng về nghề nghiệp cho nên học sinhTHPT mới nảy sinh những mối quan tâm đến các giá trị của hoạt động nghềnghiệp. Sự quan tâm đó được nuôi dưỡng, phát triển thành những hứng thú củanhân cách, thúc đẩy sự hình thành và phát triển xu hướng nghề nghiệp của nhâncách. Như vậy sự đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân cách có tác dụng nâng caotính tích cực của nhân cách trong quá trình tự xác định nghề nghiệp.34  Hứng thúLà thái độ lựa chọn, mang màu sắc cảm xúc của nhân cách đối với các sựvật, hiện tượng diễn ra kèm theo với mong muốn hiểu rõ và chiếm lĩnh chúng.Hứng thú nghề nghiệp được xem là hứng thú đối với dạng hoạt động lao động nghềnghiệp được ưa thích hơn. Hứng thú học tập nhất là hứng thú với môn học thườngcó mối liên hệ chặt chẽ đối với việc lựa chọn nghề. Thông thường những em họcsinh yêu môn Toán học, Vật lý, Hóa học sẽ lựa chọn cho mình những nghề về kinhtế, kỹ thuật. Còn những em yêu thích môn Văn, Sử, Địa sẽ theo những ngành về sưphạm, về xã hội. Vì vậy khi chọn nghề học sinh cần phải suy nghĩ thật kỹ xem nghềđó có liên quan gì đến hứng thú học tập của bản thân không? Năng lựcNăng lực là một tập hợp các đặc điểm tâm sinh lý của nhân cách cần thiếtđể thực hiện thành công một hoạt động nào đó. Đồng thời đó là những đặc điểmtâm lý mà sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo phụ thuộc vào năng lực cũngnhư năng lực còn được biểu hiện ở độ nhanh, độ sâu sắc và độ chắc chắn củaviệc nắm giữ các biện pháp và cách thức hoạt động.Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý vàsinh lý của con người với những yêu cầu do nghề đặt ra. Năng lực nghề nghiệpkhông phải là cái có sẵn, không phải là bẩm sinh. Vì nó được hình thành và pháttriển qua hoạt động thực tiễn con người học tập và lao động.Năng lực có thể chia thành hai loại: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt độngkhác nhau, chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, trí lực (quan sát, trí nhớ, tưduy, ngôn ngữ...) là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạtđộng có hiệu quả. Năng lực chuyên biệt: Là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệtcó tính chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyênbiệt với kết quả cao.35 1.5 Một số nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong lựa chọn nghề nghiệp củahọc sinh THPTHọc sinh THPT là lứa tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời,khác với học sinh THCS ở chỗ học sinh THPT đã có sự chuẩn bị về tâm thế nêncác em sẽ chín chắn hơn trong việc lựa chọn cho mình con đường đi phía trước.Tuy nhiên trên thực tế việc lựa chọn nghề không hề dễ dàng bởi nghề nghiệptrong xã hội rất phong phú, nghề nào cũng có vai trò và ý nghĩa nghề nghiệpnhất định. Hơn nữa mỗi nghề nghiệp sẽ có những đặc điểm và tính chất đặc thùriêng mà không phải người nào cũng đáp ứng được. Bên cạnh đó học sinh THPTcòn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan đến việc lựa chọnnghề của các em. Vì vậy câu hỏi luôn đặt ra với các em đó là tôi sẽ phải làm gìsau khi tốt nghiệp THPT? Tôi phải chọn nghề gì? Nghề nghiệp nào sẽ phù hợpvới tôi? Đây là những câu hỏi xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và nó rất thiết thựcđối với học sinh THPT.Theo E. A Klimốp thì có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự lựa chọn nghềnghiệp không phù hợp của học sinh THPT.- Thứ nhất: Do cá nhân học sinh có thái độ không đúng đắn với các tìnhhuống khác nhau của việc lựa chọn nghề. Những thành kiến và tiếng tăm nghềnghiệp do sự ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của những người khuyên bảo, sựyêu thích nghề... mới chỉ là vẻ bề ngoài, cảm tính. Cá nhân chưa thực sự hiểunghề đó.- Thứ hai: Cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó cóthể do sự bất đồng môn học nghề, không thể hiểu được hết năng lực của bảnthân, không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cánhân, không hiểu được đặc điểm và yêu cầu của nghề đòi hỏi với người laođộng, thao tác và trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề lựa chọn nghề.[23].Theo GS.TS Phạm Tất Dong thì có hai loại nguyên nhân dẫn đến việcchọn nghề (không tính đến những dấu hiệu sự sự phù hợp nghề). Loại nguyên36