Tại sao ăn thơm rát lưỡi

Dứa hay thơm là một loại quả được nhiều người yêu thích bởi không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn dứa một số người thường bị rát lưỡi khiến họ lo lắng không biết quả dứa hay sức khỏe có vấn đề gì không? Vậy, tại sao dứa bị rát lưỡi và cách khắc phục như thế nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Tại sao ăn thơm rát lưỡi

Tại sao ăn dứa bị rát lưỡi?

Nguyên nhân khiến chúng ta bị rát lưỡi khi ăn dứa là do bên trong quả dứa có chứa chất bromelain. Đây là một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm.

Enzyme này có nhiều ở vỏ và lõi dứa. Khi chúng ta ăn dứa đặc biệt là phần lõi, chất này tiếp xúc với lớp da nhạy cảm ở lưỡi và xung quanh miệng khiến các protein bị phân hủy và gây ra cảm giác đau rát.

Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất và không gây nguy hại đáng kể gì cho cơ thể.

Lõi dứa có ăn được không?

Chính lõi dứa là nguyên nhân khiến chúng ta bị rát lưỡi khi ăn dứa. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ lõi dứa khi ăn bởi chất bromeliain có trong đó có rất nhiều công dụng như:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột.
  • Phân giải protein, giúp cơ thể hấp thu tốt các chất đạm trong thức ăn.
  • Làm tăng hiệu quả của một số loại thuốc như kháng sinh, an thần, chống co giật...
  • Giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.

Hàm lượng chất bromelain có trong lõi dứa nhiều gấp 20 lần thịt dứa nên đừng bỏ lõi dứa khi ăn nhé.

Cách ăn dứa để tránh bị rát lưỡi

Trước khi ăn, cắt dứa thành miếng nhỏ và ngâm trong nước muối nhạt khoảng 10 phút.

Nước muối không chỉ giúp ức chế men phân giải protein giúp không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà con còn giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi, giúp cho dứa thơm và ngọt hơn.

Tại sao ăn thơm rát lưỡi

Ai không nên ăn dứa?

Dứa rất tốt cho sức khỏe nhưng một số trường hợp không nên ăn dứa để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn, gồm:

Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản.

Những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (vết thương lớn, chảy máu cam, sốt xuất huyết, phụ nữ băng huyết…).

Người bị dạ dày vì dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, làm tăng viêm, không tốt cho người đau dạ dày.

Thơm (dứa) là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người do có vị ngọt đậm, nhiều nước và mùi thơm dễ chịu. Tuy nhiên, nhiều người sau khi ăn lại gặp phải hiện tượng tưa, rát lưỡi khó chịu. Chính vì vậy, họ mong muốn tìm được cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm để có thoải mái thưởng thức loại quả thơm ngon này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số biện pháp đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà.

Một số cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm bạn nên biết

Trái thơm hay chính là quả dứa là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng dùng để ăn tráng miệng và ăn vặt khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi cắn thử một miếng thơm và để yên trên lưỡi cảm nhận, bạn sẽ thấy có cảm giác rát dần và khó chịu trong miệng. Thậm chí nhiều trường hợp còn gây chảy máu môi, lưỡi hoặc hai bên má. Ngoài ra, nếu sau khi ăn dứa liên tục và bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì có thể khiến các mảng bám hình thành trên lưỡi, lâu dần tích tục ngày càng nhiều và tạo thành tưa miệng.

Tại sao ăn thơm rát lưỡi
Trái thơm hay chính là quả dứa là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng

Phần lớn mọi người thường cho răng cảm giác rát lưỡi sau khi ăn dứa là do chất axit có trong đó. Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn không có căn cứ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất bromelain – một hỗn hợp của enzyme tiêu hóa. Mặc dù chất này tốt cho sức khỏe, nhưng khi tiếp xúc với lưỡi – vùng da nhạy cảm sẽ làm phân hủy protein gây ra tình trạng đau rát.

Thông thường các triệu chứng này không gây hại cho sức khỏe. Đồng thời nó chỉ xảy ra ngay sau khi ăn và tự mất đi mà không cần dùng thuốc, hay các phương pháp điều trị chuyên sâu khác. Do đó, các bạn không cần lo lắng nhiều về vấn đề này.

Song khi cảm giác rát lưỡi, hay các mảng bám miệng gây ảnh hưởng đến vị giác, các bạn có thể áp dụng một số cách chúng tôi gợi ý dưới đây để cải thiện.

1. Khi ăn thơm sống

Cụ thể trái dứa sau khi được gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước muối pha loãng rồi ngâm miếng thơm vào trong đó. Với cách này sẽ làm phân giải protein bị ức chế, nhờ đó các bạn sẽ không bị tưa lưỡisau khi ăn dứa.

Nguyên nhân do trong nước muối có chứa các thành phần giúp làm giảm niêm mạc lưỡi và miệng. Chính vì vậy sau khi ngâm bạn ăn trái thơm càng có cảm giác đậm đà hơn. Các bạn chú ý chỉ nên ngâm dứa trong chậu nước muối pha loãng khoảng 10 phút là có thể vớt ra và ăn ngay được.

2. Xào nấu thơm để giảm rát, tưa lưỡi

Ngoài là một món ăn vặt, dùng ăn trực tiếp, trái thơm còn là nguyên liệu rất ngon để chế biến nhiều món ăn. Khi dùng dứa để nấu ăn, các bạn hãy chú ý thật kỹ càng khâu sơ chế. Cụ thể thơm cần được gọt vỏ, bỏ sạch các mắt và rửa nhanh qua với nước muối pha loãng.

Tại sao ăn thơm rát lưỡi
Xào nấu thơm để giảm rát, tưa lưỡi

Vậy cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm bằng phương pháp xào nấu có thật sự hiệu quả không? Được biết khi được nấu trên nhiệt độ cao sẽ làm vô hiệu hóa khả năng gây kích ứng của miếng thơm. Đặc biệt với những người bị dị ứng với loại quả này, các bạn nên áp dụng theo mẹo trên để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

Xem thêm: [Tìm Hiểu] Bệnh Nấm Lưỡi Bản Đồ Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa

3. Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm bằng nguyên liệu tự nhiên 

Đối với những trường hợp bị tưa lưỡi nhẹ, các bạn có thể áp dụng theo các cách dưới đây để cải thiện bệnh nhanh chóng:

Sử dụng nước muối

Trong thành phần của nước muối có những chất có tác dụng kháng khuẩn, giúp loại bỏ các mảng bám và hợp chất của dứa bên trong khoang miệng. Chính vì vậy, bạn có sử dụng để súc miệng chữa tưa lưỡi khi ăn dứa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh lấy một thìa muối nhỏ pha với 1 cốc nước ấm.
  • Sử dụng nước muối này để súc miệng trong vòng 1 phút.
  • Sau đó nhổ bỏ, rồi tráng miệng bằng nước ấm là được.
  • Với cách này, bạn chỉ cần thực hiện vài lần là các triệu chứng được cải thiện đáng kể.

Quả chanh tươi

Trong loại quả này có chứa rất nhiều vitamin C, axit và nước dồi dào, nhờ đó có khả năng loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Các bạn nên sử dụng nước cốt chanh tươi trộn cùng với một chút muối để tăng hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn chuẩn bị 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
  • Sau đó thêm vào một cốc nước cùng với một chút muối hòa đều lên.
  • Sử dụng hỗn hợp này súc miệng ngày 2 – 3 lần.

Chữa bằng nước trà xanh

Các hoạt chất trong lá trà xanh có khả năng sát khuẩn tự nhiên. Chính vì vậy thường dùng để trị tưa lưỡi, hay nấm lưỡi và bệnh lý tưa miệng vô cùng hiệu quả.

Tại sao ăn thơm rát lưỡi
Các hoạt chất trong lá trà xanh có khả năng sát khuẩn tự nhiên

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn rửa sạch 1 nắm lá trà xanh tươi, đem đun sôi với nước sạch. Đồng thời thêm vào một vài hạt muối khoáng để tăng hiệu quả.
  • Sau khi nước trà nguội bớt các bạn dùng dung dịch rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 2 lần.

Sử dụng rau ngót

Rau ngót là loại rau khá lành tính với nhiều vitamin và khoáng chất. Chính vì vậy, ngoài mang đến tác dụng thanh nhiệt giải độc, nó còn có khả năng hỗ trợ loại bỏ các mảng bám trên lưỡi một cách hiệu quả, an toàn.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Các bạn sử dụng 1 nắm lá rau ngót, mang rửa sạch, sau đó đun sôi cùng với nước muối loãng. 
  • Đợi đến khi nước nguội bớt, các bạn có thể lấy bã rau đem nghiền nát rồi lọc lấy phần nước.
  • Dùng nước này vệ sinh lưỡi 2 lần/ngày sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sử dụng lá nhọ nồi và mật ong

Bên cạnh cách rơ lưỡi bằng mật ong, đây cũng là bài thuốc trị hiệu quả khi ăn thơm được người xưa áp dụng phổ biến, đến nay vẫn được rất nhiều người tin dùng.

Tại sao ăn thơm rát lưỡi
Sử dụng lá nhọ nồi

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị lá nhọ nồi và khoảng 1ml mật ong.
  • Lá nhọ nồi tươi mang đi rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước cốt.
  • Sau đó mang trộn lẫn với mật ong đã chuẩn bị.
  • Sử dụng bông hoặc vải mềm sạch thấm nước thuốc rồi bôi vào lưỡi, lợi, cùng vòm miệng.
  • Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần để nhanh đạt được tác dụng tốt.

Tìm hiểu: Nấm miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị an toàn hiệu quả

Lưu ý cần nhớ để tránh bị tưa lưỡi khi ăn trái dứa 

Để ngăn ngừa tình trạng tưa lưỡi, đau rát mỗi lần ăn dứa, các cần lưu ý một số vấn đề quan trọng phía dưới đây:

  • Thay vì ăn trực tiếp, các bạn có thể chế biến thơm thành các loại nước sinh tố và nước ép sử dụng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tưa, rát lưỡi.
  • Trong trường hợp ăn dứa sống nên chọn những quả đã chín, tươi với mùi thơm đặc trưng và còn nguyên cả quả.
  • Tuyệt đối không ăn những quả thơm đã bị thối, dập nát. Bởi khi quả bị hỏng, dập các loại nấm có điều kiện để xâm nhập vào bên trong. Từ đó nguy cơ cao gây ra các bệnh lý liên quan đến răng miệng như tưa lưỡi, nấm miệng, thậm chí làm người ăn bị ngộ độc. 
  • Khi ăn trái dứa chú ý gọt sạch hết lớp vỏ và bỏ mắt (nên cắt sâu một chút), tránh không để sót lại các thành phần có khả năng gây rát lưỡi cao.
  • Tránh ăn thơm khi đang bị đói, bởi các axit hữu cơ và bromelain có trong thành phần của loại quả này có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, cũng như hệ tiêu hóa.
  • Mặc dù đây là loại quả tốt, nhiều dinh dưỡng, nhưng vẫn có một số trường hợp các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên sử dụng trái dứa là người bị bệnh chảy máu, bệnh nhân đái tháo đường, mắc bệnh dạ dày, đối tượng cao huyết áp, người bị hen phế quản, hay phụ nữ đang mang thai,…
  • Tuyệt đối không sử dụng, ăn uống nước ép dứa xanh. Bởi khi chưa chín trái thơm rất độc, có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy nặng.
  • Mặc dù các trường hợp bị dị ứng với quả dứa khá ít gặp, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nó sẽ không xảy ra. Chính vì vậy trong trường hợp, sau khi ăn loại quả này bạn phát hiện cơ thể có các triệu chứng bất thường như phát ban, ngứa, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, hay sưng, ngứa lưỡi,… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hướng dẫn xử lý kịp thời.
  • Ngoài ra, theo các chuyên gia những người có cơ địa nhạy cảm với cao su nguy cơ dị ứng với trái dứa là rất cao. Do trong dứa có chứa protein sẽ gây phản ứng chéo đối với những đối tượng này. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý tới và phòng tránh phù hợp.

Trên đây là phần thông tin chia sẻ của chúng tôi về một số cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm, cùng với những lưu ý giúp phòng tránh hiện tượng này. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết và bổ ích. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, người bệnh có thể để lại bình luận phía dưới đây để được đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi giải đáp sớm nhất.

Click ngay: Tưa miệng là gì? Hướng dẫn cách nhận diện và loại bỏ triệt để