Tại sao Nga và Ukraine xung đột giá vàng lại tăng

Tại sao Nga và Ukraine xung đột giá vàng lại tăng

Giá vàng miếng SJC cũng đã tăng mạnh lên 63,4 triệu đồng/lượng (Ảnh Quốc Tuấn)

>> Điều gì “phả hơi nóng” vào giá vàng tuần tới?

Đúng như dự báo, giá vàng quốc tế đã điều chỉnh ở một vài phiên đầu tuần này khi chạm vùng vượt mua. Tuy nhiên, giá vàng chỉ điều chỉnh xuống mức 1.844USD/oz vào ngày 15/2, rồi sau đó tăng mạnh lên tới mức 1.902USD/oz và đóng cửa ở mức 1.897USD/oz.

Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC cũng đã giảm ở phiên đầu tuần từ 63,2 triệu đồng/lượng xuống 62,4 triệu đồng/lượng, nhưng sau đó cũng đã tăng vọt theo đà tăng của giá vàng thế giới lên tới mức 63,4 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi khoảng 10 triệu đồng mỗi lượng do nguồn cung khan hiếm và không có công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro nên các doanh nghiệp đẩy giá lên.

Sở dĩ giá vàng tăng mạnh trong tuần này do các nhà đầu tư lo ngại kinh tế thế giới vốn vẫn còn mong manh, nay gặp cú sốc tăng mạnh lạm phát ở nhiều quốc gia và cú thắt chặt tiền tệ sắp tới của nhiều ngân hàng trung ương (NHTW), đặc biệt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), sẽ có nguy cơ gãy đà phục hồi.

Ngoài ra, căng thẳng Nga- Ukraine còn tác động mạnh hơn đối với giá vàng trên nhiều phương diện. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng này làm gia tăng vai trò trú ẩn của vàng. Thứ hai, cuộc khủng hoảng này sẽ tiếp tục đẩy giá dầu và nhiều hàng hóa tăng cao, qua đó càng làm tăng thêm áp lực lạm phát vốn đang tăng mạnh.

Dù một số chuyên gia dự báo Nga sẽ không đánh chiếm Ukraine, nhưng Tổng thống Mỹ Biden vẫn tiếp tục cảnh báo Tổng thống Nga Putin đã có quyết định tấn công Ukraine và cuộc chiến này sẽ diễn ra trong những ngày tới. “Nga đang tung tin giả, cáo buộc Ukraine lên kế hoạch tấn công nhằm tạo cớ cho quân đội Nga tiến vào Ukraine”, ông Biden nhận định.

Trên thực tế, ảnh vệ tinh của hãng Maxar cho thấy đã có xuất hiện hình ảnh nhiều chiến đấu cơ của Nga ở biên giới giữa Nga và Ukraine. Ngoài ra, quân đội Nga cũng đã tập trung đóng tại miền Tây nước này, đặc biệt ở cả bán đảo Crimea và Belarus.

>> “Đòn bẩy” giá vàng năm 2022

Ông Colin, Chuyên gia ngoại hối độc lập, cũng cho rằng ít có khả năng Nga sẽ dồn toàn lực chiếm toàn bộ Ukraine, nhưng nếu kịch bản này xảy ra, sẽ tác động mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu, trong đó giá vàng sẽ tăng mạnh, không ngoại trừ khả năng lên 2.000USD/oz. Bởi vì, nếu Nga đánh chiếm toàn bộ Ukraine, thì Mỹ và phương Tây sẽ áp lệnh trừng phạt mạnh, chặn đứng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt của Nga, như khí đốt, bạch kim, niken, nhôm, paladi…, đẩy giá các mặt hàng này tăng mạnh, khiến áp lực lạm phát bùng phát mạnh mẽ hơn nữa, buộc các NHTW tăng mạnh lãi suất, khiến đà phục hồi kinh tế chậm lại.

Tại sao Nga và Ukraine xung đột giá vàng lại tăng

Giá vàng thế giới có thể sẽ còn tăng mạnh do căng thẳng Nga- Ukraine

Đáng chú ý, Châu Âu đang nhập khoảng 1/3 khí đốt từ Nga, trong khi lượng dự trữ khí đốt của Châu Âu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Hơn nữa, nếu cuộc chiến nổ ra, thì nhiều dự án khai thác khí đốt, dầu mỏ ở khu vực này sẽ bị đình trệ. Điều này cộng với việc Châu Âu buộc phải dùng lệnh trừng phạt ngừng nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt từ Nga, sẽ đẩy giá dầu thô, khí đốt tăng mạnh. Đây sẽ là cú sốc lớn nhất đối với lạm phát. Khi đó, dòng tiền đầu tư sẽ chảy mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn, như vàng, …

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nếu các bên liên quan đạt được thỏa thuận ngoại giao, chấm dứt căng thẳng Nga- Ukraine, thì sẽ là cú sốc ngắn hạn đối với giá vàng, khiến giá kim loại này có thể giảm xuống dưới 1.800USD/oz.

Dù căng thẳng Nga-Ukraine sẽ diễn biến thế nào trong thời gian tới, trước mắt giá vàng vẫn sẽ được hưởng lợi với tư cách là tài sản trú ẩn an toàn. Theo đó, giá vàng tuần tới có thể vẫn sẽ ở mức cao và có thể sẽ vượt xa 1.900USD/oz nếu căng thẳng Nga- Ukraine trầm trọng hơn.

Ông Edward Moya, Chuyên gia phân tích cao cấp của Tập đoàn OANDA, cho rằng nếu căng thẳng Nga- Ukraine diễn biến xấu hơn, thì giá vàng tuần tới có thể vượt ngưỡng 1.930USD/oz. Trong khi đó, mức hỗ trợ quan trọng của giá vàng tuần tới ở 1.880USD/oz, kế tiếp là vùng 1.830USD/oz.

Đánh giá của bạn:

Tại sao Nga và Ukraine xung đột giá vàng lại tăng

Giá vàng thế giới tăng vọt do căng thẳng Nga - Ukraine - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Như vậy giá vàng thế giới đã tăng đến 32 USD/ounce, tương đương mức tăng 880.000 đồng/lượng. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 51,17 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng kéo giá vàng trong nước tăng theo. Công ty SJC nâng giá bán vàng thêm 350.000 đồng/lượng, lên 62,7 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá mua vào tăng lên 61,9 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC ở mức thấp hơn 62,5 triệu đồng/lượng. Giá mua vào ở mức 61,8 triệu đồng/lượng.

Các tiệm vàng lớn chiều nay cũng niêm yết giá mua bán vàng quanh ngưỡng 62 triệu đồng/lượng (mua vào) và 62,5 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, giá vàng nhẫn 9999 tăng trở lại theo đà tăng của giá vàng thế giới, lên mức 54 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng nhẫn 9999 chỉ còn cao hơn 2,83 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 11,53 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt do nhu cầu trú ẩn lên cao sau khi cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng cảnh báo Nga có thể tấn công Ukraine bất kỳ lúc nào và sẽ bắt đầu bằng một cuộc không kích. Từ trước đến nay giá vàng thường lên cao mỗi khi xuất hiện căng thẳng địa chính trị.

Bên cạnh đó, giá vàng thế giới còn đi lên do lo ngại lạm phát tại Mỹ. Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Mỹ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo 7,2 - 7,3% giới phân tích đưa ra trước đó.

Nhiều dự báo khả năng giá vàng thế giới sẽ lên những mức kỷ lục mới nếu Nga tấn công Ukraine.

Tại sao Nga và Ukraine xung đột giá vàng lại tăng
Lực bán chốt lời mạnh, giá vàng quay đầu giảm sát ngày Thần Tài

A.HỒNG

Xung đột tại Ukraine: Giá dầu, vàng tăng dựng đứng

(NLĐO) -Giá dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 8% vào đầu phiên giao dịch hôm 7-3 khi thị trường tiếp tục phản ứng trước sự gián đoạn nguồn cung do ảnh hưởng từ cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine và khả năng dầu, khí đốt Nga bị cấm vận.

  • Nga cảnh báo "gắt" với một số nước láng giềng Ukraine

  • Nhà đàm phán với Nga của Ukraine bị an ninh bắn chết

  • Xung đột tại Ukraine: Mỹ và đồng minh "chơi lớn", tính khoá van dầu Nga

  • Mỹ bật đèn xanh để NATO cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine

Cụ thể, giá dầu thô WTI giao dịch cao hơn 8% lên trên 125 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7-2008. Có thời điểm giá đã tăng lên 130,50 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 7-3 trước khi điều chỉnh giảm.

Giá dầu Brent cũng tăng hơn 9% lên 128,60 USD/thùng, đây cũng là mức giá cao nhất kể từ năm 2008, có thời điểm chạm mốc 139,13 USD/thùng. Nhà phân tích John Kilduff tại Again Capital cho biết: "Giá dầu đang tăng vọt do rủi ro cấm vận hoàn toàn với dầu và các sản phẩm của Nga. Giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng cao. Một số bang ở Mỹ giá xăng sẽ lên đến 5 USD/gallon".

Tại sao Nga và Ukraine xung đột giá vàng lại tăng

Trạm bơm dầu tại hạt Loving, bang Texas - Mỹ. Ảnh: Reuters

Theo đài CNBC, Mỹ và các đồng minh đang xem xét cấm nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga. Trong khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cho đến nay vẫn cho phép các hoạt động thương mại về năng lượng của Nga tiếp diễn nhưng hầu hết người mua đang tránh mua các sản phẩm từ Nga. Theo phân tích của Tập đoàn tài chính JPMorgan Chase, 66% lượng dầu của Nga đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mua.

Xung đột tại Ukraine: Giá dầu, vàng tăng dựng đứng

Các chỉ số chứng khoán tại thị trường Mỹ cũng đồng loạt giảm điểm. Cụ thể, chỉ số Dow giảm 400 điểm, tương đương 1,19%, trong khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt giảm 1,5% và 1,91%.

Nhóm cổ phiếu năng lượng trở thành điểm sáng trên thị trường khi giá dầu tăng. Cổ phiếu dầu khí Occidental tăng 17%. Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng, vốn được hưởng lợi từ lãi suất cao hơn, lại giảm điểm khi lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống khoảng 1,73%.

Thị trường chứng khoán châu Âu cũng chứng kiến đà giảm mạnh và kết thúc tuần giao dịch giảm khoảng 7%, đánh dấu chuỗi ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3-2020. VanEck Russia ETF, một trong số ít quỹ liên kết với Nga vẫn giao dịch, tiếp tục giảm 2%, kết thúc tuần giao dịch giảm hơn 60%. Trong khi đó, vàng được xem là kênh trú ẩn tài sản an toàn, tăng lên 1.990 USD/ounce.

Xuân Mai