Std sti là gì

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted infections – STIs hay Sexually transmitted diseases - STD) là bệnh lây lan chủ yếu do quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Một số STI cũng có thể lây lan qua các phương tiện phi tình dục như qua đường máu hoặc các sản phẩm của máu. Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục - bao gồm giang mai, viêm gan B, HIV, chlamydia, lậu, herpes và HPV - cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai và sinh nở. STIs có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe sinh sản và tình dục trên toàn thế giới. Theo báo cáo của WHO, hơn 1 triệu STI mắc phải mỗi ngày, ước tính vào năm 2016 có 376 triệu trường hợp mới mắc 1 trong 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa được (chlamydia, gonorrhoea, trichomoniasis, syphilis).

Các triệu chứng phổ biến của STI bao gồm tiết dịch âm đạo, tiết dịch niệu đạo hoặc nóng rát ở nam giới, loét bộ phận sinh dục và đau bụng. Tuy nhiên, một số người có thể bị STI mà không có các triệu chứng rõ ràng của bệnh [1]. Kết quả là, chúng không bị phát hiện và không được điều trị cho đến khi các biến chứng phát sinh. Hậu quả của STIs không được điều trị thường nghiêm trọng hơn ở phụ nữ, bao gồm: vô sinh, chửa ngoài ống dẫn trứng, đau mãn tính, ung thư cổ tử cung và các biến chứng khác. Sàng lọc, chẩn đoán, tư vấn và điều trị sớm có thể ngăn chặn sự lây lan của STIs và giảm thiểu biến chứng của bệnh.

*Độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi.                            Nguồn: Rowley J, et al. WHO Bulletin, 2019.

Hình 1: Năm 2016 có 376 triệu trường hợp mới mắc 1 trong 4 STDs trên toàn thế giới.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục do 2 nhóm tác nhân chính là virus và vi khuẩn gây ra. Dưới đây là 13 tác nhân phổ biến thường được tìm thấy.

Hình 2: 13 tác nhân gây bệnh phổ biến.

Các tác nhân lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng và triệu chứng cơ bản ở nam giới là tiết mủ, tiết dịch niệu đạo bất thường, viêm niệu đạo cấp tính,… Ở nữ giới sẽ khiến viêm cổ tử cung, viêm 2 phần phụ, tiết dịch âm đạo bất thường,…

Trong số các tác nhân được tìm thấy, chlamydia và bệnh lậu (gonorrhea) là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID - pelvic inflammatory disease) và vô sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 10-15% phụ nữ nhiễm chlamydia sẽ phát triển thành PID. Chlamydia cũng có thể gây nhiễm trùng ống dẫn trứng mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. PID và nhiễm trùng “thầm lặng” ở đường sinh dục trên có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho ống dẫn trứng, tử cung và các mô xung quanh, có thể dẫn đến vô sinh. Theo CDC, tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 4 triệu ca nhiễm chlamydia mới và 1,6 triệu ca nhiễm lậu mới xảy ra chỉ trong năm 2018.

Đặc biệt, hầu hết phụ nữ bị nhiễm chlamydia hoặc bệnh lậu không có triệu chứng. Ngoài ra CDC khuyến nghị kiểm tra bệnh lậu và chlamydia hàng năm cho tất cả phụ nữ có hoạt động tình dục dưới 25 tuổi, cũng như phụ nữ lớn tuổi có các yếu tố nguy cơ như bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình, hoặc bạn tình bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là bệnh lây lan chủ yếu do quan hệ tình dục, qua máu, hoặc lây từ mẹ sang con...

Triệu chứng phổ biến: tiết dịch âm đạo, niệu đạo hoặc nóng rát, ngứa loét bộ phận sinh dục, đau bụng...

Tuy nhiên một số người lại không có triệu chứng rõ ràng, gây hậu quả nghiêm trọng: Vô sinh ở cả nam và nữ, chửa ngoài ống dẫn trứng, ung thư cổ tử cung...

Sàng lọc, chẩn đoán ngay để được tư vấn và điều trị sớm. Nhờ đó có thể ngăn chặn sự lây lan của STDs và giảm thiểu biến chứng của bệnh.

Hỗ trợ cho bác sĩ:

  • Phát hiện kịp thời các tác nhân gây bệnh STDs, giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp
  • Sàng lọc các tác nhân gây bệnh STDs phổ biến và tiềm ẩn
  • Hỗ trợ bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới do nhiễm các tác nhân STDs

Xét nghiệm STD tại GENTIS hỗ trợ xác định 13 tác nhân gây bệnh STDs: Chlamydia trachomatis; Ureaplasma parvum; Trichomonas vaginalis; Mycoplasma genitalium; Mycoplasma hominis; Neisseria gonorrhoeae; Ureaplasma urealyticum; Haemophilus ducreyi; Gardnerella vaginalis; Candida albicans; Treponema pallidum; Herpes simplex virus 1; Herpes simplex virus 2.

1. Mẫu sử dụng: 

  • Mẫu dịch phết âm đạo (đối với nữ)
  • Mẫu dịch mủ, dịch niệu đạo (đối với nam)
  • Mẫu nước tiểu đầu dòng (đối với nam và nữ)

Việc lấy mẫu được thực hiện bởi bác sĩ sản phụ khoa có chuyên môn hoặc tự thực hiện bằng bộ kit tự thu mẫu HPV. Bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h – 48h. Nếu trên 48h thì bảo quản ở 2-8oC (tối đa không quá 7 ngày)

2. Phương pháp:

Công nghệ realtime-PCR để phát hiện sự có mặt và định lượng DNA vi khuẩn trong mẫu nước tiểu, dịch niệu đạo, dịch phết âm đạo bằng bộ kit PANA RealTyper™ STD (PANAGENE) đã đạt chứng nhận IVD (ảnh máy PCR)

3. Thời gian trả kết quả: trong 2 - 3 ngày

STD (sexually transmitted disease) là những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục và thường lây truyền từ người này sang người khác (bất kể khuynh hướng tình dục) khi không có biện pháp bảo vệ an toàn.

Trước khi chia sẻ đến bạn đọc 12 căn bệnh STD lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất cũng như triệu chứng của chúng, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

1. Chlamydia

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng phổ biến có thể lây lan qua quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, âm đạo và miệng. Nó cũng có thể lây sang em bé trong khi sinh.

Chlamydia là một bệnh STD phổ biến

Chlamydia thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và rất dễ chữa khỏi nếu điều trị sớm, nhưng có thể dẫn đến vô sinh cùng các biến chứng khác nếu không được điều trị phù hợp. Các triệu chứng (nếu có) của Chlamydia có thể bao gồm thay đổi dịch tiết âm đạo và đau rát khi đi tiểu.

Chlamydia cũng có thể ảnh hưởng đến trực tràng nếu bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc lây lan từ khu vực khác trên cơ thể. Điều này có thể dẫn đến:

  • Đau trực tràng.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Tiết dịch trực tràng.

Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện khoảng 7–21 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Để điều trị dứt điểm Chlamydia, các bác sĩ sẽ phải tiến hành xét nghiệm Chlamydia bằng cách lấy thử một mẫu dịch ở khu vực bị tổn thương của người bệnh

2. Rận mu

Rận mu là những sinh vật thường bám vào lông mu (đôi khi chúng có thể ảnh hưởng đến lông ở nách, ria mép, râu, lông mi hoặc lông mày). Chúng rất nhỏ và khó nhìn thấy nhưng có thể gây ngứa ở những vùng chúng ảnh hưởng.

Giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của rận mu sẽ là sự xuất hiện của trứng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 6–10 ngày. Sau khi nở, rận sẽ giống như những con cua nhỏ xíu. Chúng cần máu để tồn tại và sẽ sống trong khoảng 2-3 tuần. Trong vài ngày cuối cùng, con cái sẽ đẻ nhiều trứng hơn và chu kỳ sẽ tiếp tục.

Rận mu có thể lây lan khi tiếp xúc cơ thể gần gũi, bao gồm cả quan hệ tình dục. Rận mu cũng có thể truyền qua khăn tắm hoặc khăn trải giường dùng chung (chúng không thể lây lan qua bệ ngồi toilet).

Để loại bỏ rận mu ở vùng sinh dục, bạn có thể thoa dung dịch 1% permethrinTrusted Source hoặc các sản phẩm tương tự. Những loại thuốc này có sẵn không cần kê đơn ở hầu hết các hiệu thuốc, chỉ cần làm theo các hướng dẫn một cách chính xác. Nếu rận mu ảnh hưởng đến lông gần mắt, người bệnh có thể cần dùng thuốc theo toa.

3. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục (hay còn gọi là sùi mào gà) là một bệnh STD do một loại virus mang tên herpes simplex (HSV) ảnh hưởng đến da, cổ tử cung và bộ phận sinh dục cũng như một số bộ phận khác của cơ thể. Mụn rộp sinh dục không thể lây lan qua đồ dùng, bồn cầu, bể bơi, xà phòng hoặc dồ trải giường. Tuy nhiên, nếu một người chạm vào bộ phận cơ thể có mụn rộp và sau đó chạm vào bộ phận khác của cơ thể họ, mụn rộp có thể lây lan sang khu vực đó.

Các triệu chứng chính của mụn rộp sinh dục là nổi mụn nước xung quanh miệng, hậu môn hoặc vùng sinh dục. Những mụn nước này có thể bị vỡ, gây ra vết loét đau đớn và mất một tuần hoặc lâu hơn để chữa lành. Mụn rộp có thể làm tăng cơ hội lây nhiễm hoặc lây truyền HIV, nó cũng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng.

Mụn rộp sinh dục có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị phù hợp

4. Bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh gây nhiễm trùng lâu dài và dẫn đến tổn thương gan, có thể lây truyền qua:

  • Tham gia vào quan hệ tình dục.
  • Sử dụng thiết bị vô trùng để tiêm.
  • Vật sắc nhọn chứa vi rút chọc thủng da.
  • Truyền sang em bé trong khi mang thai hoặc khi sinh nở. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tư vấn về những cách để ngăn chặn điều này.

5. Trichomonas

Bệnh trichomonas là căn bệnh STD có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Ở nữ giới, bệnh có nhiều khả năng ảnh hưởng đến âm đạo. Ở nam giới, nhiễm trùng có thể phát triển trong niệu đạo.

Sự lây truyền trichomonas có thể xảy ra khi quan hệ tình dục thâm nhập và tiếp xúc giữa âm hộ với âm hộ. Nhiều người không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm:

  • Đau khi đi tiểu.
  • Đau khi xuất tinh.
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.

Trichomonas cũng là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Nếu không điều trị, trichomonas có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Trichomonas cũng có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai và làm tăng khả năng lây nhiễm cũng như lây truyền HIV.

6. HIV

HIV là một loại vi rút tấn công hệ thống miễn dịch, làm cho một người dễ bị mắc một số bệnh nhiễm trùng khác. Nếu không điều trị, tình trạng dễ bị nhiễm trùng này trở nên trầm trọng hơn và có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Một khi một người nhiễm HIV, vi rút sẽ hiện diện trong dịch cơ thể của họ, bao gồm tinh dịch, máu, sữa mẹ, dịch âm đạo và trực tràng. Nếu những chất lỏng này xâm nhập vào cơ thể của người khác qua quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm, tiếp xúc với vùng da bị rạn, sinh nở và cho con bú, người đó cũng có thể bị nhiễm HIV.

7. U mềm lây

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do virus truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên thường lành tính. Ở người lớn, sự lây truyền có xu hướng xảy ra khi tiếp xúc da với da hoặc qua các tổn thương, thường là khi sinh hoạt tình dục. Các triệu chứng bao gồm các nốt sần nhỏ, tròn và lõm trên da. Một số cách để loại bỏ các vết sưng bao gồm uống một số loại thuốc theo toa, chích điện hoặc làm lạnh vết u mềm lây.

Sử dụng phương pháp tránh thai bằng màng chắn có thể giúp ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút gây bệnh STD. Bất kỳ ai nhiễm vi rút nên rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào vùng da bị ảnh hưởng để ngăn vi rút gây bệnh STD lây lan sang bộ phận khác của cơ thể hoặc người khác.

U mềm lây dễ bị nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác

8. Ghẻ

Ghẻ là một bệnh STD dễ lây lan, khiến bệnh nhân phát ban giống như mụn nhọt, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Khi một người mắc bệnh ghẻ lần đầu tiên, các triệu chứng có thể xuất hiện sau 2–6 tuần tiếp xúc. Nếu họ mắc chứng bệnh này một lần nữa, các triệu chứng có thể xuất hiện từ 1–4 ngày sau khi tiếp xúc.

Lây truyền bệnh thường xảy ra khi tiếp xúc da với da hoặc do dùng chung các vật dụng như khăn tắm và ga trải giường.

9. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai bắt nguồn từ việc nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum, là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng tiềm ẩn và cần điều trị sớm để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cũng như các biến chứng lâu dài.

Đối với tình trạng bệnh giang mai ở nam giới, các tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh dục của người bệnh và có thể lây lan, tấn công sang các bộ phận khác

Bệnh giang mai thường có bốn giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể nhận thấy một vết đau tròn, cứng ở vị trí nhiễm trùng, thường là xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, trực tràng hoặc miệng và có xu hướng kéo dài trong 3–6 tuần. Vết loét có thể không nhìn thấy vì nó thường không đau và có thể ẩn sâu, chẳng hạn như trong âm đạo. Vi khuẩn có thể lây lan tại bất kỳ điểm nào trong quá trình nhiễm trùng. Bệnh giang mai cũng có thể truyền sang em bé khi mang thai.

Ở giai đoạn thứ cấp của bệnh STD này, bạn có thể gặp phải:

  • Phát ban không ngứa gồm các nốt sần sùi, màu nâu hoặc đỏ trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Tổn thương ở màng nhầy, chẳng hạn như miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Rụng tóc.
  • Đau đầu.
  • Giảm cân.
  • Đau cơ.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt.

Trong giai đoạn tiềm ẩn, các triệu chứng biến mất nhưng vi khuẩn vẫn còn trong cơ thể và có thể tiếp tục gây ra tổn thương.

Ở giai đoạn thứ ba, các biến chứng đe dọa tính mạng có thể ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, mắt, tim và một số cơ quan khác. Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào bộ phận nào của cơ thể mà bệnh giang mai ảnh hưởng.

Triệu chứng bạn giang mai bao gồm phát ban không ngứa gồm các nốt sần sùi, màu nâu hoặc đỏ trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân

Cách duy nhất để xác nhận có bị giang mai hay không là tiến hành xét nghiệm. Các triệu chứng của bệnh STD này sẽ xuất hiện trung bình khoảng 21 ngày sau khi truyền vi khuẩn.

10. Bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến phát triển do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, rất dễ lây lan và nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Căn bệnh STD này có thể lây lan khi quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Nếu một người chạm vào vùng bị nhiễm bệnh của cơ thể và sau đó chạm vào mắt của họ, bệnh lậu cũng có thể dẫn đến đau mắt đỏ. Ngoài ra, nhiễm trùng này có thể lây lan sang em bé trong khi sinh.

Ở nữ giới, nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu. Trong khi đó, bệnh lậu ở nam giới có thể khiến cho người bệnh bị viêm mào tinh hoàn (ống lưu trữ tinh trùng). Cả hai tình trạng này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Ngay sau khi một người bị bệnh lậu, vi khuẩn có thể lây lan sang người khác và các bộ phận khác của cơ thể thông qua tiếp xúc cơ thể.

11. Chancroid

Chancroid là bệnh STD do vi khuẩn hiếm gặp phát triển do virus Haemophilus ducreyi gây ra và chỉ có thể lây lan qua quan hệ tình dục. Chancroid gây ra các vết loét đau đớn trên bộ phận sinh dục và cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm HIV hoặc làm cho HIV khó điều trị hơn. Chancroid có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

12. Vi rút u nhú ở người

Vi rút u nhú ở người (HPV) là một nhóm vi rút ảnh hưởng đến da và màng nhầy, chẳng hạn như cổ họng, cổ tử cung, hậu môn và miệng. Gần như tất cả những người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong đời, trừ khi họ đã được tiêm chủng ngừa để ngăn ngừa bệnh này. Một số loại HPV có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục, làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư vòm họng.

Vi rút u nhú ở người (HPV) có thể lây lan qua:

  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo và hậu môn.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục với bộ phận sinh dục.
  • Từ người mẹ mang thai sang em bé (mặc dù điều này rất hiếm).
  • Tiêm phòng có thể giúp ngăn ngừa sự lây truyền của HPV.

Bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh STD

BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa – Quận 4, TP.HCM.

ThS.BS. Trần Thị Kim Xuyến đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị trong lĩnh vực sản phụ khoa và hiện đang đảm nhiệm vị trí trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City, TP.HCM – Bình Tân, TP.HCM.

BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare – Quận 10, TP.HCM.

Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục STD sẽ không gây ra triệu chứng, vì vậy bạn nên liên hệ bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán chính xác nhất và có hướng xử lí phù hợp khi bạn nghi ngờ về việc mắc các bệnh STD.

Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Video liên quan

Chủ đề