Tại sao máu vận chuyển được oxy

Máu luôn có màu đỏ do chứa hemoglobin, nhưng màu sắc của các mạch máu nằm dưới da có thể trông xanh hoặc tím do một dạng "ảo ảnh".
 

Tại sao máu vận chuyển được oxy

Minh họa các tế bào hồng cầu di chuyển trong tĩnh mạch. 


 

Một số người cho rằng máu giàu oxy có màu đỏ, trong khi máu nghèo oxy màu xanh lam. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Máu luôn có màu đỏ. Mỗi phân tử hemoglobin - một loại protein trong tế bào hồng cầu vận chuyển oxy - chứa 4 nguyên tử sắt, phản xạ ánh sáng đỏ và khiến máu người màu đỏ.
 

Sắc độ đỏ thay đổi tùy theo mức oxy trong máu. Máu có màu đỏ anh đào tươi khi hemoglobin lấy oxy trong phổi, đi vào các động mạch và tỏa ra các mô của cơ thể. Nhưng trong chuyến trở về phổi, sau khi tế bào máu vận chuyển oxy đến các mô khắp cơ thể, máu đã khử oxy chảy qua các tĩnh mạch có màu đỏ sẫm hơn nhiều, Kleber Fertrin, phó giáo sư huyết học tại Trường Y khoa thuộc Đại học Washington, giải thích trên Live Science hôm 8/8.
 

Máu có nhiều sắc độ đỏ khác nhau, nhưng không bao giờ màu xanh lam. Bệnh nhân có thể đã chứng kiến điều này khi lấy mẫu máu: Kim tiêm đâm vào tĩnh mạch màu xanh, nhưng máu chảy vào lọ là máu khử oxy đỏ sẫm.
 

"Việc tĩnh mạch màu xanh lam hoặc xanh lục gần giống như một ảo ảnh do tĩnh mạch nằm dưới lớp da mỏng nhưng vô cùng quan trọng. Những màu sắc mà chúng ta nhìn thấy phụ thuộc vào bước sóng mà võng mạc cảm nhận được", Fertrin cho biết. Các lớp da khác nhau khiến các bước sóng phân tán theo những cách khác nhau, ông nói.
 

Dưới lớp da sẫm màu, tĩnh mạch thường màu xanh lục. Tĩnh mạch có thể mang màu xanh lam hoặc tím dưới màu da sáng hơn. Nguyên nhân là bước sóng ánh sáng xanh lục và xanh lam ngắn hơn bước sóng đỏ. Ánh sáng đỏ thâm nhập mô người tốt hơn ánh sáng xanh. Vì vậy, trong khi các bước sóng đỏ được da hấp thụ, bước sóng xanh lục và xanh lam phản xạ tới mắt người.
 

Các mạch máu khác, ví dụ như mao mạch nhỏ gần bề mặt, không bị ảo ảnh này tác động nhiều. "Đầu ngón tay có màu hồng vì các mạch máu nằm gần bề mặt hơn nhiều so với tĩnh mạch", Fertrin nói.
 

Điều này tương tự với những gì xảy ra trong giai đoạn đầu của một vết bầm - thực chất là máu nằm bên ngoài mạch. Nếu bị thương gần bề mặt, vết bầm sẽ mang màu đỏ hoặc đỏ tím, nhưng nếu sâu hơn, nó sẽ màu xanh tím.
 

Thực tế, máu xanh có tồn tại, ít nhất là trong cua, tôm hùm, bạch tuộc và nhện. Những sinh vật này có đồng trong máu thay vì sắt, khiến máu mang màu xanh lam, theo Hiệp hội Hóa học Mỹ.
 

Theo Live Science và VNEpress


Câu trả lời là: Không. Máu luôn có màu đỏ.

Mỗi phân tử hemoglobin - một loại protein trong tế bào hồng cầu chuyên vận chuyển oxy chứa 4 nguyên tử sắt, và phản xạ với ánh sáng đỏ. Điều này khiến cho máu của chúng ta có màu đỏ.

Tại sao máu vận chuyển được oxy

Màu đỏ này thay đổi tùy thuộc vào mức độ oxy trong máu. Khi hemoglobin lấy oxy từ phổi, máu có màu đỏ tươi khi nó đi vào các động mạch và ra các mô xung quanh cơ thể.

Nhưng trong quá trình trở về phổi, sau khi tế bào máu cung cấp oxy đến các mô trên khắp cơ thể, "máu nghèo oxy" chảy qua các tĩnh mạch có màu đỏ sẫm, TS. Kleber Fertrin, trợ lý giáo sư huyết học tại Trường Y khoa Washington (Mỹ) cho biết.

Thế nhưng tại sao tĩnh mạch khi nhìn từ bên ngoài da lại có màu xanh lam?

Theo TS. Fertrin, đây gần giống như một ảo ảnh gây ra bởi hiện tượng phân tán bước sóng. "Màu sắc chúng ta nhìn thấy dựa trên bước sóng mà võng mạc có thể cảm nhận được, và các lớp da khác nhau làm cho bước sóng phân tán theo những cách khác nhau", TS. Fertrin lý giải.

Cũng bởi sự tán xạ này, nên dưới lớp da sẫm màu thường xuất hiện các tĩnh mạch màu xanh lục, và có thể là màu xanh lam, hay những người có tông màu da sáng hơn, thì tĩnh mạch lại chuyển sang màu tía.

"Đó là bởi bước sóng ánh sáng xanh lục và xanh lam ngắn hơn bước sóng đỏ", TS. Fertrin cho biết. "Ánh sáng đỏ xuyên qua mô người tốt hơn ánh sáng xanh. Vì vậy, trong khi các bước sóng màu đỏ được da của chúng ta hấp thụ, thì màu xanh lá cây và xanh lam được phản xạ và phân tán trở lại chúng ta".

Tại sao máu vận chuyển được oxy

Tĩnh mạch có màu xanh hoàn toàn không phải do màu sắc của máu.

Cũng có thể thấy rằng một số mạch máu khác, điển hình như các mao mạch nhỏ do nằm ở gần bề mặt da, nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi "ảo ảnh" này. "Đầu ngón tay có màu hồng vì các mao mạch gần bề mặt hơn nhiều so với tĩnh mạch", TS. Fertrin nói.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi chúng ta bị một vết bầm do va đập. Nếu ở gần bề mặt, nó sẽ có màu đỏ hoặc đỏ tía. Trong khi đó nếu vết bầm sâu hơn, nó sẽ có màu xanh tím.

Nói nôm na, màu sắc của máu không hề thay đổi. Chỉ là do mắt người cảm nhận chúng qua da thế nào mà thôi.

This post is also available in: English (English)

Tại sao máu vận chuyển được oxy

Tổng quan về máu

Máu là gì?

Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu chuyên chở O2 và CO2 trao đổi giữa phế nang và các tổ chức tế bào; vận chuyển đường, các axit amin, các axit béo, các vitamin… đến cung cấp cho các tổ chức tế bào. Máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất cặn bã của chuyển hóa tế bào đưa đến các cơ quan bài xuất như thận, phổi, tuyến mồ hôi…

Máu có các kháng thể, kháng độc tố… tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể. Máu mang các hormone, các loại khí O2 và CO2, các chất điện giải khác nhau như Ca++, K+, Na+… để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể.

Máu còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng làm cho các phần khác nhau trong cơ thể luôn có cùng một nhiệt độ tương đương như nhau.

Tại sao máu vận chuyển được oxy

Lượng máu ở người trưởng thành

Lượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng… Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 – 80ml máu/kg cân nặng. Lượng máu tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương và lượng máu bị mất đi hàng ngày.

Tuy vậy, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định. Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi, hoặc mất nước thì lượng máu có thể giảm do bị cô đặc.

Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy… lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc tình trạng bệnh lý. Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc, thậm chí bị tử vong.

Cấu tạo và chức năng của máu là gì?

Máu gồm hai phần chính: các tế bào máu và huyết tương

Các tế bào máu

Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ). Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô và nhận khí cacbonic (CO2) từ các mô tới phổi để đào thải. Đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày; hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan. Tủy xương sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.

Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ một tuần đến vài tháng: có loại làm nhiệm vụ thực bào tức là “ăn” các “vật lạ”, có loại làm nhiệm vụ “nhớ” để nếu lần sau “vật lạ” này xâm nhập sẽ bị phát hiện và nhanh chóng cơ thể sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng, có loại tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể…

Bạch cầu được sinh ra tại tủy xương. Ngoài việc lưu hành trong máu là chính, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.

Tiểu cầu của máu là gì?

Chúng là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Đời sống của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.

Tại sao máu vận chuyển được oxy

Huyết tương

Huyết tương của máu là gì? Đó là phần dung dịch, có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn còn có thành phần khác như: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men… Huyết tương thay đổi theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ. Nếu đơn vị máu có huyết tương “đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.

Sự có mặt của những thành phần kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương sẽ quyết định sự khác nhau hay giống nhau giữa các cá thể, nên sẽ quy định nhóm máu tương ứng./.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: i.

Tài liệu tham khảo:

Giáo trình “Sinh lý học y khoa tập 1” – bộ môn Sinh lý học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo trình “Sinh lý học y khoa tập 1” – bộ môn Sinh lý, Sinh lý bệnh & Miễn dịch, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện, NXB Y học, 2013