Tại sao omeprazol phải uống trước ăn

Cũng như các thuốc nhóm kháng thụ thể H2 (cimetidine, ranitidine, famotidine), các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprozole, rabeprazole, dexlansoprazole, esomeprazole... thường được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh trào ngược thực quản (GERD) nhờ vào đặc tính làm giảm lượng acid tiết ra từ dạ dày. Khi được sử dụng các thuốc ức chế bơm proton chưa phải là thuốc mà ở dạng tiền thuốc, tức là sau khi uống được hấp thu vào máu hoặc đi đến nơi dược chất tác động mới được chuyển hóa thành thuốc khi đó mới có tác dụng. Do đó, khi sử dụng các thuốc này cần có một số chú ý:

Là tiền thuốc và không bền ở môi trường acid, vì vậy, các thuốc ức chế bơm proton đều bao tan ở ruột. Không nên bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc trước khi uống để bảo vệ dược chất. Nên uống thuốc ức chế bơm proton trước ăn 30phút, khi đó, thuốc sẽ được đưa đến tế bào viền đúng lúc tế bào viền tiết ra acid do bữa ăn, có acid tiền thuốc biến thành thuốc và phát huy tác dụng. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 1 - 2 giờ, nhưng nhờ gắn với bơm proton bằng liên kết thuận nghịch, vì vậy, tác dụng ức chế sự tiết acid mạnh và kéo dài.

Một số thuốc có thể gây tương tác thuốc do ức chế cytocrom P450 đưa đến giảm sự chuyển hóa và thải trừ khi dùng chung như seduxen, theophylin…

Hiện nay, thuốc ức chế bơm proton là một thành phần cơ bản trong các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh mà thời gian dùng thuốc sẽ từ 6 - 8 tuần. Ngoài các đặc điểm trên, các tác dụng không mong muốn của các thuốc này đã được biết như gây rối loạn tiêu hóa: trướng bụng, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu… tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ, do vậy, thuốc được chỉ định lâu dài cho bệnh nhân. Tuy nhiên, gần đây mới phát hiện thêm một tác dụng phụ nữa là các nhóm thuốc trên có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm clostridium difficile (gây bệnh viêm đại tràng giả mạc - một bệnh nhiễm nguy hiểm chỉ điều trị hiệu quả với một số kháng sinh đặc hiệu). Với phát hiện mới này, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo cần phải chẩn đoán tìm clostridium difficile ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể H2 nếu có các triệu chứng tiêu chảy không cải thiện (đau bụng, sốt, tiêu chảy kéo dài...) và điều quan trọng là không tự ý sử dụng nhóm thuốc này kéo dài nếu không có chỉ định của bác sĩ.

ThS. Hiền Thu


Sức khỏe và cuộc sống của rất nhiều người dân bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về dạ dày. Hiện nay có nhiều thuốc điều trị những vấn đề này, trong đó thuốc Omeprazole là một sản phẩm hiệu quả và được nhiều bởi bác sĩ khuyên sử dụng. Để việc dùng thuốc Omeprazole an toàn và hiệu quả, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thuốc Omeprazole có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng thuốc Omeprazole.

Thuốc Omeprazole có thành phần chính là Omeprazole, là một thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), hoạt động bằng cách làm giảm tiết axit trong dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho dai dẳng do trào ngược acid, loét dạ dày – thực quản. Ngoài ra, thuốc Omeprazole còn giúp chữa lành tổn thương do axit trong dạ dày và thực quản gây ra, giúp ngăn ngừa loét và phần nào có thể giúp ngăn ngừa ung thư thực quản.

Vì vậy, thuốc Omeprazole được sử dụng là một thuốc điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản. Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc Omeprazole không làm giảm chứng ợ nóng ngay lập tức và có thể mất từ ​​1 đến 4 ngày để phát huy hết tác dụng.

Việc sử dụng đúng cách sẽ giúp tăng hấp thu hoạt chất và thuốc Omeprazole phát huy tác dụng tối đa, đảm bảo hiệu quả điều trị cho người sử dụng. Do đó, người bệnh cần quan tâm những lưu ý sau đây khi sử dụng thuốc Omeprazole:

  • Thuốc Omeprazole được sử dụng bằng đường uống.
  • Liều lượng thuốc Omeprazole thường là một lần mỗi ngày. Thời điểm uống thuốc Omeprazole tốt nhất là trước bữa ăn.
  • Nếu sử dụng thuốc Omeprazole dạng viên nén giải phóng chậm để cho tác dụng kéo dài, bạn nên nuốt toàn bộ viên thuốc, không nên nghiền nát, nhai hoặc phá vỡ viên thuốc vì làm như vậy có thể giải phóng tất cả hoạt chất trong thuốc Omeprazole cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Nếu sử dụng thuốc Omeprazole dạng đặt trên lưỡi, hãy dùng tay khô để cầm viên thuốc đặt trên lưỡi và để viên thuốc tan ra.
  • Nếu cần, có thể dùng thuốc kháng axit cùng với thuốc Omeprazole. Nếu bạn cũng đang dùng sucralfate, hãy dùng thuốc Omeprazole ít nhất 30 phút trước khi sử dụng thuốc sucralfate.
  • Không nên dùng thuốc Omeprazole quá 14 ngày, nếu sau khoảng thời gian này, tình trạng ợ nóng không giảm bớt và thậm chí tăng lên, hãy đi khám.

Tại sao omeprazol phải uống trước ăn

Thuốc Omeprazole dạng 40mg được sử dụng bằng đường uống

Bên cạnh tác dụng điều trị, sử dụng thuốc Omeprazole có thể dẫn tới những tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Omeprazole bao gồm: Nhức đầu và đau bụng.

Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu trong khi dùng thuốc Omeprazole bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào bao gồm:

  • Ợ chua hơn 3 tháng, kèm theo choáng váng, đổ mồ hôi, chóng mặt;
  • Đau ngực thường xuyên, đau hàm hoặc đau cánh tay và vai;
  • Khó thở, thở khò khè thường xuyên, đổ mồ hôi bất thường;
  • Buồn nôn và/hoặc nôn, đau dạ dày;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Nuốt thức ăn thấy đau, khó nuốt;
  • Nôn ra máu, chất nôn trông giống như bã cà phê, phân có máu hoặc có màu đen hắc ín,
  • Các triệu chứng của nồng độ magie trong máu thấp như nhịp tim nhanh chậm bất thường, co thắt cơ dai dẳng, co giật toàn thân;
  • Các dấu hiệu của bệnh lupus như phát ban trên mũi và má, đau khớp;
  • Thuốc Omeprazole và các thuốc ức chế bơm proton khác có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài, liều cao và đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Rất hiếm khi xảy ra nhưng thuốc Omeprazole có thể gây ra tình trạng đường ruột nghiêm trọng do vi khuẩn có tên là C. difficile. Tình trạng này có thể xảy ra trong khi điều trị hoặc vài tuần đến vài tháng sau khi ngừng điều trị với các triệu chứng bao gồm: tiêu chảy không ngừng, đau bụng, chuột rút, sốt, trong phân có máu hoặc chất nhầy.
  • Một tác dụng phụ hiếm gặp khác của các chất ức chế bơm proton như omeprazole là gây thiếu hụt vitamin B12 với các triệu chứng như yếu mệt bất thường, đau lưỡi, tê và ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân. Lưu ý nguy cơ này sẽ tăng lên nếu điều trị hàng ngày trong thời gian dài 3 năm hoặc lâu hơn.
  • Phản ứng dị ứng được xếp vào mức nghiêm trọng của thuốc Omeprazole rất hiếm xảy ra với các triệu chứng bao gồm: ngứa và/hoặc sưng lưỡi, phát ban, cổ họng, chóng mặt, ngứa sưng mặt, cảm giác khó thở.
  • Thuốc Omeprazole có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm như xét nghiệm magiê trong máu, xét nghiệm mức vitamin B12. Vì vậy, người bệnh đi khám nên cho nhân viên xét nghiệm và bác sĩ biết nếu đang dùng thuốc Omeprazole.

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Omeprazole. Trong khi dùng thuốc Omeprazole, nếu bạn nhận thấy các tác dụng không mong muốn khác không được liệt kê ở trên hoặc nếu bất kỳ tác dụng phụ nào trầm trọng, kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, đừng chủ quan, hãy ngừng thuốc Omeprazole và đi khám lại.

Trước khi sử dụng thuốc Omeprazole, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử dị ứng với omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole hoặc các thuốc khác cùng nhóm, tiền sử mắc phải bệnh gan, lupus.

Tương tác giữa thuốc Omeprazole và các thuốc khác khi sử dụng đồng thời hoặc trong một thời gian gần nhau có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động, tác dụng và hiệu quả của nhau hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ ngoài ý muốn của mỗi thuốc. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc Omeprazole, hãy cho bác sĩ biết tất cả các thuốc và sản phẩm khác bạn đang sử dụng.

Các sản phẩm tương tác với thuốc Omeprazole làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ bao gồm: Cilostazol, clopidogrel, methotrexate, rifampin, St John's wort, esomeprazole.

Thuốc Omeprazole làm giảm nồng độ acid dạ dày, từ đó có thể dẫn tới làm giảm hấp thu một số thuốc gây ra giảm hiệu quả điều trị của các sản phẩm bao gồm: Atazanavir, erlotinib, nelfinavir, pazopanib, rilpivirine, một số thuốc kháng nấm azole như itraconazole, ketoconazole, posaconazole.

Tại sao omeprazol phải uống trước ăn

Một số thuốc gây tương tác với thuốc Omeprazole sẽ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn

Nếu lạm dụng thuốc Omeprazole có thể dẫn tới quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng như lú lẫn, đổ mồ hôi bất thường, mờ mắt, tim đập nhanh, thậm chí ngất đi hoặc khó thở.

Nếu bạn đã bỏ lỡ một liều thuốc thuốc Omeprazole, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra nếu chưa tới thời điểm của liều tiếp theo. Ngược lại, nếu tới thời điểm sử dụng liều thuốc Omeprazole kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo một cách bình thường.

Để thuốc Omeprazole không bị biến chất dẫn tới suy giảm chất lượng và có thể mất tác dụng điều trị và an toàn cần có, bạn cần bảo quản thuốc trong điều kiện như chỉ dẫn.

Để đảm bảo an toàn và tránh được các tác dụng phụ của thuốc Omeprazole, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Trong trường hợp sử dụng thuốc Omeprazole không thấy hiệu quả, người bệnh đến các cơ y tế để thăm khám, điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM: