Sử dụng thiết bị âm thanh khi lái xe máy

Đeo tai nghe (tai phone) điện thoại di động khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông là một hiện trạng phổ biến hiện nay. Nhiều bạn trẻ đi đường, đeo tai nghe điện thoại mở nhạc, khi người phía sau bấm còi xe không nghe được sẽ rất nguy hiểm. Việc đeo tai nghe trong lúc đang điều khiển xe máy, xe máy điện có thể gây ra tai nạn đáng tiếc. Vậy mức xử phạt đối với lỗi đeo tai nghe khi lái xe máy, xe máy điện như thế nào?

Sử dụng thiết bị âm thanh khi lái xe máy
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Contents

  • 1 Quy định của pháp luật về việc cấm đeo tai nghe khi lái xe máy
  • 2 Mức xử phạt đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe máy
  • 3 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Quy định của pháp luật về việc cấm đeo tai nghe khi lái xe máy

Theo căn cứ tại Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về Người điều khiển trên xe mô tô, xe gắn máy:

“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máyNgười điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;”

Như vậy pháp luật không cho phép sử dụng các loại tai nghe (thiết bị âm thanh) khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông (trừ trường hợp máy trợ thính)

Mức xử phạt đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe máy

Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện cụ thể:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi đeo tai nghe mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng nếu người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Như vậy, ngoại trừ thiết bị trợ thính thì bất kì thiết bị âm thanh nào sử dụng khi tham gia giao thông đều bị xử phạt.

  • Mức phạt không xi nhan khi chuyển hướng
  • Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
  • Mức phạt lỗi đi ngược chiều và lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi
  • Mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail:    

Sử dụng thiết bị âm thanh khi lái xe máy

Mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện? Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe? Đeo tai nghe nhạc trong khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?

Đeo tai nghe (tai phone) điện thoại di động khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông là một hiện trạng phổ biến hiện nay. Nhiều bạn trẻ đi đường, đeo tai nghe điện thoại mở nhạc, khi người phía sau bấm còi xe không nghe được sẽ rất nguy hiểm. Việc sử dụng tai nghe trong lúc đang điều khiển xe máy, xe máy điện có thể gây ra tai nạn đáng tiếc. Vậy mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện như thế nào?

Sử dụng thiết bị âm thanh khi lái xe máy

Luật sư tư vấn mức xử phạt đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe: 1900.6568

Căn cứ pháp lý

– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH ngày 05 tháng 07 năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ năm 2008 do Văn phòng quốc hội ban hành;

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính;

– Thông tư 65/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 06 năm 2020 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện?
  • 2 2. Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe
  • 3 3. Một số quy định pháp luật khác có liên quan

Tai nghe là thiết bị gồm một cặp loa phát âm thanh được thiết kế nhỏ gọn, mang tính di động và vị trí của chúng là thường được đặt áp sát hoặc bên trong tai. Có nhiều cách để phân loại tai nghe, như loại có dây hoặc không dây, hay tai nghe chỉ gồm bộ phận loa hoặc tai nghe gồm cả loa và micrô.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 30 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH ngày 05 tháng 07 năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện hành vi: Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Xem thêm: Mức xử phạt nồng độ cồn vượt quá cho phép đối với ô tô, xe máy mới nhất 2022

Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện cụ thể:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;”

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng nếu người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Như vậy, ngoại trừ thiết bị trợ thính thì bất kì thiết bị âm thanh nào sử dụng khi tham gia giao thông đều bị xử phạt.

Xem thêm: Quy định mới nhất về mức xử phạt chở hàng quá tải trọng năm 2022

2. Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương.

– Cảnh sát giao thông.

– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

– Trưởng Công an cấp xã.

– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.

– Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa.

– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt.

– Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Quy định về để xe trên hè phố? Mức xử phạt khi lấn chiếm vỉa hè?

3. Một số quy định pháp luật khác có liên quan

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 23, Điều 56, 57 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền chung đối với cá nhân, tổ chức vi phạm và thủ tục xử phạt khi tham gia giao thông.

* Quy định về việc áp dụng mức phạt tiền khi vi phạm giao thông

– Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.

Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

– Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:

+ Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;

+ Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.

– Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.

Xem thêm: Các quy định mới nhất về tham gia giao thông bằng xe đạp điện

– Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Như vậy, theo quy định chung, áp dụng mức phạt tiền cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.

* Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

* Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

– Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Xem thêm: Mức xử phạt khi mở quán game, quán internet quá giờ?

– Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp người vi phạm giao thông vi phạm lỗi phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, dưới 500.000 đồng đối với tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính không lập biên bản mà phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp người vi phạm giao thông bị phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân và trên 500.000 đồng đối với tổ chức thì phía người có thẩm quyền xử phạt sẽ được phép lập biên bản tạm giữ giấy tờ của người vi phạm.

Pháp luật đã có quy định cụ thể đối với việc đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện, vì vậy, mỗi người dân cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để không bị vi phạm. Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Dương Gia về việc xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Dương Gia để được tư vấn, giải đáp.