Tác giả có nghĩa là gì

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.


Thông tin thuật ngữ tác giả tiếng Tiếng Việt

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

tác giả tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ tác giả trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ tác giả trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ tác giả nghĩa là gì.

- Người đã làm ra, sáng tác ra một công trình nghệ thuật : Tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du. Hồ Ngọc Đức là tác giả phần mềm này.

Thuật ngữ liên quan tới tác giả

  • thí Tiếng Việt là gì?
  • man trá Tiếng Việt là gì?
  • Bình Hưng Tiếng Việt là gì?
  • anh đào Tiếng Việt là gì?
  • lượng tình Tiếng Việt là gì?
  • thượng lưu Tiếng Việt là gì?
  • vũ bài Tiếng Việt là gì?
  • quận chúa Tiếng Việt là gì?
  • lên đạn Tiếng Việt là gì?
  • hàu Tiếng Việt là gì?
  • cung trang Tiếng Việt là gì?
  • nghẹn lời Tiếng Việt là gì?
  • thực tại Tiếng Việt là gì?
  • sư thầy Tiếng Việt là gì?
  • ưa Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của tác giả trong Tiếng Việt

tác giả có nghĩa là: - Người đã làm ra, sáng tác ra một công trình nghệ thuật : Tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du. Hồ Ngọc Đức là tác giả phần mềm này.

Đây là cách dùng tác giả Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ tác giả là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

tác giả dt. Người đặt ra, viết ra thơ, truyện, v.v...: Tác-giả giữ bản-quyền.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
tác giả - Người đã làm ra, sáng tác ra một công trình nghệ thuật : Tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du. Hồ Ngọc Đức là tác giả phần mềm này.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
tác giả dt. Người viết ra một tác phẩm văn nghệ hay công trình khoa học nào đó: tác giả của cuốn tiểu thuyết o Tác giả của bài báo không đề tên thật o Anh ta là tác giả của nhiều đề án quan trọng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
tác giả dt (H. giả: người) Người đã làm ra, sáng tác ra một công trình nghệ thuật: Tác giả đã can đảm vạch trần tội ác của bọn thực dân (Trg-chinh).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
tác giả dt. Người sáng tác ra một cái gì thường là về văn thơ, âm-nhạc: Tác-giả một bài thơ, một quyển sách.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
tác giả .- Người đã làm ra, sáng tác ra một công trình nghệ thuật: Tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
tác giả Người làm ra bài văn hay quyển sách: Tác-giả quyển Kiều là Nguyễn-Du.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

Quá trình tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học là hoạt động sáng tạo của cá nhân. Tác giả của các tác phẩm đó là những con người cụ thể bằng lao động sáng tạo của mình trực tiếp tạo ra tác phẩm. Vậy, hiểu thế nào là tác giả của tác phẩm?

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghê thuật và khoa học, gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Nhìn chung, một chủ thể muốn được công nhận là tác giả cần pháp đáp ứng các yêu cầu sau:

Phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm

Hoạt động sáng tạo của tác giả là sự lao động trí tuệ để tạo ra các tác phẩm một cách sáng tạo. Các tác phẩm phải là kết quả của hoạt động sáng tạo được thể hiện trên hình thái vật chất hoặc thông qua hình thức nhất định, có tính độc lập tương đối, mang tính mới về nội dung, ý tưởng hoặc mang tính mới về sự thể hiện tác phẩm. Tất cả các hoạt động chỉ nhằm để hỗ trợ như cung cấp kinh phí, vật chất, phương tiện, tư liệu, góp ý kiến không được coi là hoạt động sáng tạo. Do đó, tổ chức, cá nhân có những hoạt động này không được công nhận là tác giả theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Người tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật hoặc bút danh của mình trên tác phẩm được công bố

Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm là một trong các quyền nhân thân của tác giả được quy định tại Khoản 2 ĐIều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Với quyền này, người sáng tạo ra tác phẩm có thể lựa chọn việc có đứng tên hay không đối với tác phẩm đã tạo ra theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, muốn đươc thừa nhận là tác giả của tác phẩm nhất định thì người tạo ra tác phẩm phải cá biệt hóa tác phẩm bằng cách ghi tên hoặc bút danh của mình vào tác phẩm để xác định tác phẩm đó là do mình sáng tạo ra.

Chỉ được thừa nhận là tác giả nếu tác phẩm được tạo ra là kết của của lao động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học

Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học được gọi chung là tác phẩm văn học, gồm: văn xuôi, thơ, truyện ngắn, kí sự, tuyển tập, tuyển chọn… Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật được gọi chung là tác phẩm nghệ thuật, gồm: hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, nhạc,… Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực khoa học gọi chung là tác phẩm (công trình) khoa học, gồm các công trình nghiên cứu được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như bài viết, bài phát biểu, sách, đồ họa,…

Từ đó, có thể định nghĩa về tác giả như sau: Tác giả là người trực tiếp lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học để tạo ra toàn bộ hoặc 1 phần tác phẩm thuộc một trong các lĩnh vực đó.

Trên đây là nội dung Thế nào là tác giả của tác phẩm? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Phân loại tác giả

Đặc điểm của quyền tác giả