Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Chú ý: Vị trí ưu tiên nhất để lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 là khu vực tỵ hầu nhưng nếu làm sai kỹ thuật có thể gây kết quả âm tính giả.

Theo đó để thực hiện việc tự test nhanh COVID-19 tại nhà, người dân cần chuẩn bị một bộ kit test nhanh, đồng thời cần tham khảo kỹ các thông tin hướng dẫn đi kèm bộ test để thực hiện đúng các bước lấy mẫu, test và đọc kết quả để có kết quả chính xác.

Bước 1: Thu thập mẫu

Ở bước này, tùy theo mỗi bộ kit test khác nhau mà có thể yêu cầu việc thực hiện lấy mẫu dịch tỳ hầu hoặc dịch mũi.

Đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Thao tác lấy mẫu dịch tỵ hầu

Người được lấy mẫu có thể ngồi hoặc nằm, đầu nghiêng về sau một góc 70 độ

Người lấy mẫu cầm cán que lấy mẫu tỵ hậu (thường kèm theo bộ test) nhẹ nhàng xoay và đưa đầu bông qua lỗ mũi, đẩy dọc sàn mũi tới khoang mũi hầu cho đến khi thấy có lực cản nhẹ (sâu khoảng ½ khoảng cách từ đầu mũi đến dái tai).

Xoay que 3 lần và giữ yên 10 giây cho đầu que hấp thu tối đa mẫu phẩm; nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra khỏi mũi người được lấy mẫu và cho vào ống đã chữa sẵn đệm chiết mẫu.

Đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Thao tác lấy mẫu dịch mũi

Người được lấy mẫu có thể ngồi hoặc nằm, đàu hơi nghiêng về phía sau.

Người lấy mẫu cần que lấy mẫu dịch mũi (thường kèm theo bộ kit test) nhẹ nhàng đưa đầu bông vào lỗ mũi thứ nhất cho đến khi có lực cản nhẹ và không còn nhìn thấy đầu bông (sâu khoảng 2 cm); Xoay que 3 lần và giữ yên 10 giây.

Tiếp tục xoay và ngoáy đầu bông để lau toàn bộ thành trong và cuối khoang mũi cho đến khi đầu bông ướt hoàn toàn; Chuyển đầu bông sang lỗ mũi thứ hai và lặp lại thao tác như lỗ mũi thứ nhất.

Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

Bước 2: Xử lý mẫu

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Thao tác xử lý mẫu

Cho 10 giọt (khoảng 300 µl) đệm chiết vào ống chiết rồi đặt lên giá đỡ.

Nhúng đầu que lấy mẫu đã thực hiện lấy mẫu ở bước 1 vào ống chiết; xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống khoảng 10 lần; Để đầu que ngâm trong dung dịch khoảng 1 phút.

Bóp cho hai thành ống ép vào đầu que, từ từ xoay que và ép đầu que khi rút que ea khỏi ống để thu được càng nhiều dung dịch càng tốt. Hủy que mẫu đã sử dụng theo quy định đối với chất thải lây

Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt (đi kèm). Giữ đầu ống thẳng đứng, miệng ống hướng lên trên; lắc qua lại theo chiều ngang phần đáy ống 10 lần để mẫu đều và đồng nhất.

Chú ý quan sát mẫu trước khi thực hiện xét nghiệm, nếu các mảng dịch này còn trong mẫu, cần lắc thể để làm tan tối đa. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc của nắp nhỏ giọt trong quá trình lắc.

Bước 3: Quy trình xét nghiệm và phiên giải kết quả

Nhỏ 3 giọt (khoảng 100 µl) mẫu chiết vào ô nhận mẫu của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.

Đọc kết quả tại thời điểm 15 phút, không sử dụng kết quả sau 20 phút.

Cách đọc kết quả:

Mẫu sẽ có kết quả dương tính khi xuất hiện 2 vạch ở cả vị trí C và T trên khay thừ.

Mẫu sẽ có kết quả âm tính khi chỉ xuất hiện 1 vạch ở vị trí C trên khay thử.

Trong trường hợp không xuất hiện vạch nào hoặc chỉ xuất hiện 1 vạch tại vị trí T trên khay thử là kết quả không hợp lệ, cần thực hiện lại xét nghiệm.

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Cách đọc kết quả test nhanh

Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh việc lựa chọn các bộ kit test có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp phép, người dân cần chú ý mỗi bộ kit test nhanh khác nhau có thể sẽ có những điều chỉnh nhất định do đó cần đọc kỹ hướng dẫn của từng bộ kit;

Cần chú ý đến thao tác lấy mẫu vì bước này vô cùng quan trọng, quyết định đến tính chính xác của việc thực hiện xét nghiệm.

Đồng thời cần chú ý các biện pháp vệ sinh, xử lý các rác thải liên quan để đảm bảo an toàn sinh học.

Hầu là vách sau của mũi họng. Vùng hầu được chia thành 3 vùng tương ứng với mũi, miệng và thanh quản gọi là tỵ hầu, khẩu hầu và thanh hầu (hay còn gọi là hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản). Tỵ hầu là nơi tập trung nhiều tế bào chứa virus nhất nên ngoáy ở đó sẽ lấy được bệnh phẩm chứa virus nhiều hơn.

Để lấy được dịch tại tỵ hầu, bệnh nhân cần ngồi yên, mặt hơi ngửa, trẻ nhỏ phải có người lớn giữ. Dưới đây là hướng dẫn từ Bộ Y tế về cách lấy dịch tỵ hầu:

- Người lấy bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70 độ, tay đỡ phía sau cổ bệnh nhân. Tay kia đưa nhẹ nhàng tăm bông vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp tăm bông đi dễ dàng vào sâu một khoảng bằng 1/2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.

Lưu ý: nếu chưa đạt được độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút tăm bông ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy tăm bông chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn rồi từ từ rút tăm bông ra

- Giữ tăm bông tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa; từ từ xoay và rút tăm bông ra. - Đặt đầu tăm bông vào tuýp đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển và bẻ cán tăm bông tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài của tuýp chứa môi trường vận chuyển. Que tăm bông sau khi lấy dịch ngoáy mũi sẽ được để chung vào tuýp môi trường chứa que tăm bông lấy dịch ngoáy họng. - Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có). - Bảo quản mẫu trong điều kiện nhiệt độ 2-8 độ C trước khi chuyển về phòng xét nghiệm. Nếu bệnh phẩm không được vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu, các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản

trong âm 70 độ C (-70 độ C) và sau đó phải được giữ đông trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ đặt ngồi trên đùi của cha mẹ, lưng của trẻ quay
về phía ngực cha mẹ. Cha mẹ cần ôm trẻ bằng cách giữ chặt cơ thể và tay trẻ, đỡ đầu trẻ ngả ra phía sau.

Các bác sĩ khuyến cáo test nhanh dương tính thì không chắc chắn đã mắc Covid-19, cần bình tĩnh xử trí phù hợp. Ảnh: Haltonhillschamber

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết nhân viên y tế lấy mẫu hàng loạt, vì vậy kỹ thuật nhuần nhuyễn, nhanh, gọn, chuẩn xác, nhẹ nhàng, ít khó chịu. Trong trường hợp lấy mẫu bệnh phẩm, tự test Covid-19 tại nhà, tư thế ngồi khó đúng chuẩn, bạn khó hình dung ra đường đi của tăm bông. Do đó, bí kíp là bản thân cần thả lỏng, không gồng cơ. Khi đưa que tăm bông vào thì đi chậm rãi, lúc rút que ra thì đi nhanh hơn. Như vậy, bạn sẽ đỡ khó chịu hơn. Ngoài ra, để lấy mẫu không đau, bạn nên giữ chắc tay, không để tay rung.

Trên que lấy mẫu, bạn sẽ thấy có một khấc màu đỏ. Đưa que lấy mẫu vào mũi đủ sâu tức là bạn cần đưa qua khấc này. Bạn ngửa cổ ra, đưa que vào mũi một cách từ từ, khi đụng đến vùng tỵ hầu thì xoay nhẹ một lúc, rồi kéo ra một cách nhẹ nhàng.

Trong gia đình nếu người già không tự lấy được mẫu thì người khác có thể hỗ trợ. Người lấy mẫu cần đeo khẩu trang N95 là tốt nhất, đeo kính chống giọt bắn, đeo găng tay, rửa tay khử khuẩn trước và sau khi thực hiện lấy mẫu.

Các bác sĩ khuyến cáo test nhanh dương tính thì không chắc chắn đã mắc Covid-19, cần bình tĩnh xử trí phù hợp. Với một người có tiếp xúc dịch tễ hoặc có triệu chứng, kết quả test nhanh dương tính nCoV thì khả năng xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR cũng sẽ dương tính. Tuy nhiên, có những trường hợp test nhanh dương nhưng PCR âm tính. Vậy nên, về nguyên tắc, người dân test nhanh tại nhà, khi có kết quả cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia y tế để có hướng giải quyết thích hợp.

Trong thời gian đó, bạn nên tự cách ly tại nhà, cách ly thành viên còn lại, thường xuyên theo dõi dấu hiệu bản thân như sốt, cần có cặp nhiệt độ đo từ 2- 3 lần để xem mình có sốt không, kẹp ở nách nếu 38,5 độ là sốt. Nếu có biểu hiện thông thường như sốt, ho, mất khứu giác, vị giác, mệt mỏi... cần nhanh chóng thông báo đến nhân viên y tế theo quy trình.

Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện sự hiện diện kháng nguyên virus Covid-19 có trong mẫu dịch đường hô hấp. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có kết quả chỉ sau 15-30 phút, cho phép nhanh chóng phát hiện người nhiễm bệnh. Những trường hợp có kết quả dương tính được cách ly riêng ngay và xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.

Xem video hướng dẫn cách xét nghiệm Sars-CoV-2 qua dịch tỵ hầu:

Hải My (Tổng hợp)

Cập nhật: 09:53 - 28/02/2022 | Lần xem: 378375

Xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 hiện đã khá phổ biến không chỉ ở các cơ sở y tế mà còn đối với các đơn vị, hộ gia đình vì thao tác lấy mẫu dễ thực hiện cũng như cho kết quả nhanh chóng. Chúng ta dễ dàng tìm mua bộ test nhanh với đa dạng chủng loại, nhà sản xuất cùng với giá thành dường như đã gần về với giá trị thực. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên cũng đã được Bộ Y tế chấp nhận là 1 phần để xác định bạn có mắc COVID=19 hay không.

Kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên cũng đã được Ngành Y tế cho phép sử dụng để xác định ca mắc COVID-19. Theo đó, xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được xác định là mắc COVID-19 (F0) trong 3 điều kiện sau: (1) người tiếp xúc gần F1; (2) người có ít nhất 02 trong số các biểu hiện lâm sàng: sốt; ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh…; (3) người có kết quả xét nghiệm nhanh 02 lần liên tiếp dương tính cách nhau trong vòng 8 giờ và có yếu tố dịch tễ.

Điều kiện cho việc khẳng định này là sản phẩm xét nghiệm nhanh phải thuộc danh mục do Bộ Y tế cấp phép; xét nghiệm do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Qua những quy định trên thì việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại nhà vô cùng quan trọng. Điều này thuận tiện cho người nghi nhiễm nhưng cũng đòi thỏi thao tác lấy mẫu cần phải đúng để đảm bảo kết quả xét nghiệm. Trong bài viết này tôi viết dưới góc độ dành cho những bạn đọc là những người ngoài ngành y, không có kiến thức y khoa, để các bạn có cái nhìn khái quát hơn việc sử dụng xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại gia đình hoặc tại nơi làm việc.

Hiểu đơn giản làm xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên là biện pháp phát hiện protein bề mặt của virus SARS-CoV-2 bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn có thể tự lấy mẫu một cách dễ dàng, đúng kỹ thuật và không đau. Sau đó thực hiện các thao tác làm test nhanh, đọc kết quả một cách chính xác và xử lý rác thải y tế một cách an toàn tránh lây nhiễm.

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm test nhanh các bạn cần chuẩn bị bộ sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 gồm các thành phần:

1. Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) vô trùng.

2. Ống nhựa đựng dung dịch đệm.

3. Nút màng lọc nhỏ giọt.

4. Thanh/khay thử

5. Giá đỡ ống chiết mẫu.

6. Hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra chuẩn bị thêm một cây kéo nhỏ để cắt que tỵ hầu, một bình xịt sát khuẩn, giấy thấm, đồng hồ đếm thời gian, túi rác đựng rác thải lây nhiễm nếu có loại màu vàng dùng cho y tế là tốt nhất.

* Tiến trình gồm có 6 bước thực hiện test nhanh:

1. Trước khi lấy mẫu: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay bằng

2. Chuẩn bị lấy mẫu:

Lấy thanh/khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.

3. Lấy mẫu bệnh phẩm (Lưu ý: bệnh phẩm được lấy không đúng cách sẽ cho kết quả không chính xác)

a) Lấy mẫu dịch tỵ hầu (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu)

Trước tiên bạn cầm ngay phía sau khất của que tỵ hầu, sau đó ngước cổ ra sau 70 độ, lưu ý tập trung thở bằng miệng, sau đó nhẹ nhàng đưa que tỵ hầu vào đến khi nào ngón tay cầm que tỵ hầu chạm mũi là đạt yêu cầu, sau đó miết nhẹ que tỵ hầu khoảng 8 – 15 giây rồi rút nhanh que tỵ hầu ra.  

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Đối với F0 là trẻ nhỏ: đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/ mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.

- Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía. 

- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 – 8 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

 Lưu ý:  Nếu chưa đạt được độ sâu ½ bằng chiều dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút que lấy mẫu ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy que lấy mẫu chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn rồi từ từ rút que lấy mẫu ra.

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

b) Lấy mẫu dịch mũi (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi)

Lấy mẫu dịch mũi

Tư thế người được lấy mẫu giống như lấy mẫu dịch tỵ hầu. 

- Cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 5 - 8 giây. 

- Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với bên mũi còn lại và thao tác như lỗ mũi thứ nhất. Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

4. Tách chiết mẫu:

- Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.

- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt. 

- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc trong nắp nhỏ giọt. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

5. Đọc kết quả:

Tùy theo hướng dẫn của từng loại sinh phẩm thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm. Nếu thời gian đọc của test là 15 phút thì thời gian vàng đọc kết quả là từ 13 – 15 phút, nếu thời gian đọc của test là 30 phút thì thời gian vàng đọc kết quả là từ 28 – 30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian qui định của hướng dẫn sinh phẩm và nhà sản xuất.

Cách đọc và biện luận kết quả test nhanh kháng nguyên

Kết quả Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (vạch đỏ).

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Kết quả Dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

Các bạn cần lưu ý, nếu vạch chứng C không xuất hiện có thể do thiếu mẫu hoặc thanh thử bị hỏng. Lúc này, phải thực hiện lại test thử xét nghiệm hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.

6. Thu gom và xử lý vật liệu xét nghiệm đã sử dụng:

Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Tất cả các vật liệu xét nghiệm sau khi thực hiện xong thu gom vào túi màu vàng/túi rác sau đó xịt khử khuẩn bằng Alcol 70 độ, buộc chặt miệng túi rồi tiếp tục xịt khuẩn mặt ngoài túi màu vàng/túi rác và cho vào một túi màu vàng/túi rác khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. 

Các túi màu vàng/túi rác đều phải dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2", để nơi cố định và thông báo cho đơn vị chức năng tại địa phương thu gom, xử lý theo quy định đối với chất thải lây nhiễm. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.

* Những lưu ý khi sử dụng test nhanh kháng nguyên Sars-CoV-2:

 - Test nhanh thường có nhiệt độ bảo quản từ 2 - 30 độ C.

- Khi sử dụng test tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

- Kiểm tra date trước khi sử dụng, không sử dụng bộ kít hết hạn sử dụng.

- Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất: cách bảo quản, việc lấy lượng mẫu thử cũng như dung dịch đệm một cách chính xác, kiểm tra để đảm bảo rằng dụng cụ cho xét nghiệm và gói hút ẩm không bị hỏng hoặc không hợp lệ.

* Lưu ý về việc lựa chọn test nhanh

Các bán nên mua một trong 16 loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép. (Nguồn: Bộ Y tế ngày 28/12.)

Tại sao phải lấy dịch tỵ hầu

VIỆC TỰ LẤY MẪU TỴ HẦU, THỰC HIỆN TEST NHANH ĐÚNG KỸ THUẬT, ĐÚNG CÁCH CỦA BẠN LÀ SỰ CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 THÀNH CÔNG.

Võ Tuấn Linh – HCDC