Sông thạch hãn ở đâu

07/07/2016 20:55

“Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ

Ðáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”

(Lê Bá Dương)

Những câu thơ của người cựu chiến binh về thăm Thạch Hãn thắp nén hương cho đồng đội, nghe nghẹn ngào nhói thắt trong tim. Sông Thạch Hãn đã đi vào lịch sử cùng với Quảng Trị anh hùng.

Sông thạch hãn ở đâu
Bên bờ sông Thạch Hãn.                                          Ảnh: canthotv.vn

Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ Trường Sơn đổ ra biển Ðông. Từ ngã ba Cổ Thành trở xuống với các dòng phụ Vĩnh Ðịnh, Bích La, Ðập Huyện và Bến Ngự… Sông Thạch Hãn đem phù sa về vun đắp cho các cánh đồng huyện Bến Hải và Triệu Hải. Ðến gần cửa Việt, mặt nước sông Thạch Hãn mở ra mênh mông, từ bờ này sang bờ kia rộng hơn một cây số.

Nhân dân địa phương gọi Thạch Hãn là sông Hàn. Ở thượng nguồn rất xa, nước trong và rất sạch, nên ca dao có câu:

Không thơm cũng thể hương đàn

Không trong cũng thể nước nguồn Hàn đổ ra

Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc Phường 2, thị xã Quảng Trị).

Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, 4 góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ 4 cửa chính ở các phía Ðông, Tây, Nam, Bắc.

Trong những năm 1809-1945, nhà Nguyễn lấy làm thành luỹ quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm những người có quan điểm chính trị đối lập.

Tại nơi đây đã có những trận đánh lớn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trong các năm 1968, 1972. Sau chiến dịch Thành cổ "Mùa hè đỏ lửa" 1972, toàn bộ Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Ðông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.

Trong lịch sử chiến tranh hình như chưa có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu chỉ là đánh chiếm một toà thành cổ có chu vi không quá 2.000 m, lại có thể huy động một lực lượng hải, lục, không quân đông như thế (khoảng 200 máy bay phản lực chiến đấu, 100 máy bay chiến lược B52, 20 tàu tuần dương và tàu khu trục, gần 50.000 quân là những đơn vị sừng sỏ nhất của Mỹ - nguỵ). Chiến dịch phản kích bắt đầu từ ngày 28/6/1972 và kéo dài suốt 81 ngày đêm với mức độ ác liệt chưa từng thấy. Chúng đã cố gắng ở đây không chỉ chống đổ với ta trên một chiến trường mà còn để cứu nguy cho sự sụp đổ sắp xảy ra trên toàn cục của mưu đồ “Việt Nam hoá chiến tranh”.

Quảng Trị đã chứng kiến một cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng và sự hy sinh vô cùng oanh liệt của quân và dân ta. Các lực lượng vũ trang của ta tiêu biểu như các Trung đoàn 48, 95, 18, 165… thuộc các sư đoàn chủ lực, các Tiểu đoàn 3 và 8 bộ đội địa phương, các lực lượng du kích thuộc xã Trí Hải, Triệu Thượng… đã bám trụ kiên cường và chiến đấu liên tục trên các trận địa mà nơi đó “mặt đất bị cày đi, xới lại, không khí bị rang nóng và sắt thép cũng bị nát vụn bởi sức tàn phá ghê gớm của bom đạn quân thù”.

Tất cả những gì ở đây đều bị biến mất sau những trận ném bom của chúng. Toà thành cổ có 150 năm tuổi gần như bị tàn phá hoàn toàn. Toàn bộ nhà cửa, trường học, bệnh viện, nhà thờ, chùa chiền được tạo dựng qua nhiều thế hệ đã biến thành những đóng gạch vụn. Mọi sinh vật trên mặt đất đều bị huỷ diệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề. Bom đạn hơi độc, hơi ngạt chất độc hoá học của Mỹ đã gây ra nhiều vụ thảm sát hàng loạt, mà mãi tới gần đây, Nhân dân vẫn còn tiếp tục phát hiện xác hàng trăm người bị vùi dưới hầm sâu.

Ngã ba Long Hưng - chốt bảo vệ Thành cổ ở phía Ðông Nam được xem là “ngã ba bom” hay “ngã ba lửa”, vậy mà hết đơn vị này đến đơn vị khác đã bám trụ đến cùng. 20 dũng sĩ án ngữ ở ngã ba cầu ga thì có 19 người đã hy sinh. Bến sông Thạch Hãn, nơi xuất quân qua tiếp viện cũng bị bom đạn tàn phá, cướp đi sinh mạng của biết bao chiến sĩ. Dòng nước Thạch Hãn xanh trong đã nhuộm đỏ máu những chiến sĩ anh hùng.

Chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã bị thất bại, nhưng tội ác tày trời của chúng vẫn mãi hằn sâu trên mỗi tấc đất, mỗi viên gạch của toàn Thành cổ và trên khắp đất nước Việt Nam. Ðó là bản cáo trạng viết bằng máu mà lịch sử đời đời sẽ lên án bọn tội phạm chiến tranh Mỹ.

Với giá trị và tầm vóc chiến công đã được đúc kết bằng xương máu của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào cả nước và Quảng Trị anh hùng cũng như để bảo tồn một công trình kiến trúc cổ, Thành cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 235/VHQD ngày 12/12/1986 cùng với các di tích liên quan như Trường Bồ Ðề, ngã ba Long Hưng, Nhà thờ Trí Bưu… Năm 1994, Thành cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Tháng 2/1992, Bộ Văn hoá - Thông tin đầu tư tôn tạo các hạng mục: Ðài tưởng niệm ngay trung tâm thành ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972; tái tạo lại chiến trường Quảng Trị năm 1972 với hố bom, hầm, hào, công sự… Ðặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường qua 81 ngày đêm của quân và dân ta. Trồng hàng ngàn cây dừa quanh trong thành. Góc phía Tây Nam dựng lên một ngôi nhà hiện đại làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Thành cổ được tráng xi-măng chừa ô trồng cỏ.

 Thành cổ được người dân trong vùng xem là "đất tâm linh", vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các binh sĩ hai bên. Hiện nay là một công viên lớn nhất thị xã Quảng Trị./.

Lê Thị Hiếu Dân

Skip to content

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Sông Thạch Hãn gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Sông Thạch Hãn nằm ở đâu của nước ta?

 Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Dòng Sông Thạch Hãn chảy qua Tỉnh Quảng Trị vốn là một dòng sông lớn. Sông Thạch Hãn có diện tích lên đến 2600 km2 với 37 phụ lưu khác nhau, với chiều dài 155 km bắt nguồn từ dãy Trường Sơn huyền thoại. Đây là con sông gắn liền với lịch sử Quảng Trị.

Sông thạch hãn ở đâu

Cái tên Thạch Hãn bắt nguồn từ việc ở giữa dòng sông có một mạch đá ngầm chắn ngang dòng chảy, mạch đá này nối liền điều tiết lượng nước của dòng sông. Sông Thạch Hãn ít phù sa, nước thay đổi theo mùa, ngày nắng nước sông trong xanh lung linh soi tận đáy.

Với người dân địa phương, dòng sông Thạch Hãn luôn có một ý nghĩa đặc biệt từ bao đời nay. Từ xa xưa, dòng sông này là con đường thủy thuận lợi nối liền nhiều khu vực đồng bằng ở Quảng Trị. Đó là điểm giao thương nối liền nhiều huyện như Hải Lăng, Triệu Phong, và là nguồn cung cấp nước ngọt cho những đồng bằng xanh tốt quanh năm ở những nơi mà dòng sông này chảy qua.

Với những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dòng sông này trở thành chứng nhân lịch sử. Đặc biệt là vào năm 1972, được xem là mùa hè đỏ lửa khi chiến dịch Quảng Trị bắt đầu. Dòng sông đặc biệt này chứng kiến những cuộc tiến công bám sông mở đường dưới mưa bom bão đạn. Rồi những năm tháng ngăn chặn cuộc tiếng công chiếm Thành cổ Quảng Trị, những lần vượt sông tiếp tế vũ khi, nhân lực. Và dưới dòng sông này, đã có rất nhiều chiến sĩ đã mãi mãi nằm lại vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

Dòng sông Thạch Hãn vì thế trở thành một biểu tượng lịch sử của đất anh hùng Quảng Trị. Có câu ca rằng:

Đò lên Thạch Hãn ơi…chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi đôi mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Sông Thạch Hãn rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Sông Thạch Hãn

#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Sông #Thạch #Hãn

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Nguồn: Foox

Tôi đến Quảng Trị đúng ngày khắp nơi trong tỉnh sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng thị xã Đông Hà - nay là thành phố Đông Hà - thủ phủ của tỉnh 28-4 (1972-2017) và kỷ niệm 42 năm Ngày hội thống nhất non sông 30-4 (1975-2017). Trước mặt tôi, dòng sông Thạch Hãn lững lờ, êm đềm trôi, chở trong mình bao nhiêu huyền thoại, linh thiêng...

Sông thạch hãn ở đâu
Nhà báo Hoàng Chí Dũng, Phó Tổng biên tập Báo Quảng Ninh thả hoa đăng tưởng nhớ các liệt sĩ tại sông Thạch Hãn.

“ĐÊM HOA ĐĂNG” TRI ÂN LIỆT SĨ Hiếm tỉnh nào như Quảng Trị, theo địa chí của tỉnh, toàn tỉnh có 12 sông lớn nhỏ, thì có tới hai con sông không chỉ nổi tiếng cả nước mà còn nổi tiếng thế giới: Một là sông Bến Hải dài 100km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy dọc vĩ tuyến 17 là ranh giới giữa hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh từng mang trong mình nỗi đau chia cách đất nước 20 năm, từ 1955 đến 1975. Hai là sông Thạch Hãn gắn liền với Thành cổ Quảng Trị với những trận chiến ác liệt gợi nhớ những đau thương mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhất là “mùa hè đỏ lửa” năm 1972. Về tên gọi Thạch Hãn, có lý giải rằng do ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông, tên sông đặt theo đặc điểm này nên mới có tên là Thạch Hãn. Theo Đại Nam nhất thống chí sông Thạch Hãn dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn. Sông bắt nguồn từ phía đông dãy Trường Sơn ở phía tây nam của tỉnh. Dòng sông uốn lượn từ hướng đông và đông bắc, gặp sông Rào Quán lại chảy về hướng đông rồi ngược lên phía bắc, nhập với sông Cam Lộ (tức sông Hiếu, chảy qua thành phố Đông Hà) tại ngã ba Dã Độ rồi lại quay về hướng đông, đổ ra Cửa Việt. Không chỉ từ xưa mà cho đến cả bây giờ, sông Thạch Hãn vẫn là mạch máu giao thông đường thuỷ rất quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Với hình thể uốn lượn uyển chuyển như thế lại có thêm nhiều phụ lưu thuộc các huyện Triệu Phong - Hải Lăng là hai vựa lúa của tỉnh Quảng Trị như Vĩnh Định, Vĩnh Phước, Điếu Ngao nên mật độ giao thông trên sông ngày càng lớn. Đặc biệt, là con hào thiên tạo phía bắc Thành cổ Quảng Trị (nay là thị xã Quảng Trị) con sông Thạch Hãn lại có vị trí chiến lược về quân sự. Lịch sử không thể nào quên được những ngày hè của năm 1972, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã bất chấp nguy hiểm, bí mật bất ngờ vượt sông Thạch Hãn để lập nên những chiến công vô cùng hiển hách. Đã có không biết bao nhiêu người trong số đó đã vĩnh viễn hoá thân cùng sông nước, cỏ cây...

Chiều bên dòng Thạch Hãn hôm ấy mưa nhỏ giăng giăng. Nơi tôi đứng là Điểm hành lễ - bến thả hoa cách Thành cổ Quảng Trị không bao xa, xuôi dòng về phía tay trái khoảng 500m là cầu Thạch Hãn, ngược về phía tay phải khoảng 300m là cầu Thạch Hãn mới đang xây dựng.

Sông thạch hãn ở đâu
Sông Thạch Hãn đã trở thành dòng sông huyền thoại và linh thiêng.

Điểm hành lễ - bến thả hoa được xây dựng mô phỏng kiến trúc ngôi đình Việt, trong đó gian chính có ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và ban thờ các anh hùng liệt sĩ. Khó có con số thống kê chính xác có bao nhiêu liệt sĩ đã hy sinh khi vượt sông Thạch Hãn vào chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm mùa hè năm 1972. Không chỉ hậu sinh mà ngay cả những cựu chiến binh, nhân dân thị xã Quảng Trị cũng chỉ biết rằng đã có rất, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ, nhân dân thị xã Quảng Trị đã ngã xuống trong cuộc chiến ác liệt năm đó, thân thể họ đã hoà tan trong cỏ cây thành cổ, trong sóng nước Thạch Hãn. 18 giờ 30 phút. Tôi bị cắt mạch suy tư khi đến giờ “Đêm hoa đăng” tri ân các anh hùng liệt sĩ do cấp uỷ, chính quyền thị xã Quảng Trị chủ trì tổ chức tại Điểm hành lễ - bến thả hoa. Trong màn mưa giăng, đại diện cấp uỷ, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể thị xã Quảng Trị nghiêm trang dành phút mặc niệm các anh hùng liệt sĩ. Nhiều chị, nhiều mẹ trong số họ đã khóc khi nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tỉnh uỷ viên, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đọc diễn văn ca ngợi sự hy sinh anh dũng của bao thế hệ cha anh vì hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước và sự tri ân nguyện sống cho xứng đáng của thế hệ hôm nay và mai sau. Mọi người sau đó cùng thả đèn hoa xuống sông Thạch Hãn. Sóng nước sóng sánh đẩy những đèn hoa dập dềnh trôi ra rồi tụm lại, bùng cháy. Lại có cả những vòng hoa được thả xuống, có người quay ra sông bái vọng. Trong khói hương mờ ảo, tôi hình dung những đoàn quân đang vượt sông Thạch Hãn năm nào. Họ đều rất trẻ, mới trên dưới 20. Đã hơn 4 thập kỷ kể từ “mùa hè đỏ lửa” năm 1972 nhưng nỗi đau từ những cuộc chiến ác liệt bên dòng Thạch Hãn thì dường như vẫn còn đó với câu thơ nổi tiếng của cựu chiến binh thành cổ Lê Bá Dương: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Một đồng nghiệp Báo Quảng Trị tâm sự rằng, chính bởi có quá nhiều chiến sĩ hy sinh trên dòng sông này trong cuộc chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm ấy mà dòng sông hoá linh thiêng và huyền thoại. Nhắc đến Thành cổ Quảng Trị là người ta nhớ đến Thạch Hãn.

NGƯỢC DÒNG ĐAKRÔNG

Sáng hôm sau, đích thân Tổng Biên tập Báo Quảng Trị Trương Đức Minh Tứ dẫn đoàn công tác của Báo Quảng Ninh lên cửa khẩu Lao Bảo. Quốc lộ 9 nối thành phố Đông Hà với Lao Bảo và nước bạn Lào dài hơn 80km. Giống như sông Bến Hải và sông Thạch Hãn, quốc lộ 9 nổi tiếng bởi là nơi người Mỹ đã dựng hàng rào điện tử Mc Namara hòng ngăn chặn các đoàn quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam chi viện cho chiến trường miền Nam, nổi tiếng với Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (người Mỹ gọi là Chiến dịch Lam Sơn 719) năm 1971, đánh dấu sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của quân đội Mỹ. Cả hai chiến lược và chiến dịch của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hoà đều thất bại, trong đó thắng lợi của Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào góp phần quan trọng đến việc Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Dọc quốc lộ 9 đi lên Lao Bảo không ít những địa danh bên đường gợi lữ khách nhớ đến những trận đánh oai hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam như Đầu Mầu, Tà Cơn, Làng Vây, Khe Sanh. Tại Làng Vây còn đó chiếc xe tăng PT-76 của quân giải phóng - chứng tích lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam dùng tăng thiết giáp tham gia trận đánh và từ chiến thắng Làng Vây chính là bàn đạp để Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công Khe Sanh.

Từ Đông Hà lên Lao Bảo, quốc lộ 9 chạy song hành với sông Đakrông - con sông mang tên huyện cùng tên của Quảng Trị. Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt - Lào hợp với sông Rào Quán, chảy dọc theo quốc lộ 9 xuôi về Ba Lòng rồi đổ ra Cửa Việt theo sông Thạch Hãn. Vì vậy, sông Đakrông còn được gọi là thượng lưu sông Thạch Hãn. Chợt nhớ buổi tối hôm trước lên đường, Kô Kăn Sương, nữ đồng nghiệp Báo Quảng Trị - người mang trong mình hai dòng máu Kinh - Pa Cô líu ríu khoe rằng đây là quê hương cô. Dọc hai bên bờ sông xanh ngát một màu những nương sắn, đồi keo. Thật khó hình dung Đakrông từng là một trong những chiến trường ác liệt của những năm kháng chiến chống Mỹ. Đoạn tại cầu treo Đakrông được xem là đoạn sông đẹp nhất của sông Đakrông. Tuy không rộng nhưng đoạn này sông uốn lượn quanh co, men theo chân những dãy núi cao dựng đứng hai bên. Có nơi nước sông phẳng lặng, lững lờ trôi, lại có nơi nước cuộn ào ào như thác, vượt qua những dãy đá nhấp nhô giữa sông.

Sông thạch hãn ở đâu
Sông Đakrông - thượng nguồn của sông Thạch Hãn nhìn từ cầu Đakrông.

Kô Kăn Sương bảo với tôi rằng, do phải chảy quanh co giữa núi rừng Trường Sơn, trải qua lắm thác ghềnh với vô số đá ngầm, đá dựng, dòng nước trở nên trong vắt. Với những nét đặc trưng đó, người dân Quảng Trị luôn coi sông Thạch Hãn là biểu tượng của đạo lý trong sạch và ý chí kiên cường. Chính sông Đakrông là niềm cảm hứng để nhạc sĩ Tô Hải sáng tác bài “Sông Đakrông mùa xuân về” cho dù lời ca, ý tác giả là ca ngợi cả đại ngàn Tây Nguyên. Tôi đứng trên cầu Đakrông ngắm nhìn đại ngàn Trường Sơn. Dưới kia, dòng Đakrông xanh thắm hoà cùng màu xanh của núi và mây trời. Sông êm đềm chảy xuôi, hoà cùng các dòng tạo nên sông Thạch Hãn linh thiêng trước khi đổ ra Cửa Việt.

Đại Dương