Tại sao phải uống thuốc lao khi đói

Nếu nhiều loại thuốc cần được uống trong và sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như giúp sự hấp thụ thuốc được diễn ra tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân lại có chỉ định uống thuốc khi đói.

Đa số những loại thuốc hiện nay được sản xuất dưới dạng viên nang để thuốc có thể được hấp thu tại ruột non trong cơ thể người. Những màng bọc nang này sẽ được phá hủy tại ruột nếu pH > 7 tức là môi trường kiềm, do vậy, nếu uống thuốc trước khi ăn thì thuốc sẽ được vận chuyển đến dạ dày là môi trường pH < 7 nên viên nang sẽ chưa bị phá hủy, tiếp tục đi đến ruột non là nơi có pH > 7 thì lúc này viên nang bị phá hủy và dược chất được phóng thích vào cơ thể, giúp ruột hấp thụ và phát huy tác dụng điều trị của thuốc.

Tại sao phải uống thuốc lao khi đói

Nếu nhiều loại thuốc cần được uống trong và sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như giúp sự hấp thụ thuốc được diễn ra tốt nhất

Uống thuốc khi đói là uống thuốc trước khi ăn 2 giờ đồng hồ hoặc sau khi ăn 2 giờ đồng hồ để dạ dày đủ trống giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa. Một số loại thuốc thường được chỉ định phải uống trong lúc bụng đói vì thức ăn và nước uống có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các loại thuốc này trong cơ thể, từ đó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Chẳng hạn với một số loại thuốc khi uống cùng lúc với đồ ăn có thể khiến cho dạ dày của bệnh nhân không thể hấp thu được thuốc, vì vậy không thể điều trị bệnh. Mặt khác, một số loại thuốc còn có khả năng tương tác với đồ ăn, khiến cho nồng độ thuốc trong máu tăng lên hay giảm xuống một cách bất thường gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Những loại thực phẩm khác cũng có thể làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc điều trị như nước bưởi, nước ép cam, việt quất có thể tương tác và làm giảm hiệu quả của thuốc, hay nhưng thực phẩm có chứa nhiều vitamin K như rau lá xanh, chuối cũng gây tương tác với thuốc.

Những loại thuốc thường được chỉ định uống thuốc khi đói đó là Flucloxacillin, Phenoxymethylpenicillin, Oxytetracycline... trên lâm sàng thường được uống trước ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ để thuốc hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, một số thuốc nhóm Biphosphate dùng trong bệnh loãng xương có chỉ định tuyệt đối không được uống khi trong dạ dày có thức ăn vì chỉ cần với một lượng nhỏ thức ăn thì thuốc cũng sẽ không thể có hiệu quả trong điều trị bệnh lý loãng xương.

Tại sao phải uống thuốc lao khi đói

Uống thuốc khi đói là uống thuốc trước khi ăn 2 giờ đồng hồ hoặc sau khi ăn 2 giờ đồng hồ để dạ dày đủ trống giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa

Một số thuốc thuốc nhóm Biphosphate đó là Acid alendronic, Clodronate Natri, Etidronate Dinatri, Acid Ibandronic, Risedronat Natri, Acid Tiludronic... và thuốc này cũng không được uống trước khi ngủ mà nên uống trước khi ăn sáng. Thuốc Sucralfat điều trị vết loét cần được uống khi bụng đói vì nếu uống cùng với thức ăn thì thay vì có tác dụng bao vết loét lại, thuốc sẽ bao thức ăn nếu lúc này dạ dày chứa đầy thức ăn khiến cho việc điều trị vết loét với Sucralfat không có ý nghĩa. Một ví dụ khác, thuốc Mebeverine điều trị giảm co thắt đường ruột cũng cần uống thuốc khi đói để phát huy hiệu quả trước khi có thức ăn vào. Thuốc Cromoglicat dùng trước khi ăn vì thuốc được nghiên cứu là có những thành phần có thể dị ứng với thức ăn, vì vậy cần tránh xa bữa ăn ngăn chặn tác dụng phụ này.

Tóm lại, uống thuốc khi đói là một chỉ định phổ biến đối với hầu hết các loại thuốc điều trị hiện nay vì giúp thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất tại cơ quan phù hợp, giảm thiểu được những tác dụng không mong muốn lên những hệ cơ quan khác trong cơ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Hậu quả của việc điều trị lao không đúng và bỏ trị

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO). Việt Nam đứng thứ 12/ 22 nước  có dịch tể lao cao nhất và hàng thứ 14/ 22 nước có tỉ lệ lao đa kháng thuốc hiện nay. Vì vậy công tác phát hiện và thu nhận điều trị được Chương Trình Chống Lao Quốc Gia (CTCLQG) đưa ra số điều trị lành đạt trên  85% tổng số bệnh nhân lao được thu nhận.

Để đạt được kết quả  như trên đòi hỏi ở nhân  viên y tế  và  bệnh nhân có sự hợp tác trong suốt quá trình điều trị 6 hoặc 8 tháng

Về phía bệnh nhân

Phải tuân thủ  theo nguyên tắc điều trị lao dưới sự giám sát của nhân viên y tế. ( DOST)  Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ ba chữ ” Đ” có nghĩa: Đúng, Đủ, Đều.

Đúng : Đúng phác đồ đúng liều lượng, đúng thuốc

Đủ: Đủ thời gian ( 6 hoặc 8 tháng ). Tùy theo loại bệnh lao được bác sĩ  chỉ định,  loại bệnh mới hay tái trị mà áp dụng  phác đồ và thời gian điều trị cho từng loại bệnh đó.

Đều: Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hàng ngày, thông thường uống vào buổi sáng lúc bụng đói. Tuy nhiên cũng tùy vào cơ địa và tùy vào sự dung nạp thuốc của từng bệnh nhân, lúc đó bác sĩ có thể chỉ định cho uống sau ăn hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ cử  thuốc vì  uống thuốc không đều đặn. Lúc uống  sáng, lúc tối, nhớ lúc nào uống lúc nấy… Nồng độ thuốc diệt vi trùng lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi trùng lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau. Ngoài ra còn tạo nguồn vi trùng lao  kháng  thuốc lây lan  cho người thân và cho cộng đồng. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể ngưng uống thuốc lao vài ngày do điều kiện bắt buộc nào đó, nhưng không được phép bỏ thuốc trên 7 ngày ( trừ trường hợp đặc biệt bác sĩ cho tạm ngưng thuốc do bệnh nhân bị dị ứng thuốc) . Trong quá trình điều trị có thể có tác dụng phụ của thuốc lao xảy ra. Nhẹ, nổi mề đây, ngứa, mệt mỏi đau nhức các khớp lớn (hội chứng giả gút) Nặng Sốc phản vệ. viêm gan, vàng da, đau bụng nôn ói, viêm trợt da. Nếu có những dấu hiện trên báo ngay cho  bác sĩ điều trị cho mình biết, để có hướng xử trí.

Sau khi uống thuốc  lao, tiểu nước tiểu có màu đỏ và thậm trí đổ mồ hôi hoặc nước mắt  có màu đỏ là bình thường vì đây là màu của thuốc .

Vi trùng lao rất dễ đề kháng thuốc lao. Nếu chúng ta không tuân thủ theo hướng dẫn như trên thì hậu quả là không khỏi bệnh; tạo vòng vi trùng kháng thuốc khó chữa dẫn đến tử vong và còn để lại nguồn lây kháng thuốc cho gia đình và xã hội (thà không điều trị còn hơn điều trị lao không đúng).

Về phía nhân viên  y tế

Có nhiệm vụ giải thích, tư vấn và thông báo tình trạng, thời gian điều trị, thời gian xét nghiệm đàm , chụp Xquang cho bệnh nhân biết.  Hướng dẫn cho bệnh nhân biết cách phòng chống lây lan bằng cách tạm thời ít nhất 2 tháng hoặc khi nào kiểm soát 1âm hóa ( không tìm thấy vi trùng lao trong đàm ) thì mọi sinh hoạt của bệnh nhân không ăn, ngủ chung với người thân nhất là các cháu nhỏ dưới 15 tuổi  đặc biệt dưới 4 tuổi. Bệnh nhân phải mang khẩu trang, không khạc nhổ bừa bãy trong môi trường. Biết các xử trí đàm là khạc vào cốc, lon… đem đốt mỗi ngày

Quý vị là bệnh nhân hoặc là người thân của bệnh nhân cố gắng tuân thủ trong quá trình điều trị lao. Bệnh lao sẽ điều trị khỏi trong 6 – 8 tháng đạt tỉ lệ cao. Vì sức khỏe của người thân và cộng đồng  rất mong chúng ta hãy chung tay góp sức cho công tác phòng chống lao ngày càng hiệu quả hơn.

Để được tư vấn tốt hơn quí vị vui lòng gọi vào phòng tư vấn Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt ĐT: (028)39.575.099 hoặc(028) 38.534.899

Cập nhật: 15:37 - 23/03/2021 | Lần xem: 9705

Lao là một bệnh lý nghiêm trọng và việc điều trị lao là một quá trình lâu dài, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.

Tại sao phải uống thuốc lao khi đói

Mục đích điều trị lao

Mục đích của phác đồ điều trị lao là tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở tổn thương, chữa khỏi cho bệnh nhân, tránh tái phát, hạn chế biến chứng và tử vong. Đồng thời cắt đứt nguồn lây vi khuẩn lao cho cộng đồng. Muốn đạt được mục đích đã đề ra thì việc quan trọng cần thực hiện là phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị.

Nguyên tắc điều trị lao

Phối hợp các thuốc chống lao: Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn), do vậy phải phối hợp các thuốc chống lao. Với lao còn nhậy cảm với thuốc: phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì. Với bệnh lao đa kháng: phối hợp ít nhất 5 thuốc có hiệu lực.

Phải dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao tác dụng hiệp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Đối với lao trẻ em cần được điều chỉnh liều thuốc hàng tháng theo cân nặng. Do đó cần tuân thủ đúng liều lượng do bác sỹ chỉ định.

Phải dùng thuốc đều đặn: Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa. Với bệnh lao đa kháng: dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1 lần vào buổi sáng.

Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát. Với bệnh lao đa kháng: Phác đồ điều trị chuẩn ngắn hạn từ 9 -11 tháng có giai đoạn tấn công 4-6 tháng, phác đồ điều trị chuẩn 20 tháng có thời gian tấn công 8 tháng. Phác đồ cá nhân có thể thay đổi thời gian sử dụng của từng loại thuốc tùy thuộc vào kết quả kháng sinh đồ, đáp ứng điều trị, tiền sử điều trị và khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân

Các phác đồ điều trị lao Dựa vào tiền sử bệnh, tình trạng diễn tiến bệnh cũng như cơ địa của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn một trong các phác đồ điều trị lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện có 4 phác đồ điều trị lao được đặt tên là A1, A2, B1, B2.

Phác đồ A1: Được chỉ định cho các trường hợp bệnh lao ở người lớn chưa được điều trị bao giờ hoặc đã từng điều trị nhưng thời gian dưới 1 tháng. Bệnh nhân uống thuốc hàng ngày và liên tục trong 6 tháng.

Phác đồ A2: Dùng cho các trường hợp bệnh lao ở trẻ em chưa được điều trị bao giờ hoặc đã từng điều trị nhưng thời gian dưới 1 tháng. Bệnh nhân uống thuốc hàng ngày và liên tục trong 6 tháng.

Phác đồ B1, B2: Chỉ định trong lao màng não, lao xương khớp và lao hạch người lớn.. Bệnh nhân uống thuốc hàng ngày và liên tục trong 12 tháng.

Điều trị lao kháng thuốc

Kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn không bị ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc. Vi khuẩn lao do có tính đột biến kháng thuốc nên nếu điều trị lao không đúng nguyên tắc sẽ dễ dẫn tới lao kháng thuốc. Nếu bệnh nhân nhiễm lao kháng thuốc cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc điều trị. Thời gian điều trị tấn công và duy trì tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh. Thông thường là tấn công 8 tháng, tổng thời gian điều trị là 20 tháng. Bệnh nhân sẽ được tTheo dõi chặt chẽ các tai biến, biến chứng. Thực hiện điều trị toàn thân, điều trị các biến chứng.

Điều trị lao tiềm ẩn

Phác đồ điều trị lao tiềm ẩn được chỉ định để điều trị ngăn chặn sự phát triển bệnh lao ở những người có nguy cơ khởi phát bệnh lao cao. Những đối tượng này có thể là người có hệ miễn dịch suy giảm, bệnh nhân HIV đã được sàng lọc hiện không mắc bệnh lao, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ 0-14 tuổi nhiễm HIV sống cùng nhà với người bệnh lao phổi. Phác đồ điều trị thực hiện uống một lần duy nhất vào một giờ nhất định trong ngày (thường uống trước bữa ăn 1 giờ). Dùng thuốc hằng ngày trong vòng 6 tháng.

Lao là một bệnh lý nghiêm trọng và việc điều trị lao là một quá trình lâu dài, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất. Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng lịch và chính xác theo liều lượng được chỉ định, không tự ý ngưng thuốc, tái khám đúng hẹn, liên hệ ngay với bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường (sốt, ho, ớn lạnh, đàm có máu,…). Bên cạnh đó người bệnh cũng nên chủ động giữ gìn sức khỏe, tránh lây nhiễm bệnh cho người khác để đảm bảo an toàn chung cho cộng đồng cũng như bản thân người bệnh.

Tại sao phải uống thuốc lao khi đói

BS. Nguyễn Thị Minh Khai – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.