Tại sao lại gọi là chất độc màu da cam

Trong thời gian từ tháng 8/1961 đến tháng 10/1971, quân đội Mỹ đã thử nghiệm và sử dụng vài chục loại chất độc hóa học khác nhau với khối lượng trên 100.000 tấn, nhưng chủ yếu là các chất: CS, da cam (Agent Orange-AO), chất trắng (Agent White), chất xanh (Agent Blue) và một lượng đáng kể các chất: tím (Agent Purple), hồng (Agent Pink) và xanh mạ (Agent Green). Các chất da cam, tím, hồng và xanh mạ là những chất chứa tạp chất dioxin.

Chất độc da cam có màu gì?

Chất độc da cam có màu gì?.

Chất độc da cam là một chất lỏng màu nâu đỏ hay màu nâu, không tan trong nước, tan trong dầu diezen và các dung môi hữu cơ, có tỷ trong riêng ở 25°C là 1,28 kg/lít. Thành phần gồm 50% chất diệt cỏ 2,4 - D và 50% chất diệt cỏ 2,4,5 - T.

Để dễ nhận biết và phân biệt các loại chất độc, quân đội Mỹ dùng sơn với màu sắc khác nhau sơn thành những vạch sơn trên các phương tiện chứa các chất độc này. Thùng phi chứa hỗn hợp 2,4 – D và 2,4,5 – T được sơn vạch màu da cam, từ đây có tên gọi là chất da cam.

Tương tự như vậy là tên gọi các chất xanh, chất trắng.

Cụm từ "chất độc da cam" được Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 đề xuất và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1999 khi xây dựng chương trình cấp Quốc gia về nghiên cứu khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Cụm từ được dùng để chỉ đích danh nguồn gốc dioxin ở Nam Việt Nam là chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã phun rải trên lãnh thổ Nam Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Chất da cam mà quân đội Mỹ sử dụng ở Nam Việt Nam chứa một lượng tạp chất dioxin rất cao, trung bình là 10 miligram (mg) trong 1 kg chất da cam (được gọi tắt là 10ppm).

Vì sao Mỹ sử dụng loại chất này trong chiến tranh

Việt Nam?

Mỹ dùng chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam nhằm phá rừng, tìm và diệt căn cứ cách mạng, ngăn chặn các cuộc hành quân của bộ đội và hủy hoại hoa màu.

Chất độc da cam là loại chất độc dùng để diệt cây cỏ, phá rừng. Tại Việt Nam, rừng là căn cứ địa của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng chất độc da cam/dioxin nhằm phá rừng, tìm và diệt căn cứ cách mạng, ngăn chặn các cuộc hành quân của bộ đội và hủy hoại hoa màu.

Từ năm 1961 đến 1971 rừng nội địa và rừng ngập mặn là đối tượng chính bị tác động nặng nề nhất. Trên 80% tổng số phi vụ rải chất độc da cam/dioxin của các chiến dịch được tiến hành trên lãnh thổ có rừng với tổng diện tích bị rải chất độc là 3,06 triệu ha.

Chất độc da cam/dioxin đã để lại hậu quả tức thời và lâu dài đối với các hệ sinh thái rừng. Trên 3,060 triệu ha rừng bị tàn phá ở các mức độ khác nhau, làm mất đi 112 triệu m3 gỗ. Ngoài ra nhiều nguồn tài nguyên lâm sản khác như: cây thuốc, song mây, dầu nhựa, thú rừng bị tiêu diệt.

Về lâu dài, hệ sinh thái rừng bị thay đổi, đất rừng bị xói mòn. Cỏ tranh, tre nứa, cây bụi xâm lấn và thay thế cây rừng. Môi trường rừng xấu đi, gây trở ngại khó khăn cho rừng tái sinh phục hồi. Đặc biệt rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 hệ sông bị tàn phá đã gây ra nhiều lũ lụt cho vùng hạ lưu.

Hầu hết các tỉnh thành từ Quảng Trị tới Cà Mau bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin với các mức độ khác nhau.

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang bị rải dưới 10% diện tích.

Đắc Lắk, Lâm Đồng, Hậu Giang, Long An, Gia Lai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thuận Hải, Minh Hải, Cửu Long bị rải từ 10% - 20% diện tích.

Quảng Ngãi, Bến Tre, Phú Yên, Quảng Trị, Bình Định bị rải từ 20% - 30% diện tích.

Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh bị rải từ 40% - 50% diện tích.

Bình Dương, Bình Phước, TP.HCM, Đồng Nai bị rải trên 50% diện tích.

Rừng bị hủy hoại nhiều nhất thuộc các vùng vĩ tuyến 17 tỉnh Quảng Trị; dọc biên giới Việt - Lào có đường mòn Hồ chí Minh từ Quảng Trị tới Kon Tum (Hương Hóa, A Lưới, Sa Thầy, DakLây,...); vùng Đông Nam bộ (Chiến khu C, chiến khu D, Bời Lời, Tam giác Sắt...); Năm Căn (tỉnh Cà Mau); Cần Giờ (TP.HCM).

Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Vụ kiện của bà Trần Tố Nga đã trải qua hơn 10 năm gian khổ. Tình yêu thương, sự hy sinh và quyết tâm của bà đã làm xúc động, lôi cuốn hàng triệu người trên thế giới đồng tình, ủng hộ để vụ kiện đi tới ngày hôm nay.

Tuy nhiên, đến ngày 10/5/2021 vừa qua, Tòa án Evry bác bỏ vụ kiện da cam của bà Trần Tố Nga. Lý do đưa ra vì tòa không đủ thẩm quyền để phán quyết một vụ kiện liên quan đến các hành động chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Ngay sau đó, bà đã kháng cáo.

Bà Trần Tố Nga cho biết vẫn sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh này bằng việc dẫn đầu một cuộc tuần hành giữa Paris (Pháp), đại diện cho các NNCĐDC chống lại các tập đoàn hóa chất toàn cầu vào ngày 15/5/2021.

Sự việc của bà nói lên rằng, Luật pháp không phải lý do để bao biện cho trách nhiệm của các công ty sản xuất chất độc da cam/dioxin.

Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin

Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Hoàn toàn ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga, ủng hộ đưa đơn kiện lên tòa phúc thẩm

Đây là nội dung quan trọng được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam nhấn mạnh trong tuyên bố mới đây (12/5) về vụ kiện của bà Trần Tố Nga.

Trong thời ký chiến tranh tại Việt Nam, với mục đích quân sự là dùng chất độc da cam là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Việt Nam không còn nơi ẩn náu. Tuy nhiên, đến năm 1971, chất độc màu da cam không còn được dùng để làm rụng lá nữa, nhưng vẫn dùng để diệt cỏ, và đây là chất độc đã hủy hoại cuộc sống của hàng ngàn, hàng triệu người Việt Nam. Đôi khi những gì chiến tranh để lại sau khi kết thúc còn đáng sợ hơn những thứ nó đã cướp đi trong những trận chiến.

Bạn đang xem: Vì sao gọi là chất độc màu da cam

Vậy chất độc màu da cam là gì? Chúng là chất độc nguy hiểm đến cỡ nào? 

- Chất độc màu da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam, là một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam - mang tên chiến dịch Ranch Hand. 

- Chất độc này có màu và được chứa trong các thùng màu da cam, do vậy trong vụ kiện được gọi là chất độc màu da cam. Chất này được quân đội Hoa Kỳ - Mỹ đã sử dụng trong quy mô lớn trong vòng 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971), Mỹ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam khiến nhiều vùng ở nước ta bị nhiễm độc nghiêm trọng. 

- Các cơ quan ý tế ở Việt Nam ước tính tầm một triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc luôn mang bệnh tật, trong đó có khoảng 400.000 người đã chết hoặc bị tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em khi mới sinh ra đã bị dị tật, dị dạng bởi các chất độc hóa học này. 

- Chất này còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ, cũng như các binh lính đồng minh của Mỹ tiếp xúc với hóa chất này như Hàn Quốc, Việt Nam Cộng Hòa, Úc, New Zealand cũng như các con cháu của họ. 

Dioxin - chất độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người

- Chất độc màu da cam có chứa chất độc Dioxin, chất độc dioxin là nguyên nhân của rất nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chứ năng ở cả người lẫn Việt Nam các cực binh Mỹ. 

- Chất Dioxin phát triển và tích tụ chủ yếu tại các mô mỡ theo thời gian tĩnh lũy sinh học, vì vậy ngay cả tiếp xúc ít vẫn có thể đạt mức độ nguy hiểm cao.

- Vào năm 1994, EPA Mỹ báo cáo rằng chất độc dioxin là một chất gây ưng thư mạnh, ngoài ra còn gây hậu quả nặng nề về hệ thống miễn dịch cũng như sinh sản, có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với con người. 

- Các hiệu ứng khác ở người ở mức liều cao có thể xảy ra: 

+ Bệnh lý tại khu trung ương và ngoại vi của hệ thần kinh

+ Gây rối loạn tuyến giáp

+ Tổn hại cho hệ thống miễn dịch

+ Bất thường phát triển trong men răng của trẻ em

+ Mắc bệnh tiểu đường

Các chất dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một thời gian tương tự như các hợp chất clo khác, điều đó cho thấy ngay cả nồng độ nhỏ trong nước có thể xâm nhập vào cây cối, thức ăn và đi đến cơ thể con người. Không chỉ có vậy, dioxin có thể đi qua dây rốn và sữa mẹ nếu mẹ nhiễm chất độc da cam thì con cũng có thể bị nhiễm theo.

Những di chứng nặng nề đến thế hệ sau

không chỉ là hại đến cây cối, khi chất Dioxin đi vào cơ thể sẽ gây đóng mở một số gen giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B... Trong một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này có thể làm phá hủy các cấu trúc tế bào, các protein và nguy hiểm hơn là gây đột biến trên phân tử DNA (gen) từ đó dẫn tới các bệnh liên quan đến ung thư, bệnh di truyền, quái thai.

Hiện không có nghiên cứu về quái thai gây ra bởi dioxin trên cơ thể người, nhưng khi được thí nghiệm trên các con vật như chuột hamster, chim, cá, lợn guinea lại có bằng chứng mạnh mẽ cho điều này.

Các nghiên cứu ở động vật cho thấy rằng, các chất độc màu da cam gây ảnh hưởng đến sinh sản. Khi ở cấp độ phân tử, chất độc này gây đột biến chuỗi nhiễm sắc thể, những dột biến này gây ảnh hưởng đến thông tin di truyền ở tế bào sinh sản do cơ chế ép nhân đôi di truyền cho con cháu.

Các nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam, nơi bị Mỹ rải 370kg dioxin trong 8 năm chiến tranh, người dân và binh sĩ ở đây đã phải chịu sự phơi nhiễm lâu dài, dioxin đã ngấm sâu vào mọi con đường mà không hề có sự sơ tán hoặc tẩy độc. 

Trong các khảo sát trong thập niên 1980 - 1990 có những kết quả mâu thuẫn nhau do mâu thuẫn khảo sát ở các cựu binh Mỹ có sự khác biệt lớn về phơi nhiễm dioxin, do mẫu khảo sát ở các cựu binh Mỹ có sự khác biệt lớn về phơi nhiễm dioxin. Trong nghiên cứu cựu binh Việt Nam và 9 khảo sát cựu binh các nước. Đưa ra kết quả như sau:

- Sự tranh cãi về mối liên quan giữa chất độc đa cam và dị tật bẩm sinh là do dữ liệu của khảo sát không phù hợp với nhau. 

- Tổng hợp số liệu từ các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc của cha mẹ với dioxin và chất độc da cam làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, quái thai.

- Trong khi nguy cơ gia tăng quái thai, hiện diện ở cả cựu binh Mỹ và cựu binh Việt Nam, các cựu binh Việt Nam có sự gia tăng rõ rệt hơn mức độ phơi nhiễm của mỹ bởi lính Mỹ ăn uống đồ hộp còn quân đội Việt Nam sống nhiều năm và dùng đồ ăn, nước uống có chứa dioxin.

Mỹ đã yêu cầu chính phủ Sài Gòn ra tuyên bố rằng chất độc màu da cam không gây hại đến sức khỏe con người để biện minyh cho việc rải chất độc dioxin. Hoa kỳ đã cho rải truyền đơn nhằm tuyên truyền đó chỉ là chất độc hại diệt cỏ và không gây hại cho người và động vật cũng như nguồn nước, hít phải hàng ngày cũng không sao... Điều này đã gây thêm hậu quả nặng nề khi dân Việt tin theo mà không di tản và thực hiện các biệt pháp phòng độc vì thế tình trạng nhiễm độc ngày càng trầm trọng. 

Những tác hại nghiêm trọng được ghi lại bởi các bác sĩ đường thời của nhiều quốc gia:

1. Đối với người dân đất Việt

- Diện tích bị dải chất độc đều là miền Nam Việt Nam, chất độc da cam phát tán qua không khí và nước nên nó làn rộng rất nhanh, không chỉ những chiến sỹ quân giải phóng mà cả dân thường miền Nam, quân Mỹ và quân lực lượng Việt Nam Cộng hòa cũng đều bị nhiễm độc nếu có mặt tại các khu vực đã bị rải chất độc. 

- Tuy nhiên do sinh sống, uống nước, và trồng cây lương thực tại đất nhiễm độc nên người Việt bị nặng hơn người Mỹ.

Xem thêm: Tên Tài Khoản Ngân Hàng Là Gì Và Thủ Tục Mở Tài Khoản Ngân Hàng

- Rất nhiều đứa trẻ sinh ra với hình hài di dạng sau vài năm khi chất độc được rải xuống, fdieefu này càng trở nên rõ ràng hơn là con người, đặc biệt là phụ nữ bị nhiễm chỉ một chút chất độc cũng tạo nên khả năng cao sinh ra những đứa bé mang dị tật đáng tiếc. 

- Rất nhiều cựu binh trong lực lượng quân lực Việt Nam Cộng Hòa từng hoạt động trong vùng bị rải chất độc đã chịu hàng loạt các chứng bệnh liên quan đến việc phơi nhiễm chất độc da cam: các bệnh ung thư cao nhất, phụ nữ gốc Việt mắc bệnh ung thư hạch huyết không Hodgkin cao nhất...

2. Đối với lính Mỹ

- Tại Hoa Kỳ, các cơ quan y tế có thẩm quyền ước tính có khoảng 250.000 cựu Mỹ đã mất sớm do hậu quả của chất độc và các biến chứng từ nó.

- Những đứa trẻ của cựu binh Mỹ ở Việt Nam được báo cáo đã gặp các bệnh như khuyết tật, bệnh về xương khớp, bàng quang, rối loạn đường ruột, mất thính lực, các vấn đề về sinh sản, rối loạn hành vi ...

- Tuy nhiên cho tới nay chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất vẫn không không nhận chất độc gây hại cho thai nhi với lý do thiếu chứng thực trên người.

Các vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam

Đây là vụ kiện của nhóm bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân chất độc da cam/Dioxin đối với 37 công ty sản xuất hóa chất của Hoa Kỳ, đợn vị đã sản xuất các hóa chất hóa học phát quang cây cối có chứa chất độc da cam được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh.

Qua hai phiên tòa sơ thẩm Tòa án liên bang tại quận Brooklyn và tại tòa phúc thẩm ở tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York bác các đơn kiện của nguyên đơn với lý do là: Bên nguyên đơn chưa đủ bằng chứng khoa học chứng minh mối quan hệ giữa bệnh tật của họ với chất dioxin, cũng như không đưa ra được bằng chứng quốc tế, các công ty hóa chất chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ Mỹ nhưng chính phủ Mỹ lại có quyền miễn tố. 

Vì thế, vào ngày 2 tháng 3 năm 2009 tòa án tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn Việt Nam. Và việc đền bù thiệt hại cho người vô tội bị nhiễm chất độc da cam hầu như không khả thi, trước nhận quốc tế sau khuyên góp mô hình xã hội trong nước, doanh nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ. 

Vụ kiện này đã thu hút sự chú ý của dư luận của Việt Nam cũng như dư luận Quốc tế. Đã có nhiều tổ chức xã hội kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng họ bên nguyên Việt Nam như: tổ chức của các cựu binh Mỹ, Hàn Quốc bị nhiễm chất dioxin, hoặc ông Len Aldis đã lập một trang web kêu gọi ký tên vì công lý...

Chính phủ Hoa kỳ - Mỹ hiện vẫn từ chối trách nhiệm với những nạn nhân này và cho rằng từ chối mối liên hệ giữa các hệ lụy của con người và thuốc diệt cỏ vẫn chưa có bằng chứng khoa học. Tuy nhiên và hồi tháng 5/2007 Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ các khoản ngân sách 3 triệu USD nhằm khắc phục ảnh hưởng của chất độc màu da cam và môi trường tại một số điểm nóng nhất. 

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp cho mọi người hiểu thêm về chất độc màu da cam là gì, là chất độc hại như thế nào cũng như hậu quả nặng nề nặng nề thương tâm mà người dân phải gánh chịu. Những nỗ lực vẫn không dừng lại, những người bị hại và các tổ chức nhân quyền trong nước vẫn đang tiếp tục vận động và kêu gọi Mỹ phải bồi thường cho những ảnh hưởng cũng như việc xử lý chất độc dioxin tại Việt Nam.

Từ khóa liên quan: Logo chất độc màu da cam, chất độc da cam ở Việt Nam, chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam...

Video liên quan

Chủ đề