Starbucks có bao nhiêu cửa hàng trên thế giới năm 2024

Tính đến năm 2022, Starbucks là đế chế cà phê với hơn 33 nghìn cửa hàng tại 84 quốc gia trên thế giới, tăng hơn 3,000 cửa hàng so với năm 2020. Khởi đầu là thương hiệu bán cà phê, chủ yếu là cà phê tự pha tại nhà, Starbucks đã có cú chuyển mình kỳ diệu sau cơ duyên với Howard Schultz – người đã giúp đưa Starbucks thành thương hiệu quốc tế, chứ không chỉ là nơi rang xay cà phê, bằng cách đưa giá trị cá nhân vào mối quan hệ với sản phẩm. Schultz đã tái hiện văn hóa thưởng thức cà phê độc đáo của Italia vào chuỗi cửa hàng Starbucks với latte và capuccino, đưa sự tự nhiên độc đáo của mình vào tất cả mọi thứ, từ kích thước ly đến sự liên kết với văn hóa cà phê Italia. Sự thống nhất trong chất lượng đồ uống và tất cả những thiết kế đi kèm bao gồm cửa hàng, ly và sản phẩm liên quan đã biến Starbucks thành vòng tròn trãi nghiệm hoàn hảo, khiến người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một cốc cà phê. Starbucks là cách đơn giản mà khách hàng lựa chọn để cảm thấy mình đẳng cấp hơn hẳn. Hầu hết mọi người khó mua một chiếc Audi hay chiếc túi Hermes, nhưng một ly cà phê hay một chiếc cốc thiết kế của Starbucks lại là một biểu tượng xa xỉ dễ mua.

Đế chế này chuyển mình từ việc gắn văn hóa vào cà phê, đưa trãi nghiệm cá nhân vào sản phẩm và mang về doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm bằng việc mang đẳng cấp quốc tế đến mỗi cửa hàng của mình.

Khi có nhiều hơn một “văn hóa cà phê”

Tuy nhiên, mọi sự thành công đều không hoàn hảo, nhất là khi có nhiều hơn một “văn hóa cà phê”. Starbucks không hẳn thất bại tại Việt Nam, nhưng rõ ràng không đạt thành công như kỳ vọng. Với cùng chiến lược bán hàng bằng trãi nghiệm cá nhân, Starbucks không rực rỡ tại thị trường Việt Nam như chính các chuỗi cà phê nội địa như Trung Nguyên, Cộng, The Coffee House,… hay bán nội địa như Highland Coffee. Câu chuyện Starbucks trở thành câu chuyện hay về sự va đập văn hóa quốc tế với văn hóa bản địa đủ mạnh.

Tại quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê này, cà phê trở thành món không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Thị phần đa dạng, từ những quán cà phê gia đình đến những thương hiệu tại nhiều cấp độ. Người Việt bắt đầu uống cà phê từ khi người Pháp mang cà phê đến cao nguyên Lang Biang từ những năm đầu thế kỷ 19. Ly cà phê Việt đậm đà hương vị do nồng độ cafein cao trong hạt cà phê Robusta và biến hóa nhiều màu sắc nhờ sự sáng tạo trong cách rang xay và cả cách pha chế của người dân qua lịch sử trăm năm bản địa. Ly cà phê đen cũng khác nhau với cách pha vợt của người gốc Hoa Chợ Lớn hay cà phê phin nổi tiếng. Hay, ly cà phê sữa thương hiệu cũng đa dạng với bạc xỉu, cà phê sữa đá và cà phê trứng gần đây. Trong khi đó cà phê Starbucks nhẹ nhàng hơn bởi chủ yếu bằng hạt Arabica, sự công nghiệp hóa văn hóa cà phê Ý đã khiến sản phẩm Starbucks không đủ độ cô đặc văn hóa lại không thể co giãn để hòa vào khẩu vị bản địa.

Bên cạnh đó, chiến lược giá cũng là một nguyên nhân kéo giảm thành công của Starbucks khi sản phẩm không có nhiều ưu thế tại thị trường bản địa. Với giá thành khá cao, người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam dễ dàng từ bỏ Starbucks để đến với thương hiệu với thiết kế tương tự, khẩu vị gần gũi hơn nhưng giá thành rẻ hơn.

Trở về với thị trường Lào, liệu Starbucks có thành công như mong đợi?

Tháng 11/2022, Starbucks chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Lào nằm trong khu vực Trung tâm thương mại Parkson và đến nay đã chuẩn bị cho cửa hàng thứ ba cùng tại thủ đô Vientiane. Lào là đại diện thứ 15 của Starbucks ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và cũng là thị trường thứ 84 trên toàn cầu.

Thiết kế và chiến lược kinh doanh của Starbucks không thay đổi tại thị trường Lào.

Trở về với thị trường Lào, cà phê cũng là loại hàng hóa chiến lược, xếp thứ 5 trong danh mục xuất khẩu lớn tại quốc gia này, đóng góp hàng triệu USD xuất khẩu vào nền kinh tế chung. Cà phê Lào đã được xuất khẩu đến hơn 21 quốc gia, tổng giá trị xuất khẩu hạt cà phê xanh năm vừa qua thông qua Hiệp hội Cà phê Lào đạt 21.761,91 tấn với tổng giá trị 67.888.779,83 USD. Cao nguyên Bolaven nổi tiếng tại Champasak có thổ nhưỡng gần giống như cao nguyên Lang Biang đã sinh ra hạt cà phê chất lượng cao. 95% hạt cà phê của Lào đều thu hoạch tại cao nguyên này. Kể từ năm 1915, khi người Pháp mang cà phê đến với cao nguyên Bolaven, Lào cũng có một nền văn hóa cà phê khi không chỉ có hạt cà phê Arabica “nổi tiếng với thân hạt trung bình và sự kết hợp giữa hương cam quýt nhẹ và tông màu hoa” mà hạt cà phê Robusta trồng ở độ cao 1300 m.s.l.a cũng nồng đượm hơn. Nền nông nghiệp cà phê tại Lào chậm mà chắc, với nhiều nhà đầu tư quốc tế, Lào đi lên từ một nền nông nghiệp đơn thuần đến một nền nông nghiệp bền vững, bỏ qua các giai đoạn chông chênh trong sản xuất đại trà của người bạn láng giềng Việt Nam. Cà phê Lào cũng nằm trong danh sách dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững của Chính phủ Pháp thông qua tổ chức PISCCA.

Văn hóa cà phê Lào tuy không đậm đặc như tại Việt Nam nhưng cũng là một văn hóa đặc thù khi Lào Việt có sự giao thoa văn hóa xuyên suốt, quá trình phát triển có nhiều nét giống nhau. Trong mối quan hệ bằng hữu bền chặt, người Việt đã mang văn hóa cà phê của mình sang Lào và phát triển nó trên cơ sở hạt cà phê bản địa sinh trưởng ở thổ nhưỡng tương đồng. Người dân Lào thuần hậu đã thêm bản sắc mình vào văn hóa cà phê này, dung dưỡng thành một văn hóa cà phê Lào mềm mại hơn. Cà phê Lào có đen, có đen đá, có cà phê sữa và cũng có latte, có cappuccino,… nhưng chính cái thuần trong rang xay đã biến ly cà phê Lào tuy đậm vị nhưng nhẹ nhàng và nguyên bản hơn. Sự tinh tế của người dân Lào đã biến không gian thưởng thức cà phê đậm đà vừa hiện đại nhưng cũng mang âm hưởng về một miền Đông Dương xưa cũ, một chút văn hóa Pháp giao thoa với văn hóa bản địa.

Cao nguyên Bolaven và người dân Lào cũng đã đem văn hóa cà phê gần gũi với mọi nhà với giá cà phê dễ dàng chấp nhận với mọi tầng lớp nhân dân.

Trong sự tương đồng với câu chuyện tại Việt, liệu chiến lược phát triển của Starbucks tại Lào có lại gặp phải sự va đập trong văn hóa cà phê khi người dân Lào tự hào với một nền văn hóa đậm đà bản sắc và rõ ràng, mức độ phổ biến về một biểu tượng xa xỉ rất khó đẩy cao tại đây.

Một câu hỏi nữa đặt ra, Starbucks đang cố đa dạng hóa thị trường hay đặt trọng tâm vào doanh thu và lợi nhuận?

Starbucks có mặt bao nhiêu quốc gia?

Từ con số khiêm tốn 17 cửa hàng vào năm 1987, ngày nay Starbucks có đến hơn 30.000 cửa hàng trải khắp 75 quốc gia. Hãng này hiện có doanh số 22,4 tỷ USD và giá trị vốn hóa ở mức 84 tỷ USD. Cổ phần của Schultz nói riêng lên đến 3 tỷ USD.

Starbucks có ở Việt Nam từ khi nào?

Starbucks chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2013, mang theo văn hóa cà phê đặc trưng của mình bằng cửa hàng đầu tiên nằm trong khuôn viên khách sạn New World tại trung tâm TP. HCM.

Starbucks bắt nguồn từ đâu?

Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ; ngoài ra, hãng có hơn 23.000 quán ở 64 quốc gia.

Starbucks do ai sáng lập?

Không ai ngờ rằng một cậu bé sinh trưởng từ gia đình nghèo khó ở thị trấn Brooklyn thành phố New York (Mỹ) giờ đây đã trở thành nhà tỷ phú, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới Starbucks.