Giải thích tại sao nói nhân vật trữ tình là nhân vật văn học đặc biệt

Nhà văn Nhữ Bá Sĩ cho rằng: Thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình.Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ Cảnhngày hè [Nguyễn Trãi] và Nhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm], hãy làm sáng tỏ.1. Giải thích* Cắt nghĩa ý kiến:- Chí: ý chí, khát vọng, mục tiêu, quan điểm, lí tưởng… con người muốn hướng tới. Thơlà để nói chí: Khẳng định mục đích của thơ ca là để bày tỏ ý chí, khát vọng, lí tưởng,quan điểm sống… của nhà thơ trước cuộc đời.- Tình: tình cảm, cảm xúc, tấm lòng của người viết. Biểu hiện ở nơi tình: Thơ ca nói chí,tỏ lòng nhưng không thể hiện một cách khô khan mà thông qua con đường tình cảm, làmlay động cảm xúc, trái tim người đọc.=> Nhận định của Nhữ Bá Sĩ khẳng định: nói chí là mục đích của thơ ca nhưng biểu hiệnở nơi tình là đặc trưng, là cội nguồn, là gốc của thể loại thơ.* Lí giải ý kiến:Ý kiến của Nhữ Bá Sĩ đúng đắn và xác đáng vì:- Xuất phát từ quan điểm về mục đích sáng tác: quan điểm thời trung đại là thi dĩ ngônchí - dùng thơ để nói chí, tỏ lòng, cốt làm nổi bật cái hùng tâm tráng trí của con người.- Xuất phát từ chức năng của văn học: văn học có nhiều chức năng trong đó phải kể đếnchức năng giáo dục. Gắn với chức năng này, thơ văn suy cho cùng là phương tiện để nóichí, chở đạo nhằm giáo dục người đọc có lí tưởng sống, mục đích sống, quan điểmsống… lành mạnh, tiến bộ.- Xuất phát từ khát vọng của người viết: nhà thơ bao giờ cũng muốn gửi gắm vào trongtác phẩm những tư tưởng, triết lí, lí tưởng, cảm xúc… của mình và truyền đến cho ngườiđọc để được chia sẻ, thấu hiểu.- Xuất phát từ đặc trưng của thơ: là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt. Vì thế, thơ ca nóichí, chở đạo theo con đường riêng, đó là cách thể hiện giàu cảm xúc với những rungđộng tình cảm mãnh liệt [khác văn xuôi thiên về kể, tả sự việc…].- Xuất phát từ thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay, những tác phẩm có giá trịđều là những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc củangười cầm bút.2. Chứng minh qua Cảnh ngày hè [Nguyễn Trãi] và Nhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm]* Chứng minh qua Cảnh ngày hè [Nguyễn Trãi]- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.- Thơ là để nói chí: Bài thơ thể hiện khát vọng, lí tưởng của Nguyễn Trãi là làm sao chomuôn dân được ấm no, hạnh phúc [Dân giàu đủ khắp đòi phương].- Biểu hiện ở nơi tình: Khát vọng ấy của Nguyễn Trãi không nói một cách khô khan màđược thể hiện gián tiếp thông qua tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống, con người, cùngmong ước của ông:+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy âm thanh, màu sắc [Hòe lục đùn đùn tán rợpgiương/Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/Hồng liên trì đã tiễn mùi hương…] cùng bứctranh sinh hoạt đời sống sôi động [Lao xao chợ cá làng ngư phủ] đã gián tiếp cho thấy1tình cảm thiết tha của Nguyễn Trãi về một cuộc sống no đủ cho nhân dân, yên bình chođất nước.+ Ước mong tha thiết có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong cho mưathuận, gió hòa, nhân dân làm ăn no đủ, khắp mọi người, khắp mọi nơi.- Nghệ thuật thể hiện chí và tình: ngôn ngữ trong sáng, giản dị; hình ảnh thơ sinh động;giọng điệu giàu cảm xúc; sự cách tân ở câu lục ngôn xen lẫn câu thất ngôn tạo nên sựdồn nén cảm xúc của bài thơ,… tất cả đã góp phần thể hiện cái chí của tác giả một cáchrất tình khiến người đọc xúc động.* Chứng minh qua Nhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm]- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.- Thơ là để nói chí: Bài thơ thể hiện quan niệm sống, triết lí sống nhàn, lánh đục về trongcủa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là cái chí của những nhà nho sống trong thời loạn, họ coitrọng nhân cách, hành đạo bằng việc giữ gìn lối sống thanh cao, không chấp nhận conđường công danh, phú quý mà giành giật, hãm hại nhau, hay áp bức, bóc lột nhân dân.- Biểu hiện ở nơi tình: Quan niệm sống, triết lí sống ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũngđược thể hiện đầy cảm xúc qua sự an nhiên, phong cách thư thái khi hòa hợp với tựnhiên, cùng thái độ vượt lên mọi cám dỗ danh lợi của một nhà nho ưu thời mẫn thế:+ Sự ung dung, nhàn tản khi trở về với cuộc sống thuần hậu, nguyên thủy [Một mai, mộtcuốc, một cần câu/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào].+ Thái độ xa lánh nơi phồn hoa, cửa quyền [Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn,người đến chốn lao xao].+ An nhiên hòa hợp với tự nhiên [Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạtắm ao].+ Xem công danh, phú quý tựa như giấc chiêm bao [Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/Nhìnxem phú quý tựa chiêm bao].- Nghệ thuật thể hiện chí và tình: Thể thơ thất ngôn bát cú; ngôn ngữ trong sáng; hìnhảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày; cách ngắt nhịp độc đáo; sử dụng điển tíchchọn lọc; giọng thơ nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc; chất trữ tình kết hợp chất triết línhuần nhuyễn... đã khiến cái chí của tác giả được thể hiện rất tình, có khả năng tác độngsâu sắc đến tâm hồn người đọc.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề- Ý kiến đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa chí và tình trong thơ: quan hệ tác độngqua lại, bổ sung hỗ trợ cho nhau.+ Cái chí nâng tầm vóc, vai trò của thơ ca trong đời sống.+ Cái tình làm cho cái chí tỏa sáng, đọng lại trong trái tim người đọc.- Hai bài thơ Cảnh ngày hè và Nhàn được viết nên từ chí và tình của những nhà nho có tưtưởng tiến bộ là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm của Nhữ Bá Sĩ. Cảnh ngày hè vàNhàn cũng như tên tuổi của hai tác giả luôn bất tử với thời gian.- Ý kiến là bài học ý nghĩa:2+ Với người sáng tác: tác phẩm văn học chỉ đọng lại nơi người đọc khi nó chứa đựngnhững tư tưởng, triêt lí sống đáng quý cùng một tình cảm thiết tha, mãnh liệt của ngườisáng tạo; chí và tình cần được thể hiện bằng những phương tiện nghệ thuật phù hợp.+ Với người tiếp nhận: cần thông qua các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm và bằngtấm lòng đồng cảm, tri âm với người viết để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm; trântrọng tài năng của tác giả; bồi dưỡng tâm hồn vươn đến Chân - Thiện - Mĩ.- Ý kiến không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với các thể loại văn học khác [khuyếnkhích].Bình luận nhận định: Không gian trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đờithường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tâmtrạng, tình cảm chung của nhiều người.1. Giải thích- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có thể kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng để diễntả đời sống tình cảm, nội tâm của người bình dân.- Không gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp văn học, nó là hình thức tồn tạicủa thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nào không có không gian, không có mộtnhân vật nào không có một nền cảnh nào đó.- Nhân vật trữ tình là chủ thể trực tiếp bộc lộ, giãi bày thể hiện nội tâm, cảm xúc, tâmtrạng…- Nhận định đề cập đến một đặc trưng thi pháp ca dao, đó là không gian đời thường, gắnbó gần gũi với cuộc sống lao động sinh hoạt hàng ngày của người bình dân Việt Namxưa, ứng với không gian ấy, là những nhân vật trữ tình phiếm chỉ, mang tính phổ quát,đại diện cho những kiểu tâm trạng, cảm xúc…của đời sống nội tâm con người muônthuở.2. Bình luận2.1. Đặc điểm không gian nghệ thuật trong ca daoa. Các hình thức không gian của ca dao- Không gian trần thế, đời thường gắn với làng quê, thân thuộc, gần gũi như mái đình,cây đa, bến nước, dòng sông, con đò…- Không gian gắn với tên đất tên làng, với những địa danh của quê hương đất nước- Không gian gắn với môi trường lao động, sản xuất…-> Đó là những không gian mang tính chung chung, phiếm chỉ có thể phù hợp với nỗilòng, trạng huống, hoàn cảnh…của nhiều đối tượng khác nhau.b. Ý nghĩa- Không gian nghệ thuật ấy thể hiện những đặc trưng hoàn cảnh ra đời của ca dao: nảysinh từ cuộc sống lao động hàng ngày của người bình dân; gắn với những cuộc hát giaoduyên của những đôi lứa…3- Không gian nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: yêu và gắn bóvới quê hương, đất nước; tâm hồn nghệ sĩ biết phát hiện những vẻ đẹp phong phú củathiên nhiên, của mảnh đất nơi mình sinh ra…;- Không gian nghệ thuật thể hiện hồn quê, màu sắc dân tộc, tính chất thuần Việt của cadao trữ tình, tạo nên những giá trị thẩm mĩ mang đặc trưng truyền thống, làm tiền đề chosự phát triển của nền thơ ca trữ tình của dân tộc…- Cùng một không gian, sắc cảnh, sự vật… nhưng có thể gắn với nhiều sắc thái tình cảm,cung bậc nội tâm khác nhau của con người, thể hiện những quan niệm, tư tưởng khácnhau của con người…Điều này thể hiện ở việc tồn tại các mô típ không gian: bến nướccon đò, thuyền- bến, muối- gừng, mái đình- cây đa…Rõ ràng có rất nhiều câu dao có sựlặp lại của những hình ảnh không gian này nhưng ở mỗi câu lại thể hiện những vẻ đẹpriêng biệt, độc đáo, khác biệt…2.2. Nhân vật trữ tình trong ca daoa. Một số đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao- Nhân vật trữ tình xuất hiện trong những không gian trần thế, bình dị, phiếm chỉ, họ lànhững người bình dân trong cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày với những vất vả,lo toan, những yêu thương, hờn giận, buồn tủi…- Nhân vật trữ tình đồng thời là chủ thể sáng tạo của ca dao không phải là một nhân vậtcá biệt cụ thể mà là mà nhân vật phiếm chỉ, đại diện cho một kiểu người, kiểu thân phận,kiểu tâm trạng…Ví dụ: kiểu người phụ nữ bé nhỏ, tội nghiệp là nạn nhân của chế độphong kiến bất công; kiểu chàng trai, cô gái lỡ duyên, bi kịch trong tình yêu; nhữngngười chồng, người vợ nghĩa tình sâu nặng; những người nông dân chân lấm tay bùn,nghèo đói nhưng lạc quan, hóm hỉnh,…b. Ý nghĩa- Tính phiếm chỉ của nhân vật trữ tình thể hiện một đặc điểm của ca dao nói riêng và vănhọc dân gian nói chung, đó là tính tập thể. Ca dao cũng như các thể loại văn học dân giankhác, nó được ra đời từ môi trường diễn xướng và không phải là sản phẩm của cá thểriêng lẻ mà là của nhân dân lao động qua nhiều thế hệ. Nó được gọt giũa, sáng tạo, trauchuốt thêm qua nhiều thế hệ để trở nên hoàn thiện, đẹp đẽ như bây giờ.- Nhân vật trữ tình với các nét tâm trạng tâm lý, sắc thái cảm xúc thể hiện vẻ đẹp tâmhồn, phẩm chất, nhân cách… của người bình dân Việt Nam. Ca dao trở thành thơ của vạnnhà, là tấm gương soi tâm hồn dân tộc chính là vì vậy.- Nhiều hình tượng nhân vật trong ca dao trở thành điển hình của kiểu nhân vật trữ tìnhdân gian, tạo nên đặc trưng giá trị thẩm mĩ mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành chủ đề,chất liệu sáng tác cho nền thơ trữ tình Việt Nam…- Thế giới cảm xúc nội tâm vô cùng phong phú tinh vi, cũng đầy bí ẩn nên ca dao khôngnhững khái quát được những kiểu dạng, mô tip tâm lý chung, phổ biến nhất mà còn diễntả, gọi tên được những trạng thái xúc cảm mong manh, mơ hồ trong tâm hồn con người,ứng với các tình huống cụ thể của cuộc sống con người. Điều này làm nên tính khái quátnhưng cũng rất cụ thể, sinh động của tâm trạng nhân vật trữ tình trong ca dao.3. Luận, mở rộng4- Không gian nghệ thuật trong ca dao không chỉ là bối cảnh, phông nền để nhân vật xuấthiện mà có khi còn hiện lên như những khách thể thẩm mĩ với những vẻ đẹp tự nhiên,sinh động được những người nghệ sĩ bình dân khám phá, phát hiện…- Không gian không chỉ phản ánh thế giới hiện thực, môi trường hoàn cảnh sống mà cònlà không gian tâm tưởng tưởng tượng, phi hiện thực được sáng tạo nhằm thể hiện mộtquan niệm, tình cảm nào đó của nhân dân…- Mặc dù tồn tại những kiểu tâm trạng, cảm xúc chung chung, phổ biến nhưng với tàinăng, sự sáng tạo, tài hoa của người nghệ sĩ bình dân, nên ca dao vẫn tồn tại nhiều vẻ đẹpđộc đáo riêng biệt. Ví dụ có hàng trăm câu ca dao diễn tả những trạng thái tâm lý rấtquen thuộc phổ quát như nỗi tương tư, hay tỏ tình trong tình yêu, nhưng câu nào cũng cóvẻ đẹp riêng, không trộn lẫn…- Mỗi không gian nghệ thuật ứng với một kiểu nhân vật khác nhau. Không gian nghệthuật trần thế, bình dị gắn với nhân vật là những người lao động bình dân, chân lấm taybùn; không gian phiếm chỉ ứng với nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tình cảm, tâmtrạng chung của nhiều người…Thơ vẫn là sự sống, nhưng đây là sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp.Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ bài thơ Nhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm,Ngữ văn 10, tập một, NXBGD Việt Nam 2018] hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.1. Giải thích ý kiến* Cắt nghĩa ý kiến- Thơ vẫn là sự sống: thơ là tiếng vọng của đời, mỗi trang thơ đều mang bóng dáng, hơithở nồng nàn của cuộc sống.- Sự sống đọng lại: sự sống trong thơ không phải là “bản sao nguyên si” sự sống bênngoài. Đó là cuộc sống được thanh lọc qua tư tưởng, tình cảm của nhà thơ.- Biến thành cái đẹp: cái đẹp trong thơ rất đa dạng, có thể là vẻ đẹp của một hình ảnh, vẻđẹp của một nội dung tình cảm thẩm mĩ; song tất cả phải thấm nhuần trong vẻ đẹp củangôn từ và các phương tiện nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi tài năng của nhà thơ.=> Ý kiến đề cập đến bản chất của thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nóichung. Cái đẹp trong thơ bắt rễ từ cuộc đời, từ chiều sâu của tâm hồn và tài năng sáng tạocủa thi nhân.* Lí giải ý kiến- Sự sống và cái đẹp trong thơ có mối quan hệ biện chứng với nhau: Cái đẹp phải bắtnguồn từ sự sống và cảm xúc của thi nhân. Nói như R.Gamzatop “chỉ có niềm vui củachính anh, nỗi buồn trong chính trái tim anh mới khiến anh cầm bút”. Cái đẹp của nghệthuật sẽ nâng sự sống lên tầm cao mới.- Khởi nguyên từ sự sống, qua sự rung động tâm hồn nhà thơ và thăng hoa trong cái đẹpcủa nghệ thuật, trở thành tiếng lòng chung, rung động lòng người.52. Cảm nhận bài thơ Nhàn để làm sáng tỏ ý kiếna. Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491– 1595] là người có học vấn uyên thâm, trí tuệ hơn người,sáng suốt thông thái. Bao trùm thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảmhứng thanh nhàn, tự tại, gắn bó với thiên nhiên, không bon chen phú quý.- Bài thơ Nhàn trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Với lời thơ tự nhiên, giản dị, bài thơNhàn thể hiện một cách sâu sắc ý nghĩa triết lí về lối sống nhàn mà tác giả đã lựa chọn.Đó là quan niệm sống hoà hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi.b. Cảm nhận bài thơ Nhàn* Bài thơ Nhàn là cuộc sống đọng lại biến thành cái đẹp với lối sống nhàn được thể hiệnxuyên suốt bài thơ, nổi bật là tâm trạng thảnh thơi, tự do lựa chọn cách sống cho mìnhhòa mình với thiên nhiên.- Nguyễn Bỉnh Khiêm mở rộng tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã. Theo đó,cái “dại” của “ta” là cái “dại” của bậc đại trí, với trí tuệ lớn, thấu triệt lẽ thịnh suy, vongtồn của cuộc đời, sống thanh thản. Cho nên, nơi “ta” chọn là “nơi vắng vẻ”, nghĩa là nơicó thể tĩnh tại, sống an nhàn, không có tranh giành. Còn “người khôn” chọn “chốn laoxao”, nghĩa là nơi con người chen chúc, xô đẩy nhau để giành giật lợi danh, thì lại hoá ra“dại”.- Theo vòng quay bốn mùa quanh năm, việc “ăn”, “tắm” của “ta” thuận theo tự nhiên,hoà hợp với tự nhiên; đạm bạc, thanh bần nhưng thú vị.- Vẫn là những hình ảnh dân dã, đời thư¬ờng, cuộc sống nơi thôn dã quê mùa chẳngnhững không gợi vẻ khắc khổ mà còn toát lên vẻ thanh cao. Thanh cao trong cách ănuống sinh hoạt và cả trong niềm thích thú khi đư¬ợc hòa mình vào cuộc sống thiên nhiêncủa một bậc danh nho đang muốn lánh đời.=>Xét trong hoàn cảnh cụ thể của nhà thơ, việc về nhàn là cách duy nhất để giữ trọn khítiết, là nét đẹp của tâm hồn giữa cuộc sống tranh đua danh lợi.* Bài thơ Nhàn thể hiện sâu sắc quan niệm nhân sinh coi công danh phú quý tựa chiêmbao. Đó như là biểu hiện tập trung cho bản lĩnh cứng cỏi, nhân cách cao đẹp, gần gũi vớinhân dân, được nhân dân tôn trọng của một người trí thức chân chính:R¬ượu, đến cội cây, ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.- Mượn tích xưa, một người nằm ngủ dưới gốc cây hòe chiêm bao thấy mình được làmquan, giàu có, tỉnh dậy thấy vẫn nằm dưới cây hòe, mới biết chỉ là chiêm bao. Tác giảmượn tích xưa để bộc lộ thái độ xem thường phú quý công danh, qua đó khẳng địnhthêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống, cách sống thực sự thoải mái về tinhthần cũng như thể xác.- Phú quý đi với chức quyền, đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọnngười bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xemphú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻvới nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý, đáng trọng6vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xãhội đương thời. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sốnglành vững tốt đẹp của nhân dân.* Về mặt nghệ thuật, qua bài thơ Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa chữ Nôm trở thànhngôn ngữ nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Tác giả đã thành công trong việc sử dụng nghệthuật đối lập, ngôn từ giản dị nhưng không kém phần tinh tế, nhịp thơ linh hoạt. Ôngcũng đưa vào thơ những hình ảnh dân dã, gần gũi, bình dị, rất đỗi Việt Nam như hình ảnhcuốc, cần câu, măng trúc, giá, ... là những nét hiện thực dân dã mà văn chương trung đạithường kiêng kị. Đó chính là điểm mới, những cách tân về nghệ thuật của Nguyễn BỉnhKhiêm trong bài thơ Nhàn.c. Đánh giá về bài thơ Nhàn- Thơ vẫn là sự sống, nhưng ở bài thơ Nhàn sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp với lờitâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên,giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương trực, vượt lên những danh lợi tầm thường,gắn bó với nhân dân.- Từ quan niệm sống nhàn, coi thường công danh phú quý, bài thơ thể hiện chân dungmột con người giản dị, mộc mạc, một nhân cách cao quý, vẻ đẹp trí tuệ của một nhà nhoẩn dật- kiểu nhân vật trữ tình thường thấy trong văn học trung đại. Cả bài thơ toát lênmột vẻ đẹp hoàn mỹ trong thế giới của tao nhân mặc khách, triết lý nhân sinh hướng tớiviệc thoát khỏi vòng luẩn quẩn trước những cám dỗ cuộc đời.3. Bình luận ý kiến- Văn chương phải gắn bó với đời sống và có những tác động tích cực đến đời sống conngười và xã hội. Nghệ sĩ là người sáng tạo nghệ thuật chân chính, đem tài năng, tâmhuyết, khát vọng trải nghiệm “cuộc sống” để sáng tạo ra cái đẹp, ra những tác phẩm nghệthuật có ý nghĩa.- Ý kiến đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và định hướng đối với người tiếp nhận.Đối với người sáng tác cần phải “sống đã rồi hãy viết”, hiểu được giá trị cuộc sống để tạonên những tác phẩm có giá trị chứa đựng tính nhân văn cao cả để góp phần “thanh lọctâm hồn người đọc”. Đối với người tiếp nhận cần phải nhạy cảm với cuộc đời, nuôidưỡng cho mình những tình cảm thẩm mĩ để cảm thụ và khám phá được những cái hay,cái đẹp của thơ văn. Ý kiến này và cách sống nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có ýnghĩa thời sự trong cuộc sống hiện nay.“Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là những tác giả tài năng, một mặt tuân thủtính qui phạm, mặt khác lại phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cảnội dung và hình thức biểu hiện”.[Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo dục, 2011, tr 110]Anh/Chị hiểu nhận định trên như thế nào ?7Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè [Bảo kính cảnh giới - bài 43] của Nguyễn Trãiđể làm sáng tỏ vấn đề.1. Làm rõ nội dung nhận định:a. Giải thích khái niệm:- Văn học trung đại: Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, là nền vănhọc tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến.- Tính qui phạm: Một đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự qui định chặt chẽtheo khuôn mẫu. Tính qui phạm thể hiện ở một số phương diện cơ bản sau:+ Quan niệm văn học: Đề cao chức năng xã hội của văn học, coi trọng mục đích giáohuấn, thơ dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo.+ Tư duy nghệ thuật: Lối tư duy trừu tượng, gián tiếp, quen nghĩ và phải nghĩ theo mộtkiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức gắn với tính ước lệ, tượng trưng, bút phápgợi hơn tả…+ Quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp của quá khứ là chuẩn mực, tạo nên tính sùng cổ, sử dụngnhiều điển tích, điển cố, nhiều thi liệu truyền thống…+ Thể loại: Sử dụng những thể loại có kết cấu định hình.+ Ngôn ngữ: uyên bác, trang trọng, đề cao phép đối, điển tích, điển cố…- Sự phá vỡ tính qui phạm thể hiện trên một số phương diện cơ bản sau:+ Quan niệm văn học: hướng vào đời sống cá nhân, mô tả hiện thực khách quan…+Tư duy nghệ thuật: Xuất hiện lối tư duy trực quan cụ thể, đưa những hình ảnh chân thựccủa cuộc sống vào thơ.+ Thể loại: những thể thơ mới, thay đổi tiết tấu, nhịp điệu…+ Ngôn ngữ: Vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, câu thơ mang ngữ điệu nói…- Cá tính sáng tạo: Là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái cá biệt, cáikhông lặp lại trong tài năng của người nghệ sĩ. Cá tính sáng tạo biểu hiện tập trung ở cáinhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm, cách nghĩ riêng của nhà văn…b. Ý cả câu: Các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng đã phá vỡ những quiđịnh chặt chẽ, theo khuôn mẫu của văn học trung đại để thể hiện những nét riêng, mớimẻ trên phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.2. Bàn bạc, mở rộng:- Tại sao các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, một mặt tuân thủ tínhqui phạm, mặt khác lại phá vỡ tính qui phạm:+ Văn học trung đại ra đời và phát triển trong xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng củavăn hóa, văn học Trung Quốc, với những ràng buộc, phép tắc, ý thức cá nhân, cá thểchưa có điều kiện phát triển. Xã hội có phép tắc, văn học có khuôn mẫu.+ Tính qui phạm khiến cho văn học bị hạn chế trong việc phản ánh hiện thực, coi trọngthuyết minh cho đạo lý gắn với con người bổn phận. Nhà văn sáng tác không bằng conmắt quan sát của cá nhân mà bằng những hình thức có tính cố định, hạn chế tối đa sựsáng tạo cua người nghệ sĩ.8+ Nhà văn tài năng là những người có bản lĩnh, có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, khôngchấp nhận cái cũ, sự rập khuôn, khao khát sáng tạo, khao khát thể hiện cái tôi, thể hiệnbản sắc riêng.- Việc phá vỡ tính qui phạm của văn học trung đại có ý nghĩa như thế nào+ Văn học mang hơi thở của cuộc sống, thúc đẩy văn học trung đại phát triển theo theohướng dân tộc hóa, hiện đại hóa, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.+ Bài học sáng tạo cho người cầm bút: trong sự chi phối của tính qui phạm vẫn thể hiệnđược cá tính sáng tạo với cách nhìn, cách miêu tả riêng.+ Đối với người đọc, khi tìm hiểu văn học trung đại, cần chú ý đến việc phá vỡ tính quiphạm để nhận thức được đặc sắc của mỗi tác phẩm, đóng góp của mỗi tác giả.3. Phân tích “Cảnh ngày hè”để làm sáng tỏ nhận định- Qua phân tích, thí sinh cần làm nổi bật được những khía cạnh mà nhận định đã đề cập.Bài viết có nhiều cách triển khai, song cần đảm bảo các yêu cầu nội dung như phần giảithích, bàn bạc vấn đề, với những định hướng cơ bản sau:- Tính qui phạm trong Cảnh ngày hè:+ Quan niệm văn học: Nói chí tỏ lòng - lý tưởng dân giàu đủ khắp đòi phương+ Tư duy nghệ thuât: Miêu tả cảnh ngày hè bằng những hình ảnh ước lệ [ngày hè, lựu,sen, lầu tịch dương…]+ Sử dụng điển tích, điển cố gắn với quan niệm thẩm mĩ cái đẹp của quá khứ là chuẩnmực.+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật- Sự phá vỡ tính qui phạm, thể hiện cá tính sáng tạo:+ Nằm trong mục Bảo kính cảnh giới [gương báu răn mình] nhưng bài thơ này khôngnặng về giáo huấn, khuyên răn mà thể hiện cảm nhận tinh tế của một tâm hồn rất thi sĩ.+ Sử dụng thể thơ thất ngôn đường luật phá cách, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, nhịpthơ, cấu trúc bài thơ thay đổi.+ Thi nhân xưa đến với thiên nhiên bằng bút pháp vịnh, Nguyễn Trãi thiên về bút pháptả. Hình tượng nghệ thuật là những gì gần gũi với cuộc sống thường ngày+ Sử dụng ngôn ngữ tài tình, vừa giản dị, quen thuộc mà gợi cảm với những động từmạnh, tính từ gợi tả.- Trong quá trình phân tích cần làm nổi bật:+ Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống+ Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi: Tâm hồn yêu thiên nhiên, tâm hồn yêu đời, yêucuộc sống; tấm lòng ưu ái với dân với nước.Bàn về thơ, tác giả Xuân Diệu có ý kiến:"Người đọc thơ muốn rằng, thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưngphải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải indấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo càng hay".9Anh [chị] hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí [NguyễnDu] và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ [Trích"Chinh phụ ngâm" Đặng Trần Côn, dịch giả: Đoàn Thị Điểm].1. Giải thích- “Thơ": là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình nghiêng về thể hiện thế giới nộitâm của con người, được tổ chức qua hình thức ngôn ngữ đặc biệt gợi hình, gợi cảm, giàunhạc điệu.- “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống": thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đờisống. Hiện thực cuộc đời vừa là nơi cung cấp chất liệu vừa là mạch nguồn nuôi dưỡngthơ ca.- “Đi qua một tâm hồn, một trí tuệ”: thơ ca phải in dấu tình cảm và tư tưởng của tác giả.Thơ ca khác với văn xuôi ở chỗ thể hiện rõ cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ.- “Càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”: nhấn mạnh yêu cầu sự sáng tạo của người nghệsĩ.=> Một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, có giá trị tư tưởng sâu sắc.Nhưng tác phẩm thơ muốn độc đáo cần thể hiện rõ những dấu ấn riêng của tác giả trênphương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.2. Lí giải- Cuộc sống là điểm xuất phát, là đích đến của văn học nghệ thuật nói chung và thơ canói riêng. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên vớiđời sống xã hội.[Học sinh vận dụng kiến thức về mối liên hệ giữa văn học và hiện thực đời sống để lígiải ngắn gọn]- Cái riêng của thơ ca là luôn in đậm tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ. [Học sinh vậndụng kiến thức lí luận về đặc trưng nội dung của sáng tác thơ để lí giải]- Thơ ca cũng khác các thể loại khác ở hình thức thể hiện. Mọi yếu tố hình thức của thơca [thể loại, ngôn ngữ, nhịp điệu, thanh điệu,…] đều cần đến sự cách điệu, độc đáo riêngbiệt. [Học sinh vận dụng kiến thức lí luận về đặc trưng hình thức của thơ ca để lí giải]3. Phân tích chứng minh3.1. Cả hai văn bản Đọc Tiểu Thanh kí và Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đềuxuất phát từ thực tại, đời sống: phản ánh số phận bất hạnh của những người phụ nữ,phơi bày hiện thực đời sống của xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉXIX.- Hai văn bản cùng phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:+ Đọc Tiểu Thanh kí dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời nàng Tiểu Thanh,người phụ nữ tài sắc hơn người nhưng số phận bi kịch.+ Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phản ánh thân phận đáng thương củangười phụ nữ có chồng ra trận, vì chiến tranh phi nghĩa mà hạnh phúc bị chia lìa.- Hai văn bản còn phản ánh khái quát một giai đoạn xã hội phong kiến với nhiều bất côngphi lí, nhiều biến động dữ dội:10+ Đọc Tiểu Thanh kí mượn câu chuyện nàng Tiểu Thanh phản ánh những bất công củaxã hội phong kiến nước ta thế kỉ XVIII. Từ số phận nàng Tiểu Thanh tác phẩm còn kháiquát bi kịch chung của thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến và bi kịchcủa người tài hoa.+ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phản ánh mặt trái của chiến tranh phi nghĩa giữacác tập đoàn phong kiến. Vì chiến tranh mà tuổi xuân của con người bị đánh mất, hạnhphúc bị tước đoạt.[Học sinh chọn phân tích những câu thơ tiêu biểu]3.2. Hai văn bản in dấu tâm hồn, trí tuệ của hai tác giả với những nghệ thuật biểu đạtđặc sắc.- Đọc Tiểu Thanh kí:+ Bài thơ thể hiện sự xót thương của tác giả với những người phụ nữ tài hoa nhưng sốphận ngang trái. Cái mới trong tư tưởng của bài thơ là không chỉ bàn về những hiệntượng hồng nhan đa truân mà tác giả còn nói đến bi kịch tài tử đa cùng. Cái mới của bàithơ còn ở chỗ từ nỗi thương người nhà thơ tự thương mình, từ chỗ khóc người nhà thơ tựkhóc chính mình. Bài thơ vì thế đã manh nha thể hiện ý thức cái tôi cá nhân của một cátính sáng tạo, đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.+ Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú hàm súc, cô đọng với những hình ảnhthơ ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, nghệ thuật tương phản đối lập, những câu hỏitu từ day dứt,… Với khả năng ngôn ngữ bậc thầy, bài thơ thể hiện tầm tư tưởng của mộtthi nhân có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.[Học sinh chọn và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu]- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:+ Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm của tác giả với số phận của những người phụ nữ cógia đình mà không được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn. Thông qua nỗi đau củangười phụ nữ có chồng ra trận, Đặng Trần Côn đã có sự sáng tạo trong việc thể hiện tiếngnói phản chiến. Chiến tranh không chỉ gây nỗi đau cho người ra trận mà còn gây thươngtổn cho những người ở lại. Cái mới của đoạn trích còn nằm ở sự quan tâm tới quyềnsống, thấu hiểu sâu sắc những nỗi đau và khát vọng về hạnh phúc của con người, đặc biệtlà người phụ nữ.+ Đoạn trích được dịch giả Đoàn Thị Điểm thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát với âmhưởng mênh mang, dàn trải đầy réo rắt. Đoạn trích cũng đặc biệt thành công với nghệthuật miêu tả tâm lí, cách sử dụng những từ láy, những phép so sánh độc đáo, phép điệpliên hoàn,…[Học sinh chọn lọc và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu].4. Bàn luận, mở rộng- Ý kiến của Xuân Diệu đã nêu lên đặc trưng của một tác phẩm văn học, cũng là yêu cầuđặt ra cho tác phẩm thơ ca. Một tác phẩm có giá trị phải gắn bó với hiện thực cuộc sống,phải chứa đựng những tâm tư tình cảm mãnh liệt, có những đóng góp mới mẻ vể tưtưởng, nghệ thuật.- Bài học đối với người sáng tác và tiếp nhận thơ ca:11+ Nhà thơ: phải gắn bó, có những trải nghiệm phong phú với cuộc sống, sống sâu sắc vớithế giới nội tâm của mình; cần trau dồi vốn sống, lao động công phu, nỗ lực khôngngừng trong hoạt động sáng tạo.+ Người đọc: cần có sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt với thế giới cảm xúc của tác giả, từđó thấu hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật mới mẻ, độc đáo của tác phẩm.Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rungđộng trái tim.Bằng việc lựa chọn một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trong chương trìnhNgữ văn 10, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định.1. Giải thíchThơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung độngtrái tim.- Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh [thiên nhiên, cuộc sống, con người…] để biểuhiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.- Thơ cần có ý: ý nghĩa nội dung, tư tưởng; có tình: tình cảm, cảm xúc. Đây là phươngdiện nội dung thơ.=> Ý nghĩa: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình [hình ảnh, tưtưởng, tình cảm, cảm xúc…]. Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diệnnội dung và hình thức.2. Cơ sở lí luận.- Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểuđạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần khôngthể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tìnhcảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.- Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con ngườibằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ýnghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhấtđịnh đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.- Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:+ Hình ảnh [thiên nhiên, cuộc sống, con người…] những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặcsắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.+Ý, tình [tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..] phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn,hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ…+ Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hìnhảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sứclay động lớn lao.=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa giữahình, ý, tình [nội dung và hình thức].3. Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trong chương trìnhNgữ văn 1012Yêu cầu:- Đúng giới hạn: Một số bài thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn10.- Đủ số lượng: Thí sinh chọn ít nhất 02 tác phẩm.- Quá trình cảm thụ, phân tích:+ Có thể triển khai ý theo nhiều hướng nhưng không phân tích chung chung mà cần bámsát các vấn đề lí luận đã lí giải.+ Sự cảm thụ, phân tích, phải tinh tế, sâu sắc, thuyết phục, làm nổi bật được vấn đề.4. Đánh giá- Nhận định trên đã khái quát được đặc trưng cơ bản của thơ nói riêng, văn học nóichung.- Ý nghĩa của vấn đề đối với người sáng tác và người tiếp nhận:+ Với người sáng tác: trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm đểtạo nên những tác phẩm hài hòa về hình, ý, tình [nội dung và hình thức].+ Với người tiếp nhận: cần cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên cả haiphương diện, tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả và người đọc.- Đánh giá các tác giả, tác phẩm được lấy làm dẫn chứng.Bàn về thơ, tác giả Xuân Diệu có ý kiến:"Người đọc thơ muốn rằng, thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phảiđi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đóthật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo càng hay".Anh [chị] hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí [Nguyễn Du]và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ [Trích"Chinh phụ ngâm" - ĐặngTrần Côn, dịch giả: Đoàn Thị Điểm].1. Giải thích- “Thơ": là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình nghiêng về thể hiện thế giới nộitâm của con người, được tổ chức qua hình thức ngôn ngữ đặc biệt gợi hình, gợi cảm, giàunhạc điệu.- “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống": thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đờisống. Hiện thực cuộc đời vừa là nơi cung cấp chất liệu vừa là mạch nguồn nuôi dưỡngthơ ca.- “Đi qua một tâm hồn, một trí tuệ”: thơ ca phải in dấu tình cảm và tư tưởng của tác giả.Thơ ca khác với văn xuôi ở chỗ thể hiện rõ cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ.- “Càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”: nhấn mạnh yêu cầu sự sáng tạo của người nghệsĩ.=> Một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, có giá trị tư tưởng sâu sắc.Nhưng tác phẩm thơ muốn độc đáo cần thể hiện rõ những dấu ấn riêng của tác giả trênphương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.2. Lí giải13- Cuộc sống là điểm xuất phát, là đích đến của văn học nghệ thuật nói chung và thơ canói riêng. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên vớiđời sống xã hội.[Học sinh vận dụng kiến thức về mối liên hệ giữa văn học và hiện thực đời sống để lígiải ngắn gọn]- Cái riêng của thơ ca là luôn in đậm tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ. [Học sinh vậndụng kiến thức lí luận về đặc trưng nội dung của sáng tác thơ để lí giải]- Thơ ca cũng khác các thể loại khác ở hình thức thể hiện. Mọi yếu tố hình thức của thơca [thể loại, ngôn ngữ, nhịp điệu, thanh điệu,…] đều cần đến sự cách điệu, độc đáo riêngbiệt. [Học sinh vận dụng kiến thức lí luận về đặc trưng hình thức của thơ ca để lí giải]3. Phân tích chứng minh3.1. Cả hai văn bản Đọc Tiểu Thanh kí và Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đều xuấtphát từ thực tại, đời sống: phản ánh số phận bất hạnh của những người phụ nữ, phơi bàyhiện thực đời sống của xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.- Hai văn bản cùng phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:+ Đọc Tiểu Thanh kí dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời nàng Tiểu Thanh,người phụ nữ tài sắc hơn người nhưng số phận bi kịch.+ Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phản ánh thân phận đáng thương củangười phụ nữ có chồng ra trận, vì chiến tranh phi nghĩa mà hạnh phúc bị chia lìa.- Hai văn bản còn phản ánh khái quát một giai đoạn xã hội phong kiến với nhiều bất côngphi lí, nhiều biến động dữ dội:+ Đọc Tiểu Thanh kí mượn câu chuyện nàng Tiểu Thanh phản ánh những bất công củaxã hội phong kiến nước ta thế kỉ XVIII. Từ số phận nàng Tiểu Thanh tác phẩm còn kháiquát bi kịch chung của thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến và bi kịchcủa người tài hoa.+ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phản ánh mặt trái của chiến tranh phi nghĩa giữacác tập đoàn phong kiến. Vì chiến tranh mà tuổi xuân của con người bị đánh mất, hạnhphúc bị tước đoạt.[Học sinh chọn phân tích những câu thơ tiêu biểu]3.2. Hai văn bản in dấu tâm hồn, trí tuệ của hai tác giả với những nghệ thuật biểuđạt đặc sắc.- Đọc Tiểu Thanh kí:+ Bài thơ thể hiện sự xót thương của tác giả với những người phụ nữ tài hoa nhưng sốphận ngang trái. Cái mới trong tư tưởng của bài thơ là không chỉ bàn về những hiệntượng hồng nhan đa truân mà tác giả còn nói đến bi kịch tài tử đa cùng. Cái mới của bàithơ còn ở chỗ từ nỗi thương người nhà thơ tự thương mình, từ chỗ khóc người nhà thơ tựkhóc chính mình. Bài thơ vì thế đã manh nha thể hiện ý thức cái tôi cá nhân của một cátính sáng tạo, đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.+ Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú hàm súc, cô đọng với những hình ảnhthơ ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, nghệ thuật tương phản đối lập, những câu hỏi14tu từ day dứt,… Với khả năng ngôn ngữ bậc thầy, bài thơ thể hiện tầm tư tưởng của mộtthi nhân có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.[Học sinh chọn và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu]- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:+ Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm của tác giả với số phận của những người phụ nữ cógia đình mà không được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn. Thông qua nỗi đau củangười phụ nữ có chồng ra trận, Đặng Trần Côn đã có sự sáng tạo trong việc thể hiện tiếngnói phản chiến. Chiến tranh không chỉ gây nỗi đau cho người ra trận mà còn gây thươngtổn cho những người ở lại. Cái mới của đoạn trích còn nằm ở sự quan tâm tới quyềnsống, thấu hiểu sâu sắc những nỗi đau và khát vọng về hạnh phúc của con người, đặc biệtlà người phụ nữ.+ Đoạn trích được dịch giả Đoàn Thị Điểm thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát với âmhưởng mênh mang, dàn trải đầy réo rắt. Đoạn trích cũng đặc biệt thành công với nghệthuật miêu tả tâm lí, cách sử dụng những từ láy, những phép so sánh độc đáo, phép điệpliên hoàn,…[Học sinh chọn lọc và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu].Lưu ý: Học sinh có thể chọn cách phân tích, chứng minh khác nhau nhưng cần nêu đượcnhững yêu cầu cơ bản trên.4. Bàn luận, mở rộng- Ý kiến của Xuân Diệu đã nêu lên đặc trưng của một tác phẩm văn học, cũng là yêu cầuđặt ra cho tác phẩm thơ ca. Một tác phẩm có giá trị phải gắn bó với hiện thực cuộc sống,phải chứa đựng những tâm tư tình cảm mãnh liệt, có những đóng góp mới mẻ vể tưtưởng, nghệ thuật.- Bài học đối với người sáng tác và tiếp nhận thơ ca:+ Nhà thơ: phải gắn bó, có những trải nghiệm phong phú với cuộc sống, sống sâu sắc vớithế giới nội tâm của mình; cần trau dồi vốn sống, lao động công phu, nỗ lực khôngngừng trong hoạt động sáng tạo.+ Người đọc: cần có sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt với thế giới cảm xúc của tác giả, từđó thấu hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật mới mẻ, độc đáo của tác phẩm.Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng,lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt.[Dẫn theo Lí luận văn học – Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, tr.268]Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Cảnh ngày hè củaNguyễn Trãi và Đọc Tiểu Thanh Kí [Độc Tiểu Thanh Kí] của Nguyễn Du.1. Giải thích- Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để xây dựnghình tượng và phản ánh đời sống, qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.15- Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học: là sự kết tinh sâu săc nhất những cảm nhận,suy tư, kiến giải...của nhà văn về hiện thực cuộc sống. Những điều ấy không phải đượcnói ra, viết ra một cách dửng dưng, lạnh lùng mà luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt những tình cảm dạt dào, sâu sắc, những khát vọng lớn lao của người viết về cuộc sống vàcon người.--> Ý kiến trên đã khẳng định: nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học luôn luôn là sựhòa quyện giữa yếu tố khách quan và chủ quan, phản ánh, lí giải hiện thực và cảm xúcmãnh liệt, tư tưởng và tình cảm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố tình cảm,cảm xúc của tác giả trong tác phẩm văn học. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của văn học.2. Bàn luận. Ý kiến hoàn toàn xác đáng, thuyết phục.a. Cơ sở lí luận.- Nội dung tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học.- Đối tượng nhận thức và phản ánh của văn học là hiện thực đời sống con người. Mộttrong những yêu cầu quan trọng đối với văn học là phải đảm bảo tính khách quan, trungthực. Nhưng không có nghĩa là văn học sao chép hiện thực một cách máy móc, lạnh lùng,dửng dưng vô cảm.- Hiện thực của cuộc sống con người luôn được phản ánh, lí giải thông qua lăng kính chủquan của người nghệ sĩ, nó gắn liền với những tình cảm, những cung bậc cảm xúc mãnhliệt như vui buồn, hờn giận, căm ghét và khát vọng.- Tình cảm, cảm xúc chính là động lực thúc đẩy quá trình sáng tác của tác giả. Điều ấy cóthể được bộc lộ dưới những dạng thức khác nhau [trực tiếp hoặc gián tiếp], tùy theo thểloại [thơ, văn xuôi, kịch], tùy theo phong cách tác giả...--> Nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học không bao giờ chỉ có hiện thực đượcphản ánh, lí giải đơn thuần mà thiếu tình cảm, cảm xúc mãnh liệt.b. Cơ sở thực tế.- Nhiều tác phẩm văn học là minh chứng cho tính đúng đắn, thuyết phục của ý kiến trên.- Học sinh có thể phân tích hai bài thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Đọc TiểuThanh Kí [Độc Tiểu Thanh Kí] của Nguyễn Du theo nhiều cách khác nhau nhưng khôngđược xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm rõ cho những vấn đề lí luận:b.1. Bài Cảnh ngày hè [Nguyễn Trãi]*.Nội dung khách quan của tác phẩm.- Bức tranh thiên nhiên ngày hè sinh động, đầy sức sống và khát vọng của thi nhân vềcuộc sống no ấm, thanh bình cho nhân dân.16*. Tính cảm, cảm xúc của nhà thơ.- Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn rộng mở để giao hòa, khám phá, phát hiện vẻđẹp của thiên nhiên, tạo vật.- Tình yêu cuộc sống trần thế.- Tình cảm yêu nước, thương dân, lo cho dân, cho nước luôn thường trực, canh cánh.--> Nguyễn trãi viết về chủ đề Nhàn nhưng từng câu chữ trong bài thơ lại thấy rằng thinhân nhàn thân chứ chưa bao giờ được nhàn tâm.- Hình thức nghệ thuật bài thơ: có nhiều cách tân: thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, ngắtnhịp linh hoạt, hình ảnh gần gũi, bình dị, ngôn ngữ gợi cảm: đùn đùn, giương, phun, tiễn,biện pháp tu từ: đảo ngữ, dùng điển tích, điển cố.b.2. Bài ĐọcTiểu Thanh Kí [Độc Tiểu Thanh Kí] của Nguyễn Du*.Nội dung khách quan của tác phẩm - Hiện thực mà Nguyễn Du đã phản ánh, lí giảitrong tác phẩm.- Số phận trái ngang, trớ trêu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh: cái chết oan khuất, cuộc đờidở dang, đứt đoạn, bi kịch tài hoa, bạc mệnh.- Số phận, bi kịch của bao người phụ nữ tài hoa trong xã hội cũ. [HS có thể liên hệ vớinhững sáng tác khác của Nguyễn Du]- Số kiếp oan nghiệt của những con người tài hoa, tài tử trong đó có nhà thơ.*. Tình, cảm xúc của đại thi hào trong bài thơ.- Đau đớn, xót thương, đồng cảm cho nàng Tiểu Thanh và những người phụ nữ nhỏ bé,bất hạnh trong xã hội.- Đặc biệt thương cảm những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh.- Tự nhận mình cùng hội, cùng thuyền với những người tài tử, tài hoa.- Lo lắng, băn khoăn cho số phận của mình ở tương lai và khao khát có được sự tri âm,đồng điệu.- Oán hận trước hiện thực đen tối, bất công của xã hội.--> Cả bài thơ là tiếng khóc lớn, khóc vì thương người, tiếc tài, khóc cho mình và bao sốkiếp tài hoa, tài tử trong xã hội phong kiến. Từ đó mà cất lên tiếng nói đòi quyền sốngcho những người nghệ sĩ, những người đã cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thầncao quý. Đó chính là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.- Hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú hàm súc, cô đọng, ngôn từ chính xác,biểu cảm, nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ được khai thác hiệu quả...3. Mở rộng.17- Đối với người sáng tác: khi viết phải luôn có ý thức tôn trọng hiện thực, trau dồi nhâncách để định hướng đúng cho tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm. Quan trọng nhất là tìnhcảm nhân văn nhằm hướng đến mọi người, vì con người. Đây là điều quyết định sự sốngcòn của một tác phẩm văn học.- Đối với người tiếp nhận: khi tiếp cận tác phẩm văn học là tiếp cận một thế giới mở, thếnên phải ý thức khám phá cái hay cái đẹp, lắng nghe những thông điệp tư tưởng, tìnhcảm sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.Bàn về “Truyện Kiều”, giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: “Truyện Kiều là tiếng nóithương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam”.Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗithương mình” [Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du], anh /chị hãy làm sáng tỏ nhậnđịnh trên.1, Giải thích:a, Là gì?- Tiếng nói thương thân, xót thân: Là tiếng nói của nhân vật và người kể chuyện trong tácphẩm, bày tỏ nỗi đau đớn, xót xa, thương tiếc cho thân xác, thân phận con người bị chàđạp.Tiếng nói thương thân, xót thân này chính là biểu hiện của “con người tự ý thức” trong“Truyện Kiều”, là dấu hiệu cho thấy sự trỗi dậy của con người cá nhân trong văn học, làmột biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Du thể hiện trong tácphẩm.=> Ý kiến khẳng định giá trị mới mẻ, lớn lao, sâu sắc của “Truyện Kiều” trong việc cấtlên “tiếng nói thương thân, xót thân” của con người cá nhân tự ý thức.b, Tại sao?- Tại sao GS Trần Đình Sử có thể khẳng định: “Truyện Kiều là tiếng nói thương thân, xótthân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam”:+ Thực ra, trong VHTĐ Việt Nam, đây đó ta cũng đã bắt gặp vài ba tiếng nói thươngthân, xót thân của Hồ Xuân Hương, song không nhiều. Chỉ đến “Truyện Kiều” củaNguyễn Du, tiếng nói ấy mới trở nên tập trung, cô đọng và rõ nét nhất.+ Lí do: Truyền thống nhân đạo của VHVN, XHPK thời Nguyễn Du sống, vấn đề thânphận, quyền sống của con người- đặc biệt là người phụ nữ- trở nên nhức nhối…, sự nhạy18cảm của một thiên tài, tất cả kết đọng tạo nên một áng Kiều bất hủ, tạo nên tiếng nóithương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.c, Biểu hiện:- Trong “Truyện Kiều”, rất nhiều lần người đọc bắt gặp nhân vật hoặc Nguyễn Du kêulên cho thân xác, thân phận con người bị chà đạp phũ phàng. Ví dụ:“Hóa nhi thật có nỡ lòngLàm chi giày tía, vò hồng lắm nao!Thịt da ai cũng là ngườiLòng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau!”hay:“Thương thay cũng một kiếp ngườiHại thay mang lấy sắc tài làm chi!Những là oan khổ lưu lyChờ cho hết kiếp còn gì là thân!”hoặc:“ Tiếc thay một đóa trà miCon ong đã tỏ đường đi lối vềMột cơn mưa gió nặng nềThương gì đến ngọc, tiếc gì đến thân!”hay:“Thân ta ta phải lo âu”“Thân lươn bao quản lấm đầu”“Xót thay đào lý một cànhMột phen mưa gió tan tành một phen”...- Cùng với việc xuất hiện dày đặc từ “thân”, những từ thể hiện sự tự ý thức của conngười cá nhân trong “Truyện Kiều” cũng rất nhiều. Đó là những từ như: “phận”,“mình”, “riêng”. VD:Đau đớn thay phận đàn bàNỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mìnhPhận dầu dầu vậy cũng dầuLòng riêng lớp lớp sóng dồi19v.v..Có thể nói con người cá nhân tự ý thức về nỗi đau thân phận là một trong những điểmmới mẻ, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.2, Chứng minh:“Trao duyên” và “Nỗi thương mình” là hai đoạn trích rất tiêu biểu thể hiện tiếng nóithương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.- Biểu hiện của tiếng nói tự thương thân, xót thân trong “Trao duyên”:+ Kiều tự xót xa cho thân phận mình, tự thấy mình là “người mệnh bạc”, tự thấy mìnhcòn sống mà như đã chết, đã “mất người”:“Dù em nên...ngày xưa”+ Hình dung ra một tương lai không xa: Thúy Vân hạnh phúc bên Kim Trọng, còn linhhồn nàng trở về trong ngọn gió, không siêu thoát được vì còn “mang nặng lời thề”. Kiềuthấy rõ nỗi đau khổ của mình- “người thác oan”:“Hồn còn...người thác oan”+ Trở về với nỗi đau hiện tại, đối thoại với Kim Trọng, Kiều càng thấy rõ nỗi đau thânphận mình:“Phận sao...lỡ làng”=> Tiếng nói thương thân, xót thân vang lên mãnh liệt, quằn quại, đau đớn trong giờ phútđỉnh điểm của “trao duyên”. Trao duyên, với Kiều, đồng nghĩa với trao cả sự sống, hạnhphúc. Trao duyên đồng nghĩa với việc Kiều sẽ trở thành “người mệnh bạc”, “mất người”,“người thác oan”, “phận bạc như vôi”... Tiếng nói thương thân, xót thân gắn liền với bikịch tình yêu tan vỡ, trao duyên nhưng không thể trao tình, thậm chí duyên đã trao đi màtình càng thêm nặng. Vậy mới càng thấy bi kịch tình yêu, vậy mới càng thấy rõ tấm lòngvị tha, đức hi sinh và tình yêu sâu nặng của Kiều dành cho Kim Trọng.- Đánh giá:Người xưa thường không trọng thân, xót thân, thậm chí có xu hướng xem thân thể chamẹ cho là một cái gì đó rất phù du. Trong VHTĐ, khi nhân vật làm việc nghĩa, họ thườngcó cảm giác thanh thản, hạnh phúc, thậm chí không biết đến nỗi đau thể xác hay tinh thần[VD: Ngọc Hoa cắt thịt dâng mẹ mà không thấy đau...]. Song Kiều của Nguyễn Dukhông có được niềm hạnh phúc ấy. Chính nỗi đau thân phận, tiếng nói thương thân, xótthân đã làm cho Kiều của Nguyễn Du gần gũi, rất người với chúng ta. Chính tiếng nóithương thân, xót thân mới càng làm cho phẩm chất của Kiều ngời sáng hơn bao giờ hết,bởi biết tự “thương thân, xót thân” là thế nhưng nàng vẫn hi sinh tất thảy vì hạnh phúccủa người mình yêu.- Biểu hiện của tiếng nói tự thương thân, xót thân trong “Nỗi thương mình”:20+ Tự thức tỉnh, tự xót xa, thương cảm cho thân phận mình:“Khi tỉnh rượu...xót xa”+ Nuối tiếc quãng thời gian tươi đẹp trong quá khứ, xót xa cho thân xác bị chà đạp, nhânphẩm bị đọa đày trong hiện tại:“Khi sao...bấy thân”+ Thương thân mình không có niềm vui, hạnh phúc trong cảnh ngộ phải mua vui chokhách làng chơi:“Mặc người...có xuân là g씓Vui là vui gượng...với ai”- Đánh giá:Tiếng nói thương thân, xót thân của Kiều thể hiện sự tự ý thức cao độ về nỗi đau, cảnhngộ hiện tại của bản thân nhân vật. Kiều của Nguyễn Du rất gần với nhân vật tiểu thuyết,ở sự đầy đặn nội tâm, sự “nếm trải” những cảm giác, cảm xúc gần gũi với con người hiệnđại.Biết thương thân, xót thân trên cả hai khía cạnh: thân thể và thân phận, thân xác và nhânphẩm của bản thân, đó là điều mới mẻ chưa từng có trong VHTĐ Việt Nam. Nó chứng tỏcon người cá nhân tự ý thức rất cao của nhân vật, và cũng chính là cái nhìn nhân đạo sâusắc, mới mẻ của Nguyễn Du. Lần đầu tiên trong văn học, một người đàn ông và lại làngười xuất thân từ cửa Khổng sân Trình bày tỏ tấm lòng đồng cảm, xót thương cho ngườiphụ nữ làm thân phận kĩ nữ nhục nhằn. Lần đầu tiên một người đàn ông quan tâm, nângniu, xót xa khi thân xác con người bị đày đọa, nhân phẩm con người bị chà đạp. Tiếngnói thương thân, xót thân ấy thực ra xuất phát từ thái độ trọng thân, đề cao thân [thânxác, thân thể, thân danh, thân phận con người]- một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo“nghĩ suốt nghìn đời” của Nguyễn Du.3, Bình luận:- Khẳng định ý kiến đúng đắn.- Mở rộng: Ý nghĩa của tiếng nói thương thân, xót thân với nhân vật [làm nên kiểu nhânvật nếm trải, con người tự ý thức, báo hiệu sự trỗi dậy của ý thức cá nhân]; với tác phẩm[làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc], với nhà văn [dấu hiệu của một nhà “nhân đạo từ trongcốt tủy”]; với nền văn học [tạo nên “một lỗ thủng” tấn công vào thành trì “phi ngã” đangsẵn lung lay].- Bài học với người sáng tác và nghệ sĩ.Khi bàn về ngôn ngữ Truyện Kiều, trong bài “Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn”, HoàiThanh có viết :21“Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quí cơ hồ không thểthay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịpngang cung” .Bằng cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích “Trao duyên”, tríchTruyện Kiều của Nguyễn Du, anh/ chị hãy trình suy nghĩ của mình về ý kiến trên.1. Giải thích- bàn luận:- Ý kiến của Hoài Thanh đã đánh giá rất cao tài nghệ của Nguyễn Du trong việc sửdụng ngôn ngữ Truyện Kiều:+ Ngôn ngữ Truyện Kiều được chọn lọc một cách chính xác đến mức không thể thayđổi, thêm bớt, được gọt giũa hoàn thiện đến mức đẹp đẽ như “hòn ngọc quí”+ Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú, sáng tạo, biến hóa như “tiếng đàn lạ” không cótrường hợp nào vụng về “lỡ nhịp ngang cung”- Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Vẻ đẹp ngônngữ văn học được thể hiện ở việc lựa chọn ngôn từ có tính hình tượng, tính biểu cảm,tính chính xác, tính hàm súc,… của người nghệ sĩ. Để biểu đạt một cách nhìn, cách cảmvề thế giới, về cuộc đời, về con người, người nghệ sĩ thường tìm đến hình thức nghệthuật độc đáo, mới mẻ. Có như thế, tác phẩm văn chương mới có thể diễn tả được nhữngcung bậc cảm xúc, suy ngẫm tìm được những tâm hồn đồng điệu của người đọc xưa nay.- Ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong Truyện Kiều, góp phần làmnên sức sống Truyện Kiều và giúp cho thiên truyện mãi trường tồn với thời gian.2. Chứng minh tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong trích đoạn “Trao duyên”trích Truyện Kiềua. Ngôn ngữ đoạn trích được chọn lọc chính xác, hình tượng, biểu cảm, hàm súc…tớimức hoàn thiện+ Ngôn ngữ giàu tính hình tượng tái hiện sống động khung cảnh Trao duyên, khiến nhânvật hiện lên sinh động như hiện hữu ngoài đời: ngồi lên, lạy, sẽ thưa… … gợi không gian,thời gian, tư thế, thể hiện tình huống đặc biệt, bất thường- trao duyên “khó xử- khó nóikhó trao”, gợi lên dáng điệu mảnh mai, yếu ớt, đau khổ của Kiều. Ngôn ngữ hàm súc,dồn nén, chỉ vẻn vẹn bốn câu đầu đoạn trích đã tái hiện đầy đủ có cả công việc cần phảibàn giao, cả người nhận bàn giao và hoàn cảnh éo le mà Thuý Kiều cần nhờ cậy…+ Ngôn ngữ biểu cảm làm sống dậy những cung bậc cảm xúc của nhân vật: của chung,của tin, xót lòng, ắt lòng, phận sao, đã đành, ơi, hỡi…, thể thơ lục bát tạo âm hưởng trầmlắng xót xa, nhịp ngắt như giằng đi xé lại thể hiện sự dày vò vì tình yêu bị chia rẽ, nỗi xótxa vì tình yêu tan vỡ, sự hoảng hốt vì tương lai bất trắc, đớn đau. Đồng thời ngôn ngữbiểu cảm còn thể hiện cảm xúc của tác giả. Nguyễn Du dường như nhập thân vào Kiều,“cảm thông lạ lùng” với từng cung bậc tâm trạng đớn đau của nhân vật khi phải Traoduyên.22+ Vẻ đẹp ngôn ngữ của đoạn trích còn thể hiện ở tính cá thể hóa. Mỗi trường đoạn tâmtrạng một kiểu ngôn ngữ riêng. Ban đầu là ngôn ngữ tự sự, lý tính: Kiều đã rất can đảmvà nghị lực, thông minh khéo léo, cố nén nỗi đau tỉnh táo thuyết phục em. Nhưng sau đóngôn ngữ mang tính trữ tình, thậm chí đầy mâu thuẫn thể hiện tâm trạng Kiều bị giằng xédữ dội, xót xa ân hận, day dứt giày vò. Khi nỗi đau lên đến đỉnh điểm, Kiều rút hết sứclực cuối cùng ngất đi trong tiếng kêu não nùng, tiếng kêu như mê sảng “ Ôi Kim Lang!Hỡi Kim Lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”b. Ngôn ngữ đoạn trích sáng tạo biến hóa:- Sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân:+ Ngôn ngữ bác học: Nguyễn Du sử dụng từ Hán Việt, điển tích điển cố nhuần nhuyễn,tự nhiên như: keo loan, tương tư, mệnh bạc, bồ liễu, dạ đài, thác, …+ Ngôn ngữ bình dân: từ thuần Nôm gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dânlao động: cậy, chịu, lạy, của chung…; vận dụng ca dao tục ngữ, thành ngữ[ tơ duyênngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi…] các thán từ, từ chỉ số nhiều[ ôi, hỡi,trăm nghìn gửi lạy…] sử dụng những câu thơ chủ yếu là hư từ như Mai sau dù có baogiờ,…=> Sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ bác học và ngôn từ bình dân [như: Giữa đường đứtgánh tương tư, Hồn còn mang nặng lời thề,…] khiến màn Trao duyên vừa thiêng liêngtrang trọng, vừa thể hiện thế giới tâm trạng của Kiều chân thực sống động.- Sử dụng linh hoạt sáng tạo ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Nếu như màn Traoduyên trong “Kim Vân Kiều truyện” [Thanh Tâm Tài Nhân] là cuộc đối thoại của hai chịem Thúy Vân- Thúy Kiều thì màn Trao Duyên trong “Truyện Kiều” [Nguyễn Du], ThúyVân không nói một lời nào, chỉ có Kiều bộc bạch nỗi lòng.+ Ban đầu, Kiều tâm sự và thuyết phục Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim: Kiều sửdụng ngôn ngữ đối thoại+ Sau đó, Kiều trao kỉ vật cho Vân: Kiều sử dụng ngôn ngữ nửa đối thoại, Kiều nói vớiVân mà cũng là nói với mình.+ Kết thúc, Kiều đối diện với tình yêu tan vỡ: ngôn ngữ của Kiều chuyển sang độcthoại.=> Sự linh hoạt trong ngôn ngữ đã diễn tả sinh động nỗi niềm tâm trạng đau đớn củaKiều. Sự chuyển đổi này tạo ra một ngôn ngữ trữ tình đa âm, đa giọng, một điều rất hiếmthấy trong văn học Trung đại. Đây chính là một sáng tạo nghệ thuật truyện tuyệt vời củaNguyễn Du so với truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và so với văn chương đương thời.3. Đánh giá, bài học :- Đoạn trích Trao duyên nói riêng và Truyện Kiều nói chung có thể coi là tuyệt bút, thểhiện tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Nguyễn Du đã học tập, trau23dồi và vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân, nâng ngôn ngữ Tiếng Việt lênmột tầm cao mới như “ hòn ngọc quý”, “tiếng đàn lạ”. Không rèn câu, luyện chữ thìkhông thể tạo ra những tác phẩm có giá trị. Chính tinh thần dân tộc, tình yêu tiếng Việtvà quan trọng hơn là tài năng nghệ thuật qua quá trình khổ luyện của Nguyễn Du đã làmnên giá trị bất hủ và sức sống Truyện Kiều.- Nhưng đằng sau những con chữ phải là “con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốtcả nghìn đời”, “ máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy” [ Mộng liênđường chủ nhân]. Chính vì vậy, để ngôn ngữ Truyện Kiều thăng hoa trở thành “hòn ngọcquí”, “tiếng đàn lạ” cần đến cái “tài” nhưng quan trọng hơn hết là cái “tâm”của ngườinghệ sĩ vĩ đại- nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.Nhà văn Anh, A.L. Huxley cho rằng:Văn học giống như ánh sáng, nó có thể xuyên thấu mọi thứ.Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Bằng hiểu biết về kiệt tác TruyệnKiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du hãy làm sáng tỏ quan điểm của mình.1. Giải thích:- Ánh sáng: là gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ.- Văn học giống như ánh sáng, nó có khả năng xuyên thấu mọi thứ: “Ánh sáng”của văn học là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, hình thức nghệ thuật…mà nhà văn đãchuyển hóa vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc soi sángnhận thức, thắp sáng niềm tin, nâng cao hiểu biết của con người; để lại những ấn tượngsâu sắc và có giá trị lâu dài. Luồng ánh sáng của văn học có thể “xuyên thấu”, chiếu tỏ,soi rọi vào mọi phương diện, mọi ngóc ngách của đời sống. Như vậy, bằng lối diễn đạt so sánh, ý kiến đã đề cập đến chức năng của văn học đốivới đời sống con người.2. Bàn luận:- Văn học là hoạt động nhận thức và sáng tạo thẩm mĩ. Vì thế, thẩm mĩ là mộttrong những chức năng cơ bản nhất của văn học. Nó được biểu hiện khi tác phẩm vănhọc đem lại cho người đọc khoái cảm trước cái đẹp của đời sống mà nhà văn khám phá,thể hiện. Đó là cái đẹp được chọn lọc, chưng cất, nhân lên nhiều lần như một thứ “ánhsáng” diệu kì, đầy sức hấp dẫn.Văn học không chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của conngười, mà còn giáo dục thẩm mĩ, giúp con người có khả năng hành động và sáng tạo theoquy luật của cái đẹp.- Văn học nghệ thuật tồn tại với tư cách là một hình thái nhận thức, có tác dụng soisáng, mở rộng sự hiểu biết cho con người. Văn học đưa ta tới những chân trời hiểu biết24mới, giúp ta hiểu hơn về cuộc sống con người ở mọi không gian và thời gian. Từ đó giúpta soi chiếu, liên hệ, nhận thức về chính bản thân mình.- Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, làm bừng sáng nhận thức của con ngườicũng chính là văn học đang mở đường cho đạo đức, giúp con người hướng thiện và hoànthiện nhân cách.3. Chứng minhHọc sinh dựa trên những hiểu biết về Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du đểchứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể có nhiều cách làm nhưng cần làm rõ ánhsáng của Truyện Kiều được thể hiện ở hai phương diện, nội dung tư tưởng và đặc sắcnghệ thuật:- Về nội dung tư tưởng, Truyện Kiều là kết tinh những cảm xúc, suy tư của mộtngười nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao dung đã cầm bút viết lên những trang thơ có tácđộng mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc. Đến với Truyện Kiều, con người được thỏa mãnnhu cầu thẩm mĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn, tài năngcủa con người. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong tác phẩm còn có khả năng soi sáng,giúp cho người đọc nhìn lại mình để hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp như: hiếu thảo,thủy chung, vị tha...Truyện Kiều còn đưa ta trở về quá khứ, hiểu hơn về cuộc sống củacon người trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, cảm thông với những nỗi đau khổ,đồng cảm với ước mơ và khát vọng công lí của họ. Truyện Kiều còn chứa đựng một thứánh sáng đặc biệt có thể chiếu rọi đến những chỗ sâu kín nhất của tâm hồn con người,phát hiện ra những góc khuất, những bi kịch giằng xé, mâu thuẫn nội tâm không dễ nói racủa con người…- Về nghệ thuật, Truyện Kiều đạt được nhiều thành tựu đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật xâydựng nhân vật, kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và trữ tình, đặc biệt là nghệ thuật sử dụngngôn ngữ. Nói như Nguyễn Đình Thi thì “ngôn ngữ của Truyện Kiều là thứ ngôn ngữcủa ánh sáng”, nó không chỉ đẹp mà còn hàm chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc…4. Mở rộng, nâng cao vấn đề:- Chỉ những nhà văn có trách nhiệm với cuộc đời, với ngòi bút mới luôn ý thức vềchức năng cao quý của văn học mỗi khi sáng tạo. Mỗi tác phẩm của họ ra đời cũng vì thếmà có tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa lớn lao đối với con người và cuộc đời.- Ý kiến khẳng định tác dụng kì diệu của văn học đối với con người và cuộc sống.Nó cũng nhắc nhở mỗi nhà văn về thiên chức và sứ mệnh cao cả của người cầm bút trongquá trình sáng tạo.5. Đánh giá tổng kết vấn đề bàn luận25

Video liên quan

Video liên quan

Chủ đề