Tại sao bé bỏ bú mẹ

Wonder week hay còn gọi là tuần khủng hoảng, là giai đoạn mà trẻ dễ cáu gắt, nhõng nhẽo, dẫn đến bỏ bú, bỏ ngủ, quấy khóc nhiều hơn, bám mẹ nhiều hơn và hơn thế nữa. Điều này có thể lý giải tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ.

5. Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? Trẻ bắt đầu mọc răng

Mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé đang bú bình tự nhiên bỏ bú. Nguyên nhân là vì trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường cảm thấy ngứa và khó chịu vùng nướu, vị trí răng mọc cũng có thể bị sưng đau, trong khi đó, việc bú bình đòi hỏi cử động mút gây thêm áp lực và làm đau nướu của bé. Do đó, những trẻ mọc răng hoặc là thường bỏ bú vì quá đau và khó chịu khi bú hoặc là thường cắn núm vú bình bú để làm dịu cơn đau nướu thay vì bú bình như trước.

>>> Bạn có thể xem thêm: Làm thế nào để trẻ nhanh mọc răng? 8 bí quyết bé mọc răng nhanh chóng

6. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? Nếu bạn đang cho trẻ uống thuốc kháng sinh không đúng cách (quên cữ thuốc hoặc lạm dụng thuốc), trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bú ít đi hoặc bỏ bú. Không những thế, một số phụ huynh có thói quen hòa tan thuốc vào sữa cho bé bú. Điều này không chỉ làm thay đổi mùi vị của sữa, khiến bé bị ám ảnh mỗi khi bú, mà còn ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

7. Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? Trẻ đang gặp phải những vấn đề sức khỏe

Nếu đã khắc phục tất cả những nguyên nhân trên nhưng tình trạng bé đang bú bình tự nhiên bỏ vẫn không được cải thiện, hãy xem xét đến khả năng trẻ đang gặp phải những vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Cảm lạnh, cảm cúm
  • Nhiễm trùng tai
  • Tưa miệng
  • Viêm họng

Khi cảm thấy không khỏe, trẻ thường bỏ bú và quấy khóc nhiều hơn vì việc bú sữa có thể gây đau đớn hoặc khó chịu cho bé. Nếu bạn nghi ngờ bé đang bú bình thì bỏ do con đang bị bệnh nào đó, hãy đưa trẻ đi khám sớm nhé.

8. Hệ tiêu hóa của bé có vấn đề

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn còn chưa phát triển toàn diện, do đó, bé thường gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn… Những tình trạng này có thể xảy ra khi bé bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, rối loạn co bóp dạ dày… Khi hệ tiêu hóa của bé có vấn đề, trẻ thường sẽ ít bú hơn. Đó cũng là một trong những lý do tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ.

9. Trẻ bị nấm lưỡi

Nấm lưỡi là một căn bệnh do nấm Candida Albicans gây ra, khiến lưỡi của trẻ xuất hiện những vết loét nhỏ. Tình trạng này ảnh hưởng đến vị giác của trẻ, gây đau đớn trong quá trình bú sữa. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ có thể là do bé bị nấm lưỡi. Trong trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám để điều trị kịp thời.

10. Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, vẫn còn một số lý do tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ mà bạn nên xem xét, chẳng hạn như:

  • Trẻ bị phân tâm trong khi bú: Càng lớn, trẻ càng có hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh hơn. Do đó, bất kỳ sự chuyển động của mọi người xung quanh, âm thanh của ti vi… cũng có thể khiến bé bị phân tâm trong khi bú.
  • Trẻ đã quá no hoặc không cảm thấy đói: Nếu bạn cho bú bình khi bé vẫn chưa đói hoặc khi trẻ đã quá no, bé có thể từ chối bú.
  • Trẻ không còn hứng thú với việc bú bình: Đối với những trẻ lớn hơn và đang trong giai đoạn bú bình kết hợp ăn dặm, một số bé cảm thấy thích thú với thức ăn đặc hơn và chán nản với việc uống sữa. Do đó, tình trạng trẻ đang bú bình tự nhiên bỏ bú bình sẽ xảy ra.

Trên đây là 10+ nguyên nhân tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu được lý do vì sao bé đang bú bình tự nhiên bỏ và có biệ pháp khắc phục kịp thời.

Bé không chịu bú mẹ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con nếu tình trạng này không được cải thiện.

Tình trạng bé không chịu bú mẹ chỉ bú bình hoặc trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ sẽ dễ làm cho người lớn lo lắng. Điều này khiến con không chịu bú mẹ gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy nguyên do đứng sau hành vi bất thường này của trẻ là gì? Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu câu trả lời tại sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ và bé không chịu bú mẹ phải làm sao ngay trong bài viết sau.

Nguyên nhân bé không chịu bú mẹ

Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ? Một số giải thích cho việc bé không chịu bú mẹ gồm:

  • Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai
  • Trẻ sơ sinh khóc trong thời gian quá dài, dẫn đến tình trạng bé không chịu ti mẹ
  • Cách cho con bú sữa mẹ của bạn chưa đúng khiến em bé không cảm thấy thoải mái
  • Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ? Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sốt, khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại thực phẩm mà người mẹ hấp thụ, cũng khiến cho trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ.
  • Trẻ sơ sinh có thể gặp một số vấn về hệ tiêu hóa khiến con cảm thấy khó chịu sau khi bú
  • Cơ thể người mẹ thay đổi nội tiết tố sau sinh khiến mùi vị của sữa mẹ cũng theo đó mà khác trước.
  • Chế độ ăn uống của người mẹ không đủ dinh dưỡng và khiến lượng sữa trở nên ít hơn làm trẻ sơ sinh không thể bú mẹ
  • Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ? Người mẹ thiếu hứng thú trong việc cho con bú cũng ảnh hưởng đến vấn đề bé có đủ thời gian bú sữa mẹ
  • Sữa mẹ ít hoặc thậm chí không xuất hiện ở đầu núm vú dù con đã cố gắng bú. Hiện tượng này cũng có thể gây ra tình trạng tụt núm vú
  • Người mẹ không chú ý hoặc nói to trong khi cho con bú cũng khiến trẻ sơ sinh khó chịu, từ đó dẫn đến việc bé không chịu bú mẹ
  • Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ? Bé không chịu bú mẹ sau 10 – 15 phút đôi khi còn là cách con yêu ám chỉ việc mình đã no.
  • Đau hoặc khó chịu: Một số nguyên nhân có thể là do bé mọc răng không chịu bú mẹ, tưa miệng hoặc mụn rộp có thể gây đau miệng khi bé bú.
  • Căng thẳng hoặc không tập trung: Kích thích quá mức, cho ăn chậm hoặc bé phải rời xa mẹ trong một khoảng thời gian có thể khiến bé đột nhiên không chịu bú mẹ. Ngoài ra, những phản ứng mạnh của mẹ khi bị bé cắn trong lúc cho bú cũng có thể khiến cho bé không muốn bú hoặc đôi khi có thể là do trẻ quá phân tâm không chịu bú mẹ.

Việc tìm hiểu nguyên nhân con không chịu ti mẹ hay trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ sẽ giúp cải thiện tình hình hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu nhiễm trùng tai là thủ phạm khiến bé không chịu bú mẹ thì các biện pháp điều trị y tế phù hợp và đúng lúc sẽ trở thành phương án tốt nhất cho vấn đề trẻ sơ sinh không chịu bú này.

>>> Bạn có thể quan tâm: Truy tìm nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ

Cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú mẹ

  • Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Bạn nên duy trì thói quen vệ sinh núm vú và bầu ngực bằng cách lau sơ ngực bằng khăn sạch, mềm nhúng nước ấm sẽ làm bé dễ chịu hơn khi bú
  • Bé không chịu bú mẹ chỉ bú bình nên làm gì? Thử cho con dùng núm vú giả khi vú mẹ quá nhỏ hoặc không phù hợp cho hành động hút
  • Cho con bú mẹ quá nhiều cũng khiến trẻ sơ sinh không chịu bú nữa. Do vậy, bạn hãy cố định thời gian cho bú
  • Bé không chịu bú mẹ phải làm sao? Tư thế cho trẻ sơ sinh bú mẹ rất quan trọng. Khi bé cảm thấy thoải mái, hãy bế con đến gần phần quầng vú và đặt núm vú của bạn lên môi bé, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu ngậm vú mẹ sau đó. Hoặc bạn có thể hử cho bé bú trong lúc đi bộ, ngồi trên ghế lắc đung đưa nhẹ nhàng.
  • Tiếp xúc da chạm da cũng sẽ nâng cao khả năng cho con bú mẹ thành công. Do đó, bạn hãy chọn những vị trí thích hợp, yên tĩnh và bắt đầu cho trẻ sơ sinh bú mẹ bằng ngực trần. Mặt khác, không nên gấp rút kết thúc cữ bú mà hãy để quá trình này hoàn thành khi nào bé muốn.
  • Con không chịu bú mẹ thì phải làm sao? Cho bú khi bé buồn ngủ hoặc khi bé đang trong trạng thái nửa ngủ nửa thức cũng là cách hiệu quả giúp bé không chịu bú mẹ chịu bú.

  • Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ nên làm gì? Nếu bé không chịu ti mẹ khi bạn đang cố gắng cho bú thì có thể là vì sữa xuống quá nhanh khiến trẻ không thích nghi kịp. Để hạn chế việc căng sữa và duy trì nguồn sữa, bạn nên hút sữa như khi con bạn từng bú mẹ. Bằng cách này, bạn có thể vắt một ít sữa trước khi cho bé bú.
  • Bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao? Bạn cần phải xác định gần đây bạn đã thực hiện những thay đổi gì trong việc cho bé bú. Bé có bú bình hay dùng núm vú giả quá thường xuyên? Việc bé không chịu bú mẹ có khi là dấu hiệu cho thấy bé đã quen với việc bú sữa từ bình. Do đó, bạn hãy thử cho bé bú trong vài ngày mà không cho ăn thêm để xác định nguyên nhân.
  • Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Nếu trẻ hay quấy khóc và bạn bị căng sữa một cách khó chịu, bạn nên vắt một ít sữa và cho trẻ uống bằng cốc thay vì bằng bình. Dùng cốc có thể thúc đẩy cho bé bú nhanh hơn. Trên hết, là bạn phải kiên nhẫn vì tình trạng này sẽ nhanh chóng trôi qua.
  • Nếu bé bị nghẹt mũi, bạn có thể hút mũi cho trẻ trước khi bú.
  • Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ là do bé bị phân tâm, bạn hãy thử cho bé bú trong không gian yên tĩnh, tránh bị xao nhãng. Nếu bé không chịu bú mẹ và cắn mẹ khi bú, bạn hãy nhanh chóng luồn ngón tay vào miệng bé để có thể phá vỡ lực hút.

Nếu bé không chịu bú mẹ, thì cả bạn lẫn thiên thần nhỏ sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Tắc tia sữa
  • Giảm nguồn sữa mẹ
  • Bé không chịu bú sẽ khiến cân nặng em bé không đạt chuẩn
  • Cả mẹ lẫn con đều cảm thấy khó chịu
  • Giảm sự hứng thú của bé đối với sữa mẹ
  • Trẻ không chịu bú có thể khiến mẹ bị đau núm vú, ngực sưng và căng tức.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bé bú một bên phải làm sao? Mách bạn cách xử lý nhanh, gọn

Mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa?

Một số thực phẩm giúp tăng lượng sữa cho bà đẻ, qua đó khắc phục phần nào tình trạng bé không chịu bú mẹ gồm:

  • Cà rốt
  • Gừng
  • Cá hồi
  • Mè đen
  • Khoai lang
  • Đủ đủ xanh
  • Uống đủ nước
  • Cỏ cà ri Fenugreek
  • Trà thì là hoặc sữa từ hạt thì là.

Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên của cơ thể. Do vậy, vấn đề bé không chịu bú mẹ sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu bạn tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Ngay cả khi việc này có thể gặp khó khăn nhưng với thời gian, sự kiên nhẫn cùng tình mẫu tử đều giúp cho quá trình trẻ sơ sinh bú mẹ quay trở lại bình thường.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Sản xuất sữa là một mô hình cung và cầu. Điều này có nghĩa là càng cho con bú hoặc hút sữa nhiều thì cơ thể càng sản xuất được nhiều sữa. Nếu đang sử dụng sữa mẹ của người khác để nuôi con, bạn sẽ mất cơ hội kích thích cơ thể sản xuất thêm sữa và dẫn đến việc lượng sữa cho con ngày càng giảm.

Dù việc dùng sữa mẹ của người khác có thể có hiệu quả nhất thời nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải tập trung kích thích cơ thể sản xuất sữa bằng cách tiếp tục hút sữa, cố gắng cho con bú và sử dụng các thực phẩm bổ sung. Bạn đừng quá phụ thuộc vào việc xin sữa mẹ mà làm lượng sữa của mình mất dần nhé.

7. Không kiểm soát được chất lượng sữa

Đây là một vấn đề lớn khi xin sữa mẹ, thậm chí người cho bạn sữa mẹ là người thân trong gia đình, chất lượng sữa vẫn rất khó kiểm soát. Những rủi ro này tăng lên khi bạn nhận xin sữa mẹ từ một người không quen biết.

Khi cho con bú sữa mẹ, bạn có thể kiểm soát những gì mình nạp vào cơ thể. Khi uống đồ uống chứa cồn hay uống thuốc theo toa, bạn có thể biết được đồ uống hay thuốc đó có an toàn khi cho con bú sữa mẹ không. Khi nhận sữa từ mẹ khác, bạn không biết người mẹ này đã ăn gì, có uống loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay không.

8. Con có thể bị nhiễm trùng khi uống sữa từ mẹ khác

Nếu bị nhiễm trùng như viêm vú hoặc cảm lạnh thông thường, bạn vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng có thể đi qua sữa mẹ nên nếu bạn lấy sữa từ một nguồn không đảm bảo thì có thể con sẽ bị lây nhiễm qua đường sữa đấy.

HIV cũng có thể lây qua sữa mẹ và bác sĩ đã khuyến cáo những phụ nữ có HIV không nên cho con bú. Tuy bệnh lao có thể lây qua sữa mẹ nhưng một người phụ nữ đã điều trị lao trong một khoảng thời gian nhất định vẫn có thể cho con bú. Nếu bạn bị nhiễm cytomegalovirus cần được điều trị trước khi cho con bú vì virus này có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Bạn luôn chắc chắn mình đang khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng trước khi cho con bú, nhưng không thể biết người tặng hay bán sữa cho mình có khỏe mạnh không. Bạn không thể đảm bảo người cung cấp sữa cho mình có những căn bệnh này trước khi hút sữa hay không. Vậy hãy nhớ rằng con có nguy cơ lây nhiễm những bệnh nguy hiểm khi uống sữa mẹ của người khác.

9. Không phải lúc nào cũng tiếp cận được nguồn sữa uy tín

Các nơi chia sẻ sữa mẹ không chính thức thường không có hướng dẫn cụ thể cho người bán sữa hay không xác minh độ an toàn của sữa. Tuy nhiên, những nguồn sữa này thường dễ tiếp cận hơn và rẻ hơn những nguồn sữa uy tín.

Bạn hãy dành chút thời gian tìm đến những ngân hàng sữa uy tín từ những bệnh viện lớn vì họ sẽ kiểm tra kỹ những người tặng sữa và kiểm tra độ an toàn của sữa. Họ cũng có cách trữ sữa đúng hơn. Dù sữa từ những nguồn này khá đắt nhưng an toàn cho con.

10. Sữa từ mẹ khác có thể gây dị ứng

Chế độ ăn của người cho sữa có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. Đối với những bé có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm, việc cho con bú sữa mẹ của người khác có thể mang tới nguy cơ dị ứng cao cho con đấy.

Dù bạn có thể hỏi người cho sữa để biết khẩu phần ăn của họ, nhưng vẫn không thể kiểm soát tuyệt đối những món họ ăn. Ngay khi xin sữa mẹ từ người quen và bạn có thể biết khá rõ thức ăn của họ, bạn vẫn có nguy cơ bỏ lỡ một số món có thể gây dị ứng cho con.

11. Bạn có thể mua phải sữa kém chất lượng

Tại sao bé bỏ bú mẹ

Việc cho con uống sữa mẹ của người khác là đang đánh cược sức khỏe của con mình. Dù ai cũng muốn tin một người mẹ luôn đặt tình yêu trẻ lên hàng đầu nhưng thực tế vẫn có người chỉ nhìn thấy đồng tiền chứ không nghĩ đến những người mẹ và bé đang cần sữa của họ.

Những phụ nữ này chỉ muốn kiếm tiền và thường không đảm bảo độ an toàn sữa của họ. Họ có thể bán sữa đã được giữ đông quá lâu, sữa chứa chất gây hại cho sức khỏe hoặc sữa đã được trữ trong môi trường không hợp vệ sinh.

Nếu muốn dùng sữa mẹ của người khác cho con, bạn hãy xin sữa mẹ từ những nguồn sữa tặng vì đây có lẽ là nguồn sữa an toàn hơn. Những người tặng sữa thường không quan tâm tới tiền mà muốn giúp đỡ người khác thật lòng.

12. Sữa mẹ của người khác có thể đã bị pha loãng

Các nhà nghiên cứu cho biết có 10% sữa bò hoặc sữa công thức trộn với sữa mẹ được bán trực tuyến trên các trang web. Điều đó có nghĩa rằng những người bán sữa đã pha sữa mẹ với các chất khác để có thêm lợi nhuận.

Điều quan trọng là các nhà nghiên cứu chỉ thử nghiệm một số sữa nhỏ trên mạng. Nếu họ thử nghiệm tất cả số sữa đó thì tỷ lệ pha trộn đó có thể cao hơn nhiều.

13. Sữa từ mẹ khác có thể chứa các thuốc không an toàn cho trẻ

Sữa từ mẹ khác dù ít khi chứa những chất gây nghiện như heroin hay concain nhưng người cho sữa có thể đang vô tình sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa không tốt cho trẻ sơ sinh.

Thuốc được phân loại dựa trên độ an toàn cho trẻ nếu được truyền qua sữa mẹ, nhưng có rất nhiều loại thuốc chưa bao giờ được thử nghiệm và có thể có tác dụng không tốt đối với trẻ em. Nếu người hiến tặng hoặc bán sữa đang sử dụng một trong những loại thuốc này mà không biết hoặc biết nhưng không nói với mẹ thì con bạn có nguy cơ gặp nguy hiểm đấy.

Sữa công thức chắc chắn có nhiều nhược điểm và cũng có một số rủi ro nhưng mẹ phải cân nhắc những nguy cơ khi trẻ uống sữa có thuốc không an toàn cho bé và khi trẻ uống sữa công thức để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.


Page 3

Nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ uống một ít rượu để giảm căng thẳng và điều này sẽ không ảnh hưởng đến bé thì hoàn toàn sai lầm đấy. Uống rượu sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, làm hại bé. Nếu muốn uống rượu, bạn hãy vắt sữa trước khi uống rượu và bảo quản sữa cẩn thận để cho bé bú.

5. Mặc quần áo bó sát

Hãy nói không với những bộ quần áo quá chật khi bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ. Những bộ quần áo quá chật sẽ đè ép ngực của bạn, làm tắc ống dẫn sữa và thậm chí gây ra tình trạng viêm vú. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến tư thế ngủ của bản thân để tránh bị tổn thương và cũng đừng dùng ngón tay đè núm vú quá mạnh nhé.

6. Tự ý sử dụng các loại thảo dược

Các phương pháp điều trị tự nhiên luôn là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn không tự ý sử dụng những loại thảo dược này mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc sử dụng thảo mộc tùy ý có thể làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa, thậm chí gây ra phản ứng phụ không đáng có.

7. Cảm thấy xấu hổ về việc cho con bú sữa

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những điều đẹp và thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Vì vậy, không có lý do gì khiến bạn phải xấu hổ về điều này. Bạn nên cho bé bú bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào mà bé đói. Nếu đang ở nơi công cộng, bạn có thể dùng khăn hoặc áo khoác che lại và cho con bú. Bạn nên tập trung lo cho bé hơn là dành thời gian để suy nghĩ đến cảm nhận của người khác. Sự tự tin, không ngại ngần của bạn sẽ giúp bé có một bữa ăn ngon miệng đấy.

Nếu bạn có một trong 7 thói quen trên đây, hãy điều chỉnh để bé cưng có thể bú no nê và phát triển tốt về thể chất và tinh thần nhé.

Tại sao bé bỏ bú mẹ

Sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và khi nào nên tiêm

Giới tính của bé yêu là gì?