Tại sao cơ thể dư iot

Muối có chứa hàm lượng I ốt bổ sung trong bữa ăn hàng ngày để phòng chống thiếu hụt I ốt" src="https://sg.cdnki.com/why-does-the-body-have-excess-iodine---aHR0cDovL3l0ZWhhZ2lhbmcub3JnLnZuLy9waG90b3MvbmFtLTIwMTkvdGhhbmctMTAtMjAxOS8yMy1oYXUtcXVhLWN1YS10aGlldS1odXQtaW90LmpwZw==.webp">

Muối có chứa hàm lượng I ốt bổ sung trong bữa ăn hàng ngày để phòng chống thiếu hụt I ốt

       I ốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp. Các hormon đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt quan trọng là giai đoạn hình thành và phát triển hệ thần kinh trung ương từ giai đoạn bào thai đến trẻ nhỏ. Do vậy, thiếu I ốt gây ra nhiều hậu quả khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Bướu cổ là mức độ nhẹ nhất của các rối loạn do thiếu I ốt, các mức độ nặng hơn, phổ biến hơn nhưng khó nhận biết là suy giáp, giảm trí thông minh, đần độn. Nhưng hiện nay nhiều gia đình đang sao nhãng việc sử dụng muối I ốt trong các bữa ăn hàng ngày dẫn đến nguy cơ thiếu I ốt đang quay trở lại, từ đó tiềm ẩn những ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và tăng trưởng, diễn biến này diễn ra âm thầm gây ảnh hưởng đối với sức khỏe.

       Tác hại của việc thiếu I ốt

       Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu Iốt do nhu cầu tăng cao. Thiếu I ốt ở phụ nữ mang thai dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu thiếu I ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.

       Thiếu I ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng,... Ngoài ra còn gây bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi...

       Tuy nhiên, mỗi ngày mỗi người chúng ta chỉ cần khoảng 90 đến 200 microgram I ốt vào cơ thể được tính theo “Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt”. I ốt sẽ theo nguồn thức ăn vào ruột, hấp thu vào máu. Nếu lượng I ốt được cung cấp quá nhiều cũng sẽ gây nên hội chứng cường giáp hay gặp nhất là bệnh Basedow, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp...

       Biện pháp phòng chống thiếu I ốt

       Có nhiều biện pháp phòng chống thiếu I ốt, một trong những biện pháp đó là bổ sung I ốt vào muối ăn. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy đây là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất, đơn giản nhất và chi phí thấp nhất. Việc bổ sung Iốt phải diễn ra thường xuyên đều đặn hàng ngày và trong suốt cả cuộc đời. Ngoài bổ sung Iốt vào muối ăn còn có các thực phẩm gia vị mặn khác được Iốt hóa như bột canh, nước mắm, bành mì...

       Lưu ý: Do I ốt dễ bị bay hơi, chính vì thế sau khi mua về và khi sử dụng cần để trong lọ có nắp đậy kín. Không để muối I ốt gần bếp lửa nóng hay nơi hoặc có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Dùng xong mỗi lần rửa lọ sạch, phơi khô xong lại dùng tiếp đợt khác.

Bệnh bướu cổ (hay còn gọi là tuyến giáp) là một loại bệnh lý rất hay gặp trên thế giới. Ở Việt Nam bệnh lý tuyến giáp hiện nay được thấy là khá phổ biến, có thể mắc ở mọi lứa tuổi, gặp ở nhiều địa phương khác nhau.

Ngày đăng: 30/10/2018    Xem với cỡ chữ

Tại sao cơ thể dư iot
 
Tại sao cơ thể dư iot

Có nhiều loại bướu cổ, có loại cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng như bướu cổ thông trung thất chèn ép khí quản gây khó thở; bướu cổ đi kèm hội chứng cường giáp, ung thư tuyến giáp; nhưng cũng có loại bướu cổ đơn thuần và bướu cổ dịch tễ địa phương…, trong đó 80%  hay gặp nhất là bướu cổ dịch tễ địa phương. Đây là loại bệnh có thể có yếu tố di truyền, các tác nhân gây nhiễm khuẩn, các rối loạn về miễn dịch… ngoài ra còn có nguyên nhân rất hay gặp chiếm phần lớn các trường hợp là do chế độ dinh dưỡng và nước uống.

Đặc biệt, bệnh bướu cổ có thể mắc phải do nguyên nhân ăn thiếu hoặc thừa muối iod trong khẩu phần ăn hàng ngày; thiếu hay thừa iod đều là mối quan tâm của sức khỏe cộng đồng. Ở các vùng núi cao như Tây Nguyên, các vùng núi phía bắc, do trong khẩu phần ăn hàng ngày lượng iod rất thấp nên có tỷ lệ bệnh bướu cổ khá cao. Nếu cung cấp quá nhiều iod trong khẩu phần ăn hàng ngày một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ; vì vậy ở các thành phố lớn, các vùng ven biển… nơi mà trong bữa ăn hàng ngày của người dân đã có hàm lượng iod đủ cho hoạt động sinh tổng hợp hormon của tuyến giáp thì không cần cho thêm iod vào muối ăn vì rất dễ gây nguy cơ bướu cổ.

* Nếu thiếu iod sẽ dễ bị bệnh lý tuyến giáp như: suy giáp.

Nếu thiếu hụt iốt kéo dài, tuyến giáp sẽ không có nguyên liệu để tổng hợp đủ các hoóc môn gây ra suy giáp. Vì là một tuyến nội tiết quan trọng, chi phối nhiều chu trình, hệ thống trong cơ thể, nên suy giáp gây nhiều ảnh hưởng như mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ bị giảm sút, suy tim, suy hô hấp…Đặc biệt, suy giáp do thiếu iốt sẽ rất nghiêm trọng với phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, và trẻ sơ sinh như thai chết lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh; trẻ sẽ bị đần độn, phát triển thể lực và trí tuệ yếu kém. WHO đánh giá rằng trẻ bị thiếu iốt dù nhẹ cũng làm giảm 13,5 điểm IQ và khả năng học tập lao động thấp sau này.

* Nếu thừa iod sẽ dễ bị bệnh cường giáp Jod-Basedow

Đây là hội chứng cường giáp sau khi dùng quá thừa iốt như: ăn quá nhiều, dùng thuốc có iốt (thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc cản quang có chứa iốt để chụp phim quang tuyến X trong chẩn đoán hình ảnh y khoa).

Hội chứng Jod-Basedow thường xuất hiện ở bệnh nhân bị bướu giáp đơn do thiếu iốt (simple goiter) di chuyển đến một vùng địa lý giàu iốt, hay được bổ sung iốt quá liều. Bản thân những người bị bệnh Basedow, bướu cổ đa nhân độc hoặc các dạng u tuyến giáp khác cũng có nguy cơ bị Jod-Basedow khi họ uống thêm nhiều iốt. Tác dụng Jod-Basedow hầu như không xảy ra ở những người có tuyến giáp hoàn toàn bình thường.

Ở những người đã có sẵn các bất thường tuyến giáp, một sự gia tăng iốt dù rất nhỏ cũng có thể khơi mào Jod-Basedow điển hình khiến tuyến giáp tăng hoạt động mà không còn sự kiểm soát của tuyến yên. Trong một số trường hợp, hiện tượng Jod-Basedow là trái ngược với hiệu ứng Wolff-Chaikoff, ức chế hoóc môn tuyến giáp trong giai đoạn ngắn khi cho một lượng iốt tương đối lớn vào cơ thể.

Chính vì có nhiều loại bướu giáp, nên khi nghi ngờ có thể mắc bệnh, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được khám, tư vấn, xét nghiệm, thăm dò để xác định, phân loại, điều trị phù hợp cho từng loại bệnh.

P.CTXH