Tại sao tôi hay buồn ngủ

Buồn ngủ ngày và nguyên nhân

Chúng ta có thể tình cờ quan sát thấy một anh chàng ngủ gật khi đang đợi đèn đỏ hay anh bạn đồng nghiệp ngáy pho pho trong một buổi thuyết trình, báo cáo… hay một người cần nhiều cốc cà phê  để có thể tỉnh táo hơn vào buổi chiều. Giống như họ, chúng ta không thể tập trung vào công việc, hiệu quả giảm do buồn ngủ nhưng đôi khi chúng ta không nhận ra điều đó.

Buồn ngủ ngày có thể gây ra nhiều hậu quả. Ngủ không tốt có thể liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và béo phì.

Nguyên nhân của buồn ngủ ngày?

Nguyên nhân của buồn ngủ ngày có nhiều nguyên nhân. Thông thường do rối loạn giấc ngủ gây ra. Ví dụ như hội chứng Jet lag. Trường hợp này, người bệnh do phải làm việc tại múi giờ lệch với múi giờ thông thường.

Những người thường xuyên phải thay đổi vùng làm việc, như sống ở Mỹ nhưng phải làm việc tại chi nhánh ở Việt Nam 6 tháng trong 1 năm.  Điều này khiến có thể thay đổi nhịp sinh học, những người này sẽ buồn ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm khi đến làm việc tại chi nhánh.

Buồn ngủ ngày còn là hậu quả của các bệnh lý liên quan đến rối loạn giấc ngủ như mất ngủ ,  narcolepsy hay hội chứng chân không yên. Những người thường xuyên làm việc ca đêm sẽ buồn ngủ khi làm việc và mất ngủ khi họ cố ngủ vào ban ngày.

Những người này thường đấu tranh với bản thân để tỉnh khi lái xe, nhưng thường ngủ lơ mơ khi ngồi yên trong phòng chờ (khám bệnh, nhà xe). Họ thường xuyên phải dùng cà phê để tỉnh táo, và dùng khi chiều muộn. Họ thường than phiền bị mất ngủ do sử dụng cà phê quá nhiều.

Ngoài ra, buồn ngủ ngày còn liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ. Những cơn ngưng thở ngắn trên 10 giây, lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ  kèm theo giảm độ bão hòa oxy trong máu sau mỗi cơn ngưng thở, kích thích não bộ thức dậy nhưng không nhận thức được bởi người bệnh. Hậu quả là bệnh nhân có giấc ngủ không tốt vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày.

Giấc ngủ không tốt có thể có tác dụng xấu gì?

Hầu hết mọi người cần ngủ 8 giờ/ ngày, cũng có người cần ngủ nhiều hơn hay ít hơn.

Thiếu ngủ hay chất lượng giấc ngủ kém có thể liên quan đến một số bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, béo phì hay sa sút trí tuệ.

Nếu một người đã ngủ đủ giấc vẫn còn buồn ngủ vào ban ngày, dễ rơi vào giấc ngủ vào ban ngày hay có cơn buồn ngủ dữ dội không giải thích được hay có những bất thường trong khi ngủ như mộng du thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để tầm soát bệnh lý căn nguyên.

Một số triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ:

Nên khám bác sĩ chuyên khoa khi có một số triệu chứng sau liên quan đến rối loạn giấc ngủ :

  • Mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ ban đêm
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm và khó dỗ giấc ngủ trở lại
  • Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, dễ ngủ vào ban ngày và ngủ gục vào thời điểm hay nơi không thích hợp.
  • Ngáy to, thường xuyên, cảm giác ngộp thở hay có người quan sát có cơn ngưng thở khi ngủ
  • Tay hay chân thường  xuyên có cử động khi ngủ, đôi khi chỉ là cơn run nhẹ hay giật nhẹ ngón cái
  • Tay hay chân có những khó chịu không giải thích được vào buổi chiều tối đặc biệt là khi buồn ngủ
  • Ngủ dậy rất đau đầu
  • Ngủ gặp ác mộng hay có ảo giác như thật khi rơi vào giấc ngủ hay vừa thức giấc
  • Cử động bất thường khi ngủ như : mộng du
  • Có những cơn yếu cơ đột ngột khi giận dữ, vui mừng
  • Cảm giác không nhấc nổi tay chân khi vừa thức dậy (bóng đè)

Những rối loạn giấc ngủ thường gặp :

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ : Đặc trưng bởi những cơn ngưng thở ngắn lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ kèm theo giảm độ bão hòa oxy máu. Ngưng thở khi ngủ được chứng minh có liên quan đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, suy giảm ham muốn tình dục, làm thay đổi tính khí người bệnh.

Chẩn đoán: dựa trên thăm hỏi bệnh, nhưng chẩn đoán xác định bằng đa ký giấc ngủ hay đa ký hô hấp.

Điều trị : Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh hay nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị bằng CPAP, dụng cụ kéo hàm hay phẫu thuật vùng hầu họng

  • Hội chứng chân không yên:  Đặc trưng bằng những khó chịu ở 2 chi dưới thường xuất hiện vào chiều tối, khiến bệnh nhân phải cử động chân liên tục để giảm khó chịu hay đi tới đi lui, hậu quả là giấc ngủ bị ảnh hưởng

Chẩn đoán : dựa trên thăm khám lâm sàng và đa ký giấc ngủ

Điều trị: Thường là dùng phương pháp nội khoa

  • Mất ngủ: Bệnh nhân mất thời gian dài ( > 30 phút) để đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hay thức dậy quá sớm

Chẩn đoán: dựa trên thăm khám lâm sàng, nhật ký giấc ngủ , trong những trường hợp khó có thể phải đo đa ký giấc ngủ

Hay cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe như ngủ không đủ giấc, thiếu máu, chứng ngưng thở khi ngủ hoặc thậm chí là bệnh về tim mạch… Tham khảo bài viết dưới đây để biết đầy đủ hơn tình trạng hay mệt và buồn ngủ là vì sao?

1. Ngủ không đủ giấc

Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng ngủ không đủ có thể là nguyên nhân khiến nhiều người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Ngủ không đủ giấc không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm giảm sự tập trung. Người lớn nên dành 7 – 8 giờ/đêm cho giấc ngủ.
Cách khắc phục: nên ưu tiên cho việc ngủ, sắp xếp và hoàn thành xong các công việc để có thể đi ngủ sớm. Tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi… khi chuẩn bị đi ngủ. Nếu vẫn không hiệu quả, nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị ngay.

2. Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong lúc ngủ. Phần lớn người bệnh không hề biết bản thân đang găp phải hội chứng này, dẫn tới tình trạng ngủ đủ 7 – 8 tiếng hàng đêm nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và đặc biệt là buồn ngủ vào ban ngày.
Cách khắc phục: nên đi khám để được điều trị, ngoài ra cố gắng giảm cân nếu đang bị béo phì, bỏ hút thuốc lá và sử dụng máy thở áp lực dương liên tục.

Tại sao tôi hay buồn ngủ

Hay mệt và buồn ngủ có thể gây nên do chứng ngưng thở khi ngủ

3. Không đủ năng lượng

Ăn quá ít là nguyên nhân gây mệt mỏi nhưng ăn thực phẩm không lành mạnh cũng là một vấn đề. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa cảm giác mệt mỏi, uể oải khi lượng đường giảm xuống.
Cách khắc phục: luôn ăn sáng và cố gắng trong mỗi bữa ăn đều chứa protein và carbohydrate phức tạp. Ví dụ ăn trứng với bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra ăn vặt hoặc ăn nhẹ cũng giúp giữ cho năng lượng cơ thể luôn bền vững.

4. Hay mệt và buồn ngủ do thiếu máu

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mệt mỏi cho phụ nữ. Mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn tới thiếu sắt, kéo theo nhiều nguy cơ về sức khỏe. Các tế bào máu đỏ là rất cần thiết bởi vì chúng đóng vai trò vận chuyển oxy tới các mô và cơ quan trong cơ thể.
Cách khắc phục: đối với thiếu máu do thiếu sắt, nên uống bổ sung chất sắt và ăn các thức ăn giàu sắt như thịt nạc, gan, sò, đậu…

5. Trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn về cảm xúc nhưng cũng ảnh hưởng xấu tới thể chất. Mệt mỏi, đau đầu và chán ăn là những triệu chứng phổ biến của trầm cảm. Nếu cảm thấy mệt mỏi và chán nản, suy nghĩ tiêu cực, nên tới gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý.
Cách khắc phục: trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý.

Tại sao tôi hay buồn ngủ

Mệt mỏi và buồn ngủ có thể là dấu hiệu của trầm cảm

7. Lạm dụng caffeine

Caffeine có thể cải thiện sự tỉnh táo và tập trung ở liều vừa phải. Tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và gây ra sự bồn chồn. Và nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều caffeine thực sự gây mệt mỏi ở một số người.
Cách khắc phục: cắt giảm dần dần các loại đồ ăn, thức uống có chứa caffeine như cà phê, trà, sô cô la, nước ngọt và một số loại thuốc. Dừng đột ngột có thể kéo theo một số tác dụng phụ khi ngừng sử dụng đột ngột, trong đó có mệt mỏi.

8. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu thường khiến người bệnh cảm thấy đau, khó chịu và luôn cảm thấy muốn đi tiểu. Tuy nhiên không phải trường hợp nào các triệu chứng cũng biểu hiện rõ ràng như vậy. Với một số người bệnh, mệt mỏi có thể là dấu hiệu duy nhất.
Cách khắc phục: viêm đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khi bệnh được điều trị dứt điểm thì tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ cũng sẽ biến mất.

9. Bệnh tiểu đường

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, nồng độ đường trong máu cao bất thường thay vì chuyển tới các tế bào để biến thành năng lượng cho cơ thể. Kết quả là người bệnh luôn thấy mệt mỏi mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ. Vì thế nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân, nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Cách khắc phục: điều trị bệnh tiểu đường thường bao gồm thay đổi lối sống, điều trị insulin và sử dụng thuốc để giúp ổn định lượng đường trong cơ thể.

Tại sao tôi hay buồn ngủ

Bệnh tiểu đường có thể gây nên buồn ngủ và mệt mỏi cho người bệnh

10. Bệnh tim

Hay mệt và buồn ngủ khi thực hiện các công việc hàng ngày, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa hoặc chăm sóc vườn tược, có thể là dấu hiệu cho thấy tim không còn hoạt động tốt. Nếu cảm thấy ngày càng khó khăn để thực hiện các công việc đời thường, nên đi khám tầm soát bệnh tim mạch.
Cách khắc phục: thay đổi lối sống, tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh tim và phục hồi năng lượng cho cơ thể.

11. Dị ứng thức ăn

Một số bác sĩ cho rằng dị ứng thức ăn có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu một người cảm thấy mệt hơn sau khi ăn, người đó có thể đã bị dị ứng nhẹ với thực phẩm đã ăn. Tình trạng dị ứng này không đủ để gây ngứa hoặc phát ban, chỉ đủ để khiến người bệnh mệt mỏi.
Cách khắc phục: Thử tạm thời ngừng ăn loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng và theo dõi tình trạng sức khỏe. Ngoài ra cũng có thể hỏi bác sĩ về xét nghiệm dị ứng thực phẩm.

Tại sao tôi hay buồn ngủ

Khi bị dị ứng thức thử tạm thời ngừng ăn loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng và theo dõi tình trạng sức khỏe

12. Hội chứng mệt mỏi mạn tính và đau xơ cơ

Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài hơn 6 tháng và rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cả đời sống hàng ngày thì hội chứng mệt mỏi mạn tính và đau cơ xơ có thể là nguyên nhân. Cả hai bệnh lý này đều có những triệu chứng khác nhưng hay mệt và buồn ngủ không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng chính. Để khắc phục bạn hãy thay đổi lịch trình hàng ngày, luyện tập thói quen ngủ tốt và bắt đầu một chương trình luyện tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp người bệnh cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn.