Tại sao chúng ta phải học văn

Tại sao chúng ta phải học văn

Văn học là nhân học – câu nói đã đi vào tiềm thức của mọi người. Từ xưa đến nay, môn văn là một trong những bộ môn chính được giảng dạy trong nhà trường và trong các kỳ thi. Tuy nhiên, mức độ hứng thú và tầm quan trọng của môn văn học này với học sinh đang bị đi xuống.Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu vấn đề:Tại sao phải học môn văn?

Văn học ở xung quanh ta.Bạn đang xem: Tại sao bạn thích học môn văn

Thứ nhất: Thực trạng của việc học bộ môn văn trong nhà trường

Môn ngữ văn bao gồm các bộ môn: đọc hiểu, tiếng việt, tập làm văn. Các bộ môn có sự gắn kết và tích hợp để rèn cho học sinh về kỹ năng đọc hiểu, phân tích, rèn luyện về vốn từ và viết bài làm văn. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, sự hứng thú và yêu thích môn văn họccủa học sinh trong trường học không nhiều.Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự phát triển về công nghệ và thông tin đại chúng. Kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu của học sinh càng giảm. Học giảng văn nhưng không nắm bắt, tóm tắt được cốt truyện, không thuộc bài thơ thì sao có thể phân tích, cảm nhận được nội dung, rút ra được bài học.

Học sinh phụ thuộc vào văn mẫu, sau đó nhào nặn,sao chép thành bài văn của mình mà không có sự suy nghĩ, tư duy logic, phân tích vấn đề. Viết văn nhưng khô cứng, không liền mạch, không có cảm xúc .Văn mà chép của người khác lấy làm của mình thì đó gọi là đạo văn, chép văn mẫu giống như Nam Cao đã từng nói: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi. khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” hoặc “Thấy người ăn khoai cùng vác mai đi đào”. Học sinh không có sự sáng tạo, suy nghĩ, tìm tòi, dập khuôn.

Xem thêm: Tại Sao Nói Cuộc Khởi Nghĩa Hương Khê Là Cuộc Khởi Nghĩa Tiêu Biểu Nhất Trong Phong Trào Cần Vương?

Thứ hai: Tầm quan trọng của học môn văn

Môn văn là môn học rất quan trọng rèn luyện cho chúng ta về ngôn ngữ, diễn đạt, cách trình bày một vấn đề. Trong bất kỳ một ngành nghề nào, chúng ta đều cần đến các văn bản, thông báo, bảng biểu,.. Nếu một người được cho là thông minh, có văn hóa cao mà trình bày lộn xộn, không mạch lạc, rõ ràng thì không thu hút và thuyết phục được người nghe.

Học văn là để rèn luyện về nhân cách. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Nếu không học văn thì làm sao học sinh hiểu được những tấm gương đạo đức đã có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm vượt khó khăn để đưa chúng ta đến ngày tự do, hòa bình như Hồ Chí Minh,..một danh nhân văn hóa, một vị cha già có tài và có đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục.

Học văn để cảm nhận cái hay cái đẹp của nghệ thuật và ứng dụng vào thực tế đời thường. Mỗi bài thơ, câu chuyện là những gửi gắm của tác giả về nét đẹp truyển thống, văn hóa dân tộc, những hiện thực cuộc sống đời thường được đưa vào những trang thơ, câu chuyện. Qua đó, chúng ta cảm nhận được thực tế cuộc sống, hiểu biết về các văn hóa vùng miền hoặc của các dân tộc trong và ngoài nước.

Học văn là học để hoàn thiện về nhân cách và phát triển về tư duy ngôn ngữ trong giao tiếp và hành văn hằng ngày.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

LTS: Trước thực trạng hiện nay nhiều em học sinh không có hứng thú và yêu thích môn ngữ Văn, tác giả Thanh An - người thầy đang trực tiếp giảng dạy tại một trường trung học phổ thông đã chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.                                                              

Đã từ lâu, đã có một hiện thực đang tồn tại ở rất nhiều trường phổ thông hiện nay đó là một bộ phận học sinh không thích học văn, ngán học văn. 

Các em học Văn chỉ vì môn học này được sử dụng để thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học Quốc gia. Vì thế, việc cảm thụ các tác phẩm văn học trong nhà trường bị hạn chế. 

Tại sao chúng ta phải học văn
Hiện nay, nhiều học sinh có tâm lý không thích học môn ngữ Văn (Ảnh nguồn: Classbook.vn).

Nhiều tiết học, thầy cô dạy còn hời hợt, học trò thì học theo kiểu đối phó nên những tiết học tẻ nhạt cứ diễn ra một cách máy móc, khiên cưỡng. 

Vậy vì sao lại có hiện tượng này?

Chúng ta đều biết, môn Văn là một môn học rộng bao gồm ba phân môn nhỏ là Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. 

Môn học này đang chiếm thời lượng nhiều nhất nên số lượng tiết học dao động từ 4-5 tiết/tuần. Vì lượng kiến thức rộng, đòi hỏi người dạy và học có sự khái quát cao mới cảm nhận hết được. 

Trong khi đó, trải qua nhiều lần chỉnh sửa sách giáo khoa chúng ta phải thừa nhận rằng cách viết sách hiện nay vẫn dài dòng, rườm rà.  Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nhiều bài nhập nhằng vào nhau và diễn đạt một cách chủ quan theo người viết sách. 

Nội dung phản ánh của môn học rộng, chẳng hạn như môn Văn học gồm các tác phẩm Văn học trong nước, nước ngoài nhưng lại không sắp xếp theo trình tự thời gian mà hướng người dạy, người học theo hướng tích hợp cả ba phân môn. 

Tại sao chúng ta phải học văn

Nếu không phải thi, môn Văn sẽ chẳng mấy học sinh muốn học

Chính vì vậy mà đang Văn học trung đại lại nhảy sang Văn học hiện đại, hay Văn học nước ngoài . 

Vì thế, nếu học sinh không chú tâm sẽ rất khó nhớ được tác phẩm văn học nào là hiện đại, tác phẩm nào là trung đại và không có một mạch cảm xúc xuyên suốt. 

Đồng thời, sách giáo khoa cũng bố trí quá nhiều văn bản nhật dụng vào môn học nên giảm đi đặc trưng của văn học.     Trong khi đó, nhiều thầy cô dạy Văn không chịu làm mới mình. Một số thầy cô vẫn chủ quan cho rằng mình dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lên lớp cứ thao thao từ năm này qua năm khác với chừng ấy kiến thức.  Phần văn học trung đại là phần đòi hỏi phải có nhiều kiến thức Lịch sử, Triết học, sự hiểu biết về chữ Hán, Nôm thì mới thẩm thấu hết được, đằng này chỉ bám vào phần dịch thơ, hay văn bản tiếng Việt.  Chúng ta biết rằng nhiều bài thơ dịch không thể sát với nguyên bản tiếng Hán bởi người dịch phải dịch theo thể thơ, theo vần điệu… Nhiều thầy cô chỉ bám vào hướng dẫn của sách giáo viên và thiết kế bài giảng đã có sẵn nên bài giảng cứng nhắc, rập khuôn.  Môn Văn lại luôn cần sự sáng tạo, luôn cần cái riêng để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.   

Từ lâu, khi kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới được mở, khả năng sau khi ra trường kiếm được thu nhập cao hơn, cơ hội xin việc dễ hơn. 

Trong khi môn Văn chỉ thi được một số ngành mà cơ hội việc làm lại thấp. Vì thế, các môn tự nhiên là đối tượng các em yêu thích hơn, đầu tư nhiều hơn. 

Tại sao chúng ta phải học văn

Vừa học vừa chán môn văn

Các bậc cha mẹ cũng hướng con mình đến những môn học tự nhiên, những môn học có thể thi được nhiều ngành nghề nhằm sau khi học xong có thể dễ xin việc làm. Nhiều người quan niệm: môn Văn được là môn học viển vông, lãng mạn, lạc hậu với xu thế thời đại. Điều này dẫn tới các em không chú trọng đối với môn Văn cũng là điều dễ hiểu.    

Một điều khó khăn nữa là một số hướng dẫn hiện hành mang tính cứng nhắc. Bởi từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục phát hành quyển Chuẩn kiến thức môn Ngữ văn. 

Vì thế, trong quá trình dạy phải hướng học sinh tới cái “chuẩn” đã quy định. Nhất là phần nghệ thuật và ý nghĩa phải giống nhau nên tạo nên những máy móc bắt buộc.

Ai cũng phải thực hiện các mục này giống nhau. Nếu không giống thì bị bắt bẻ khi có giáo viên, Hội đồng bộ môn hay Ban giám hiệu dự giờ. Trong khi hai phần này gần như đều đã nằm trong ghi nhớ của bài học.  Chúng ta cũng cần thiết có một cái chuẩn chung cho mọi đối tượng học sinh. Nhưng, việc bắt buộc người dạy, người học phải đi qua chừng ấy các đề mục là điều không cần thiết.  Văn chương trước hết phải là văn chương, không nên gò bó hàng triệu mái đầu vào cùng chung một suy nghĩ của một người viết “chuẩn kiến thức”.     Trong những năm gần đây, việc thay đổi liên tục về phương pháp, cách tiếp cận, cách ra đề kiểm tra, đề thi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho môn Văn không còn được nguyên vẹn như trước. 

Mãi đến giữa học kì 1 của lớp 9 các em mới bắt đầu tiếp cận với phần nghị luận văn học nhưng cách định hướng kiểm tra cho phần cảm thụ văn học không nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở phần “vận dụng thấp”...

   

Theo quy định hiện hành mỗi học kì giáo viên phải dự giờ một số tiết theo quy định, đặc biệt là thỉnh thoảng chúng tôi được dự một số tiết thao giảng của các trường trong huyện, tỉnh hoặc một số tiết dạy mẫu trong các đợt tập huấn. 

Tại sao chúng ta phải học văn

Dạy và học môn Văn: Cô, trò đều… ngán

Mặc dù, những tiết dạy mẫu có sự đầu tư của nhiều người cho tiết thao giảng, hay là sự báo trước cho chuẩn bị của các giáo viên trong trường, chúng tôi vẫn cảm thấy tiết dạy nhạt nhẽo và nhiều lỗi.

Nhiều tiết giảng văn mà giống như giảng bài môn học Giáo dục công dân. Êm đều, không có một điểm nhấn, cách đọc thơ vô hồn rất khó chấp nhận của một người giảng văn. Chất văn trong mỗi giờ học rất ít có.

Có lẽ, muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, thiết nghĩ không phải là điều quá khó đối với mỗi người thầy. Chúng ta phải đặt mình trong vị trí người học. Nếu như một tuần có từ 4-5 tiết Văn mà người thầy cứ vào dạy một cách máy móc thì học sinh sẽ rất mau nhàm chán.  Từng buổi học, chúng ta phải tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau.  Khi cảm thấy học sinh căng cứng phải cần phải thay đổi phương pháp hoặc có thể kể một câu chuyện vui liên quan đến bài giảng để tạo khoảng nghỉ và thư giãn cho học sinh.  Người thầy phải chuẩn bị chu đáo từng câu hỏi, từng bài để gợi mở cho các em tìm tòi, khám phá.  Chúng ta tận dụng tối đa những điểm nhấn của công nghệ thông tin về tranh, phim ảnh, về những bài ngâm thơ mẫu để tạo cho các em sự hứng thú và tái tạo lại bối cảnh lịch sử qua từng tác phẩm để các em đối chiếu tác phẩm văn học qua từng giai đoạn lịch sử. 

Những bài dài như phân môn Tập làm văn phải biết cô đọng lại bài để 45 phút của tiết học các em phải hệ thống được kiến thức bài giảng và đặc biệt là giúp các em nắm được các kĩ năng làm bài Văn . 

Dù ở thời đại nào thì môn Văn cũng là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi môn học này không chỉ giúp các em nắm được các kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng viết bài, nắm được sự giàu đẹp của tiếng Việt mà đây còn là môn học định hướng nhân cách, đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão cho học trò. Vì thế, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông và đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại cách dạy và học của môn học này.

Thanh An