Chu di tam tộc là gì năm 2024

Vietnamese - Vietnamese dictionary

version="1.0"?>

  • Có nhiều cách giải thích từ này:
  • Có người giải thích: "Tộc" là "họ", "Tru di tam tộc" là giết ba họ của một người (Họ hàng của cha, họ hàng của mẹ, họ hàng của vợ) (Sổ tay thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Giáo dục - Hà Nội, 1993, tr.104, Phan Ngọc Liên chủ biên)
  • Có người cho "Tộc" là "đời". "Tru di tam tộc" là bị giết 3 đời: Bản thân và anh em ruột, đời con trai và đời cháu trai trực hệ. (Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Trãi, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1980, tr. 336)
  • Cũng có người hiểu "Tộc" là "đời" nhưng cách hiểu lại khác: 1. Cha mẹ, anh em, vợ con. 2. Cha mẹ, các con và các cháu. (Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975, tr. 591)

Tru di là một trong những hình thức xử phạt nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Trên thực tế, tru di cũng được áp dụng ở các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Đúng như tên gọi ("tru" tức là giết, "di" là "giết sạch"), tru di là hình thức xử tử hàng loạt, bao gồm người phạm tội và các thân nhân liên quan đến người đó trong phạm vi nhiều đời.

Nguyên nhân dẫn đến hình phạt đáng sợ này được hậu thế nhận định là do mối quan hệ gia đình truyền thống rất được xem trọng trong xã hội xưa. Với những tội danh nặng nề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ quân chủ chuyên chế ví dụ như phản quốc, phạm thượng, tạo phản, soán ngôi thì tru di được cho là hình phạt thích hợp nhất, giúp quân vương "nhổ cỏ tận gốc" kẻ địch, đồng thời tạo tính răn đe cho những người khác đang có ý nhăm nhe phạm tội.

Thông thường tru di có hai loại chính là tru di tam tộc (giết sạch ba họ) và tru di cửu tộc (giết sạch chín họ). Tuy nhiên trong lịch sử Trung Hoa lại có một người bị giết sạch đến mười tộc. Đó chính là Phương Hiếu Nhụ - ông cũng đồng thời là người duy nhất trong lịch sử Trung Hoa lẫn thế giới bị tru di thập tộc.

Tru di là hình thức xử tử hàng loạt, bao gồm người phạm tội và các thân nhân liên quan đến người đó trong phạm vi nhiều đời. Ảnh: Sohu

Phương Hiếu Nhụ sinh năm 1357, mất năm 1402, là đại thần thời nhà Minh. Sau khi Chu Nguyên Chương mất vào năm 1398, Yên vương Chu Lệ kéo quân về tranh ngôi với cháu là Chu Doãn Văn. Đến năm 1402, sau khi tranh ngôi thành công, Chu Lệ đăng cơ trở thành Minh Thành Tổ vang danh sử sách. Ngay sau đó ông ra lệnh giết sạch toàn bộ những đại thần quyết giữ lòng trung với Chu Doãn Văn.

Trong khi một số đại thần sợ chết nên chủ động ra đầu hàng Chu Lệ, Phương Hiếu Nhụ lại quyết không phủ phục. Ban đầu do trọng tài năng của Phương Hiếu Nhụ, lại nể ông được nhiều người ca tụng, giữ lại sẽ có ích cho nước nhà sau này nên Chu Lệ vẫn cố gắng nhờ thuộc hạ thân tín khuyên nhủ, mong Phương Hiếu Nhụ quy hàng. Thậm chí đến khi Chu Lệ cử hành lễ đăng ngôi, ông cũng muốn Phương Hiếu Nhụ là người viết chiếu lên ngôi cho mình.

Bị ép buộc viết chiếu lên ngôi, Phương Hiếu Nhụ quyết không chịu, ông vừa gào la vừa tuyên bố dẫu cho có bị giết hết mười tộc cũng không viết. Nghe những lời này, Chu Lệ cũng không giữ bình tĩnh được nữa. Ông sai người phanh thây Phương Hiếu Nhụ rồi vứt xác ra chợ. Sau đó ra lệnh tru di cửu tộc Phương Hiếu Nhụ rồi cho giết luôn bạn bè, học trò của vị danh sĩ này để thành tru di thập tộc. Số người chết trong vụ án này lên đến 873 người!

Trên thực tế không riêng gì Phương Hiếu Nhụ mà một số đại thần khác như Tề Thái, Thiết Huyễn, Hoàng Tử Trừng,... cũng chết thảm và gia tộc chịu án tru sát vì chống đối Chu Lệ lên ngôi. Thế nên dù sau này Chu Lệ đã chứng minh được bản lĩnh làm vua của mình, trở thành Minh Thành Tổ tài năng vượt trội trong sử sách nhưng những hành vi tàn bạo thời kì đầu của ông vẫn bị rất nhiều người lên án, nhất là hàng loạt vụ án giết hại các đại thần từng phục vụ cho Chu Doãn Văn.

Vụ án Lệ Chi Viên, tức vụ án vườn vải là vụ án mà Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị triều đình quy tội giết vua Lê Thái Tông, dẫn tới tru di tam tộc.

Vụ án Lệ Chi Viên, tức vụ án vườn vải là vụ án mà Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị triều đình quy tội giết vua Lê Thái Tông, dẫn tới tru di tam tộc.

Trong cả sách Lịch sử và Ngữ văn của Bộ GD&ĐT từng đề cập đến một vụ án gây rất nhiều tranh cãi, dù đã hàng trăm năm nhưng những sự thật xoay quanh vụ án này vẫn là một dấu hỏi lớn với người đương thời: Vụ án Lệ Chi Viên.

576 năm trước, vào năm Nhâm Tuất (1442) tại Lệ Chi Viên (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) đã xảy ra vụ án bi thảm tru di tam tộc đại công thần Nguyễn Trãi và người vợ Nguyễn Thị Lộ với tội danh: giết vua Lê Thái Tông. 22 năm sau vụ án, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi.

Riêng với bà Nguyễn Thị Lộ, ông chỉ phê một câu: "Bà Lễ nghi học sĩ không can dự vào tội giết vua".

Chu di tam tộc là gì năm 2024

Khu di tích Lệ Chi Viên tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Tuy nhiên, trong Đại Việt sử ký toàn thư do tác giả Ngô Sĩ Liên biên soạn trong khi chép lại vụ án Lệ Chi Viên đã không hề nêu lên một nghi vấn hay phản biện nào và từ đó về sau sách sử cũng không hề có một công bố, một kết luận chính thức nào về sự vô tội của bà Nguyễn Thị Lộ.

Chính vì thế một nỗi oan khuất lớn vẫn cứ treo lơ lửng trong lịch sử và nhân tâm đất Việt suốt 576 năm qua.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ chi viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất.

Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này.

Chu di tam tộc là gì năm 2024

Nguyễn Trãi đã phải chịu một bản án oan đầy thảm khốc.

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay khi Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, nhiều người đã cho là ông bị oan. Lê Nhân Tông khi xem sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi từng có ý kiến rằng:

"Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp loạn tặc, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình... không may bị người đàn bà gây biến, để người lương thiện mắc tội rất là đáng thương".

Năm 1464, Lê Thánh Tông chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá, cho người con trai sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ làm chức Đồng tri châu. Năm 1512, Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi làm Tế Văn hầu.

Trong giới sử học hiện nay, có ý kiến của các nhà chuyên môn như Vũ Khiêu , Phan Huy Lê , Hoàng Đạo Chúc, Phan Văn Các, Đinh Xuân Lâm cho rằng: còn một người nữa chịu oan khuất chưa từng được minh oan là Nguyễn Thị Lộ.

Trong hội thảo khoa học về Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ năm 2005, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Thị Lộ đã bị triều đình nhà Lê đương thời (do thái hậu Nguyễn Thị Anh chấp chính cho vua nhỏ Lê Nhân Tông mới lên 2 tuổi) vu khống.

Nhóm tác giả nghiên cứu lịch sử đương đại Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ trong tác phẩm "Nhìn lại lịch sử", xuất bản năm 2003, cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh, vợ thứ vua Lê Thái Tông.

Trong dân gian vẫn tương truyền một giai thoại về vụ án lịch sử này như sau:

Một hôm ông Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) cho học trò phát cỏ trong vườn để cất lớp học. Đến đêm, ông nằm mộng thấy 1 người đàn bà dẫn bầy con nhỏ đến xin ông thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dời nhà, ông nhận lời. Đến khi học trò của ông phát cỏ đập chết 1 bầy rắn con, lúc ấy ông mới hiểu ra ý nghĩa của giấc mộng, nhưng muộn rồi.

Đêm đó khi ông ngồi đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà, nhỏ xuống 1 giọt máu thấm ngay chữ "tộc" qua 3 lớp giấy, ứng với việc gia tộc của ông bị hại đến 3 họ. Ngày sau con rắn mẹ hóa kiếp là nàng Thị Lộ để làm hại 3 họ nhà ông. Đến đời Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại có thêm chi tiết:

Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ, nàng sinh ra dưới sườn có vảy… Mặc dù câu chuyện được truyền tụng, nhưng nhiều người tin rằng nó chỉ nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Thái Tông và Nguyễn Trãi.

Vụ án Lệ chi viên từng được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật trong đó có các tác phẩm được báo chí đánh giá cao như vở cải lương Rạng ngọc Côn Sơn của Sân khấu đoàn cải lương Trần Hữu Trang, vở chèo Oan khuất một thời của nhà hát chèo Hà Nội.

Vở kịch Bí mật Lệ Chi Viên của Công ty Thái Dương (sân khấu IDECAF) từng được báo chí hết lời ca ngợi đã giành được ba giải Mai Vàng (năm 2007) (giải Đạo diễn sân khấu cho Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc, giải Nam diễn viên kịch nói cho Hữu Châu (vai Nguyễn Trãi), giải Nữ diễn viên kịch nói cho Thanh Thủy (vai Nguyễn Thị Anh).

Phim tài liệu Bí mật vụ án Lệ chi viên cũng từng được chiếu trên VTV1. Bộ phim Thiên mệnh anh hùng của đạo diễn Victor Vũ cũng lấy bối cảnh là 12 năm sau khi Nguyễn Trãi chết, các thế lực vương tôn tranh giành nhau, trong đó có Tuyên Từ Thái Hậu.

Thế nào là chu di tam tộc?

"Tộc" (族): Loài, dòng dõi, con cháu cùng liên thuộc với nhau gọi là tộc. Từ cha con đến cháu là ba dòng (tam tộc, 三族), từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là chín dòng (cửu tộc, 九族).

Ai là người bị chu di tam tộc?

Ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1442 triều đình tôn thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên ngôi vua. Ngày 16 tháng 8 âm lịch triều đình khép Nguyễn Trãi vào tội giết vua và bị "tru di tam tam tộc".

Tại sao Nguyễn Trãi lại bị tru di tam tộc?

15 năm sau, vào năm 1442, Nguyễn Trãi bị vu oan trong án giết vua ở Lệ Chi Viên, khiến ông bị tru di tam tộc. Dù Nguyễn Trãi là dòng dõi họ Nguyễn, nhưng người ảnh hưởng đến ông nhất lại chính là ông ngoại Trần Nguyên Đán.

Chú đi cứu tóc là bao nhiêu đội?

Tru di cửu tộc bao gồm xử tử, giết sạch cả 9 đời của người phạm tội bao gồm: Ông sơ, bà sơ (tức cao tổ phụ, cao tổ mẫu); ông cố bà cố (tằng tổ phụ, tằng tổ mẫu); ông bà nội (nội tổ phụ, nội tổ mẫu); cha mẹ (song thân), kỹ thân (bản thân người phạm tội); con cái (tử); cháu (tôn); chắt (tằng tôn); chít (huyền tôn).