Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

> Những cái chết oan khiên

Có lẽ bị cuốn hút vì màu hoa đỏ đẹp đến nao lòng của cây trúc đào mà người dân cả nước đã quên đi đây là một loại cây cực độc.

Đẹp và độc

Tại TPHCM, cây trúc đào đã đứng đầu trong danh mục các loại cây cực độc mà UBNDTP cấm trồng. Tuy nhiên, thực tế cây trúc đào đang được trồng tại khá nhiều nơi tại các trung tâm các quận mới: Quận 2, quận 9 và Thủ Đức...

Đặc biệt, trên dải phân cách dọc xa lộ Hà Nội và dải phân cách dọc Quốc lộ 1A hướng từ trung tâm Sài Gòn ra quận Thủ Đức vẫn còn tồn tại nhiều cây này. Tại giao lộ Nguyễn Xí - Quốc lộ 13, quận Bình Thạnh, TPHCM, nhiều cây trúc đào đang nở hoa đỏ rực, trời nắng nóng nên nhiều người đi đường tranh thủ nép dưới tán cây vừa cho mát, vừa được nhìn hoa đẹp.

Theo tài liệu khoa học, trẻ em chỉ cần ăn phải một lá cây trúc đào có thể dẫn tới tử vong.

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Người dân vẫn thản nhiên bẻ hoa trúc đào.

BS Nguyễn Thị Anh Đào, Bệnh viện ĐHY dược TPHCM cho biết: Khoa Cấp cứu của bệnh viện này cũng đã cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào. Tuy nhiên, do các trường hợp đều chuyển đến kịp thời nên hậu quả không nghiêm trọng.

Theo Y hoc, mọi phần trên cây trúc đào đều độc. Không cần phải dính mủ trúc đào mà chỉ cần vô tình hít phải khói từ cây trúc đào bị đốt cũng gây ra vấn đề. Rắc rối cũng xảy ra khi sử dụng cành cây để xỉa răng hoặc uống nguồn nước mà các bông hoa đã rụng xuống... Ngộ độc và các phản ứng đối với trúc đào rất là nhanh, đòi hỏi phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi nghi ngờ ( hoặc đã biết) là ngộ độc trúc đào ở cả người lẫn động vật.

Lương y Đinh Công Bảy, tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM cho hay: Cây trúc đào, đào lê, tên khoa học Nerium Oleander L, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Trong các bộ phận cảu cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng ngà rồi hóa lục. Trong nhựa này có các glucosid độc, chủ yếu là oleandrin (còn gọi là neriolin) với tỷ lệ 0,7 - 1 phần nghìn. Đây là chất có tác dụng mạnh đối với tim, nếu dùng đúng liều quy định thì có tác dụng trợ tim, nếu dùng quá liều thì sẽ ngộ độc. Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng: Nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Không ai cảnh báo

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này có một thực tế đáng ngạc nhiên là người dân rất vô tư với những bụi cây trúc đào được trồng mọi nơi. Tại công viên dưới chân cầu Sài Gòn quận Bình Thạnh, chị tên Phạm Quỳnh Mai Loan 36 tuổi, thản nhiên bẻ hoa tặng cho con. Hỏi chị Loan có biết đây là loài hoa cực độc và đang đưa chất độc cho con mình không? Chị Loan hồn nhiên:"Mấy anh nói sao ấy chứ có ai nói cây này cực độc đâu, hoa nó đẹp thế cơ mà. Nếu cây này độc sao nghành cây xanh không để biển báo "Đây là cây cực độc" để mọi người đừng hái!

Trong công viên một đôi bạn trẻ đi dạo, người bạn trai thản nhiên hái hoa tặng cho bạn gái, hỏi anh ta sao lại tặng hoa độc cho bạn mình anh ta hồn nhiên:"Cây này mà độc người ta đã không làm thơ, làm nhạc ca ngợi nó. Thật sự nếu có độc thì độc tố nằm ở đâu, chứ không có nằm ở hoa đâu!".

Chị Phạm Thị Bích Ngọc giảng viên khoa Địa lý, trường ĐHKHXHNV TPHCM đang làm nghiên cứu sinh ở Thái Lan cho biết: Về Việt Nam, khi đến trường mình rất ngạc nhiên khi dọc đường dọc hai bên các con đường lớn ở TPHCM vẫn còn đầy trúc đào. Chẳng lẽ các nghành chức năng không biết đây là loài cây cực độc và chỉ cần vài lá của nó cũng đủ giết người? Ở các nước, cây này bị cấm đưa vào trồng ở khu vực công cộng và những cơ quan để nghiên cứu khoa học...

Trong mọi trường hợp nếu ăn phải trúc đào thì phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biẹn pháp bảo vệ cần thiết để giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc

BS Nguyễn Thị Anh Đào (Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM)

Lưu ý, chất độc của cây trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình phơi khô sấy. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.

Lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM)

Theo Khoa học & Đời sống

kimvan

Trang bị cho mình chút kiến thức về cỏ cây sẽ giúp bạn thỏa sức với thiên nhiên trên đường đi du lịch mà không lo bị nhiễm độc, đặc biệt với những loài hoa rực rỡ của cây lá ngón, lá han, đủng đỉnh, trúc đào, thiên điểu...

Cây lá ngón


Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào
Nước của rau má tươi nguyên cây rửa sạch và giã nát có thể giải độc lá ngón, hoặc giã nhỏ cây rau muống lấy nước uống. Đứng đầu bảng trong các loài cây độc và có rất nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc là cây lá ngón. Loài cây này có hoa rất đẹp, nở màu vàng cam rực rỡ nên nhiều người nếu không biết sẽ thích thú ngắt hoa chụp ảnh. Tuy nhiên, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Cây lá han

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Cây lá han khá dễ nhận dạng. Nếu chẳng may bị lá cây này gây ngứa, bạn chỉ được lấy nước rửa nhẹ, không được gãi để tránh trầy xước da, có thể gây nhiễm trùng. Cây lá han mọc tại các bụi rậm, bờ sông ở vùng rừng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Lá han thân gỗ, lá to bản, có răng cưa. Đặc trưng của lá là chứa chất làm ngứa rất mạnh. Phương ngôn có câu: “Ngứa như phải lá Han”, khi chạm vào lá cả cơ thể sẽ bị phát ngứa, lở loét và buốt thấu da thịt. Với những người da mỏng, nếu đụng phải loại han voi còn có thể gây dị ứng tới mức tử vong.

Cây trúc đào

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Khi có triệu chứng nhiễm độc trúc đào, cần lập tức tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được rửa ruột. Là loài cây kịch độc gây tử vong nhưng trúc đào lại được trồng rất nhiều trên các con phố. Trúc đào là loại cây bụi, thân gỗ, dễ trồng và dễ lên, hoa có màu rất đẹp như trắng, vàng, đỏ thắm, hồng, nở thành từng chùm đẹp mắt. Ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, loạn nhịp tim dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào có thể gây tấy rát da, sưng, tấy rát mắt nghiêm trọng.

Hoa thiên điểu

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Không nên đứng lâu cạnh loài hoa xinh đẹp này. Thiên điểu hay hoa chim thiên đường là loại cây cảnh được nhiều khu du lịch và gia đình trồng. Hoa thiên điểu rất đẹp với sắc cam ánh tím, tựa đầu chú chim thiên đường kiêu hãnh ngẩng cao đầu. Tuy nhiên, loài hoa này sẽ khiến bạn buồn nôn, tiêu chảy khi tiếp xúc qua đường miệng và nếu đứng lâu ngửi hoa sẽ gây cảm giác khó chịu.

Cây đủng đỉnh

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Khi bị ngứa bởi quả của đủng đỉnh, hãy dùng khăn khô hơ lửa nóng, lau đều và không được gãi. Loại cây ra quả chùm khá đẹp xuất hiện ở khắp mọi miền đất nước. Ngoài Bắc gọi là cây Móc, miền Trung là cây Đồng Đình và trong Nam gọi là Đủng Đỉnh. Cây mọc khá cao và lá không có lông ngứa, cây lá của đủng đỉnh dùng được trong rất nhiều việc nhưng chùm quả lại gây ngứa vô cùng nếu bạn nhỡ tay hái xuống.

Cây sơn

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên chỗ da bị tổn thương. Tục ngữ có câu “Sơn ăn tùy mặt” để chỉ về cây sơn, một loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta (nhất là vùng Phú Thọ), có nhựa được dùng để chế biến sơn ta. Chất laccol trong sơn ta gây dị ứng mạnh đối với da. Những người có cơ địa dị ứng chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng, bỏng rát, khó chịu. Có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên; chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9%) vào vết thương; dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn mỗi ngày 2-3 lần.

Cây ngót nghẻo

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Loài cây đẹp nhưng rất độc nếu chạm phải. Loại cây được trồng ở các khu rừng ngập mặn ven biển, trải dài từ Huế đến Cà Mau có hoa đẹp rực rỡ nhưng có độc tính cao. Cây ngót nghẻo thân thảo dài 1-2 m, lá hình mũi mác, trái hình chuỳ dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 tháng 6, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 8. Cây ngót nghẻo độc nhất ở rễ củ, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc gây đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới truỵ tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu.

Cây sui

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Khi đi rừng, nếu bị nhựa sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương, cần nhanh chóng rửa sạch, khẩn trương đưa đi cấp cứu. Hay còn được gọi là cây thuốc bắn, mọc hoang tại một số vùng núi phía Bắc. Trước kia, các thợ săn dân tộc ít người ở miền núi đã biết dùng nhựa của loài cây này tẩm vào mũi tên săn thú rừng, chỉ cần một phát trúng đích thì ngay cả một con bò rừng cũng không có cơ hội sống sót. Vỏ cây sui được làm chăn đắp hay may quần áo, hoặc làm túi đựng các đồ vật. Bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ gây viêm sưng đến mù lòa. Nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc.

Cây sừng trâu

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Bị ngộ độc cần khẩn trương gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim... Một loại cây thuộc họ trúc đào Apocynaceae, hoa rất đẹp, quả ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu, nhưng độc tính thuộc loại mạnh. Cả lá, rễ, hạt và nhựa đều độc. Nhựa cây sừng trâu thường được trộn với nhựa cây thuốc bắn để tẩm vào mũi tên săn thú. Khi ngộ độc, người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và nhịp tim rối loạn, lúc nhanh lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ.

Cây bồng bồng

Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào

Loài hoa này mọc rất nhiều ven biển.

Bồng bồng có hoa to, đẹp và mọc rất nhiều ven đường các tỉnh miền Trung. Nhựa của nó với liều thấp sẽ gây nôn, liều cao gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, sốt, nổi ban khắp người, yếu sức sẽ bị ép tim, ngủ lịm, khó thở.

Nguồn theo: Vnexpress