Tại sao hoa quả để lâu có mùi rượu

Tại sao hoa quả để lâu có mùi rượu

ở một số quả chín cây như khóm( dứa,thơm), xoài, đu đủ,... để lâu, khi cắt dôi thì ta ngửi thấy mùi rượu. Hãy giải thích hiện tượng này?

Trái cây để lâu có mùi rượu do: trong trái cây có thành phần chính đó là đường gluco và tinh bột. khi ta để trái cây lâu thì đường và tinh bột sẽ lên men yếm khí với tác nhân là vi sinh vật. Quá trình lên men này giống với quá trình lên men rượu.

Reactions: VânHà.D

Tại sao hoa quả để lâu có mùi rượu

ở một số quả chín cây như khóm( dứa,thơm), xoài, đu đủ,... để lâu, khi cắt dôi thì ta ngửi thấy mùi rượu. Hãy giải thích hiện tượng này?

Khi để lâu quả chín, cắt ra ta ngửi thấy mùi rượu, đó là do các vi khuẩn, vi sinh vật ở điều kiện thích hợp đã sinh sôi nảy nở, tác động lên chất đường trong hoa quả để biến đường thành rượu.

Reactions: Xiao Fang

 Để quả vải chín qua 3-4 ngày sẽ có vị chua vì dịch quả vải chứa rất nhiều đường, nấm men ở vỏ quả dễ dàng xâm nhập vào phần thịt quả, chúng chuyển hóa đường thành rượu và từ rượu thành axit (có vị chua).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Theo em thì trong làm tương và làm nước mắm, người ta có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và nước mắm từ đâu ra?

Xem đáp án » 20/03/2020 28,044

Em hãy kể những thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtêin.

Xem đáp án » 20/03/2020 7,565

Em hãy kể những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic lên men.

Xem đáp án » 20/03/2020 6,148

Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin của mình từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?

Xem đáp án » 20/03/2020 3,289

Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

Xem đáp án » 20/03/2020 1,183

Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau:

Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu
Loại vi sinh vật    
Sản phẩm    
Nhận biết    

Xem đáp án » 20/03/2020 523

PGS TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng quả vải và một số loại trái cây chín chứa lượng đường cao có thể xảy ra tình trạng hóa men cồn, từ có có hiện tượng ăn vải cũng thổi ra nồng độ cồn.

Tại sao hoa quả để lâu có mùi rượu
Theo chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh, ăn vải cùng một số loại trái cây chín có hàm lượng đường cao có thể thổi ra nồng độ cồn. (Ảnh: IT).

Từ 1/1/2020, Nghị định 100/2019NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực, trong đó nâng mức xử phạt nặng đối với các hành vi vi phạm giao thông. Đặc biệt là những người tham gia giao thông nồng độ cồn, thậm chí là cả với người đi xe đạp.

Với quy định này, người điều khiển phương tiện giao thông dù là ô tô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền, máy bay… nếu có uống rượu trước hoặc trong khi điều khiển các phương tiện giao thông đều bị phạt. Do đó, cách đối phó tích cực nhất là xác định tâm thế "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Tuy nhiên, dư luận đang xôn xao trước các thông tin nói rằng, chỉ cần ăn vài quả vải chín hoặc ăn phải mấy loại quả có hàm lượng đường cao thì người tham gia giao thông vẫn có nguy cơ bị thổi phạt nồng độ cồn như bình thường, bởi vì loại quả này khi ăn vào sẽ bị hóa cồn.

Chưa rõ đã có trường hợp nào vướng phải tình trạng dở khóc dở cười như trên không thế nhưng thời gian qua câu chuyện về một số người khi bị thổi nồng độ cồn đã biện minh là không uống rượu mà chỉ ăn vài múi mít là có thật... khiến nhiều người hết sức hoang mang.

"Có lẽ nếu điều này là đúng thì khẩu hiệu "đã uống rượu bia không lái xe" cần thêm tiếp là "đã ăn hoa quả thì không lái xe...". Bên cạnh đó, cần tuyên truyền việc này cho nhiều người biết", một số người lo lắng đặt câu hỏi.

Trao đổi về vấn đề trên với báo chí, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Vải là loại quả chứa lượng đường cao. Quả để môi trường bên ngoài thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”, tức là lên men rượu.

Người ăn quả vải có lượng đường trên sẽ bám vào khoang miệng, khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, máy sẽ báo có cồn ngay.

“Bởi máy đo nồng độ cồn không xác định đối tượng uống rượu bia hay không mà rất nhạy với cồn, do đo tự động nên mới xảy ra tình trạng ăn vải cũng thổi ra nồng độ cồn”, PGS Thịnh nói.

Cũng theo PGS Thịnh, khi vào trong dạ dày một thời gian, lượng cồn trong vải rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn. Chính vì vậy, dù ăn ít hay nhiều thì máy đo vẫn báo nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.

“Không riêng gì vải mà nhiều loại trái cây khác như: nho, sầu giêng, dứa, táo, chuối, xoài thậm chí là một số loại siro ho hay thuốc uống khi lên men, ai ăn vào cũng xảy ra hiện tượng trên. Chúng ta để ý vị giác cũng có thể nhận ra, bởi những loại quả trên khi để lâu ngoài môi trường sẽ có mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài tiếp tục được chuyển hóa sang dạng axit nên có mùi chua”, PGS Thịnh nói.

Trước những lo lắng về việc ăn vải và hoa quả chín có nguy cơ bị xử phạt vì nồng độ cồn, vị chuyên gia cho rằng: Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đều xử phạt những cá nhân vi phạm khi điều khiển phương tiện trong máu có nồng độ cồn. Tất nhiên cũng có những trường hợp người ăn hoa quả, quá may đo cho kết quả có nồng độ cồn, nhưng đó chỉ là con số rất nhỏ.

"Thậm chí, ăn xong chỉ vài phút sau lượng cồn trong khoang miệng sẽ bay hết. Cho nên, không nên “vịn” vào việc hoa quả tạo ra nồng độ cồn rồi sửa một bộ luật nào đó được. Bởi đã là luật thì người dân nên chấp hành tuyệt đối.

Không nên thay đổi luật, cũng không cần chế tài quy định rõ về việc lái xe uống rượu bia và lái xe sử dụng hoa quả hay thuốc. Bởi để hình thành một bộ luật vốn khá rắc rối và liên quan tới rất nhiều vấn đề. Còn chưa kể tới việc có nhiều lái xe sẽ dựa vào lý do này để chống chế, dù trước đó uống rượu bia nhưng lại nói là ăn hoa quả thì rất khó phân định. Làm sao để chứng minh được một người trước đó ăn hoa quả hay uống rượu bia”, ông Thịnh nêu quan điểm.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, có nhiều loại rượu bia cũng được sản xuất từ hoa quả lên men. Cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các tài xế nên chú ý tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 - 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường để tránh “tình ngay lý gian”.

“Theo tôi nghĩ, điều khiển phương tiện thì các tài xế cũng nên tránh sử dụng các loại hoa quả có khả năng lên men, nếu không khi bị kiểm tra nồng độ cồn sẽ khó mà giải thích”, ông Thịnh cảnh báo.

 

Sáng ngày 27/12 tại văn phòng Hà Nội Công Ty CP Diana Unicharm phối hợp với Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt 2 năm 2019 với thông điệp “Nối vòng tay tình nguyện – Hiến giọt máu yêu thương” nhằm góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm máu dịp Tết Nguyên Đán 2020.

 

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Chỉ thị số 20 trong đó yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhắc người thân hạn chế rượu, bia dịp Tết.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/vi-sao-an-qua-vai-va-trai-cay-chin-cung-co-the-bi-dinh-nong-do-con-148038.html