Tả quyển sách ngữ văn lớp 6 tập 2 năm 2024

(LSVN) - Người châu Á đầu tiên được tặng giải thưởng Nobel văn học là nhà thơ người Ấn Độ Rabindranath Tagore. Năm 1915, R. Tagore tự dịch tập thơ Sisu – Trẻ thơ (viết năm 1909) từ tiếng Bengali sang tiếng Anh và đặt tên là The Cressent Moon – cụm từ này dịch sang tiếng Việt có thể là “Trăng non” hoặc “Trăng lưỡi liềm”.

Tả quyển sách ngữ văn lớp 6 tập 2 năm 2024

Sách Ngữ văn 6 tập 1, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập 1, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” sử dụng bản dịch bài thơ Clouds and waves (Mây và Sóng, trang 44) trong tập thơ Trăng non.

Cuốn Ngữ văn lớp 6 tập 2, bộ sách “Chân trời sáng tạo” đưa vào phần “Trải nghiệm cùng văn bản” bản dịch bài thơ này (trang 30). Điều đặc biệt là trong cuốn sách giáo khoa này bài thơ được giới thiệu sau hai phần “Tri thức đọc hiểu” và “Tri thức tiếng Việt”.

Người viết này không bàn luận về bản dịch của dịch giả Nguyễn Khắc Phi mà chỉ nêu vài ý kiến về việc đưa bản dịch bài thơ này vào sách giáo khoa dạy cho học sinh lớp 6.

Thứ nhất, chuyển thơ thành văn xuôi

Trong sách Ngữ văn lớp 6 tập 1 bộ sách "Cánh Diều" có một định nghĩa khá thú vị: “Thơ là một thể loại văn học thường có vần, nhịp, trình bày theo các dòng và khổ. Thơ nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người viết” (trang 7).

Vậy hai cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông mới đã dạy trẻ em Việt Nam về thơ như thế nào? Xin trích dẫn hai đoạn thơ trong bài thơ Mây và sóng:

“MOTHER, the folk who live up in the clouds call out to me

We play from the time we wake till the day ends.

We play with the golden dawn, we play with the silver moon”.

“The folk who live in the waves call out to me

We sing from morning till night;

on and on we travel and know not where we pass”.

Nguyên tác bằng tiếng Anh các câu thơ trong hai đoạn trên được viết trên ba dòng. Lời dịch đưa vào sách Ngữ văn 6, tập 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" đã giữ được tính chất “thơ” khi giữ nguyên số dòng như nguyên bản:

“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

“Trong sóng có người gọi con

Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn.

Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”.

Tả quyển sách ngữ văn lớp 6 tập 2 năm 2024

Sách Ngữ văn 6 tập 2, bộ “Chân trời sáng tạo”.

Cũng là bản dịch của dịch giả Nguyễn Khắc Phi nhưng trong sách Ngữ văn 6, tập 2, bộ sách “Chân trời sáng tạo” in như sau:

“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

“Trong sóng có người gọi con

Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”.

Các tác giả sách đã chủ động ghép hai câu thơ trên cùng một dòng hay đây là lỗi do “bộ phận văn thư đánh máy”?

Vì duyệt bản thảo lần cuối phải là chủ biên và cộng sự nên không thể không nêu câu hỏi: “Phải chăng các tác giả bộ sách “Chân trời sáng tạo” muốn giới thiệu một “sáng tạo” mới khi chuyển thơ thành văn xuôi?”.

Và phải chăng Tổng Chủ biên và Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa cũng cho rằng mỗi câu thơ không nhất thiết phải viết trong một dòng, cứ viết liên tục cho đến khi chạm lề thì tự động xuống dòng?

Thứ hai, tri thức tiếng Việt

Trong bộ sách Chân trời sáng tạo, phần dạy về “thơ” được viết sau mục “Tri thức tiếng Việt” nên có lẽ bàn về tri thức tiếng Việt không phải là thừa.

Như đã trích dẫn phía trên, câu thơ “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con” được dịch từ nguyên bản tiếng Anh của R. Tagore: “Mother, the folk who live up in the clouds call out to me”…

Động từ “Call” trong tiếng Anh có hơn một chục cách dùng khác nhau (theo từ điển Oxford) cách dùng thông dụng nhất của Call là “gọi”.

Việc dịch giả dịch cụm từ “call out” sang tiếng Việt là “gọi” không sai về ngôn ngữ tuy nhiên khi kết hợp dạy cho trẻ em cả thơ và “Tri thức tiếng Việt” thì có gì đó chưa ổn. Hai cách dùng phổ biến của động từ “gọi” là:

1. Dùng để gắn một cái tên cho một đối tượng/sự việc nào đó.

2. Để gọi ai/cái gì đó.

Với nghĩa thứ nhất có thể minh họa bằng câu: “Các nhà khoa học gọi thời kỳ đó là Kỷ Băng Hà” hoặc đoạn thơ sau:

"Ta gọi cháu là em

Vì thơ là như thế

Ta mắng cháu thật tệ

Thì em ơi đừng buồn

Tiếng nói của tâm hồn, chỉ tim nghe mới hiểu".

Trong cách sử dụng thứ hai, động từ “gọi” thường dùng trong hai trường hợp:

1. Gọi ai đó để làm gì đó (Call somebody to do something).

2. Gọi để làm việc gì đó (Call to do something).

Theo cách này, sau khi “gọi” câu từ tiếp theo thường là một câu nói ngắn, mang hàm ý yêu cầu, mệnh lệnh hoặc biện minh một sự việc nào đó, chẳng hạn:

- Gọi ai đó để làm gì đó: “Bé ơi, về ăn cơm”; “Các bạn ơi, vào lớp đi”;

- Gọi để làm việc gì đó: “Mẹ ơi, con đi chơi với bạn đây”…

Câu thơ thứ hai và thứ ba trong đoạn thơ trích dẫn nêu trên không thể hiện yêu cầu, mệnh lệnh hoặc biện minh mà là lời tâm sự, lời thì thầm của người nào đó sống trong mây (sóng) với cậu/cô bé và do đó lời dịch câu thơ nên là:

“Mẹ ơi, trên mây có người thì thầm với con”

Hoặc:

“Mẹ ơi trên mây có người trò chuyện cùng con”…

Người dịch thơ có thể phóng tác, người đọc thơ có thể tự cảm nhận cái hay, dở của thơ nhưng người biên soạn sách giáo khoa, người dạy văn và Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa có nên “phóng tác” để trẻ con không hiểu cách sử dụng động từ “gọi” trong tiếng Việt như thế nào?

Tiến sĩ DƯƠNG XUÂN THÀNH

Ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam

SGK tiếng Anh lớp 1, 2, 6 của NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh: Nhiều tỉnh chỉ ra sai sót, Phú Thọ không phát hiện lỗi nào