Tại sao uống thuốc ngủ lại chết

Ngày nay, số người rơi vào tình trạng mất ngủ do áp lực công việc ngày càng tăng. Thay vì có chế độ sinh hoạt khoa học, họ lại lạm dụng thuốc ngủ như một biện pháp hữu hiệu cho giấc ngủ của mình.

Sử dụng nhiều nên thành thói quen

Chị Thu Hà (37 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội), kế toán trưởng của một cơ quan nhà nước, chia sẻ công việc của chị rất bận rộn, nhất là vào những dịp cuối kì, cuối năm hoặc những đợt kiểm tra thanh quyết toán… Do vậy, chị thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Nhiều hôm chị phải làm thâu đêm đến lúc mệt quá muốn đi ngủ thì lại không ngủ được do quá giấc. Không ngủ được nhưng cũng không thể thức mãi, chị Thu Hà quyết định uống thuốc để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thuốc chị thấy sức khỏe mình càng mệt mỏi, đầu đau, tinh thần không được minh mẫn… Chị đi khám được bác sĩ cho biết chị quá lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài nên bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bác sĩ khuyên chị dừng uống thuốc mà thay vào đó là có chế độ sinh hoạt phù hợp.

Chị Nguyễn Thị Lan (Đống Đa, Hà Nội) cũng trong tình trạng mất ngủ triền miên hơn một năm nay. Theo lời chị kể thì từ khi gia đình chị có biến cố, chị luôn cảm thấy tinh thần mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt. Cố gắng lắm chị chợp mắt được một chút. Thấy chị không hay ngủ được, con gái chị đã mua thuốc an thần có tác dụng gây buồn ngủ cho chị uống mỗi tối. Nhưng sau khoảng thời gian dài dùng thuốc chị cảm thấy người mệt mỏi hơn, thậm chí nhiều lúc choáng váng, sức khỏe giảm sút…

Theo BS Phạm Văn Hậu, Bệnh viện 103 cho biết, thuốc ngủ là thuốc có tác dụng an thần giải lo khi dùng liều thấp và gây ngủ nếu dùng liều cao hơn. Tuy nhiên, cần chọn loại thuốc thích hợp với từng đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ, người bị trầm cảm, mất ngủ… không nên tự ý dùng thuốc ngủ mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu như quá làm dụng vào thuốc ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh bởi thuốc ngủ có chức năng như một chất gây nghiện. Một khi đã “nghiện” thuốc, bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung.

Bình thường nếu chúng ta chỉ mất ngủ 1-2 đêm, việc uống thuốc ngủ có thể giải quyết tốt tình trạng này. Khi bị sang chấn tinh thần nặng nề hoặc căng thẳng, thuốc ngủ có thể thích hợp trong một thời gian ngắn nhằm giúp chúng ta vượt qua stress và tránh các hậu quả về tâm lý sau một đêm không ngủ. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không phải là giải pháp thích hợp để điều chỉnh các rối loạn của giấc ngủ hoặc chữa trị mất ngủ lâu dài.

Tại sao uống thuốc ngủ lại chết

Ngày nay, số người rơi vào tình trạng mất ngủ do áp lực công việc ngày càng tăng. Ảnh minh họa

Chứng mất ngủ cần phải điều trị thích hợp

Theo một nghiên cứu mới của Cục Lạm dụng chất và Dịch vụ sức khỏe tinh thần, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ thì số lượng bệnh nhân đi cấp cứu vì quá liều zolpidem - một thành phần hoạt tính có trong một số loại thuốc ngủ kê đơn ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi từ giữa năm 2005 tới năm 2010. Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện. Theo bác sĩ Carl Bazil ở ĐH Colmbia, đúng là thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để giải quyết những rối loạn giấc ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.

Bác sĩ Hậu cho rằng, thuốc ngủ chỉ có tác dụng tạm thời chứ không chữa được bệnh mất ngủ. Trên thị trường có nhiều loại thuốc ngủ nhưng không có một loại thuốc an thần nào cũng đều tốt cho tất cả các bệnh nhân mất ngủ, không phải ai mất ngủ cũng phải uống thuốc ngủ mới ngủ ngon. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân mất ngủ rất quan trọng trong điều trị chứng mất ngủ.

Bác sĩ Hậu cũng cho biết thêm bản chất thuốc ngủ tồn tại trong cơ thể lâu hơn nhiều so với thời gian gây ngủ. Nó được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận vì vậy, nếu chức năng gan, thận càng suy yếu, thuốc ngủ sẽ tồn tại trong cơ thể càng lâu. Đó là lý do tại sao người cao tuổi hoặc người mắc bệnh gan, thận nên hạn chế dùng loại thuốc này.

Ngoài ra với trẻ trẻ em và phụ nữ có thai không nên dùng thuốc ngủ, không uống thuốc ngủ sau khi uống rượu.

Đối với những người bị bệnh đường hô hấp cũng không nên dùng thuốc ngủ vì nó ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng thở ở não. trước khi sử dụng thuốc ngủ nhất định phải nói rõ cho bác sĩ về tình trạng cơ thể, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện tăng liều lượng.

Những người lái xe đường dài hoặc có các hoạt động căng thẳng về thần kinh không nên dùng thuốc ngủ.

Khi bị bệnh mất ngủ tuyệt đối không nên để tivi, máy tính và máy nghe nhạc trong phòng ngủ gây ra tiếng ồn làm bạn càng mất ngủ. Tốt nhất cố gắng ngủ đúng giờ.

Tập luyện thể dục thể thao là một trong những phương pháp chống stress hiệu quả sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng mất ngủ.

Tốt nhất khi bạn bị chứng mất ngủ kéo dài tốt nhất đi khám bác sĩ có phương pháp điều trị đúng bệnh.
Nguồn http://suckhoedoisong.vn

Ngày nay, chúng ta thường có một cuộc sống với vô vàn áp lực từ nhiều nơi như công việc, gia đình… Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ do đó nhiều người đã tìm đến thuốc ngủ như là một “chiếc phao cứu sinh”. Song, uống thuốc ngủ quá liều do lạm dụng thuốc hoặc nghiện có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vậy chúng ta phải sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều ra sao?

Thuốc ngủ tác dụng thế nào?

Có rất nhiều phương án để chữa mất ngủ kéo dài. Thay đổi để lựa chọn thói quen sinh hoạt tốt và chế độ ăn uống lành mạnh có thể khắc phục nhiều trường hợp mất ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc ngủ có tác dụng hiệu quả giúp:

  • Rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ.

  • Tăng thời gian ngủ.

  • Giảm số lần một người thức dậy.

  • Có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Thuốc ngủ hiện nay có rất nhiều loại. Thông thường, sẽ chia ra làm 2 nhóm là nhóm có tác dụng kéo dài như mephobarbital và gardenal hoặc nhóm có tác dụng ngắn như amobarbital và pentobarbital. 

Các bác sĩ thường không khuyến khích dùng thuốc ngủ trong hơn 2 đến 3 tuần, vì chúng có thể hình thành thói quen và dẫn tới tình trạng nghiện thuốc vô cùng nguy hiểm. Liều lượng và thời gian uống thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán, tiền sử bệnh và tình trạng hiện tại của bạn.

Tại sao uống thuốc ngủ lại chết
Sử dụng thuốc luôn là con dao hai lưỡi, cần biết dùng đúng cách để mang lại hiệu quả

Khi nào được coi là uống thuốc ngủ quá liều?

Chúng ta sử dụng thuốc ngủ mục đích dễ dàng có một giấc ngủ chất lượng sau những ngày dài căng thẳng. Chính vì cảm giác thoải mái dễ chịu này khiến người bệnh thường có xu hướng lạm dụng thuốc ngủ. Khi không kiểm soát được bản thân có thể dẫn tới tình trạng uống thuốc ngủ quá liều. Uống thuốc ngủ quá liều là tình trạng sử dụng thuốc nhiều lần, lặp đi lặp lại hoặc uống với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. Mức độ nghiêm trọng trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ phụ thuộc vào thành phần, liều lượng của thuốc cũng như tình trạng thể chất và tiền sử dùng thuốc của người đó.

Triệu chứng người uống thuốc ngủ quá liều

Người uống thuốc ngủ quá liều có những triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào liều lượng, thành phần thuốc cũng như tình trạng thể chất của người đó.

Trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nhẹ, người bệnh sẽ có những triệu chứng: 

  • Rơi vào trạng thái ngủ say.

  • Mạch đập đều, hơi thở ổn định.

  • Gân và đồng tử phản xạ bình thường, có thể giảm nhẹ.

Những tình trạng này đối với người bình thường có thể sẽ không nguy hiểm, cơ thể sẽ cân bằng lại sau một khoảng thời gian.

Trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng nhưng còn ý thức, người bệnh sẽ có những triệu chứng như mắt mờ, ù tai, khó thở, đau bụng, nôn mửa… Còn đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu, họ sẽ có những triệu chứng phổ biến sau:

  • Thở khò khè, tắc thở. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do bệnh nhân bị tụt lưỡi, kèm theo ứ đọng đờm dãi, hôn mê nên mất phản xạ ho khạc, đường thở bị tắc lại và không thể thực hiện chức năng thông khí. 

  • Huyết áp giảm. Do thuốc ngủ làm tê liệt hệ thần kinh trung ương nên sẽ thúc đẩy tăng tính thấm của thành mạch máu và làm hạ huyết áp. Những trường hợp này là biểu hiện nặng và thường kèm theo cả biểu hiện mất nước. 

  • Nhiệt độ cơ thể bất thường: Sốt cao hoặc giảm thân nhiệt, vã mồ hôi.

  • Phản xạ gân và cơ giảm mạnh có thể mất trong một số trường hợp, biểu hiện là các chi mềm nhũn.  Nếu có tình trạng thiếu oxy tổ chức sẽ thây biểu hiện co cứng. 

  • Uống thuốc ngủ quá liều gây tình trạng hôn mê sâu.

Dù là trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng hay nhẹ, cần lập tức có những hành động sơ cứu kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

Tại sao uống thuốc ngủ lại chết
Người uống thuốc ngủ sẽ rơi vào trạng thái yên tĩnh

Sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều

Khi thấy người có những dấu hiệu và triệu chứng trên kèm theo tình trạng sử dụng thuốc ngủ, chúng ta có thể nghĩ tới trường hợp ngộ độc thuốc ngủ. Khi đó, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng ý thức của người bệnh. Để bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng tránh dặc đờm dãi vào phổi. Lập tức gọi sự trợ giúp từ những người xung quanh, đặc biệt cần gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. 

  • Bước 2: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của người bị ngộ độc bao gồm khả năng hô hấp và chức năng tuần hoàn. Nếu chức năng sinh tồn kém, cần hỗ trợ chức năng sống bằng kĩ thuật CPR (hồi sức tim phổi). Đối với trường hợp dấu hiệu sinh tồn ổn định, hãy đưa người bệnh ra một nơi an toàn và thoải mái.

  • Bước 3: Tiếp tục theo dõi dấu hiệu sinh tồn và hỗ trợ nếu cần thiết cho đến khi có nhân viên y tế tới.

Tại sao uống thuốc ngủ lại chết
Hướng dẫn sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều

Một số lưu ý khi sơ cứu người uống thuốc ngủ bạn nên biết

  • Khi người bệnh còn ý thức, nhanh chóng thu thập thông tin từ người bệnh: Họ đã uống thuốc gì, thời gian uống, liều lượng uống cũng như tình trạng bất thường mà họ cảm nhận được.

  • Tuyệt đối không cố gắng gây nôn cho người bệnh trừ khi nhân viên y tế chỉ định qua điện thoại. Việc gây nôn không an toàn có thể dẫn đến những trường hợp sặc chất nôn và nghẹt thở. Nếu được chỉ định gây nôn, giữ lại chất nôn để cơ sở y tế có những biện pháp xác định và chẩn đoán để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

  • Giữ lại bao bì, đơn thuốc của người bệnh để trình bày lại với bác sĩ.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc ngủ

Việc lạm dụng thuốc ngủ là vô cùng nguy hiểm do đó chúng ta cần biết các cách để phòng ngừa tình trạng uống quá liều thuốc:

  • Tham khảo áp dụng các cách chữa mất ngủ không dùng thuốc như dùng thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ.

  • Cất thuốc ngủ đúng chỗ tránh xa tầm tay của trẻ con.

  • Chỉ uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ, trình bày rõ tiền sử thuốc cùng như tình trạng mất ngủ.

  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc, cẩn thận với các tác dụng phụ của thuốc ngủ. Sử dụng thuốc ngủ đúng thời gian, liều lượng. 

  • Không di chuyển sau khi dùng thuốc ngủ.

  • Không uống thuốc ngủ với các chất kích thích.

  • Không dừng uống thuốc ngủ đột ngột.

Nói chung, điều quan trọng để cải thiện tình trạng mất ngủ đó là thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cần biết cách giảm tải áp lực tâm lý cho bản thân và thuốc hoàn toàn không phải là lựa chọn được ưu tiên. Nhà Thuốc Long Châu hi vọng bài viết trên đây đã mang lại thông tin hữu ích cho quý độc giả về cách sơ cứu người uống thuốc ngủ!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp