Tại sao phải học cách chấp nhận người khác

Thứ sáu, 09/10/2020 20:36

Hãy chấp nhận sự khác biệt

Cuộc sống vốn là thế giới đa dạng, phong phú, đầy màu sắc và mỗi người là một cá thể độc lập với những quan điểm sống khác nhau. Vậy khó có thể bắt người khác giống mình về sở thích, thói quen, tính cách… Điều quan trọng là mỗi người phải biếtchấp nhậnvà tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Muốn có được suy nghĩ và hành xử đúng đắn, chúng ta cần biết chấp nhận sự khác biệt, hướng đến một cách sống bao dung, rộng lượng. Điều đó giúp bạn có được cuộc sống chan hòa với mọi người và có thêm nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Chấp nhận cuộc sống như nó vốn có, điều đó có nghĩa là bạn đang tiến dần đến sự chín chắn, trưởng thành. Nếu bạn biết tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọngquyền tự do cá nhân của mỗi người, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống rồi sẽ mỉm cười với bạn. Tôn trọng sự khác biệt không phải là bạn đã tự đánh mất mình, mà đó là văn hóa ứng xử cần phải có của mỗi người. Tôn trọng sự khác biệt, bạn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi của mình.

Mỗi người đều có cách sống riêng của mình. Chúng ta không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bề ngoài, vì đó chưa phải là tất cả để nói lên bản chất của một người. Sống tốt cuộc sống của mình, không kỳ thị, xoi mói, xâm phạm vào đời tư của người khác. Sống với thái độ kỳ thị, chỉ làm cho mối quan hệ của chúng ta ngày càng xấu đi. Ai cũng có một lẽ sống, một niềm tin, họ sống và suy nghĩ theo cách của mình. Chúng ta cần phải nhìn nhận và tôn trọng điều đó, không nên áp đặt, bắt họ sửa đổi theo ý muốn của mình. Chính sự khác biệt của mỗi người tạo nên một bức tranh đa dạng của cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải biết dung hòa và chấp nhận sự khác biệt. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều tốt đẹp. Để cảm nhận được điều đó, chúng ta hãy dùng tấm lòng bao dung của mình, đồng thời gạt bỏ những suy nghĩ không tốt về người khác, quan tâm đến những điều tốt đẹp và sự tử tế của họ. Mỗi người có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng giá trị của người khác cũng chính là ta trân trọng chính mình. Vì vậy, ta không cần phải hạ thấp ai để khẳng định giá trị của bản thân.

Nếu chúng ta biết đón nhận sự khác biệt trong cuộc sống, mối quan hệ của chúng ta ngày càng được mở rộng và gần gũi nhau hơn. Mỗi người với một quan điểm sống, một trạng thái cảm xúc riêng sẽ điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống.

Trong cuộc sống, có bao giờ bạn chấp nhận người khác một cách thực sự chưa? Chấp nhận họ như những gì họ vốn có và yêu thương con người thật của họ?Dường như tất cả chúng ta đều có một điểm chung giống nhau, đó là chúng ta muốn người khác chấp nhận mình, chấp nhận những điểm tốt, điểm xấu, những gì chưa được, chưa hoàn hảo của bản thân mà ít khi muốn chấp nhận người khác như chính con người của họ.Có người từng nói rằng: Yêu Ai đó là Yêu Cả Con Người của họ. Nhưng bạn có thực sự yêu ai đó bằng chính con người của họ hay chỉ yêu những điểm tốt, điểm đáng yêu và đáng mến của người ta mà bỏ qua những gì chưa được.Rất nhiều người thường than trách rằng: Tại sao bạn mình lại không như thế này, như thế kia, sao không galang, nam tính như ai đó. Có người lại thường than thở vì sao bạn gái mình lại không thùy mị, nết na như một ai đó. Có bao giờ bạn nghĩ, bạn yêu họ hay yêu cái bóng mà bạn tạo ra cho họ?Con người thường thích sự phản chiếu ảo ảnh của chính mình trong con người của một người khác, những hình ảnh đó do họ tự tạo nên rồi gắn lên một ai đó. Để khi bạn nhìn thấy con người thật của họ, bạn mới chợt nhận ra mình đã yêu lầm người.Thực sự, họ vẫn là họ đó thôi, chỉ có bạn giờ đây mới nhìn thấy con người thật của họ để rồi buồn, rồi hối tiếc. Bởi vì bạn không chấp nhận được con người thật của người ta nên mới có cảm giấc thất vọng và chán nản.Có bao giờ bạn nghĩ rằng: nếu bạn thật sự yêu họ, liệu bạn có chấp nhận được những điểm xấu của người đó không?Đừng nói với ai đó rằng bạn yêu họ vì họ giống một ai đó. Chẳng ai muốn mình là cái bóng của người khác đâu bạn. Ai cũng muốn được là chính mình, sống thật với con người của mình chứ không phải của một cái bóng, không phải là họ.Đừng đem đau khổ và tủi hận đến với những người xung quanh bạn, hãy yêu thương và chấp nhận con người thật của họ. Đừng đem những tiêu chuẩn của bạn áp dụng lên một ai đó mà hãy yêu ai đó bằng chính cả con người của họ, những điểm xấu và cả điểm tốt.Có người sẽ rất đau buồn khi không được những người xung quanh nhìn nhận với con người thật của mình. Bạn có bao giờ nghe đến câu chuyện về chú hề trong rạp xiếc, mua vui cho người khác, đem đến cho mọi người tiếng cười nhưng không bao giờ có thể mỉm cười một cách thực sự với con người của mình không?Bước ra khỏi hình ảnh chú hề, người đó không được những người xung quanh nhìn nhận bằng chính con người thật của họ. Thế nên, đừng vì bất kỳ lý do gì mà ép mình trở thành cái bóng của người khác. Không có gì đau đớn hơn, khổ sở hơn việc sống trong hình bóng của một ai đó không phải là mình.Nếu bạn không chấp nhận được một ai đó, xin đừng bao giờ miệt thị hay nói những lời tổn thương trái tim họ. Hãy rời bỏ họ khi bạn không chấp nhận được con người đó với tất cả những gì họ có. Đừng bao bọc họ một hình ảnh quá hoàn hảo để rồi khi vầng hào quang lấp lánh kia lụi tàn, bạn hoàn toàn trống trải và chán chường trước con người thật của họ.Đừng bao giờ làm người khác bị tổn thương vì sự ích kỷ, lòng tham và sự ảo tưởng của mình, bạn nhé. - Hãy để họ được sống là chính họ, làm những việc mà họ muốn làm, sống như những gì người đó vốn có.Bạn có quyền khao khát, bạn có quyền mơ ước về một hình mẫu lý tưởng nhưng không vì thế mà bạn có quyền bắt ép ai đó phải sống như cái bóng mà bạn vẽ nên. Hãy tôn trọng cái tôi của người khác, để khi bên bạn họ có thể cười thỏa thích, được ăn những gì họ muốn ăn, làm những gì họ muốn làm.

Không phải khép nép, giữ kẽ với mình bạn nhé. Hạnh phúc của một người đó chính là được là chính mình bên cạnh người họ yêu thương. Hãy cho họ cơ hội thể hiện trọn vẹn con người thật của mình, bạn nhé.

Có quan niệm cho rằng “Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”. Anh chị có đồng ý với ý kiến trên không? Viết bài nghị luận trình bày ý kiến của mình về quan niệm trên.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Dẫn dắt vào bài:

+ Trong quá trình trưởng thành, để hướng tới sự hoàn thiện, tiến bộ thì bên cạnh việc tích cực học hỏi, rèn luyện bản thân thì con người cần học cách chấp nhận, tôn trọng những gì vốn có của bản thân và của những người xung quanh.

+ Bàn về vấn đề này có câu nói “ Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có của nó”.

2. Thân bài

– Câu nói đã có đánh giá đúng đắn về thái độ và cách nhìn nhận của con người với mình cũng như với những người xung quanh.

– Việc chấp nhận bản thân và người khác là cách con người hòa nhập vào những mối quan hệ xã hội, để cùng chung sống đoàn kết.

– Khi chúng ta biết cách chấp nhận mình và người khác như bản thân vốn có chúng ta sẽ có những đánh giá đúng đắn về bản thân và những người xung quanh, từ đó có thái độ và những hành động phù hợp nhất.

Xem thêm:  Giáo án Trả bài viết số 3 Ngữ văn 10 ngắn gọn nhất

– Biết được những điểm mạnh cũng như hạn chế của bản thân ta sẽ có hướng phát huy những lợi thế, ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế

– Tuy nhiên, nhận định trên cũng tồn tại những hạn chế nhất định khi chưa cho thấy được nỗ lực, sức mạnh tinh thần bên trong con người, cổ súy con người ta sống an phận, cam chịu.

– chúng ta chấp nhận bản thân như những gì vốn có mà không có ý thức thay đổi, hành động thì chúng ta mãi không thể tiến bộ, không thể vượt qua những giới hạn của bản thân để vươn lên những đỉnh cao mới.

– Chấp nhận người khác mà không có sự đánh giá khách quan khiến chúng ta mất đi những chính kiến, không thể hiện được bản thân và do vậy mà khó có thể tìm ra những ưu điểm của mình.

3. Kết bài

“Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có” đã mang đến cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc về thái độ ứng xử và hành động.

II. Bài tham khảo

Trong quá trình trưởng thành, để hướng tới sự hoàn thiện, tiến bộ thì bên cạnh việc tích cực học hỏi, rèn luyện bản thân thì con người cần học cách chấp nhận, tôn trọng những gì vốn có của bản thân và của những người xung quanh. Tuy nhiên việc chấp nhận này sẽ ý nghĩa hơn nếu như con ngườinhững hành động thiết thực từ sự nhìn nhận ấy để tiến bộ hơn. Bàn về vấn đề này có câu nói “ Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có của nó”.

Xem thêm:  Soạn bài: Ca dao hài hước – Ngữ Văn 10 Tập 1

Nhận định đã thể hiện được cách đánh giá khách quan về thái độ của con người đối với những gì vốn có, tự thân của con người. Tuy nhiên, câu nói cũng thể hiện những hạn chế nhất định khi chưa cho thấy nghị lực, sức mạnh tinh thần của con người để vượt ra khỏi những giới hạn của bản thân để trở nên tiến bộ hơn.

Tại sao phải học cách chấp nhận người khác
Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có

Trước hết về mặt tích cực, câu nói đã có đánh giá đúng đắn về thái độ và cách nhìn nhận của con người với mình cũng như với những người xung quanh. Cuộc sống của con người không phải sự tồn tại độc lập mà là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Do đó việc chấp nhận bản thân và người khác là cách con người hòa nhập vào những mối quan hệ xã hội, để cùng chung sống đoàn kết.

Khi chúng ta biết cách chấp nhận mình và người khác như bản thân vốn có chúng ta sẽ có những đánh giá đúng đắn về bản thân và những người xung quanh, từ đó có thái độ và những hành động phù hợp nhất. Biết được những điểm mạnh cũng như hạn chế của bản thân ta sẽ có hướng phát huy những lợi thế, ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu xót của bản thân để trở nên hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn trong tương lai.

Xem thêm:  Tả cây bàng mà em từng thấy

Dù tài giỏi đến mấy cũng không có ai hoàn hảo tuyệt đối, do đó những hạn chế, thiếu xót là một lẽ tất yếu. Khi chúng ta mãi cố chấp tìm kiếm sự hoàn hào ấy sẽ nảy sinh cái nhìn nghiêm khắc cùng tư duy phê phán đối với mình cũng như mọi người. Khi không chấp nhận bản thân và những người xung quanh, ta khó bỏ qua được những sai lầm, bỏ lỡ những giá trị tốt đẹp của họ.

Tuy nhiên, nhận định trên cũng tồn tại những hạn chế nhất định khi chưa cho thấy được nỗ lực, sức mạnh tinh thần bên trong con người, cổ súy con người ta sống an phận, cam chịu. Nếu như trên con đường trưởng thành của mình, chúng ta chấp nhận bản thân như những gì vốn có mà không có ý thức thay đổi, hành động thì chúng ta mãi không thể tiến bộ, không thể vượt qua những giới hạn của bản thân để vươn lên những đỉnh cao mới.

Chấp nhận người khác mà không có sự đánh giá khách quan khiến chúng ta mất đi những chính kiến, không thể hiện được bản thân và do vậy mà khó có thể tìm ra những ưu điểm của mình.

“Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có” đã mang đến cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc về thái độ ứng xử và hành động đối với những giá trị, năng lực vốn có của bản thân nhưng để phát triển toàn diện nhất, chúng ta cần không ngừng cố gắng, thay đổi những cái vốn có để chúng trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.