Tại sao được mùa người nông dân lại không vui

  • Thưởng nóng 50 triệu đồng có dẹp được thực phẩm bẩn không?

Luật sư Khanh, hiện làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress bài phân tích về nguyên nhân người dân Việt Nam hay lâm vào tình cảnh "được mùa mất giá, được giá mất mùa".

Tôi cảm thấy giống như phát bệnh khi nghe rằng thịt heo đang dội hàng, giá rẻ nhất thế giới.Thủ tướng đã chỉ đạo thu mua, trữ đông, tìm nguồn ra, quản lý lợn nái... đây là những biện pháp đúng đắn và cần thiết trong thời gian ngắn.

Về lâu dài thì những biện pháp này đã được áp dụng nhưng người nông dân thì dường như miễn nhiễm với những bài học đắt đỏ trong nông nghiệp. Mặc cho cả xã hội cố gắng, mặc cho nhà nước lo toan, người nông dân cứ làm những gì mà họ đã làm đi làm lại từ hàng chục năm nay.

Tôi lớn lên ở miền Tây. Trong 18 năm tuổi thơ, tôi đã chứng kiến nhiều đợt được mùa mất giá: từ hạt tiêu, dừa khô, nhãn, chôm chôm, táo (loại hạt cứng), vú sữa, bưởi, cam... Mỗi đợt quy mô khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ những người bị ảnh hưởng bèn thôi, không trồng loại cây đó nữa. Nên tôi đã thấy những chuyện quái gở như củi nhãn, củi chôm chôm, cam rụng đầy vườn, cây tiêu khô trên những cột leo...

Đó là lúc internet chưa phát triển còn những phương tiện truyền thông khác thì ít hiệu quả. Sau này thì chúng ta lại thấy phong trào cứu chuối, cứu dưa, cứu thịt heo, cứu hành tím, may là chưa ai đi cứu ớt.

Sinh viên Sài Gòn bán chuối cứu nông dân Đồng Nai

Nguyên nhân của việc được mùa mất giá có nhiều: thị trường xuất khẩu đột nhiên không nhập hàng, thị trường trong nước bị dội hàng, nông sản chất lượng quá kém khiến người tiêu dùng bỏ chạy... Nhưng quan trọng nhất vẫn là người nông dân tham gia phong trào trồng "cây thế mạnh".

Cái bệnh "phong trào" nó vốn trầm kha trong cả xã hội Việt Nam, từ trong cuộc sống thường ngày tới việc làm ăn nuôi trồng. Nhưng mà người tiêu dùng có bỏ món chè khúc bạch hay bún đậu mắm tôm thì không việc gì cho người tiêu dùng. Chứ còn người bán thì rất đau khổ.

Người nông dân là đau khổ nhất. Quán bán bún đậu có thể cải biên thành bún riêu trong phút chốc chứ còn trồng cây khác thì phải mất ít nhất là một năm. Nhưng điều đó đâu khiến người nông dân chùn bước, họ dũng cảm tới mức cây nhãn trồng 5 năm cũng chặt, cây chôm chôm suốt 10 năm cũng đốn. Dưa hấu cải bắp xúp lơ thì chỉ việc cho bò ăn rồi đi cải tạo đất trồng cái khác.

Sinh viên "giải cứu" dưa hấu cho nông dân Quảng Ngãi

Vậy nguồn cơn của cái sự ai ai cũng trồng một loại cây rồi rớt giá là thế nào? Đó là vì bà con nông dân chỉ cần nghe trồng cây gì được giá là đổ xô nhau đi trồng. Cái quy luật thị trường đơn giản nhất là cung mà vượt cầu thì giá sẽ rớt thê thảm, mà hàng chục năm qua bà con dường như mãi không chịu nhớ.

Truyền thông cũng phần nào góp phần vào cái nạn tin đồn nhảm này. Mới năm trước truyền thông đưa tin là giá ớt tăng cao thì năm nay giá ớt đã rớt thê thảm ngay. Ớt là thứ rất dễ trồng, cho quả nhanh và... ít ai ăn được, xuất khẩu cũng không khả quan, nên ớt thành nạn nhân rất nhanh chóng.

Nhưng lỗi không nằm ở truyền thông. Truyền thông phải đưa tin, cái gì lên giá xuống giá thì phải nói tới để cả xã hội biết tin mà trông vào mua bán. Còn cứ trông vào đấy mà thay đổi liên miên, chặt rồi trồng, trồng rồi chặt, thì chắc chỉ có nông dân Việt Nam. Mà nào chỉ có truyền thông, chút thông tin từ mối lái hay ít tin đồn cũng khiến cả nền nông nghiệp một vùng hớn hở rồi khóc than.

Chuối rẻ hơn rau, dân mua về cho dê ăn

Cái mà người nông dân phải nhận ra là bất kỳ thông tin nào khi tiếp nhận thì phải phân tích và phê phán trước khi làm theo. Bất kỳ nguồn thông tin nào cũng có thể sai sót. Ngay cả khi thông tin mà đúng đắn thì cách hành xử cũng phải suy xét.

Như thông tin ớt lên giá là có thực nhưng có nên trồng ớt hay không thì phải suy nghĩ. Những người nghĩ ra là ớt dễ trồng, có quả nhanh và nhu cầu không nhiều thì sẽ nghĩ ngay ra là không nên đùng đùng đi trồng ớt.

Tôi không trông mong rằng bà con nông dân lại có thời gian lên mạng mà đọc những lời bình luận của một kẻ ngoài cuộc như tôi. Nhưng nếu bà con có đọc và có ý định làm theo thì xin bà con hãy suy xét và bắt đầu bằng mệnh đề "Đây là ý kiến của một người hiện không làm nông...". Nếu thói quen đó được áp dụng trước khi nuôi trồng thì cái phong trào cũng giảm bớt.

>> Xem thêm:Người đã uống C2, Rồng Đỏ nhiễm chì có được bồi thường?

Khanh

Video được xem nhiều:Chàng trai bắt được ổ cá trăm con dưới gốc rạ

Tại sao được mùa người nông dân lại không vui

Bé gái Sa Pa dabọc xương giờ 'xinh đẹp như công chúa'

Tại sao được mùa người nông dân lại không vui

Hainữkhách Tây mặc bikini tắm nắng bên hồ Gươm

Tại sao được mùa người nông dân lại không vui

Chia sẻ video, bài viết của bạntại đây.

Tin tức / Văn hóa – đời sống

A+ | A | A-

Giải cứu tư duy để giải cứu thị trường

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 9:05 | 12/05 Lượt xem: 56712

Năm 2017 khép lại với một con số ấn tượng của ngành nông nghiệp: giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính trong năm ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó giá trị xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 3,45 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Nhưng niềm vui ấy chưa kéo dài được bao lâu thì trên các mặt báo, trang mạng lại tràn ngập những lời kêu gọi "giải cứu" cho hàng rau quả, nông sản: đầu tháng 3.2018 là củ cải ở các tỉnh phía Bắc, bây giờ là dưa hấu ở các tỉnh miền Trung.

Không phải chỉ năm nay, điệp khúc "giải cứu" nông sản đã kéo dài hàng chục năm qua với nhiều mặt hàng, từ thanh long, chôm chôm, cà phê, hoa, cá tra, thịt lợn...mỗi khi được mùa(!)

Với nông dân, khi vụ mùa bội thu lẽ ra phải là niềm vui lớn. Vậy mà thay vì hân hoan, khuôn mặt khắc khổ ấy lại hằn nỗi buồn chất chứa vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.

Một nghịch lý khác, trong khi hoa quả, nông sản trong nước phải "giải cứu" thì sản phẩm tương tự từ Trung Quốc, Thái Lan vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam. Có thể thấy rõ điều đó khi dạo quanh các chợ từ thành thị đến nông thôn và ngay cả trong các siêu thị, nông sản ngoại nhập vẫn hiện diện với số lượng lớn. Hẳn mọi người vẫn chưa quên có lúc gạo từ Thái Lan được bản ở khắp nơi trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất nước ta.

Một thực tế cũng đáng suy ngẫm là đôi khi người nông dân phải bán sản phẩm với giá rẻ thì người tiêu dùng vẫn phải sử dụng với giá đắt. Đơn cử ngay ở Quảng Nam hiện nay, khi nông dân bán dưa tại ruộng với giá khoảng 1.000 - 2000 đồng/kg thì vào một quán giải khát nào đó nếu uống một ly nước ép dưa hấu sẽ có giá không dưới 10.000 đồng và nếu vào các khách sạn, nhà hàng sang trọng thì giá sẽ đội lên gấp vài lần nữa.

Rõ ràng đầu ra sản phẩm nông nghiệp là một bài toán lớn mà chưa có một lời giải căn cơ. Một nền nông nghiệp phát triển bền vững không thể dựa vào "giải cứu" và lòng trắc ẩn của người tiêu dùng. Thực trạng đã rõ, nhưng bao năm qua chúng ta vẫn loay hoay khi xác định nguyên nhân và nhất là tìm kiếm giải pháp khắc phục.

Trong xu hướng hiện nay, nông nghiệp muốn phát triển thì việc "liên kết 4 nhà": nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp là tất yếu. Sự liên kết này phải chặt chẽ, đồng bộ đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên thì mới đưa được sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Với vai trò quản lý của mình, nhà nước phải đưa ra ra các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phù hợp. Đồng thời quy hoạch các vùng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường một vài nước như hiện nay. Không can thiệp một cách thô bạo vào quy luật cung - cầu, nhưng nhà nước phải tạo ra một hành lang pháp lý để điều phối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu dùng nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu dẫn đến dư thừa sản phẩm.

Đối với nhà nông, chủ thể chính của nền nông nghiệp cần phải thay đổi một cách căn bản tư duy sản xuất, mạnh dạn loại bỏ tư duy sản xuất tiểu nông. Thẳng thắn nhìn nhận rằng tình trạng "giải cứu" nông sản những năm qua có trách nhiệm của chính người nông dân. Với thói quen sản xuất nhỏ lẻ, chậm ứng dụng khoa học - kỹ thuật, ít quan tâm đến thông tin thị trường nên nhiều người sản xuất theo cách "cầu may": thấy con gì, cây gì được giá thì ồ ạt nuôi, trồng; mất giá một năm thì ồ ạt phá, bỏ. Cũng do tư duy tiểu nông nên nhiều người xem nhẹ các quy hoạch vùng nguyên liệu, các quy trình kỹ thuật trong sản xuất dẫn đến sản xuất tràn lan làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và giảm chất lượng sản phẩm không thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính được. Bên cạnh đó, vì lợi ích trước mắt người dân sẵn sàng bỏ qua các khuyến cáo mà tiêu thụ nông sản một cách rất cực đoan để rồi phải gánh chịu hậu quả nặng nề: việc bán móng trâu, bò nhiều năm trước và bán rễ hồ tiêu bây giờ là những minh chứng cụ thể. Trong cuộc canh tranh thị trường hiện nay, người nông dân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt "luật chơi" của thị trường thế giới mới mong mở rộng đầu ra cho sản phẩm của mình, nếu không người chịu thiệt hại trước nhất là chính bản thân họ. Việc Liên minh châu Âu (EU) công bố phạt thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này do tình trạng đánh bắt bất hợp pháp không được báo cáo, không được quản lý và có thể chúng ta sẽ phải nhận thẻ đỏ là lời cảnh báo nghiêm khắc cho ngành thủy sản Việt Nam nói riêng, cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung.

Với nhà khoa học việc nghiên cứu các loại giống mới, nghiên cứu các quy trình kỹ thuật để nâng cao chất lượng nông sản sẽ giúp người nông dân dễ tiêu thụ sản phẩm và sản xuất bền vững. Nghiên cứu khoa học phải vì mục tiêu sản xuất và ngược lại những thách thức đặt ra cho nông nghiệp phải trở thành đơn đặt hàng cho nhà khoa học nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục. Có như vậy lợi ích hai bên mới hài hòa và sự gắn kết mới bền chặt.
Tại sao được mùa người nông dân lại không vui

Không thể “giải cứu” thị trường bằng lòng trắc ẩn.

Ảnh: Thu hoạch dưa hấu tại Phú Ninh, Quảng Nam.

Còn doanh nghiệp phải là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn có vai trò định hướng sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu, hỗ trợ người dân trong sản xuất những sản phẩm mà thị trường đòi hỏi. Tuy nhiên, hiện nay đầu tư vào nông nghiệp lợi nhuận không cao so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà. Và ở đây nhà nước có vai trò quan trong để kêu gọi, khuyến kích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi.

Về mặt vĩ mô sự "liên kết 4 nhà" đã được triển khai thực hiện trên thực tế, nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Do vậy, thời gian đến cần tìm ra giải pháp phù hợp hơn để thắt chặt mối liên kết này và nhà nước phải đóng vai trò "nhạc trưởng" để nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, để không còn điệp khúc "giải cứu" như lâu nay.

Tác giả: Nguyễn Nhật Hòa

[Trở về]

Các tin mới:

12345678910...

Tăng thời lượng giám sát trực tiếp, sâu sát hướng về cơ sở (Ngày đăng: 15:06 | 06/04 )
FESTIVAL NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG MIỀN LẦN THỨ NHẤT – QUẢNG NAM 2022 (Ngày đăng: 16:41 | 16/03 )
Hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại giai đoạn 2021-2025 (Ngày đăng: 7:13 | 05/10 )
Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ (Ngày đăng: 13:42 | 20/09 )
Chương trình giám sát HĐND tỉnh năm 2022 tập trung vào 5 chuyên đề (Ngày đăng: 17:04 | 27/07 )
Giao bổ sung 07 chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 (Ngày đăng: 17:01 | 27/07 )
Lắng nghe và hành động (Ngày đăng: 16:08 | 21/05 )

Các tin khác:

12345678910...

Khách quan trong chọn và dùng người (Ngày đăng: 11:17 | 08/05 )
Mệnh đề khó nhất? (Ngày đăng: 9:20 | 29/03 )
Đảng viên, hội viên, công nhân viên chức phải thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang (Ngày đăng: 16:48 | 26/03 )
Đại hội lần thứ VI, Công đoàn Viên chức tỉnh: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn (Ngày đăng: 11:00 | 28/02 )
Hội nghị tổng kết hoạt động Trung tâm hành chính công và Xúc tiến đầu tư (Ngày đăng: 14:30 | 12/01 )
Hội An tiếp tục dẫn đầu cả tỉnh về kết quả giảm nghèo (Ngày đăng: 10:43 | 09/01 )
Kết quả rà soát hộ nghèo năm 2017 (Ngày đăng: 14:39 | 29/12 )