So sánh lựu đạn cuồng nồ và lựu đạn ghetto

Gestapo vẫn đang lùng sục Lewicki và có thể sẽ đến đ}y. Thế l{ đủ, hôm sau kỹ sư Gebczynski xuất hiện cùng với một người đ{n ông nữa, anh giới thiệu là kỹ thuật viên của đ{i ph|t thanh tên l{ Szalas, một người hoạt động bí mật đ|ng tin cậy. Gebczynski lao v{o vòng tay tôi. Anh tưởng tôi đ~ chết đói hoặc yếu lả rồi. Anh kể các bạn chung của chúng tôi đều lo cho tôi. Nhưng họ không l{m sao đến gần ngôi nhà vì có nhiều mật thám theo dõi, canh chừng. Ngay lúc bọn chỉ điểm rút lui, anh được giao nhiệm vụ giải quyết thi hài của tôi đê tin chắc tôi được chôn cất tử tế. Từ lúc ấy Szalas chăm nom tôi thường xuyên, một nhiệm vụ mà tổ chức bí mật giao cho anh ta. Song anh ta tỏ ra là một người bảo vệ đ|ng ngờ. Cứ mười ngày anh ta mới ghé vào, mang theo chút it đồ ăn, v{ giải thích rằng không thể kiếm đ}u ra tiền để mua lương thực được nữa. Tôi đưa cho anh ta một vài thứ trong số của cải ít ỏi còn lại để đem b|n, nhưng hầu như lúc n{o anh ta cũng bị ăn cắp, rồi lại xuất hiện với tí tẹo đồ ăn chỉ đủ sống trong hai, ba ngày, mặc dù đôi khi phải kéo dài tới hai ba tuần. Đến lúc cuối cùng tôi nằm trên giường, hoàn toàn kiệt sức vì đói v{ tin chắc rằng mình sắp chết, Szalas mới ló v{o v{ đem cho tôi chút ít đồ ăn, đủ cho tôi sống tiếp v{ đủ để hành hạ bản th}n. Tươi cười, rõ ràng là trong đầu có ý khác, anh ta hay hỏi: - Thế nào, anh vẫn còn sống chứ? Tôi vẫn còn sống, dù sự suy dinh dưỡng cộng thêm nỗi tiếc thương l{m tôi bị bệnh vàng da. Szalas không coi chuyện đó l{ qu| nghiêm trọng, và kể chuyện vui về ông nội anh ta bị tình nhân bỏ rơi khi ông ta suy sụp vì bệnh vàng da. Vàng da chẳng là chuyện gì để đ|ng lo ngại, theo quan điểm của Szalas. Để an ủi tôi, anh ta kể chuyện qu}n Đồng Minh đ~ đổ bộ vào Sicily. Rồi anh ta chào tạm biệt và bỏ đi. Đấy là cuộc gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi, vì anh ta chẳng bao giờ xuất hiện lần nữa dù mười ng{y đ~ qua, sau đó l{ mười hai ngày, rồi hai tuần. Tôi không ăn uống gì vì không đủ sức đứng dậy hoặc lê đến vòi nước. Lúc này, nếu bọn Gestapo có tới, tôi chẳng còn đủ sức để mà treo cổ nữa. Tôi ngủ thiếp đi gần hết ngày, và lúc tỉnh dậy thì chỉ để bị dằn vặt bởi cơn đói v{ kh|t. Mặt tôi, chân tay tôi bắt đầu phù lên thì chị Malczewska tới. Thật bất ngờ vì tôi biết chồng chị, chị v{ Lewicki đ~ buộc phải rời Warsaw để tìm nơi ẩn trốn. Chị đ~ tin chắc rằng tôi hoàn toàn ổn thoả và chỉ ghé qua để tán chuyện phiếm và uống trà. Chị cho biết Szalas đ~ quyên tiền dành cho tôi khắp Warsaw, và không

người n{o có th|i độ xấu với việc cứu sống một người, nên hắn đ~ cóp nhặt được một số tiền khá hậu hĩ. Hắn cam đoan với các bạn tôi rằng hắn đến thăm tôi h{ng ng{y v{ tôi chẳng muốn gì hết. Vài ngày sau, chị Malczewska lại rời khỏi Warsaw, nhưng trước khi đi, chị đ~ cấp cho tôi nhiều lương thực dự phòng và hứa tôi sẽ được chăm nom đ|ng tin cậy hơn. Thật rủi ro là việc ấy kéo dài không lâu. Trưa ng{y 12 th|ng T|m, lúc tôi đang nấu súp như thường lệ, tôi nghe thấy có người đang cố đột nhập vào nhà. Không phải kiểu các bạn tôi gõ cửa khi đến thăm, đ}y l{ tiếng búa đập vào cánh cửa. Chắc là bọn Đức. Nhưng gi}y l|t sau tôi x|c định các giọng nói kèm theo tiếng búa là giọng của phụ nữ. Một người đ{n b{ g{o lên: - Mở cửa ngay, nếu không chúng tôi sẽ gọi cảnh sát! Tiếng búa gõ mỗi lúc một dai dẳng hơn. Không còn ngờ gì nữa, những người khác trong ngôi nh{ n{y đ~ ph|t hiện ra tôi đang trốn ở đó, v{ họ đ~ quyết giao nộp tôi để tránh khỏi tội chứa chấp người Do Thái. Tôi mặc vội quần áo, nhét các bản nhạc và vài thứ đồ đạc ít ỏi của mình vào một cái túi. Tiếng búa ngừng một lát. Chắc là những người đ{n b{ giận dữ này lo ngại vì sự im lặng của tôi nên đ~ đến đồn cảnh sát gần nhất. Tôi khẽ mở cửa và lẻn ra cầu thang, chỉ đối mặt với một trong những người đ{n b{. Chắc bà ta ở đấy để chắn đường tôi khỏi chạy trốn. Bà ta chặn tôi lại: - Anh kia, anh ở trong căn hộ đó phải không? – Bà ta chỉ vào cửa – Anh không đăng ký! Tôi bảo b{ ta người thuê căn hộ là bạn tôi, và tôi chỉ lỡ không tìm thấy anh ta ở nhà. Lời giải thích thật không hợp lý v{ dĩ nhiên không thoả m~n cho người đ{n b{ hiếu chiến nọ. - Đưa cho tôi xem giấy thông hành của anh! Giấy thông hành! Ngay lập tức! – bà ta quát mỗi lúc một to hơn. Đ}y đó đ~ có v{i người thuê nh{ thò đầu ra khỏi cửa, và nhiều tiếng động đ|ng ngại. Tôi đẩy người đ{n b{ sang một bên và chạy xuống cầu thang. Tôi nghe thấy tiếng bà ta rít lên ở đ{ng sau: - Đóng cửa trước lại! Đừng để hắn thoát! Tôi chạy {o qua người coi nhà ở tầng dưới cùng. May l{m sao, người này không nghe thấy tiếng bà kia gào xuống cầu thang. Tôi đ~ đến cửa và lao vọt ra phố. Tôi lại thoát chết lần nữa, nhưng c|i chết vẫn còn đợi trước mắt tôi. Lúc này là một giờ

chiều, tôi đứng đ}y trên phố, râu không cạo, tóc không cắt cả nhiều tháng nay, áo quần nhàu nát, tiều tụy. Cho dù có thiếu nhiều nét đặc biệt của dân Semitic, với bộ dạng như thế, tôi cũng đ~ dễ bị chú ý đến lắm rồi. Tôi rẽ sang một bên phố v{ đi tiếp. Tôi biết đi đ}u b}y giờ? Những người tôi quen biết duy nhất trong khu lân cận là nhà Boldok sống ở phố Narbutt. Tôi căng thẳng đến mức đi lạc đường mặc dù tôi vốn từng biết khu này rất rõ. Mất gần một giờ lang thang qua c|c đường phố nhỏ, tôi mới tới đích. Tôi lưỡng lự rất lâu rồi mới bấm chuông, hy vọng tìm được chỗ trú tạm, vì tôi quá hiểu sự có mặt của tôi sẽ đem lại nguy hiểm cho các bạn đến chừng nào. Nếu chúng tìm thấy tôi, họ cũng sẽ bị bắn. Song tôi không còn chọn lựa nào khác nữa. Ngay lúc họ vừa mở cửa, tôi liền cam đoan l{ sẽ không ở lại lâu, tôi chỉ muốn gọi v{i cú điện thoại xem có thể tìm được nơi ẩn náu mới, lâu dài hay không m{ thôi. Nhưng c|c cú điện thoại của tôi không th{nh. V{i người bạn không thể nhận tôi, những người khác không thể ra khỏi nhà vì hôm ấy tổ chức của chúng tôi vừa tấn công một trong những ngân hàng lớn nhất ở Warsaw và toàn bộ trung tâm thành phố đang bị cảnh sát bao vây. Thấy vậy, vợ chồng kỹ sư Boldok quyết định để tôi nằm ngủ trong căn hộ trống ở tầng thấp hơn m{ họ giữ chìa kho|. S|ng hôm sau, Zbigniew Jaworski đồng nghiệp cũ của tôi ở đ{i ph|t thanh tới. Anh đến đón tôi lại nhà anh ở vài ngày. Thế là tôi lại an toàn trong nhà những người tốt bụng, chỉ mong muốn điều tốt cho tôi! Đêm hôm ấy tôi tắm rửa, rồi ăn một bữa tối ngon tuyệt vời với rượu snap tuy không may nó chẳng tốt gì cho lá gan của tôi. Dù vậy, không khí thân mật và nhất l{ được trò chuyện cởi mở sau nhiều tháng buộc phải câm lặng, tôi vẫn dự tính phải rời các chủ nhân hiếu khách này càng sớm càng tốt, vì sợ gây nguy hiểm cho họ, dù rằng chị Zofia và bà mẹ can đảm của chị, b{ Bobrownicka, đ~ bảy mươi tuổi, giục tôi cứ ở lại với họ nếu cần. Trong khi đó những toan tính tìm nơi ẩn náu mới của tôi đều thất bại. Tôi bị từ chối ở mọi phía, người ta sợ chứa chấp một người Do Th|i, hơn nữa đ~ có lệnh hễ vi phạm là bị tử hình. Tôi đang thất vọng hơn bao giờ hết thì lại một lần nữa, ý trời lại đến giúp tôi vào lúc cuối cùng. Lần này là bà Helina Lewicka, chị dâu của chị Jaworska. Trước kia chúng tôi không quen nhau, v{ đ}y là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, nhưng khi nghe những gì tôi đ~ trải qua, chị lập tức đồng ý nhận đón tôi. Chị ứa nước mắt vì hoàn cảnh khó khăn của tôi, mặc dù cuộc sống của chị cũng chẳng dễ dàng gì, và chị có nhiều lý do để thương xót cho số phận của bạn bè, họ hàng bà con của chị. Ng{y 21 th|ng T|m, sau đêm cuối cùng ở nhà Jaworski, trong lúc bọn Gestapo đang lùng

sục khắp khu vực lân cận làm mọi người băn khoăn v{ lo }u, tôi chuyển đến một khu nhà lớn ở Aleija Niepodleglosci, có căn hộ độc thân rộng rãi ở tầng bốn, đi thẳng từ cầu thang v{o. Đ}y l{ nơi trú ẩn cuối cùng của tôi trước khi có cuộc nổi dậy của Ba Lan và Warsaw bị phá huỷ trọn vẹn. Căn hộ có đèn điện v{ gaz, nhưng không có nước, phải lấy nước từ vòi công cộng đầu cầu thang, và nhà vệ sinh công cộng cũng ở đấy. Hàng xóm của tôi đều là dân trí thức, thuộc tầng lớp cao hơn những người thuê nhà ở phố Pulawska. Ngay sát phòng tôi là một cặp vợ chồng hoạt động bí mật, họ đ~ bỏ trốn và không ngủ ở nhà. Thực tế n{y cũng gây cho tôi không ít rủi ro, nhưng tôi thấy th{ có h{ng xóm như thế còn hơn l{ những người Ba lan được giáo dục nửa vời, trung thành với chủ và có thể giao nộp tôi vì sợ hãi. Những ngôi nhà gần đó phần lớn bị bọn Đức và các cấp trong qu}n đội chiếm đóng. Một bệnh viện lớn chưa làm xong có mấy nh{ kho đối diện với cửa sổ phòng tôi. Ng{y n{o tôi cũng nhìn thấy các tù nhân Bolsevich khuân các thùng nặng vào ra. Lần này tôi ở ngay trong khu vực to{n Đức của Warsaw, ngay trong hang sư tử, vì thế có lẽ nó trở th{nh an to{n hơn, tốt hơn cho tôi. Tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc hoàn toàn ở nơi trú ẩn mới, nếu sức khoẻ của tôi không bị suy sụp nhanh đến thế. Bộ gan gây cho tôi lắm chuyện rắc rối, và cuối cùng, v{o đầu tháng Chạp, tôi phải chịu một trận đau đến nỗi tôi phải vận dụng hết sức lực để khỏi hét tướng lên. Cơn đau kéo d{i suốt đêm, Helena Lewicka mời b|c sĩ đến, ông ta chẩn đóan tôi bị viêm mật cấp tính và khuyến cáo tôi phải ăn kiêng nghiêm ngặt. Ơn trời, lần này tôi không bị một kẻ như Szalas chăm sóc, m{ được Helena, một trong những phụ nữ tử tế nhất, quên mình nhất trông nom. Được chị giúp đỡ, tôi hồi phục dần. Tôi bước v{o năm 1944 như thế đấy. Tôi đ~ l{m mọi thứ để sống bình thường nhất. Sáng sáng, từ chín giờ đến mười giờ, tôi học tiếng Anh, đọc sách từ mười một giờ đến một giờ chiều, làm bữa trưa v{ đến ba giờ cho tới bảy giờ, tôi lại trở về với tiếng Anh. Trong thời gian đó, Đức trải qua hết thất bại n{y đến thất bại kh|c. Tin đồn về những cuộc phản công đ~ ngừng từ lâu. Chúng gọi đấy l{ “cuộc rút lui có chiến lược” ở khắp các mặt trận, báo chí miêu tả đó l{ sự từ bỏ các khu vực không quan trọng để rút ngắn chiến tuyến tạo thuận lợi cho người Đức. Tuy nhiên, bất chấp những thất bại của chúng ở mặt trận, sự kinh hoàng lan rộng trong c|c đất nước chúng chiếm đóng vẫn một ngày một tăng lên. Những cuộc h{nh hình công khai trên đường phố Warsaw bắt đầu vào mùa thu và xảy ra

h{ng ng{y. Như mọi khi, với phương ph|p giải quyết mọi thứ có hệ thống, chúng vẫn có thời gian phá huỷ các công trình của ghetto, lúc n{y l{ “tẩy rửa” d}n chúng trong đó. Chúng ph| hết nh{ n{y đến nhà khác, phố n{y đến phố khác, chở gạch v{ đ| vụn ra khỏi thành phố bằng đường sắt. Bọn “chủ nhân thế giới” cảm thấy cuộc khởi nghĩa của người Do Th|i đ~ xúc phạm danh dự của bọn chúng và quyết không để lại một hòn đ| nguyên vẹn. Ngay từ hồi đầu năm, một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đ~ khuấy động những ng{y th|ng đơn điệu của tôi. Một hôm, có một người n{o đó cố lách qua cửa, làm thế rất lâu, chậm rãi, quyết tâm, chốc chốc lại ngừng. Lúc đầu tôi không biết đấy là chuyện gì. Nghĩ m~i tôi mới hiểu hắn là một tên đ{o tường khoét vách. Hắn gây nên một sự rắc rối. Trước pháp luật, cả hai chúng tôi đều là kẻ tội phạm, tôi l{ người Do Thái về mặt thực thể sinh học, còn hắn là một tên trộm. Liệu tôi có nên doạ báo cảnh sát khi hắn v{o được trong nhà không? Hay hắn có thể cũng doạ lại tôi như thế? Chúng tôi nên giao nộp nhau cho cảnh sát hay lập ho{ ước không gây hấn giữa các tội phạm? Cuối cùng hắn không đột nhập v{o được vì một người thuê nhà đ~ ph|t hiện ra hắn v{ đuổi hắn đi. Chiều ng{y 6 th|ng S|u năm 1944, Helena Lewicka đến thăm tôi. Chị tươi cười mang đến tin Mỹ v{ Anh đ~ đổ bộ vào Normandie, họ đ~ bẻ g~y được sự kháng cực của Đức và tiến lên. Lúc này nhiều tin tốt lành lạ thường đến dồn dập. Ph|p đ~ chiếm lại được, Italy đang bị bao vây, Hồng qu}n đ~ đến sát biên giới Ba Lan, Lublin đ~ được giải phóng. Các cuộc oanh kích của không quân Xô viết trên bầu trời Warsaw ng{y c{ng thường xuyên hơn. Nhìn qua cửa sổ, tôi có thể thấy nhiều đ|m ch|y, những tiếng gầm ở phía Đông, lúc đầu hầu như nghe không rõ, sau mạnh dần, mạnh dần: đó l{ ph|o binh Xô viết. Bọn Đức rút khỏi Warsaw, chúng mang theo những thứ cất trong bệnh viện đang x}y dở dang đối diện. Tôi quan s|t, đầy hy vọng và niềm tin trong lòng tôi cứ lớn dần, rằng tôi sẽ sống, sẽ tự do. Ngày 29 tháng Bảy, Lewicki sộc vào với tin cuộc khởi nghĩa ở Warsaw sẽ bắt đầu vào bất cứ lúc nào. Các tổ chức của chúng tôi vội mua vũ khí của những kẻ rút chạy, những tên lính Đức mất tinh thần. Việc mua súng được giao cho ông chủ không-bao-giờ-quên của tôi ở phố Falat, anh Zbigniew Jaworski. Rủi thay anh gặp một số người Ukraine, chúng còn tệ hơn cả bọn Đức. Lấy cớ giao số súng anh đ~ mua, chúng đưa anh v{ s}n trường Cao đẳng Nông nghiệp, rồi bắn chết anh tại đó. Ngày 1 tháng Tám, Helena Lewicka ghé qua lúc bốn giờ chiều. Chị muốn đưa tôi xuống hầm vì cuộc khởi nghĩa sẽ bắt đầu trong một giờ nữa. Được bản năng đ~ cứu sống tôi nhiều lần

mách bảo, tôi quyết cứ ở nguyên chỗ cũ. Nữ thần che chở cho tôi đ{nh để tôi lại, nước mắt giàn dụa như tôi l{ con trai của chị. Với giọng nói trìu mến, chị hỏi: - Chúng ta sẽ gặp lại nhau chứ, Wladek?

Chương 14 Trong ngôi nhà cháy

Mặc dù Helena cam đoan rằng cuộc khởi nghĩa sẽ bắt đầu v{o lúc năm giờ, chỉ còn vài phút nữa thôi, tôi vẫn không tin nổi. Trong những năm chiếm đóng, nhiều tin đồn có tính chính trị lan khắp thành phố, công bố những sự kiện chẳng bao giờ xảy ra. Cuộc rút khỏi Warsaw của qu}n Đức – tôi có thể quan sát từ cửa sổ - những chiếc xe tải quá tải v{ xe tư nhân hoảng hốt chạy về hướng T}y đ~ dừng trong mấy ngày qua. Tiếng pháo kích của Hồng quân mấy đêm trước gần như thế, nay cũng xa th{nh phố hơn v{ yếu dần. Tôi đến bên cửa sổ, sự yên ả lại bao trùm thành phố. Tôi thấy người đi bộ, xe cộ qua lại bình thường, có lẽ thưa hơn mọi khi, nhưng ở khu vực Aleja Niepodleglosci chưa bao giờ quá náo nhiệt. Một chiếc t{u điện chạy từ trường đại học kỹ thuật xuống phố, đậu ở trạm xe. Tàu gần như vắng tanh. V{i người xuống t{u: v{i người đ{n b{, một ông già chống gậy. Rồi ba thanh niên cũng xuống, mang theo thứ gì dài dài quấn trong giấy báo. Họ dừng lại bên ngoài toa thứ nhất, một người nhìn đồng hồ đeo tay, rồi liếc nhìn quanh v{ đột ngột quỳ xuống đường phố, đặt cái gói lên vai rồi một loạt tiếng lách cách vang lên rất nhanh. Rồi tờ báo ở cuối cái gói bắt đầu lấp lánh, lộ ra một c|i đuôi của khẩu súng m|y. Đồng thời hai thanh niên kia cũng đặt vũ khí của mình lên vai và tỏ ra bồn chồn. Tiếng súng của người thanh niên như một tín hiệu cho cả khu vực chung quanh, ngay sau đó tiếng súng nổ ròn rã khắp nơi, khi tiếng súng ở vùng phụ cận tắt, có thể nghe tiếng súng ở khu trung tâm thành phố. Tiếng nổ liền nnau, không bao giờ ngừng, như tiếng nước sôi trong một cái ấm khổng lồ. Như thể đường phố đ~ bị quét sạch sẽ. Chỉ có ông già vẫn còn vội vã, lúng túng với cái gậy, thở hổn hển, ông ta khó mà chạy được. Cuối cùng ông l~o cũng đến được cổng một ngôi nhà và biến vào trong. Tôi tiến đến cánh cửa và áp tai vào gỗ. Có sự chuyển động bối rối ở đầu cầu thang và bên trên bậc. Cửa bật mở rồi lại đóng đ|nh sầm, dân chúng chạy tóe ra mọi hướng. Một phụ nữ gào lên:

- Chúa ơi! Đức Mẹ ơi! Một người khác trên bậc thang gọi: - Cẩn thận đấy Jerzy! Tiếng trả lời ở tầng dưới: - Vâng, không sao ạ. Lúc n{y đ|m phụ nữ khóc thút thít, một người không kìm nổi khóc oà lên. Một giọng nói trầm trầm cố dỗ dành chị ta, nói khẽ: - Sẽ không l}u đ}u, vả lại, ai cũng mong chuyện này mà. Lần n{y tiên đóan của Helena Lewicka đ~ đúng, cuộc nổi dậy đ~ bắt đầu. Tôi nằm trên sô pha nghĩ xem phải làm gì. Lúc ra đi, chị Lewicka đ~ nhốt tôi lại như thường lệ, chị dùng chìa và ổ khóa. Tôi trở lại bên cửa sổ. Nhiều tốp lính Đức đứng trên ngưỡng cửa các ngôi nhà, nhiều tên khác từ hướng Pole Motokowskie đến nhập bọn với chúng. Chúng vũ trang súng b|n tự động, đội mũ sắt, lựu đạn dắt trên thắt lưng. Trên phần đường phố của chúng tôi, trận đ|nh không tiếp tục nữa. Bọn Đức thỉnh thoảng mới bắn, nhưng chỉ bắn vào các cửa sổ hoặc bắn những người nhìn qua cửa. không có tiếng súng bắn trả. Chỉ đến lúc bọn Đức đến góc phố 6 tháng Tám, họ mới bắn từ hai phía, trường kỹ thuật và góc phố đối diện, thẳng tới những “phễu lọc”, nhà máy lọc nước của thành phố. Có lẽ tôi có thể tìm c|c v{o được trung tâm thành phố bằng lối sau của ngôi nh{ v{ đến thẳng nh{ m|y nước, nhưng tôi không có vũ khi’, lại bị khóa kỹ. Nếu tôi đập vào cánh cửa, liệu những người hàng xóm có chú ý không, nhất là lúc này họ đang bận việc riêng của họ? V{ lúc đó tôi phải đến chỗ bạn của Helena Lewicka, người duy nhất trong ngôi nhà biết tôi trốn ở trong phòng này. Chị ấy giữ chìa kho| để vạn nhất xảy ra chuyện không may, chị có thể mở kho| đưa tôi ra ngoài. Tôi quyết định đợi đến s|ng v{ xem lúc đó sẽ làm gì, tuỳ thuộc v{o điều đang diễn ra lúc này. Lúc đó có thêm nhiều tiếng súng, tiếng súng trường rải rác cùng tiếng lựu đạn to hơn, đanh dòn, hay biết đ}u cả ph|o binh cũng tham chiến v{ tôi đang nghe những quả đạn pháo nổ. Đến tối, khi bóng đêm buông xuống, tôi nhìn thấy ánh lửa của những đ|m ch|y đầu tiên, ánh lửa hồng vẫn còn hiếm hoi, chiếu sáng rực đó đ}y trên nền trời. Chúng sáng rực lên rồi tắt dần. Dần dần tiếng súng dịu đi. Chỉ thỉnh thoảng mới nghe thấy những tiếng nổ lẻ loi, và tiếng súng máy lách cách ngắn gọn. Hoạt động trên cầu thang của ngôi nh{ cũng tắt, rõ ràng là những người thuê nh{ đ~ lui v{o phòng thủ trong nhà của họ, thấm thía những ấn tượng

của ng{y đầu tiên nổi dậy. Đêm đ~ khuya, tôi ngủ thiếp đi m{ không cởi quần áo, và ngủ rất say vì quá mệt mỏi v{ căng thẳng. Gần sáng, tôi bỗng giật mình thức giấc. Hãy còn rất sớm. Hãy còn tranh tối tranh sáng. Tiếng động đầu tiên tôi nghe thấy là tiếng một chiếc xe ngựa chạy trên đường phố. Tôi đến bên cửa sổ. Chiếc xe chạy nước kiệu, ung dung trên đường, mui xe h}’t về phía sau như không có chuyện gì xảy ra cả. Đường phố vắng vẻ chỉ trừ một người đ{n ông v{ một người đ{n b{ đi trên vỉa hè ngay phía dưới cửa sổ phòng tôi, tay giơ lên trời. Từ chỗ tôi đứng, tôi có thể trông thấy bọn Đức đang |p giải họ. Bỗng cả hai nhào về phía trước và bắt đầu chạy. Tiếng người phụ nữ kêu to: - Trái! Rẽ về phía trái! Người đ{n ông rẽ sang một bên l{ người đầu tiên khuất khỏi tầm mắt của tôi. Đúng lúc ấy có một tràng tiếng súng, người phụ nữ dừng lại, ôm bụng, rồi nhẹ nhàng ngã xuống đất như một cái bao, chân chị gập lại dưới th}n người. Chị không ngã thật sự m{ như hạ dần dần xuống trên đôi đầu gối, gò má phải đặt trên lớp nhựa trải đường, chị giữ nguyên tư thế rắc rối v{ điêu luyện ấy. Trời càng sáng rõ, tôi càng nghe thấy nhiều tiếng súng hơn. Lúc mặt trời đ~ lên cao, bầu trời rất trong trẻo của những ngày này, toàn thành phố Warsaw vang tiếng súng, có cả tiếng pháo hạng nặng hoà lẫn vào ngày càng một mau hơn. Khoảng giữa trưa, bạn chị Lewicka lên phòng tôi mang theo ít đồ ăn v{ tin tức cho tôi. Chẳng có tin tốt lành gì về khu phố của chúng tôi, nó hầu như rơi v{o tay bọn Đức ngay từ đầu, nơi đó chỉ là khởi điểm cho các tổ chức kháng chiến dẹp đường xuyên đến trung tâm thành phố lúc bắt đầu cuộc khởi nghĩa. B}y giờ đừng có mà liều mạng đi ra khỏi nhà. Chúng tôi phải đợi đến lúc c|c đo{n qu}n từ thành phố về giải cứu. - Nhưng tôi có thể lẻn ra bằng c|ch n{o đấy – tôi phản đối. Chị ném cho tôi một c|i nhìn thương cảm: - Nghe này, cậu đ~ không ra ngo{i từ một năm rưỡi nay rồi! Chân cậu sẽ rời ra trước khi cậu đi được nửa qu~ng đường – Chị lắc đầu, cầm tay tôi và dịu dàng nói thêm – Tốt nhất là cậu cứ ở đ}y, chúng ta sẽ tìm xem có cách nào không. Bất chấp mọi sự, tinh thần của chị rất hăng h|i. Chị đưa tôi đến bên cửa sổ trong cầu thang, từ đấy có thể nhìn thấy một bên ngôi nh{ đối diện với cửa sổ phòng tôi. Toàn bộ khu nhà nằm trên bất động sản Staszic, bên phải nh{ m|y nước, chìm trong lửa. có thể nghe thấy tiếng xì xì của những thanh rầm đang ch|y, tiếng trần sập, tiếng người la hét và tiếng súng.

Một m{n khói n}u đỏ che kín bầu trời. Lúc gió thổi tạt khói sang một bên, có thể nhìn thấy những lá cờ đỏ và trắng ở đ{ng ch}n trời xa xa. Nhiều ngày trôi qua. Không có sự cứu viện nào từ trung tâm thành phố. Nhiều năm qua, lúc n{y tôi đ~ quen với cảnh trốn tránh mọi người trừ một nhóm bạn bè biết tôi còn sống và đang ở đ}u. Tôi không thể khơi khơi ra khỏi căn phòng, để những người khác trong nhà biết tôi ở đ}y v{ tham gia sinh họat cộng đồng với họ trong những căn hộ bị vây hãm. Biết có tôi chỉ làm cho cuộc sống của họ thêm khốn khổ hơn, nếu bọn Đức phát hiện ra là họ che giấu một người không phải là dân Aryan trong nhà, họ sẽ bị trừng phạt gay gắt gấp đôi. Tôi quyết định nghe trộm những câu chuyện trên đầu cầu thang. Tin tức chẳng kh| hơn: c|c trận đ|nh diễn ra ở trung tâm thành phố ngày càng ác liệt, không được bên ngoài Warsaw trợ giúp và nỗi sợ Đức đang lớn dần trong khu chúng tôi. Trên phố Langiewicz, bọn Ukraina đ~ để dân chúng chết cháy trong nhà, chúng còn bắn chết cư d}n trong c|c khu kh|c. Nghệ sĩ nổi tiếng Mariuz Mszynski bị sát hại gần khu vực này. Người hàng xóm tầng dưới không đến thăm tôi nữa. Có lẽ thảm kịch của một số gia đình đ~ đẩy tôi ra khỏi tâm trí chị. Lương thực dự trữ của tôi cạn dần, lúc này chẳng còn gì ngoài mấy mẩu bánh bít cốt. Ngày 11 tháng Tám. Có thể nhận biết sự căng thẳng trong ngồi nh{ tăng lên. Lắng nghe bên cửa, tôi có thể thấy được sự việc đang diễn ra. Những người thuê nhà ở tầng dưới đang nói chuyện cao giọng bỗng im hẳn. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy chốc chốc lại có một tốp người lẻn ra khỏi c|c nh{ xung quanh v{ kín đ|o đến ngôi nhà của chúng tôi. Sau đó họ ra về. Đến tối, c|c người thuê nhà ở tầng dưới bất ngờ chạy lên gác. Một v{i người chạy tận lên tầng của tôi. Tôi nghe thấy những tiếng xì xào sợ hãi nói rằng có bọn Ukraina trong nhà. Tuy vậy, lần n{y chúng không đến tàn sát chúng tôi. Chúng bận bịu gì đó ở dưới hầm, khiêng các thứ tàng trữ ở dưới đó lên rồi biến mất. Tối hôm đó tôi nghe thấy tiếng chìa khóa xoay xoay trong ổ khóa móc phòng tôi. Có ai đó mở khóa và lấy cái ổ kho| đi, nhưng không v{o phòng, tiếng chân chạy nhanh xuống cầu thang. Như thế nghĩa l{ gì? Hôm ấy đường phố đầy truyền đơn. Có người đ~ rải chúng, nhưng l{ ai? Ngày 12 tháng Tám, khoảng ban trưa, sự sợ hãi hốt hoảng lại bùng lên ở cầu thang một lần nữa. Những người quẫn trí chạy lên chạy xuống. Qua những mẩu chuyện, tôi đo|n ngôi nh{ này bị bọn Đức bao vây và phải di tản ngay lập tức vì bọn pháo binh sắp đến bắn phá. Phản ứng đầu tiên của tôi là mặc quần |o, nhưng ngay sau đó tôi nhận ra rằng tôi không thể ra

phố, khơi khơi trước mắt bọn SS trừ phi muốn bị bắn chết ngay tại chỗ. Tôi nghe thấy tiếng súng trên đường phố, một giọng lanh lảnh, cao vút, không tự nhiên kêu lên: - Tất cả mọi người ra khỏi nhà! Ra ngoài ngay lập tức! Tôi liếc nhìn ra cầu thang, im lặng và vắng vẻ. Tôi bò xuống nửa cầu thang, đến bên cửa sổ và nhìn ra phố Sedziowska. Một chiếc xe tăng đang chĩa súng v{o tầng của tôi. Ngay sau đó có tiếng nổ, khẩu súng giật về phía sau, tiếng ầm ầm và bức tường gần đó đổ sập xuống. Lính tráng tay áo xắn cao, hộp sắt t}y trong tay, đang chạy quanh. Những cuộn khói đen đặc bốc lên từ bên ngoài bức tường của ngôi nhà, lọt vào cầu thang, từ tầng dưới cùng lên tận tầng bốn của tôi. Vài tên SS chạy vào nhà và chạy vội lên cầu thang. Tôi nấp trong phòng, đổ ra lòng bàn tay những viên thuốc ngủ cực mạnh trong cái ống thuốc nhỏ, tôi vẫn hay uống chúng mỗi khi lên cơn đau gan, v{ để lọ thuốc sẵn trong tầm tay. Tôi định sẽ nuốt những viên thuốc ngay khi bọn SS mở cửa phòng tôi. Nhưng ngay sau đó, bản năng m|ch bảo tôi rằng tôi khó mà phân tích tình hình sáng suốt, nên tôi quyết định thay đổi kế hoạch, tôi rời phòng, chạy tới cái thang bắc lên tầng áp mái, trèo lên rồi rút thang lên theo, sập cái cửa lật của tầng áp mái lại sau tôi. Trong lúc đó bọn Đức đang lấy b|ng súng đập cửa tầng ba. Một tên trong bọn lên tầng bốn và vào phòng tôi. Song chắc là các bạn của hắn nghĩ rằng ở lại lâu trong ngôi nhà này khá nguy hiểm nên gọi hắn: - Đi thôi, Fischke! Khi tiếng dậm ầm ầm bên dưới xa dần, tôi bò ra khỏi tầng áp mái, tôi suýt ngạt thở vì khói từ c|c căn hộ tầng dưới chui qua các lỗ thông hơi v{o phòng tôi. Tôi mong chỉ có c|c căn hộ ở tầng trệt bị ch|y, v{ c|c người thuê nhà sẽ trở về ngay sau khi được kiểm tra giấy tờ xong. Tôi nhặt một cuốn sách, nằm thoải m|i trên sopha v{ đọc, nhưng không hiểu một chữ nào. Tôi đặt sách xuống, nhắm mắt lại và quyết định đợi cho đến lúc có tiếng người ở đ}u đó gần tôi. Tôi không dám liều ra đầu cầu thang một lần nữa, cho đến lúc chạng vạng tối. Lúc này phòng tôi đầy khói, ánh hồng của đ|m ch|y bên ngo{i hắt qua cửa sổ chiếu vào phòng. Khói trên cầu thang d{y đặc đến nỗi không thể nhìn thấy chấn song. Các tầng bên dưới cháy càng mạnh, tiếng nổ lốp bốp càng to cùng với tiếng gỗ nứt lách tách, tiếng đồ vật rơi vỡ loảng xoảng. Lúc này không thể dùng cầu thang được nữa. Tôi đến bên cửa sổ. Ngôi nhà bị một hàng rào SS bao vây cách đó một khoảng. Không một bóng thường dân trong tầm nhìn. Chắc chắn là lúc này, cả ngôi nh{ đang bốc cháy, và bọn Đức chỉ đợi cho ngọn lửa lan lên đến tầng

trên cùng và mái nhà bằng gỗ. Thế là cuối cùng cái chết của tôi sẽ l{ như thế n{y đ}y, c|i chết tôi đ~ đợi suốt năm năm trời, cái chết tôi đ~ tho|t hết ngày này sang ngày khác, cuối cùng nó đ~ chộp được tôi. Tôi vẫn thử hình dung ra nó. Tôi đ~ nghĩ sẽ bị bắt, bị ngược đ~i, rồi bị bắn hoặc chết trong phòng hơi ngạt. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến bị thiêu cháy lúc còn sống. Tôi phải cười nhạo sự khéo léo của số phận. Lúc n{y tôi ho{n to{n bình tĩnh, sự bình tĩnh xuất hiện từ lòng tin rằng tôi chẳng thể l{m gì để thay đổi được diễn biến các sự kiện. Tôi liếc nhìn khắp căn phòng, c|c đường nét của nó hiện lờ mờ vì khói mỗi lúc một d{y đặc hơn, trông nó lạ lùng và huyền bí trong áng chiều đang sậm dần. Mỗi lúc tôi càng cảm thấy khó thở hơn. Tôi thấy choáng váng, và một }m thanh {o qua đầu – t|c động đầu tiên của chất độc cacbonmonoside. Tôi lại nằm xuống ghế sô pha, tại sao tôi lại để cho mình bị thiêu sống trong lúc có thể tránh bằng thuốc ngủ? Cái chết của tôi mới nhẹ nhàng biết bao so với cha mẹ tôi, anh chị tôi bị chết vì hơi ngạt ở Treblinka! Trong những khoảnh khắc cuối cùng này, tôi chỉ cố nghĩ đến họ mà thôi. Tôi tìm thấy ống đựng thuốc ngủ, dốc tuột vào miệng và nuốt. Tôi định uống cả thuốc phiện cho cái chết đến thật trọn vẹn, nhưng không đủ thời gian. Thuốc ngủ có hiệu lực ngay tức khắc trong cái dạ dày trống rỗng, đói kh|t của tôi. Tôi ngủ thiếp đi.

Chương 15 Sự kết liễu của một thành phố

Tôi không chết. Sau rốt thì các viên thuốc ngủ không đủ mạnh. Bảy giờ sáng hôm sau tôi tỉnh dậy, cảm thấy buồn nôn ghê gớm. Có tiếng ù ù bên tai, mạch m|u bên th|i dương đập rần rật, đau đớn, mắt tôi lồi khỏi hốc, v{ ch}n tay tôi đờ đẫn, tê dại. Chính cái cảm gi|c ngưa ngứa trong cổ họng làm tôi tỉnh thật sự. một con ruồi đang bò trên cổ tôi, nó cũng đờ đẫn, nửa sống nửa chết như tôi vì những sự kiện xảy ra ban đêm. Tôi phải cố hết sức tập trung động đậy hai b{n tay v{ xua nó đi. Cảm gi|c đầu tiên của tôi không phải là thất vọng vì thấy mình chưa chết, mà vui mừng thấy mình còn sống. Một sự khát sống mãnh liệt, rất tự nhiên bằng bất cứ gi| n{o. Tôi đ~ sống một đêm trong một ngôi nh{ đang bốc ch|y, lúc n{y điều cơ bản là phải tự cứu lấy mình bằng bất cứ giá nào. Tôi nằm yên một l|t để phục hồi các giác quan thêm chút nữa rồi tụt khỏi sopha và bò ra khỏi cửa. Căn phòng vẫn đầy khói, và lúc với được quả nắm cửa, nó nóng đến mức tôi vội buông tay ra ngay. Thử lần thứ hai, tôi kiềm chế được nỗi đau v{ mở ra được. Lúc này trên cầu thang đỡ khói hơn trong phòng tôi, vì thế có thể dễ d{ng tìm đường qua các khe hở ch|y đen của những cửa sổ cao ở đầu cầu thang. Tôi nhìn thấy những bậc thang và có thể bò xuống được. Thu hết sức mạnh của ý chí, tôi gượng đứng dậy, nắm lấy các chấn song và bắt đầu đi xuống. Tầng dưới bị cháy hết, ngọn lửa ở nơi ấy đ~ t{n. C|c khung cửa còn hơn ngún, xa xa c|c căn phòng mờ mờ vì hơi nóng. T{n dư của đồ gỗ v{ c|c đồ đạc khác vẫn âm ỉ trên sàn, để lại những đống tro màu trắng. Ánh hồng đang tàn dần. Lúc xuống đến tầng thứ nhất, tôi thấy xác một người đ{n ông ch|y đen nằm vắt trên bậc, quần áo biến th{nh than, c|i x|c m{u n}u v{ sưng phù rất khủng khiếp. Dù thế nào nữa, tôi cũng phải đi qua. Tôi tưởng rằng mình đủ sức nhấc chân cao qua khỏi c|i x|c, nhưng ngay lần thử đầu tiên, b{n ch}n tôi đ~ dẫm phải vào bụng xác chết, và tôi bị vấp, mất thăng bằng,

ngã lộn nhào nửa người trên sàn cùng với cái xác cháy thành than. May là lúc này cái xác ở đ{ng sau tôi, tôi có thể đứng dậy v{ đi xuống tiếp tầng trệt. Tôi bước ra s}n được bao quanh bằng bức tường nhỏ phủ đầy dây leo. Tôi lê đến bức tường và chúi vào một hốc tường trong góc, c|ch ngôi nh{ đang ch|y khoảng hai mét, nguỵ trang cho mình bởi những dây leo, lá, và những thân cây cà chua mọc trong sân. Cuộc bắn giết vẫn chưa dừng. Đạn vẫn bay vèo vèo qua đầu tôi, và tôi nghe thấy tiếng Đức rất gần tôi, ở phía bên kia của bức tường. Tiếng nói của bọn đ{n ông đang đi trên vỉa hè bên tường. Khoảng tối, nhiều kẽ nứt xuất hiện trên bức tường ngôi nh{ đang ch|y. Nếu nhà sập, tôi sẽ bị chôn vùi dưới nó. Song tôi đợi đến lúc trời tối hẳn và hồi phục lại sức lực sau trận ngộ độc đêm trước, rồi mới đi tiếp. Tôi trở lại cầu thang trong bóng tối, nhưng không d|m trèo lên nữa. Bên trong ngôi nhà vẫn đang cháy, và ngọn lửa có thể lên đến tầng bốn bất cứ lúc n{o. Suy nghĩ một cách chật vật, tôi vạch ra một kế hoạch khác, ngôi nhà khổng lồ, cái bệnh viện x}y chưa xong nơi bọn Đức giữ làm nhà kho ở bên kia phố Aleja Niepodleglosci. Tôi sẽ cố đến đấy. Tôi ra phố qua một lối khác, dù lúc này là chiều tối, trời vẫn chưa thật sự tối hẳn. Những đ|m ch|y vẫn chiếu |’nh s|ng hết bề rộng con đường. Lòng đường đầy những x|c, v{ người phụ nữ tôi nhìn thấy bị giết vào ngày thứ hai của cuộc nổi dậy vẫn nằm đó, lẫn trong đống xác. Tôi nằm sấp xuống và bắt đầu bò đến bệnh viện. Bọn Đức đi qua không ngừng, một mình hoặc từng nhóm, và những lúc ấy tôi không nhúc nhích, giả vờ làm một cái xác. Mùi thối rữa từ các xác chết bốc lên nồng nặc, hoà với mùi khói từ c|c đ|m ch|y toả trong không khí. Tôi cố bò nhanh hết sức, nhưng con đường hình như rộng vô tận, và chẳng bao giờ tới được. Cuối cùng tôi cũng bò đến được bệnh viện tối tăm. Tôi lê qua lối v{o đầu tiên nhìn thấy, rồi đổ sụp xuống sàn và thiếp ngủ gần như ngay lập tức. Sáng hôm sau tôi quyết định th|m thính nơi n{y. Tôi hơi hoảng khi thấy ngôi nh{ đầy những sofa, thảm, nệm, xô chậu, xoong chảo, đồ gốm sứ, nhiều thứ vật dụng hàng ngày. Có nghĩa l{ bọn Đức sẽ quay trở lại đ}y thường xuyên. Tôi chẳng tìm thấy chút gì để ăn. Tôi phát hiện ra một phòng chứa những đồ vật kềnh c{ng, đầy những ống thép cũ, bếp lò, ống nước. Tôi nằm xuống và ở suốt ng{y hôm sau trong đó. Ngày 15 tháng Tám theo cuốn lịch túi mà tôi giữ được, gần đ}y tôi đ~ đ|nh dấu cẩn thận hết ngày này sang ngày khác, tôi thấy không chịu nổi cơn đói v{ quyết định đi tìm đồ ăn, dù cho có xảy ra bất cứ chuyện gì. Vô hiệu quả. Tôi leo lên một ngưỡng cửa sổ và quan sát

đường phố qua một kẽ nhỏ. Ruồi bu từng đ{n trên c|c x|c chết. C|ch đấy không xa, ở góc phố Filtrowa có một biệt thự m{ cư d}n trong đó chưa bị đuổi ra khỏi nhà. Họ sống một cuộc đời bình thường đến lạ lùng, họ đang ngồi ngoài sân uống trà. Một biệt đội lính Wlassov do một tên sĩ quan SS chỉ huy đang đến phố 6 tháng Tám. Chúng thu nhặt các xác chết trên phố, chất th{nh đống, tưới xăng v{ đốt. Đúng lúc ấy tôi nghe thấy tiếng bước chân trên con đường viền quanh bệnh viện. Tôi vội tụt khỏi cửa sổ và nấp vào sau một cái thùng to. Ngay sau đó cả một đội vào bệnh viện, lục soát hết phòng này sang phòng khác. Tuy vậy chúng không tìm ra chỗ nấp của tôi dù tôi nghe rõ tiếng chúng cười cợt, ca hát và huýt gió. Tôi còn nghe thấy cả câu hỏi chết người: - Chúng ta đ~ lục soát hết tất cả mọi nơi chưa hả? Hai ngày sau – v{ l{ năm ng{y từ lúc tôi chưa có gì trong bụng – tôi lại cố tìm kiếm đồ ăn v{ nước uống một lần nữa. Trong to{ nh{ không có vòi nước, nhưng có rất nhiều xô nước để rải rác khắp nơi đề phòng hoả hoạn. Nước trong xô phủ một lớp m{n óng |nh đầy xác ruồi và nhện chết. Tôi uống lấy uống để nhưng phải thôi ngay vì nước bốc mùi hôi thối, và tôi không thể tránh khỏi nuốt phải lũ côn trùng đ~ chết kia. Sau đó tôi tìm được mấy mẩu bánh mì khô trong xưởng mộc. Chúng đ~ mốc meo, đầy bụi và cứt chuột, nhưng với tôi, chúng là cả một kho báu. Bác thợ mộc rụng răng n{o đó sẽ không bao giờ biết đ~ cứu sống tôi khi bác cắt bỏ những mẩu bánh ấy. Ngày 19 tháng Tám, bọn Đức lôi cư d}n trong biệt thự ra khỏi nhà, dẫn đến phố Filtrowa, giữa những tiếng gào khóc và bắn chết hết. Lúc này tôi chỉ có một mình trong khu này của thành phố. Bọn SS đến chỗ tôi nấp càng ngày càng nhiều hơn. Tôi sẽ sống trong cảnh này được bao lâu nữa? Một tuần? Hai tuần? Sau đó tự tử là cách duy nhất để thoát lần nữa, nhưng lần n{y tôi không có phương tiện gì ngoài một lưỡi dao cạo. Tôi sẽ cắt động mạch. Trong một căn phòng, tôi tìm ra một ít lúa mạch và tôi nấu chúng trên cái bếp lò trong xưởng mộc, v{o ban đêm, v{ thế l{ có c|i ăn trong mấy ngày. Ngày 30 tháng Tám, tôi quyết định trở lại đống đổ nát của to{ nh{ trên đường, vì lúc này nó có vẻ như đ~ ch|y hết. Tôi xách theo một bình nước của bệnh viện và lẻn ra phố lúc một giờ s|ng. Lúc đầu tôi định xuống hầm, nhưng ở đó chứa đầy nhiên liệu, than cốc, và than vẫn còn đang }m ỉ cháy vì bọn Đức đ~ ch}m lửa thêm một lần nữa. Tôi trốn trong một căn hộ đổ nát ở tầng ba. Bồn tắm ở đó đầy ắp nước, nước tuy bẩn nhưng vẫn l{ nước. Ngọn lửa đ~ chừa lại cái tủ chứa thức ăn, v{ tôi tìm được một túi bánh bít cốt.

Một tuần sau, linh tính có điềm gở, tôi lại chuyển chỗ ở, bò lên tầng |p m|i, hay nói đúng hơn là những tấm ván trần trụi của nó vì m|i nh{ đ~ bị cháy sập. Riêng ng{y hôm đó bọn Ukraina đ~ v{o ngôi nh{ ba lần, lùng sục để cướp bóc trong những căn hộ chưa bị phá huỷ. Lúc chúng đi rồi, tôi xuống căn hộ tôi đ~ trốn tuần trước. Lửa chẳng tha thứ gì ngoài cái bếp lò lát gạch men, và bọn Ukraina đ~ đập tan hết viên gạch n{y đến viên gạch kh|c để tìm vàng. Sáng hôm sau binh lính bao vây suốt phố Aleja Niepodlegosci. D}n chúng đeo túi trên lưng, các bà mẹ nắm chặt tay con bị đẩy vào bên trong hàng rào lính. Bọn SS và Ukraina lôi nhiều người đ{n ông ra khỏi hàng và bắn chết họ trước mắt mọi người chẳng vì lý do gì hết, như chúng vẫn thường làm trong ghetto lúc nó còn tồn tại. Chẳng lẽ cuộc khởi nghĩa đ~ thất bại hay sao? Không, ngày tiếp ngày, trọng pháo lại xé rách không khí, tạo ra }m thanh như tiếng con mòng bay –hoặc vì tôi ở quá gần nên nghe thấy }m thanh đó giống như tiếng đồng hồ cũ đang đ|nh chuông – sau đó l{ h{ng loạt tiếng nổ rất to, nhịp nhàng vọng lên từ trung tâm thành phố. Rồi đến 18 tháng Chín, c|c phi đội lượn trên bầu trời thành phố, thả đồ tiếp tế cho quân khởi nghĩa, tôi không biết là thả người hay các thứ quân dụng. Máy bay ném bom vào các khu của Warsaw còn dưới quyền kiểm sóat của Đức v{ v{o ban đêm, thả dù xuống thành phố. Còn về phía Đông, ph|o kích mỗi ngày một ác liệt hơn. Nhưng đến ng{y 5 th|ng Mười, c|c đội quân khởi nghĩa bị đưa ra khỏi thành phố, bị bọn Đức bao vây. Một số mặc quân phục, một số đeo băng đỏ và trắng. Họ tạo thành một sự tương phản lạ lùng với các biệt đội Đức áp giải, chúng mặc những bộ quân phục hoàn hảo, được nuôi dưỡng đầy đủ và tự tin, chúng chế giễu cười nhạo cuộc nổi dậy thất bại trong lúc quay phim, và chụp ảnh những tù nhân mới của chúng. Quân khởi nghĩa đều gầy gò, bẩn thỉu, tả tơi v{ khó khăn lắm mới đứng vững nổi. Họ chẳng hề chú ý đến bọn Đức, hoàn toàn phớt lờ bọn chúng như thể họ chọn đi dọc phố Aleja Niepodleglosci là hoàn toàn do ý thích tự do của họ. Họ vẫn giữ được kỷ luật trong h{ng ngũ, giúp đỡ những người đi đứng khó khăn, v{ không liếc nhìn c|c đống đổ nát nhiều, mà vừa đi vừa nhìn thẳng về phía trước. Mặc dù cảnh tượng khốn khổ của họ bên cạnh bọn x}m lược, bạn vẫn cảm thấy họ không phải là kẻ chiến bại. Sau đó cuộc di dời những cư d}n còn lại ra khỏi thành phố thành những nhóm nhỏ kéo dài

trong tám ngày liền. Giống như dòng m|u chảy khỏi th}n người bị giết hại, lúc đầu phun mạnh, sau chậm dần. Người cuối cùng ra đi l{ ng{y 14 th|ng Mười. Ánh chiều chạng vạng đ~ tắt từ lâu khi một nhóm nhỏ những người đi chậm chạp bị bọn SS thúc giục nhanh chân đi qua ngôi nhả nơi tôi trú ẩn. Tôi nhoài ra khỏi khung cửa sổ bị cháy nham nhở nhìn theo những d|ng người vội v~, khom lưng dưới sức nặng của các gói, các bọc cho đến lúc bóng tối nuốt chửng họ. Lúc này tôi chỉ còn lại một mình với một ít vụn b|nh dưới đ|y túi v{ mấy cái bồn tắm chứa nước bẩn, đấy là toàn bộ số dự trữ của tôi. Tôi có thể cầm cự được bao lâu trong hoàn cảnh n{y? Mùa thu đang tới, ngày mỗi lúc mỗi ngắn dần và nỗi đe doạ của mùa đông đang đến?

Chương 16 Sống nhờ rượu mạnh

Tôi chỉ có một mình, không chỉ một mình trong ngôi nhà lẻ loi, mà trong cả một khu vực lẻ loi của thành phố. Ho{n to{n đơn độc trong một thành phố mà mới hai th|ng trước có một triệu rưỡi dân và là một trong những thành phố giàu có của Châu Âu. Lúc này chỉ có những ống khói của những toà nhà cháy rụi chĩa thẳng lên trời, bom đạn chẳng chừa bức tường nào, một thành phố đầy những đống đổ n|t v{ tro t{n, bên dưới là những người thuộc nhiều thế kỷ văn hóa cổ xưa v{ x|c h{ng trăm ng{n nạn nhân bị sát hại, mùi hôi thối nồng nặc trong không khí. Chỉ ban ngày mới có người đến, những đ|m người lộn xộn ở bên ngoài thành phố, xẻng vác lên vai, tản vào các tầng hầm tìm kiếm cướp bóc. Một trong số bọn chúng chọn ngôi nh{ đổ nát của tôi. Chắc hắn không tìm ra tôi ở đ}y, không ai phát hiện ra được tôi. Lúc hắn xuất hiện ở cầu thang dưới chỗ tôi hai tầng, tôi gầm lên hung hãn, giọng doạ dẫm: - Có chuyện gì thế? Xéo ngay! Xéo! Hắn vọt đi như một chú thỏ hoảng hốt, người cuối cùng của những kẻ cùng khổ, sợ cả tiếng nói của người bất hạnh cuối cùng còn sống sót ở nơi đ}y. Cuối th|ng Mười, nhìn từ tầng áp mái xuống, tôi thấy bọn Đức tóm được một trong nhóm trộm đạo này. Những tên trộm cố nói để thoát khỏi sự rắc rối. Tôi nghe thấy chúng nhắc đi nhắc lại: - Từ Pruszkóv, từ Pruszkóv. Và chỉ về phía Tây. Bọn lính bắt bốn người trong bọn đứng dựa vào bức tường và bắn, mặt họ rên rỉ, van lơn xin tha mạng. Bọn Đức bắt những người còn lại đ{o một cái hố trong vườn của một biệt thự, chôn những cái xác rồi bỏ đi. Sau chuyện đó, bọn trộm tránh xa khu vực này. Giờ đ}y tôi l{ người sống sót duy nhất ở chốn này. Ngày mùng một th|ng Mười Một, trời bắt đầu lạnh, nhất l{ ban đêm. Cố giữ cho khỏi điên vì bị cách ly, tôi quyết tuân theo một cuộc sống kỷ luật hết mức có thể. Tôi vẫn còn c|i đồng hồ

Omega trước chiến tranh, tôi giữ gìn như giữ con ngươi trong mắt cùng cây bút máy. Chúng là của cải duy nhất còn lại của tôi. Tôi hết sức giữ gìn chiếc đồng hồ đ~ bị trầy xước, và nhờ nó, tôi lập được một thời khoá biểu cho mình. Tôi nằm bất động suốt ng{y để giữ chút sức tàn, chỉ duỗi tay ra một lần v{o ban trưa để nuôi sống bản thân bằng khẩu phần đạm bạc: một miếng bít cốt và một ca nước. Từ sáng sớm đến lúc ăn trưa, tôi chỉ nằm đó, nhắm nghiền mắt, ôn lại trong trí tất cả những bản nhạc tôi đ~ chơi từ quán bar này sang quán bar khác. Sau này, quá trình bồi bổ thần kinh kiểu này lại hoá ra có lợi: khi trở lại làm việc, tôi vẫn hiểu tiết mục của tôi, hầu như tất cả vẫn còn nằm trong đầu như thể tôi vẫn hành nghề liên tục trong suốt thời gian chiến tranh. Rồi từ ban trưa đến chiều tối, tôi ôn lại một cách có hệ thống những cuốn s|ch tôi đ~ đọc, nhẩm lại các từ tiếng Anh. Tôi tự học tiếng Anh, đặt ra các câu hỏi và cố trả lời thật đúng, thật chi tiết. Khi trời tối hẳn, tôi ngủ. Tôi thường thức giấc vào lúc một giờ sáng, và kiếm thứ để ăn nhờ ánh sáng của que diêm, tôi đ~ tìm được diêm trong một căn hộ chưa bị hư hỏng hoàn toàn. Tôi ghé vào các tầng hầm v{ c|c đống ch|y th{nh than trong c|c căn hộ, tìm được một ít bột yến mạch, nhiều mẩu bánh mì, ít bột mì ướt, nước trong các xô, bình, chậu. Tôi không biết đ~ bước qua cái xác cháy thành than trên thang lầu bao nhiêu lần trong những cuộc thám hiểm như thế n{y. Anh ta l{ người duy nhất có mặt không làm cho tôi sợ. Một hôm tôi tìm được một kho báu trong hầm: nửa lít rượu mạnh. Tôi quyết để d{nh đến cuối cuộc chiến tranh. Ban ngày, lúc tôi nằm dài trên sàn, bọn Đức và Ukraina hay vào nhà lục so|t v{ cướp phá. Mỗi cuộc đến thăm của chúng lại làm cho thần kinh của tôi căng thẳng, vì tôi rất sợ chúng tìm ra tôi và giết dhết. Không hiểu vì sao chúng luôn để mặc tầng |p m|i, dù tôi đ~ đếm được hơn ba chục cuộc đến thăm chớp nho|ng như thế. Ng{y 15 th|ng Mười Một, bông tuyết đầu tiên rơi. Thời tiết lạnh lẽo ngày càng làm khổ tôi hơn dưới đống giẻ r|ch tôi đ~ nhặt nhạnh được khắp nơi để giữ ấm cho mình. Lúc này, buổi sáng khi thức giấc, tuyết đ~ phủ một lớp dày, trắng xoá, mềm mại. Tôi phải dọn giường trong góc nh{, dưới phần mái vẫn còn nguyên, nhưng rồi nó cũng bay nốt và tuyết từ tứ ohía bay vào. Một hôm, tôi trải mảnh vải bên dưới một tấm cửa sổ vỡ v{ được một bữa ngắm mình trong gương không chuẩn bị trước kia. Thoạt đầu tôi không thể tin cái cảnh tượng gớm guốc tôi đang nhìn thấy lại là tôi: tóc tôi không cắt đ~ nhiều tháng, tôi không cạo râu, không tắm rửa. M|i tóc trên đầu rất dày, bết vào nhau, mặt tôi bị bộ r}u đen xì, nặng

trĩu phủ gần hết, và chỗ nào không có râu, da của tôi cũng đen xỉn. Mí mắt tôi đỏ lừ, và trên trán có một nốt mụn to, đóng vảy khô khốc. Nhưng điều hành hạ tôi duy nhất là không biết tí gì hết về các diễn biến của những trận chiến đấu, cả ngoài mặt trận lẫn các cuộc nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa ở Warsaw đ~ xẹp xuống, tôi không ôm ấp nhiều ảo tưởng về điều n{y. Nhưng biết đ}u vẫn có cuộc kháng cự bên ngoài thành phố, ở Praga bên bờ kia của sông Vistula chẳng hạn? Thỉnh thoảng tôi nghe pháo gầm và những quả đạn pháo nổ trong cảnh hoang phế điêu t{n rất gần chỗ tôi, vọng lên khắc nghiệt trong sự im lặng của các toà nhà cháy rụi. Còn những cuộc kháng chiến ở c|c nơi kh|c trên đất Ba Lan thì sao? C|c đội quân Xô viết đang ở đ}u? Đồng minh tấn công trên mặt trận phía Tây tới đ}u rồi? Tôi sống hoặc chết tuỳ thuộc vào câu trả lời của những câu hỏi ấy, dẫu cho bọn Đức không tìm ra được nơi ẩn náu của tôi, thì tôi cũng sắp chết đến nơi rồi – không chết vì đói cũng chết vì rét. Sau khi nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong gương, tôi quyết định dùng chút ít nước để tắm, vào lúc nhóm lửa trên một trong những bếp lò còn nguyên vẹn để nấu bột yến mạch. Tôi đ~ khổsở vì không ăn thức ăn nóng gần bốn tháng nay. Nếu muốn tắm và nấu ăn, tôi phải rời khỏi nơi ẩn nấp vào ban ngày. Tôi vẫn chưa l{m được cho đến lúc đ~ ở trên đầu cầu thang thì chợt để ý đến một tốp lính Đức đang dựng hàng rào bằng gỗ bên ngoài quân y viện. Song tôi phải làm ấm lòng bằng một chút cháo nóng nếu không tôi sẽ quỵ. Tôi cảm thấy ốm đến nơi nếu không cho một chút gì nóng vào bụng ngay lúc này, ngay ở đ}y. Tôi đang bận bịu bên bếp lò thì nghe tiếng bọn SS sải chân trên cầu thang. Tôi vội rời căn hộ và chuồn lên tầng áp mái nhanh hết mức mà tôi có thể. Tôi đ~ l{m được! Một lần nữa, bọn Đức chỉ đ|nh hơi quanh quất rồi bỏ đi. Tôi lại xuống bếp. Muốn nhóm được lửa, tôi phải dùng con dao rỉ cùn cạo những miếng vỏ bào từ một cánh cửa, và trong lúc làm tôi bị một cái dằm gỗ dài một centimet đ}m v{o dưới ngón tay cái bên phải. Cái dằm cứng v{ s}u đến mức không rút ra được. Tai nạn bé xíu này có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm: tôi không có thuốc khử trùng, lại đang sống giữa bao nhiêu thứ dơ d|y cho nên rất dễ nhiễm trùng máu. Sau khi thử nhìn sự việc theo một khía cạnh sáng sủa khác, và giả sử ngón tay tôi không bị liệt vì nhiễm trùng m|u đi nữa, chỉ cần nó biến dạng l{ cũng đi đời sự nghiệp nhạc sĩ dương cầm của tôi rồi, nếu tôi còn sống cho đến lúc chiến tranh kết thúc. Tôi quyết đợi cho đến hôm sau và nếu cần, sẽ cắt qua móng tay bằng con dao cạo. Tôi đang đứng rầu rĩ ngắm ngón tay cái thì lại nghe thấy tiếng chân. Tôi sợ cứng người và

định lên tầng |p m|i nhưng đ~ qu| trễ. Tôi thấy mình đối mặt với một tên lính đội mũ sắt, mang khẩu súng trường. Trông mặt mũi hắn đờ đẫn, chẳng có vẻ gì tinh khôn cho lắm. Hắn hốt hoảng vì bắt gặp tôi ở đ}y một mình trong đống đổ n|t n{y, nhưng cố tỏ vẻ doạ dẫm. Bằng thứ tiếng Ba Lan ngọng nghịu, hắn hỏi tôi làm gì ở đ}y. Tôi nói hiện giờ tôi sống bên ngoài Warsaw và trở lại đ}y để tìm kiếm ít đồ dùng. Trông bộ dạng của tôi thì câu trả lời này thật đ|ng nực cười. Tên Đức chĩa súng v{o tôi v{ bảo tôi đi theo hắn. Tôi nói tôi sẽ đi, nhưng c|i chết của tôi sẽ ám ảnh lương t}m hắn, và nếu để tôi lại đ}y, tôi sẽ cho hắn nửa lít rượu mạnh. Hắn có vẻ ưng thuận cái giá chuộc mạng n{y, nhưng nói rõ rằng hắn sẽ trở lại và tôi phải cho hắn nhiều rượu mạnh hơn nữa. Ngay lúc còn một mình, tôi trèo vội lên tầng |p m|i, rút thang v{ đóng c|nh cửa sập lại. Không còn ngờ gì nữa, mười lăm phút sau hắn trở lại thật, lần này hắn đi cùng với mấy tên khác và một tên hạ sĩ quan. Nghe tiếng bước chân của chúng, tôi trèo ra khỏi tầng áp mái lên chỗ nóc nhà còn nguyên, dốc đứng. Tôi nằm ép chặt bụng xuống, hai chân quắp cái ống máng. Nếu nó oằn và rời ra, ắt tôi sẽ tuột khỏi mái nhà và rớt từ tầng năm xuống đường phố bên dưới. Nhưng ống máng rất vững ,và một ý nghĩ mới mẻ và thực sự ghê gớm: nơi ẩn náu thật đ|ng kể và tôi lại được cứu sống thêm một lần nữa. Bọn Đức tìm kiếm khắp ngôi nhà, lật đổ bàn ghế, cuối cùng chúng leo cả lên tầng |p m|i, nhưng không ngó lên m|i nh{. Chắc chúng nghĩ không người nào có thể nằm trên đó. Chúng bỏ đi tay không, chửi bới om sòm và gọi tôi bằng đủ thứ tên. Cuộc chạm trán với tên Đức làm tôi rất run, và tôi quyết định ban ngày sẽ nằm trên mái nhà, chỉ bò xuống tầng |p m|i v{o ban đêm. Lớp kim loại làm tôi lạnh thấu xương, tay ch}n tôi cứng lại, to{n th}n đờ đẫn vì tư thế căng thẳng không thoải m|i n{y. Nhưng tôi đ~ chịu đựng quá nhiều, nó cũng đ|ng để chịu đựng thêm một chút nữa dù một tuần sau tốp lính Đức biết tôi ẩn náu ở đ}u đ}y mới xong công việc ở bệnh viện và rời khỏi khu phố này. Hôm nay bọn SS đưa một nhóm người mặc thường phục đến làm trong bệnh viện. Lúc mười giờ s|ng, tôi đang nằm ép trên mái nhà dốc đứng thì nghe một tràng tiếng súng quét rất gần tôi, bằng súng trường hoặc súng lục, âm thanh ấy vang rền giữa tiếng ríu rít, líu lo của đ{n chim sẻ bay trên đầu tôi, các vỏ đạn rơi rất gần tôi. Tôi nhìn quanh: hai tên Đức đứng trên mái nhà của bệnh viện đang nhắm bắn tôi. Tôi tụt xuống tầng áp mái và chạy chúi đến cái cửa lật. Những tiếng hô “Đứng lại! Đứng lại!” đuổi theo tôi, đạn bay chíu chíu trên đầu. Nhưng tôi đ~ xuống được cầu thang an toàn. Không còn thời gian mà dừng lại nghĩ ngợi: chỗ ẩn náu cuối cùng trong ngôi nh{ đ~ bị phát

hiện, tôi phải rời khỏi ngay lập tức. Tôi chạy vội xuống cầu thang, vọt ra phố Sedziowska, chạy dọc theo phố này và chúi và giữa đống hoang phế của những căn nh{ gỗ, một thời là khu bất động sản Staszic. Một lần nữa, tình hình của tôi lại vô hy vọng như thường thấy trước đ}y. Tôi lang thang giữa các bức tường của các ngôi nhà cháy trụi, không còn chút nước hay thức ăn n{o, thậm chí chẳng có chỗ mà nấp. Lát sau tôi nhìn thấy một ngôi nhà cao ở xa xa, đối diện với Aleja Niepodleglosci và ở đ{ng sau phố Sedziowska, ngôi nhà có nhiều tầng duy nhất còn lại trong vùng. Tôi lên đường. Xem xét kỹ càng, tôi thấy phần giữa của ngôi nhà bị cháy rụi, nhưng c|c c|nh nh{ hầu như nguyên vẹn. Trong c|c căn hộ vẫn có đồ đạc, và các bồn vẫn còn đầy nước kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu, và những tên cướp để sót một ít đồ dự trữ trong các tủ thức ăn. Tôi lên tầng áp mái theo thói quen hàng ngày. Mái nhà còn nguyên vẹn, chỉ có vài lỗ hổng do mảnh bom đạn g}y ra. Nơi đ}y ấm |p hơn chỗ ẩn n|u cũ của tôi nhiều, dù không thể trốn thoát từ chỗ này. Tôi không thể thoát chết bằng cách nhảy khỏi mái nhà. Trên tầng lửng cao nhất có một cửa sổ nhỏ lắp kính cáu bẩn, qua đó tôi có thể quan sát vùng lân cận. Tuy thoải mái về môi trường chung quanh, song ở đ}y tôi vẫn không cảm thấy dễ chịu, có lẽ vì tôi đ~ quen với ngôi nhà kia rồi. Đồng thời tôi không còn sự lựa chọn nào khác: tôi phải ở đ}y thôi. Tôi xuống tầng lửng và nhìn qua cửa sổ, chung quanh có tới h{ng trăm biệt thự bị tiêu huỷ, một phần trọn vẹn của thành phố đ~ chết hẳn. Trong các khuôn viên nhỏ, có vô khối các ngôi mộ. Một tốp công nhân dân sự vai vác xẻng và cuốc chim đang đi xuống phố Sedziowska, đi th{nh h{ng bốn. Không có một tên lính Đức nào mặc quân phục đi kèm. Vẫn còn căng thẳng và tức mình vì cuộc chạy trốn vừa qua, tôi bỗng thèm nghe tiếng người đ|p lại tiếng nói của tôi. Liệu tôi có thể trao đổi vài lời với những người này không nhỉ, tôi chạy nhanh xuống cầu thang và lao ra phố. Lúc này tốp công nh}n đ~ đi hơi xa, tôi chạy đuối theo họ. - C|c anh l{ người Ba Lan? Họ đứng lại và nhìn tôi sửng sốt. Người nhóm trưởng đ|p: - Đúng thế. - Các anh làm gì ở đ}y? – thật khó nói chuyện sau bốn tháng hoàn toàn im lặng ngoài mấy lời trao đổi với tên lính Đức tha mạng tôi bằng rượu mạnh, và tôi thật sự cảm động sâu sắc.

- Đ{o công sự. Còn anh làm gì ở đ}y? - Tôi đang trốn. Người nhóm trưởng nhìn tôi hơi động lòng, tôi nghĩ thế. - Đi với chúng tôi – Anh ta nói – Anh có thể làm việc và sẽ được phát súp. Súp! Chỉ nghĩ đến có cơ được một bát súp nóng bỏng đ~ l{m dạ dày của tôi quăn thắt vì đói, đến nỗi lúc ấy tôi sẵn s{ng đi với họ, dù rằng lát nữa có bị giết chết. Tôi muốn có bát súp ấy, tôi muốn được ăn đầy đủ ngay lập tức. Nhưng lương tri lại thắng! - Không – tôi nói – Tôi không làm việc cho bọn Đức. Người nhóm trưởng cười nhăn nhở, nửa chỉ trích, nửa nhạo báng: - Ô hô, tôi không biết đấy – anh ta nhạo báng – Người Đức không tệ đến thế đ}u. Chỉ đến lúc này tôi mới nhận ra điều tôi quên không chú ý từ trước: chỉ có người nhóm trưởng nói chuyện với tôi, những người kh|c đứng im lặng. Anh ta đeo một c|i băng tay sặc sỡ, có đóng một con dấu. Trên mặt anh ta có một vẻ gì đấy khó chịu, quỷ quyệt v{ đê tiện. Anh ta không nhìn thẳng vào mắt tôi lúc nói chuyện mà cứ nhìn qua tôi, qua phía trên vai phải của tôi. - Không – tôi nhắc lại – C|m ơn anh nhưng không đ}u. - Tuỳ anh thôi – anh ta lẩm bẩm. Tôi quay người bước đi. Lúc cả nhóm đi tiếp, tôi gọi với theo họ: - Tạm biệt. Như một linh tính, hoặc có lẽ do bản năng tự vệ đ~ được mài sắc sau bao nhiêu năm trốn tránh, tôi quyết định không trở lại tầng |p m|i nơi tôi tính ở lại. Tôi rẽ vào biệt thự gần nhất, l{m như l{ tầng hầm l{ nơi tôi sẽ trú ẩn. Lúc đặt ch}n đến ngưỡng cửa đ~ ch|y th{nh than, tôi ngoảnh đầu lại: cả đội đ~ đi nhưng người nhóm trưởng vẫn ngo|i đầu nhìn lại xem tôi đi đ}u. Họ chưa khuất mắt, tôi đ~ chạy vội về tầng áp mái của tôi hay đúng hơn l{ tầng lửng để nhìn qua cửa sổ. Khoảng mươi phút sau, tên nhóm trưởng đeo băng tay quay trở lại với hai tên cảnh sát. Hắn chỉ vào ngôi biệt thự nơi tôi đ~ đi v{o. Chúng lùng sục trong đó rồi sang cả mấy ngôi nh{ chung quanh, nhưng không bước vào ngôi nhà của tôi. Có lẽ bọn chúng sợ quân khởi nghĩa h~y còn ẩn nấp đ}u đó ở Warsaw. Trong chiến tranh, có một số người thoát chết nhờ tính nhát gan của bọn Đức, chúng chỉ tỏ ra có can đảm khi cảm thấy đông hơn kẻ thù gấp bội.

Hai ng{y sau tôi đi kiếm thức ăn. Lần n{y tôi định sẽ cất giữ một số kha kh| để không phải ra khỏi nơi ẩn nấp qu| thường xuyên. Tôi phải đi lùng kiếm lúc ban ngày vì không biết rõ ngôi nh{ n{y để nhận ra đường v{o ban đêm. Tôi tìm ra nhà bếp v{ sau đó l{ tủ đồ ăn chứa nhiều đồ hộp, vài cái bao và hộp. Phải kiểm tra cẩn thận từng thứ ở bên trong. Tôi cởi dây và mở bao. Mải tìm kiếm tôi không nghe thấy gì, cho đến lúc một tiếng nói ngay sau lưng tôi: - Anh làm cái quái gì ở đ}y hả? Một sĩ quan Đức cao, tao nh~, đứng dựa lưng v{o tủ bếp, hai tay khoanh lại trước ngực. - Anh làm gì ở đ}y? – viên sĩ quan nhắc lại – Anh không biết l{ đơn vị biệt động bảo vệ ph|o đ{i Warsaw sẽ vào nhà này vào bất cứ lúc nào sao?

Chương 17 Khúc Đô thăng thứ

Tôi ngồi sụp vào cái ghế gần cửa tủ. Với sự tin chắc của người mộng du, tôi bỗng cảm thấy hết cả sức nếu tôi cố thoát khỏi cái bẫy mới này. Tôi ngồi đó v{ rên lên, nhìn trừng trừng v{o viên sĩ quan. Tôi nói lắp bắp, khó nhọc: - Anh muốn làm gì tôi thì làm, tôi không chạy đ}u. - Tôi chẳng định làm gì anh hết – viên sĩ quan nhún vai – Anh sống bằng nghề gì? - Tôi là nghệ sĩ dương cầm. Anh ta nhìn tôi kỹ hơn, v{ rõ r{ng l{ nghi ngờ. Rồi liếc nhìn cánh cửa thông từ bê’p đến các phòng kh|c. Hình như một ý nghĩ chợt đến với anh ta. - Đi theo tôi. Chúng tôi vào phòng bên, chắc l{ phòng ăn, rồi đi tiếp sang phòng bên cạnh, có một chiếc dương cầm để bên tường. Viên sĩ quan chỉ vào chiếc đ{n v{ bảo: - Chơi một b{i gì đi. Anh ta không nghĩ rằng tiếng đ{n sẽ ngay lập tức gây sự chú ý cho bọn Đức ở chung quanh đó hay sao? Tôi nhìn anh ta vẻ dò hỏi và không nhúc nhích. Rõ ràng là anh cảm thấy nỗi sợ của tôi vì anh nói thêm cho tôi yên lòng: - Không sao đ}u, anh cứ chơi. Nếu có người vào, anh sẽ trốn trong tủ đựng thức ăn, còn tôi sẽ nói l{ tôi đang thử đ{n. Lúc tôi đặt những ngón tay lên bàn phím, chúng run lên. Thế là lần này tôi phải đổi cuộc sống của tôi bằng cách chơi đ{n! Đ~ hai năm rười nay, tôi không chạm đến phím đ{n, ngón tay tôi cứng đơ đơ v{ c|u ghét, từ ngày ngôi nhà tôi ở ẩn bị cháy, tôi không cắt móng tay. Hơn nữa, căn phòng để đ{n không có lấy một cửa kính, nên hơi ẩm là cho nó phồng lên và cưỡng lai khi tôi nhấn phím. Tôi chơi Khúc Đô thăng thứ của Chopin. Âm thanh trong vắt, ngân vang của những d}y đ{n không đúng điệu rung lên khắp ngôi nhà và cầu thang vắng vẻ, trôi trên ngôi biệt thự đổ

n|t bên kia đường và vọng lại thành những tiếng sầu muộn, âm thầm. Lúc dứt tiếng đ{n, sự im lặng có vẻ u ám và kỳ qu|i hơn lúc trước. Một con mèo kêu meo meo ở đ}u đó trên phố, tôi nghe tiếng súng ở ngay bên ngoài ngôi nhà, rồi tiếng Đức giọng to, cục cằn. Viên sĩ quan lặng lẽ nhìn tôi. Giây lát sau anh thở dài và lẩm bẩm: - Dù sao thì anh cũng không nên ở lại đ}y. Tôi sẽ đưa anh ra khỏi thành phố, đến một ngôi làng. Ở đấy anh sẽ được an to{n hơn. Tôi lắc đầu: - Tôi không thể rời khỏi nơi đ}y – tôi nói, giọng cả quyết. Chỉ đến lúc này anh ta mới hiểu lý do thực tại sao tôi phải ẩn trốn giữa đống hoang tàn này. Anh nhìn tôi chăm chú, vẻ bồn chồn: - Anh l{ người Do Thái? – Anh hỏi. - Phải. Anh đứng, hai tay khoanh trước ngực, lúc này anh bỏ hai tay ra và ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh đ{n dương cầm, dường như sự phát hiện này gợi lên nhiều nỗi suy nghĩ ch|n chường. - Ra vậy – anh lẩm bẩm – Bây giờ thì tôi hiểu anh không thể đi được. Anh lại đắm v{o trong suy nghĩ một l|t, sau đó anh quay ra hỏi tôi: - Anh đang trốn ở đ}u? - Trên tầng áp mái. - Cho tôi xem nó ra sao nào. Chúng tôi lên gác. Anh kiểm tra kỹ lưỡng tầng áp mái bằng cái nhìn thành thạo. Trong lúc xem xét, anh phát hiện ra một thứ mà tôi không chú ý, trên tầng đó có một tầng phụ, một thứ g|c xép được xếp bằng những tấm v|n ngay dưới khe mái, ở ngay trên lối vào tầng áp mái. Liếc qua, thoạt đầu không thể thấy vì ở đ}y |nh s|ng chiếu lờ mờ. Viên sĩ quan bảo tôi nên trốn trong căn g|c xép đó, anh sẽ giúp tôi tìm một cái thang trong những căn hộ ở phía dưới. Lúc leo vào gác xép xong, tôi phải rút thang theo. Lúc bàn bạc và thực hiện xong việc này, anh hỏi tôi có gì ăn không. - Không – tôi nói – Vả lại anh đ~ l{m tôi sợ chết điếng trong lúc đang lục tìm các thứ dự trữ. - Thôi được, không sao – anh nói vội, dường như xấu hổ vì cuộc tấn công bất ngờ của anh – Tôi sẽ mang cho anh ít đồ ăn.

Chỉ đến lúc này tôi mới đ|nh bạo hỏi anh một câu. Tôi không thể nén được nữa: - Anh l{ người Đức? Anh ta đỏ bừng mặt, và trả lời gần như qu|t lên giận dữ, như thể câu hỏi của tôi là một sự sỉ nhục: - Đúng, tôi l{ người Đức! Và tôi xấu hổ vì những việc như thế này! Rồi bất ngờ anh bắt tay tôi và bỏ đi. Ba ngày trôi qua, anh lại xuất hiện. Lúc đó l{ ban đêm, trời tối đen như mực. Tôi nghe thấy tiếng thì thầm bên dưới chỗ gác xép: - Xin ch{o, anh có đấy không? - Có, tôi đ}y – tôi đ|p. Ngay sau đó, một thứ gì đó nặng nề rơi xuống bên cạnh tôi. Qua lớp giấy tôi sờ thấy vài ổ bánh mì và một thứ mềm mềm, hoá ra là mứt, được gói trong một lớp giấy không thấm mỡ. Tôi vội để cái gói sang một bên và gọi: - Khoan đ~! Tiếng nói trong bóng tối có vẻ sốt ruột: - Gì thế? Nhanh lên, lính g|c đ~ nhìn thấy tôi v{o đây, và tôi không thể ở lại l}u đ}u. - Qu}n đội Xô viết đang ở đ}u? - Họ đ~ ở Warsaw, ở Praga bên kia sông Vistula. R|n đợi vài tuần nữa thôi, chiến tranh sẽ kết thúc, muộn nhất là vào mùa xuân. Giọng nói tắt lặng. Tôi không biết viên sĩ quan còn ở đấy hay đ~ đi rồi. Nhưng bất chợt anh lại nói: - Anh phải đợi thôi, anh có nghe thấy không? Giọng anh có vẻ gay gắt như đang ra lệnh, và niềm tin vững chắc của anh làm tôi tin rằng chiến tranh sẽ chấm dứt một cách tốt đẹp cho chúng tôi. Đến lúc ấy tôi mới nghe tiếng cửa tầng áp mái khép lại thật khẽ. Nhiều tuần lễ đơn điệu, vô hy vọng trôi qua. Càng ngày tôi càng ít nghe thấy tiếng pháo kích từ phía sông Vistula. Có những ngày không một tiếng súng phá tan sự im lặng. Tôi không biết lần n{y tôi có nghĩ đến chuyện tự tử như trước kia đ~ nghĩ đến nhiều lần, nếu không có những tờ b|o do người sĩ quan Đức dùng gói b|nh mang đến cho tôi. Đấy là báo mới nhất, v{ lúc đọc đi đọc lại, tôi thấy khoẻ lên vì tin bọn Đức bị thất bại trên mọi chiến trường. Các mặt trận n{y đang tiến s}u hơn v{o Đức, càng ngày càng nhanh.

Ban tham mưu của đơn vị Đức vẫn tiếp tục công việc trong các cánh nhà còn nguyên vẹn. Binh lính lên xuống cầu thang, thường khuân theo các bọc to lên tầng áp mái và mang những bọc khác xuống nh{, nhưng nơi ẩn nấp của tôi thật tuyệt vời, chưa có kẻ n{o nghĩ đến việc tìm kiếm trên g|c xép. Lúc n{o tôi cũng nghe thấy tiếng chân của bọn chúng, ngày cũng như đêm, v{ tiếng dậm thình thịch của những b{n ch}n cho đỡ tê cóng. Lúc cần nước, tôi lẻn v{o c|c căn hộ đổ nát, các bồn tắm ở đấy bao giờ nước cũng đầy ắp. Ng{y 12 th|ng Mười hai, viên sĩ quan đến lần cuối cùng. Anh mang cho tôi đồ tiếp tế nhiều hơn lần trước và một c|i chăn lông vịt. Anh kể anh sắp rời Warsaw cùng với đơn vị, tôi đừng nản lòng vì hiện nay cuộc tấn công của qu}n đội Xô viết có thể xảy ra vào bất cứ ngày nào. - Ở ngay Warsaw? - Phải. - Nhưng l{m sao tôi có thể sống sót được qua những trận đ|nh nhau ngo{i phố? – tôi hỏi, giọng lo âu. - Nếu anh v{ tôi đ~ sống qua được c|i địa ngục n{y hơn năm năm – Anh đ|p – Thì hiển nhiên đó l{ ý Chúa cho chúng ta được sống, thế đấy, đ{ng n{o chúng ta cũng phải tin như thế thôi. Chúng tôi đ~ ch{o từ biệt và anh sắp sửa đi, tôi bỗng nảy ra một ý vào lúc cuối cùng. Đ~ từ lâu tôi vắt óc nghĩ c|ch thể hiện sự biết ơn của tôi với anh, nhưng anh nhất định không chịu nhận chiếc đồng hồ đeo tay, vật quý giá duy nhất của tôi. - Anh nghe này – Tôi cầm tay anh v{ năn nỉ - Tôi chưa lần nào nói tên tôi với anh, mà anh cũng không hỏi, nhưng tôi muốn anh nhớ nó. Ai mà biết sẽ xảy ra chuyện gì. Anh có cả một qu~ng đường về nhà dài dằng dặc. Nếu tôi sống sót, chắc chắn là tôi sẽ lại làm việc ở đ{i ph|t thanh Ba Lan, trước chiến tranh tôi đ~ l{m ở đấy. Nếu có chuyện gì xảy ra với anh, biết đ}u tôi có thể giúp anh bằng c|ch n{o đấy, anh hãy nhớ tên tôi l{ Szpilman, đ{i ph|t thanh Ba Lan. Anh mỉm nụ cười như thường lệ của anh, nửa như phản đối, nửa bẽn lẽn v{ ngượng ngập, nhưng tôi cảm thấy anh vui vì sự ng}y thơ của tôi muốn giúp đỡ anh trong tình cảnh hiện tại. Trận sương gi| |c liệt đầu tiên đến vào khoảng giữa th|ng Mười Hai, đêm 13, lúc tôi ra ngoài lấy ít nước, tôi thấy sương gi| khắp nơi. Tôi lấy một cái ấm và một cái xoong gần cửa

sau của một ngôi nhà không bị cháy và trở về căn g|c xép của mình. Tôi cạo ít đ| trong xoong và cho vào miệng, nhưng không thoả cơn kh|t của mình. Tôi nghĩ ra một ý khác, tôi chui vào giữa tấm chăn lông vịt v{ để cái xoong lên bụng mình, một lúc sau băng bắt đầu tan và tôi có được một ít nước. Mấy ng{y sau tôi l{m y như thế vì nhiệt độ vẫn l{ băng gi|. Gi|ng sinh đến rồi năm mới, năm 1945, Gi|ng sinh v{ năm mới lần thứ sáu trong chiến tranh, năm tồi tệ nhất mà tôi biết. Tôi không có bất cứ điều kiện n{o để kỷ niệm. Tôi nằm trong bóng tối, nghe tiếng gió gầm rú, xé toạc tấm lợp trên mái và các ống máng hỏng đu đưa dưới các bức tường ngôi nhà, thổi rạp đồ đạc trong c|c căn hộ chưa bị phá huỷ. Giữa c|c cơn gió hú giữa đống đổ nát, tôi nghe thấy tiếng chít chít và tiếng lào xạo của lũ chuột nhắt, chuột nhà chạy tới chạy lui trong tầng áp mái. Thỉnh thoảng chúng nhảy lon ton trên tấm chăn lông vịt, cào cả lên tôi lúc chạy qua. Tôi ôn lại từng lễ Gi|ng sinh trước và trong chiến tranh. Thoạt đầu tôi đang ở nhà cùng cha mẹ tôi, các anh chị tôi. Rồi sau đo’ chúng tôi không có nhà nữa nhưng vẫn được ở cùng nhau. Rồi tôi có một mình, nhưng có những người khác chung quanh. Còn bây giờ có lẽ tôi đơn độc lẻ loi hơn bất cứ ai trên đời, ngay Robinson Crusoe của Defoe, nguyên mẫu của cảnh cô độc lý tưởng, vẫn hy vọng gặp được người khác. Crusoe tự khích lệ mình khi cố nghĩ một việc như thế có thể xảy ra bất cứ ngày n{o, v{ ý nghĩ n{y giúp anh tồn tại. Nhưng lúc n{y nếu có bất kỳ người n{o đến gần tôi, tôi cần phải chạy trốn và ẩn nấp, sợ chí chết. Tôiphải đơn độc ho{n to{n đơn độc, nếu tôi muốn sống. Ngày 14 tháng Một, nhiều tiếng động bất thường trong nhà và ngoài phố đ|nh thức tôi dậy. Nhiều xe chạy đến rồi chạy đi, binh lính chạy lên xuống cầu thang, tôi nghe nhiều tiếng nói cáu kỉnh, bồn chồn, nhiều đồ đạc được khiêng ra khỏi nhà, chắc l{ được chất lên xe. Sáng ngày 15, tôi nghe thấy tiếng pháo kích từ mặt trận trên sông Vistula mà lúc trước rất yên ắng. Những quả đạn pháo không tới khu vực của thành phố nơi tôi đang ẩn náu. Song mặt đất và các bức tường của ngôi nh{ rung lên dưới những tiếng nổ ầm ầm, đều đều, các tấm lợp bằng kim loại rung lên leng keng, vữa rơi lả tả khỏi tường. Âm thanh ấy chắc phải là dàn tên lửa nổi tiếng Kachiusa của Liên xô, chúng tôi đ~ nghe kể nhiều về nó trước cuộc nổi dậy. Trong tình trạng mãn nguyện và phấn khởi, tôi đ~ có một h{nh động điên rồ không thể tha thứ được trong hoàn cảnh của tôi: tôi uống hết sạch cả một xoong nước. Ba giờ sau trọng pháo lại im tiếng, nhưng tôi cảm thấy căng thẳng hơn bao giờ hết. Suốt đêm hôm ấy tôi không ngủ, nếu bọn Đức bảo vệ Warsaw đổ nát, cuộc chiến trên đường phố

sẽ bắt đầu vào bất cứ lúc nào, và tôi có thể bị giết vào lúc kết thúc toàn bộ những đau khổ trước đ}y của tôi. Nhưng đêm trôi qua yên bình. Khoảng một giờ sáng tôi nghe thấy tiếng những tên Đức còn lại đang rời khỏi ngôi nhà. Im lặng bao trùm, một sự im lặng chưa từng thấy bao giờ, kể cả với Warsaw, một thành phố chết trong ba tháng vừa qua. Thậm chí tôi không nghe thấy cả tiếng chân bọn lính gác bên ngoài ngôi nhà. Tôi không hiểu nổi. Liệu có cuộc chiến đấu nào đang xảy ra không? Chưa đến sớm hôm sau, sự im lặng bị một tiếng động rất to, vang rền, phá vỡ, âm thanh cuối cùng tôi mong đợi. Loa phóng thanh ở đ}u đó rất gần, đang truyền đi bằng tiếng Ba Lan lời tuyên bố Đức bại trận v{ Warsaw được giải phóng. Qu}n Đức đ~ rút chạy không hề chống cự. Ngay vừa lúc trời s|ng, tôi đ~ luýnh quýnh sửa soạn cho cuộc mạo hiểm ra ngo{i đầu tiên. Viên sĩ quan đ~ để lại cho tôi chiếc áo khoác bên ngoài của lính Đức để tôi khỏi chết cóng lúc ra ngoài lấy nước, và tôi vừa mặc xong thì nghe thấy tiếng ch}n bước đều đặn của lính gác trên đường phố. Hay quân Xô viết v{ Ba Lan đ~ rút? Tôi rúc v{o đống nệm. Nằm đấy và hoàn toàn nản chí cho đến lúc một điều mới mẻ vọng đến bên tai: tiếng phụ nữ và trẻ em, những }m thanh tôi chưa nghe thấy trong nhiều tháng nay, phụ nữ và trẻ em nói chuyện vô tư như chẳng có chuyện gì xảy ra. Giống như những ng{y xưa, khi c|c b{ mẹ xuống phố cùng với con. Bằng mọi giá, tôi cần phải biết tin tức. Tình trạng không rõ ràng này thật không chịu nổi. Tôi chạy xuống cầu thang, thò đầu ra khỏi ngôi nhà bị từ bỏ, nhìn ra phố Aleja Niepodleglosci. Buổi sáng xám xịt, mù sương. Bên tr|i tôi, c|ch đấy không xa, một quân nhân mặc quân phục đứng nhưng ở khoảng cách này khó mà nhận dạng. Một phụ nữ đeo bọc sau lưng đang đến gần tôi phía bên phải. Lúc b{ ta đến gần hơn, tôi đ|nh bạo nói với bà: - Xin chào. Tôi xin lỗi…- tôi gọi bằng giọng khản đặc và vẫy tay ra hiệu với bà ta. Bà ta nhìn tôi chằm chặp, buông rơi c|i bọc và vắt chân lên cổ mà chạy, vừa chạy vừa kêu the thé: - Một thằng Đức! Ngay lập tức người lính quay lại nhìn về phía tôi bèn ngắm và vẩy khẩu súng lục. Nhiều viên đạn trúng tường làm vôi vữa rơi lả tả xuống tôi. Không nghĩ ngợi, tôi chạy tuốt lên tầng áp mái và rúc vào chỗ ẩn nấp quen thuộc của mình.

Mấy phút sau nhìn qua cửa sổ bé xíu, tôi thấy ngôi nhà bị bao vây. Tôi nghe thấy tiếng những người lính gọi nhau lúc họ xuống tầng hầm, nhiều tiếng súng và lựu đạn nổ. Lúc này hoàn cảnh của tôi thật lố bịch. Tôi suýt nữa bị những người lính giải phóng Warsaw bắn chết lúc sắp được tự do, chỉ vì hiểu lầm. Luống cuống, tôi nghĩ thật nhanh cách làm cho họ nhận ra tôi l{ người Ba Lan, trước khi họ tống tôi đến một cuộc đời mới như một tên Đức đang trốn. Trong lúc đó, một chi đội khác mặc quân phục m{u xanh lơ đến bên ngoài ngôi nhà. Sau này tôi mới biết họ l{ đội cảnh s|t đường sắt tình cờ đi ngang qua v{ được gọi vào giúp binh lính. Thế là lúc này tôi bị hai đơn vị có vũ trang truy đuổi. Tôi từ từ xuống cầu thang, gào to hết sức: - Đừng bắn! Tôi l{ người Ba Lan! Ngay lập tức, tôi nghe thấy nhiều tiếng chân chạy lên cầu thang. Dáng một viên sĩ quan còn trẻ mặc quân phục Ba Lan với một con chim ưng thêu trên mũ đến trong tầm nhìn bên kia chấn song. Anh ta chĩa khẩu súng lục vào tôi và quát: - Giơ tay lên! Tôi nhắc lại lời kêu gào: - Đừng bắn! Tôi l{ người Ba Lan! Viên trung uý đỏ bừng mặt vì cáu: - Thế sao anh không xuống? – Anh ta gầm lên – Và tại sao anh mặc |o lính Đức làm gì? Chỉ đến khi những người lính nhìn tôi gần hơn v{ xem xét tình hình, họ mới thực tin tôi không phải l{ lính Đức. Sau đó họ quyết định đưa tôi về tổng hành dinh, cho tôi tắm rửa và ăn, dù tôi vẫn chưa biết chắc họ sẽ định làm gì tôi. Tuy nhiên tôi có thể không đi với họ như thế. Trước hết tôi phải giữ lời hứa với bản thân mình là sẽ hôn người Ba Lan đầu tiên tôi gặp sau khi bọn Nazi hết trị vì. Thật khó mà thực hiện lời hứa của tôi. Viên trung uý cưỡng lại lời đề nghị của tôi một lúc lâu, tự vệ bằng đủ mọi thứ lý lẽ trừ một điều là anh quá tốt bụng nên không thể từ chối. M~i cho đến lúc cuối cùng tôi hôn anh rồi, anh mới giơ một tấm gương nhỏ ra trước mặt tôi rồi vừa cười vừa nói: - Bây giờ anh có thể thấy tôi là một người yêu nước ch}n chính chưa n{o! Hai tuần sau, được qu}n đội chăm sóc chu đ|o, sạch sẽ v{ được nghỉ ngơi, tôi – một người tự do, lần đầu tiên trong s|u năm, đi qua c|c phố của Warsaw mà không sợ hãi. Tôi sẽ đi về hướng Đông sông Vistula, đến Praga, nó từng là vùng ngoại ô đìu hiu, nghèo khổ, nhưng b}y giờ nơi đó thuộc Warsaw và bọn Đức không phá huỷ tất cả những gì còn lại của nó.

Tôi đi xuống một đường phố chính rộng rãi, một thời tấp nập ngựa xe, nay vắng tanh suốt phố. Trong tầm nhìn, không thể thấy một ngôi nhà nào nguyên vẹn. Tôi rẽ vòng quanh những núi gạch, vôi đ| vỡ vụn, thỉnh thoảng lại phải trèo qua chúng như l{ những con đường dốc đầy đ| sỏi. Chân tôi mắc trong cả đống lộn xộn những gi}y điện thoại đứt, đường ray xe điện gẫy, những mẩu vải có thời trang trí cho c|c căn hộ hay quần áo của những người đ~ chết từ lâu. Một bộ xương người nằm cạnh tường một ngôi nh{, bên dưới chướng ngại vật của quân khởi nghĩa. Bộ xương không lớn, cấu trúc xương mảnh dẻ, chắc hẳn đấy l{ xương của một cô gái, vì vẫn có thể nhìn thấy mái tóc dài màu vàng hoe dính trên hộp sọ. Tóc không bị thối rữa như c|c bộ phận khác của cơ thể. Cạnh bộ xương l{ khẩu cacbin han rỉ, mấy mảnh giẻ quanh xương c|nh tay phải, c|nh băng tay m{u đỏ và trắng, chữ AK đ~ bị bắn văng đi mất. Các chị tôi đ~ không để lại một chút di h{i như thế. Chị Regina xinh đẹp và Halina trẻ trung nghiêm túc, và tôi sẽ không bao giờ tìm ra được một ngôi mộ để có thể đến cầu nguyện cho linh hồn của họ. Tôi đứng lại nghỉ một lúc rồi lấy hơi. Tôi nhìn khắp phía Bắc thành phố, nơi đ~ từng là ghetto, nơi nửa triệu người Do Thái bị sát hại nay chẳng còn lại chút gì. Bọn Đức còn săn phẳng tường của những ngôi nhà cháy ruị. Ngày mai tôi phải bắt đầu cuộc sống mới. Liệu tôi có thể l{m được như thế khi chẳng có gì ngoài cái chết đ~ lùi lại sau tôi? Liệu tôi có thể rút ra nghị lực để sống từ cái chết được không? Tôi tiếp tục đi con đường của tôi. Một cơn gió mạnh như dông b~o đập lách cách vào sắt vụn trong đống hoang tàn, rú rít và réo qua các cửa sổ trống ho|c đ~ ch|y th{nh than. Sắp chạng vạng tối. Tuyết bắt đầu rơi từ bầu trời xám xịt, nặng như chì.

Chương 18 Tái bút

Khoáng hai tuần sau, một trong những đồng sự của tôi ở đ{i ph|t thanh Ba Lan l{ nghệ sĩ vĩ cầm Zygmunt Lednicki đ~ từng tham gia cuộc nổi dậy, đ~ trở lại Warsaw sau cuộc lang thang của anh. Anh đi bộ như nhiều người khác, vì muốn trở lại thành phố của mình sớm hết mức. Trên đường đi, anh đ~ qua một trại tù binh Đức tạm thời. Lúc kể cho tôi nghe chuyện dưới đ}y, đồng sự của tôi vội nói ngay rằng anh không t|n th{nh h{nh động ấy của mình, nhưng anh không sao kiềm chế nổi. Anh đ~ đến bên hàng rào thép gai và nói với bọn Đức: - C|c người lúc n{o cũng tự xưng l{ một dân tộc văn minh, nhưng c|c người đ~ tước cả c}y vĩ cầm, vốn là tất cả đối với một nhạc công như tôi! Lúc đó một sĩ quan khó khăn lắm mới đứng lên được khỏi chỗ nằm v{ lê đến bên hàng rào. Trông anh ta thật tiều tuỵ và khốn khổ, mặt mũi r}u ria lởm chởm. Dán cái nhìn tuyệt vọng lên Lednicki, anh ta hỏi: - Ông có tình cờ biết một người tên là Szpilman không? - Ô, tất nhiên là có chứ. - Tôi là một người Đức – người ấy cuống quýt thì thào – V{ tôi đ~ giúp Szpilman khi anh ấy ẩn náu trên một tầng áp mái trong ngôi nhà của đơn vị biệt kích ph|o đ{i Warsaw. Hãy nói với anh ấy tôi đang ở đ}y. Xin anh ấy giúp tôi ra khỏi đ}y. Tôi van anh… Đúng lúc ấy một trong những người g|c đi đến: - Anh không được phép nói chuyện với tù nhân. Mời anh đi cho. Lednicki rời đi, nhưng anh lúc ấy anh chợt nhớ anh không biết tên người lính Đức, anh quay lại. Lúc n{y người lính g|c đang dẫn viên sĩ quan Đức rời khỏi hàng rào: - Tên anh là gì? – Lednicki gọi. Người Đức quay lại v{ hét lên c}u gì đó nhưng Lednicki không hiểu được. Thế là tôi không vẫn không biết tên viên sĩ quan. Tôi đ~ cố tình không hỏi trước đó, để nếu

lỡ có bị bắt và bị tra khảo, c|nh s|t Đức có hỏi ai lấy bánh mì trong kho quân nhu cung cấp cho tôi, tôi cũng không thể tố giác tên tuổi anh ta nếu bị tra tấn. Tôi đ~ l{m mọi cách trong khả năng của tôi để tìm tung tích người tù binh Đức, nhưng chưa lần nào tìm ra. Trại POW đ~ chuyển đi rồi, nhưng chuyển đi đ}u l{ bí mật quân sự. Biết đ}u người Đức ấy – một con người mặc quân phục Đức m{ tôi đ~ được gặp – đ~ trở về nhà an toàn. Thỉnh thoảng tôi lại biểu diễn độc tấu ở nhà số 8 phố Narbutt, nơi tôi đ~ khu}n gạch và vôi, nơi đội Do Thái làm việc, biết bao người đ~ bị bắn chết vì bọn sĩ quan Đức. Nhưng chúng không được hưởng ngôi nh{ đẹp đẽ ấy lâu dài. Toà nhà vẫn đứng đó, hiện nay l{ trường học. Tôi chơi đ{n cho c|c em nhỏ Ba Lan, các em không hề biết cái thời có bao nhiêu người đau đớn và cực kỳ sợ h~i khi đi qua những lớp học đầy ánh sáng mặt trời của các em. Tôi cầu nguyện cho các em sẽ không bao giờ biết đến nỗi sợ h~i v{ đau đớn ấy.

Chương 19 Trích nhật ký của đại uý Wilm Hosenfeld

18 tháng Giêng 1942 Cuộc cách mạng của Đảng Xã hội chủ nghĩa quốc gia (Đức Quốc Xã) có vẻ như không thật tâm về mọi mặt. Lịch sử kể lại cho chúng ta những h{nh động rùng rợn và những sự tàn bạo khủng khiếp do bản năng thú tính của những người đầy lòng hận thù. Dù trên quan điểm nh}n văn, chúng ta có thể ân hận và chỉ trích những h{nh động như thế, chúng ta vẫn phải công nhận bản chất kiên quyết, tàn nhẫn v{ trước sau như một của họ. Không phải vì việc đ~ xảy ra rồi mà vờ vĩnh v{ nhượng bộ. Tất cả những việc đó đều tàn nhẫn, bất chấp lương t}m, đạo đức hay phong tục. Những người Jacobin đều tàn sát tầng lớp thống trị cấp trên và hành hình cả Hoàng gia. Họ trấn |p đạo Cơ đốc và tiến hành cuộc chiến tranh với nó, muốn quét sạch nó khỏi tr|i đất. Họ đ~ th{nh công trong việc lôi kéo nh}n d}n c|c nước vào cuộc chiến, đấu tranh với lòng nghị lực và nhiệt tình. Lý thuyết v{ lý tưởng của họ có ảnh hưởng to lớn vượt ra khỏi biên giới của đất nước họ. C|c phương ph|p của Đức Quốc X~ kh|c nhau, nhưng về căn bản đều theo đuổi một mục tiêu duy nhất: huỷ diệt và thủ tiêu những người suy nghĩ kh|c họ. Thi thoảng lại có một số người Đức bị bắn, nhưng sự thực này bị bưng bít v{ không cho quần chúng nhân dân hay biết. Dân chúng bị giam trong các trại tập trung, chỉ được phép gầy mòn ốm yếu và bỏ mạng ở đó. Quần chúng không được nghe tin tức gì. Nếu anh sắp bắt giam kẻ thù của Nh{ nước, anh phải có dũng khí kết tội họ công khai và giao họ cho thẩm phán nhân dân. Họ liên minh với các tầng lớp cầm quyền chủ yếu cũng như trong các ngành và duy trì các nguyên tắc của nh{ tư bản. Họ tuyên bố cho quyền tự do c| nh}n v{ tín ngưỡng nhưng lại phá huỷ các nhà thờ Cơ đốc giáo và tiến hành cuộc chiến bí mật nhằm chống lại nhà thờ. Họ nói về nguyên tắc Fuhrer và quyền lợi của những người có năng lực nhằm có thể thoải mái phát triển t{i năng của họ, nhưng lại làm cho mọi việc đều phụ thuộc v{o c|c đảng viên. Những người có tài và xuất chúng bị phớt lờ nếu họ ở ngo{i Đảng Quốc Xã. Hitler nói muốn

đem lại hoà bình cho toàn thế giới, trong lúc ra sức vũ trang theo kiểu hung hăng. Hắn nói với thế giới rằng không hề có ý định sáp nhập c|c nước kh|c v{o Đức và phủ nhận chủ quyền của họ, nhưng với Tiệp Khắc, Ba Lan v{ Serb thì sao? Đặc biệt là ở Ba lan, nơi có thể không cần cướp đọat chủ quyền của cả một dân tộc trong một khu vực định cư độc lập của họ. Cứ nhìn vào bản th}n c|c đảng viên Đức Quốc Xã xem họ sống bằng các nguyên tắc Quốc Xã như thế nào, ví dụ quan điểm lợi ích chung phải đặt trước lợi ích cá nhân. Họ yêu cầu thường dân tuân theo quy tắc ấy, nhưng bản thân họ lại không hề có ý l{m theo như thế. Ai sẽ phải đối mặt với kẻ thù? Dân chúng chứ không phải Đảng. Hiện giờ họ huy động cả những người ốm yếu hom hem v{o qu}n ngũ, trong lúc những thanh niên khoẻ mạnh, phù hợp lại đang l{m việc trong c|c văn phòng của Đảng và cảnh sát, cách xa lửa đạn chiến tuyến. Vì sao những người như thế lại được miễn trừ? Bọn chúng đ~ tịch thu tài sản của người Ba Lan v{ Do Th|i để hưởng thụ. Lúc n{y người Ba lan và Do Thái chẳng có chút gì để ăn, họ sống thiếu thốn, chết đói, chết rét v{ Đức Quốc Xã chẳng thấy có gì sai khi chiếm cứ mọi thứ cho mình.

Warsaw 17 th|ng Tư năm 1942 Tôi trải qua một số ngày yên ổn tại đ}y, tại trường Đại học thể dục. Tôi hầu như không chú ý đến chiến tranh, nhưng tôi không cảm thấy hạnh phúc. Thi thoảng chúng tôi lại được nghe chuyện này, chuyện nọ. Những sự kiện ở khu vực phía sau chiến tuyến đ~ th{nh tin tức ở đ}y: c|c vụ bắn giết, tai nạn, vân vân. Ở Lietzmannstadt, một trăm bốn mươi nam giới bị giết – bị hành hình dù vô tội – vì v{i tên cướp bắn chết ba cảnh sát. Ở Warsaw cũng xảy ra chuyện tương tự. Kết quả là không chỉ đ|nh thức nỗi sợ h~i v{ kinh ho{ng m{ khơi dậy cả lòng quyết tâm dữ dội, sự giận dữ và cuồng tín. Trên cầu Praga có hai đo{n viên thanh niên Hitler đang quấy nhiễu một người Ba Lan, lúc người này tự vệ, chúng gọi thêm một cảnh sát Đức đến giúp. Ngay lúc đó người Ba lan bắn gục cả ba tên. Một xe qu}n đội loại lớn đ}m phải một chiếc xe khác chở ba người ở quảng trường Bưu điện. Người lái xe nhỏ chết ngay lúc ấy. Chiếc xe quân sự vẫn chạy tiếp, kéo theo chiếc xe nhỏ vẫn còn một hành khách bị kéo lê dưới bánh xe. Một đ|m d}n chúng t}p hợp lại nhưng c|i xe vẫn đi. Một người Đức cố ngăn nó lại. Lúc ấy chiếc xe quân sự bị vướng vào bánh chiếc xe nhỏ nên nó phải ngừng lại. Những người trên chiếc xe quân sự bước xuống, kéo chiếc xe hơi nhỏ sang một bên rồi lại

tiếp tục l|i đi. Một số người Ba lan ở Zakopane quên giao nộp v|n trượt tuyết của họ. Nhiều ngôi nhà bị lục so|t, hai trăm bốn mươi người bị đưa đi Auschwitz, trại tập trung gây kinh hoàng nhất ở miền Đông. Bọn Gestapo hành hạ dân ở đấy đến chết. Chúng đẩy những người bất hạnh này vào một căn phòng nhỏ rồi xả hơi ngạt. Dân chúng bị đ|nh đập man rợ trong lúc thẩm vấn. Có nhiều phòng tra tấn đặc biệt: ví dụ, có phòng chúng buộc bàn tay và cánh tay nạn nhân vào một cái cột rồi kéo lên, nạn nhân bị treo lơ lửng cho đến lúc bất tỉnh. Hoặc nhét nạn nhân vào một cái thùng hẹp, chỉ có thể ngồi lom khom v{ để mặc đó cho đến lúc nạn nhân mất trí. Chúng còn có những trò hiểm ác gì khác nữa? Tổng số có bao nhiêu người vô tội bị giam giữ? Mỗi ng{y lương thực một khan hiếm hơn, nạn đói đang ho{nh h{nh ở Warsaw.

Tomazów, 26 th|ng S|u năm 1942 Tôi nghe thấy tiếng đ{n organ v{ tiếng hát trong một ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo. Tôi bước vào. Bọn trẻ con mặc to{n đồ trắng chịu lễ ban thánh thể lần đầu đang đứng cạnh bàn thờ. Trong nhà thờ rất đông người. Họ đang h|t b{i Tantum ergo v{ được ban phúc. Tôi cũng để cha xứ ban phúc cho cả tôi. Những đứa bé vô tội trong một thành phố Ba Lan ở nơi đ}y, ở một thành phố Đức nới kia, hoặc ở một nơi n{o đó trên thế giới đều đang cầu Chúa, chỉ v{i năm nữa thôi sẽ đ|nh giết nhau vì lòng hận thù mù quáng. Ngay trong những ngày xa xưa, khi c|c đất nước mộ đạo hơn tôn xưng người trị vì của họ l{ Đức Giáo hoàng thì ngày nay những người dân cách biệt hẳn với đạo Cơ đốc cũng l{m như thế. Nhân loại hình như bị đ{y đoạ phải làm nhiều việc xấu hơn l{ tốt. Lý tưởng cao quý trên tr|i đất này là tình yêu con người.

Warsaw 23 tháng Bảy năm 1942 Nếu đọc báo hoặc nghe tin tức trên đ{i có thể tưởng mọi việc đang rất trôi chảy, hoà bình là điều chắc chắn, cuộc chiến đang thắng lợi v{ tương lai của d}n Đức tr{n đầy hy vọng. Song tôi không sao tin nổi điều ấy, vì rốt cuộc sự bất công không thể thắng thế, v{ phương c|ch người Đức trị vì c|c đất nước họ chinh phục nhất định sẽ dẫn đến kháng cự, không chóng thì chầy. Tôi chỉ xem xét tình hình ở Ba Lan v{ chưa gặp nhiều người kháng chiến, và nghe kể về họ qúa ít. Nhưng dựa vào những quan sát, những cuộc nói chuyện và thông tin hàng ngày, chúng tôi có thể thấy một bức tranh toàn cảnh. Nếu phương ph|p của chính quyền và

chính phủ đ{n |p d}n địa phương v{ những cuộc tiễu trừ của Gestapo ở đ}y đặc biệt tàn nhẫn, tôi cho rằng tình hình sẽ rất giống ở các nước bị chinh phục khác. Sự sợ h~i v{ kinh ho{ng bao trùm, đ}u đ}u cũng thấy cưỡng đoạt và bắt giam. Dân chúng bị bắt và bắn chết hàng ngày. Sinh mạng con người trở nên không còn ý nghĩa, nói gì đến tự do c| nh}n. Nhưng yêu tự do là bẩm sinh của từng con người, từng dân tộc và không thể đ{n áp lâu dài. Lịch sử dạy chúng ta rằng ách chuyên chế không bao giờ tồn tại lâu dài. Hiện giờ chúng ta phạm tội giết người, day dứt lương t}m vì cuộc tàn sát bất công, khủng khiếp người Do Thái. Sắp tiến hành cuộc huỷ diệt người Do Th|i. Đấy là mục tiêu của chính phủ Đức từ khi bắt đầu xâm chiếm c|c nước phía Tây, có cảnh sát và Gestapo hỗ trợ, nhưng lần này sẽ tiến hành trong một phạm vi rộng lớn và quyết liệt. Chúng tôi nghe được những b|o c|o đ|ng tin cậy từ những nguồn khác nhau rằng ghetto ở Lublin đ~ bị huỷ diệt toàn bộ, người Do Thái bị đưa ra khỏi đấy và bị giết hàng loạt, hoặc bị đưa v{o rừng, một số bị tống giam vào các trại. Dân chúng ở Lietzmannstadt và Kutno kể rằng người Do Thái – cả đ{n ông, đ{n b{ v{ trẻ em – bị đầu độc bằng hơi trong c|c xe hơi ngạt tự động, người chết bị lột hết quần áo, bị ném vào các ngôi mộ tập thể, còn quần áo đưa v{o c|c nh{ m|y dệt để tái chế. Nghe nói những cảnh khủng khiếp vẫn còn đang tiếp diễn ở đấy. Hiện giờ các bản tường trình nói đang quét sạch ghetto Warsaw theo cách tương tự. Có khoảng bôn trăm ng{n người trong ghetto và các tiểu đo{n cảnh sát Ukraina v{ Lithuana được sử dụng thay thế cảnh s|t Đức. Thật khó m{ tin được tất cả những chuyện này, và tôi cố không quá lo lắng về tương lai của đất nước tôi, một ng{y n{o đó sẽ phải trả giá cho những h{nh động gớm ghiếc này, vì tôi không thể tin Hitler muốn làm thế và có những người ra những mệnh lệnh như thế. Nếu điều đó xảy ra, chỉ có một lời giải thích duy nhất: chúng là kẻ bệnh hoạn, không bình thường hoặc điên rồ.

25 tháng Bảy năm 1942 Nếu những gì người ta nói trong thành phố là thật – vì theo những nguồn tin đ|ng tin cậy – thì l{m sĩ quan Đức chẳng vinh hạnh gì, vì không ai có thể chịu nổi những điều đang diễn ra. Nhưng tôi không tin nổi. Nhiều tin đồn nói rằng trong tuần này ba chục ng{n người Do Thái bị đưa khỏi ghetto đi về một miền n{o đó phía Đông. Dù l{ tin bí mật, người ta đều nói họ biết việc sẽ xảy ra: ở đ}u đó gần Lublin, có nhiều ngôi nh{ đ~ x}y xong, có nhiều lò nung nóng bằng điện cao thế,

giống như lò hoả thiêu bằng điện. Những con người bất hạnh bị đẩy vào phòng này và bị thiêu sống. Mỗi ng{y có h{ng ng{n người bị giết theo kiểu ấy, tiết kiệm được mọi thứ, không phải bắn, đ{o hố rồi lại lấp đất chôn họ. Máy chém trong cuộc Cách mạng Pháp không thể so sánh nổi với các biện pháp tàn sát hàng loạt có kỹ năng cao như thế này. Chắc hẳn đ}y l{ sự điên rồ. Không thể như thế được. Tôi cứ băn khoăn vì sao người Do Thái không chịu tự vệ. Song trên thực tế có nhiều người ốm yếu vì đói v{ khổ sở đến mức không thể kháng cự nổi.

Warsaw 13 th|ng T|m năm 1942 Một chủ hiệu Ba Lan bị trục xuất khỏi Posen từ hồi đầu chiến tranh, đang kinh doanh ở Warsaw. Ông ta hay bán cho tôi rau quả và các thứ. Trong thế chiến thứ nhất, ông đ~ chiến đấu như một lính Đức ở mặt trận phía Tây suốt bốn năm. Ông ta cho tôi xem sổ lương của ông. Người đ{n ông n{y thông cảm sâu sắc với người Đức, nhưng ông l{ người Ba Lan, và vẫn sẽ l{ người Ba Lan. Ông thất vọng vì sự tàn bạo khủng khiếp, vì sự hung |c đầy tính thú vật của bọn Đức đang tiến hành trong ghetto. Không thể không băn khoăn tự hỏi nhiều lần rằng sao trong chúng ta lại có nhiều tầng lớp đê tiện đến thế. Hay bọn tội phạm hoặc người mất trí trốn khỏi nh{ tù v{ nh{ thương điên được cử đến đ}y l{m chó săn? Không, một số là nhân vật nổi tiếng trong Nội c|c đ~ chủ trương bảo những người đồng hương ng}y thơ h{nh động như thế. Sự xấu xa và tàn nhẫn ẩn n|u trong tr|i tim con người. Nếu được phép phát triển tự do, chúng sẽ nảy nở th{nh đủ loại gớm ghiếc, kiểu như ý tưởng cần phải t{n s|t người Ba Lan v{ Do Th|i như thế này. Người chủ hiệu Ba Lan mà tôi nhắc tới có nhiều người quen là Do Thái trong ghetto và hay đến đấy thăm. Ông ta kể lại nhiều cảnh tượng không thể hình dung nổi, và hiện giờ ông rất sợ đi đến đấy. Đi xe kéo xuống phố, ông ta thấy một tên Gestapo đang lùa một nhóm người – cả đ{n ông lẫn đ{n b{ – vào một ngưỡng cửa của một ngôi nhà rồi bắn bừa bãi vào họ. Mười người chết và bị thương. Một người thoát chạy, tên Gestapo giơ súng ngắm nhưng hết đạn. Những người bị thương chết dần, không ai giúp họ, những b|c sĩ đ~ bị đưa đi, bị giết chết hoặc đang chờ chết. Một phụ nữ kể với người Ba Lan quen tôi rằng có mấy tên Gestapo vào một nhà hộ sinh Do Thái, túm lấy bọn trẻ sơ sinh bỏ vào bao rồi quẳng lên xe tang. Những tiếng kêu khóc gọi con xé ruột của các bà mẹ không hề làm những kẻ tàn ác mảy may xúc động. Hôm nay hai con thú ấy đi cùng chuyến xe điện với tôi. Chúng cầm roi da trong tay,

trên đường đi đến ghetto. Tôi chỉ muốn đẩy chúng xuống dưới b|nh xe điện. Chúng ta là những kẻ nh|t gan, nghĩ như thế đấy nhưng vẫn để cho mọi việc diễn ra. Chúng ta đ|ng bị trừng phạt, và những đứa con ng}y thơ của chúng ta cũng thế, vì chúng ta đ~ mắc tội thông đồng khi cho phép những tội |c như thế hoành hành.

Sau ng{y 21 th|ng T|m năm 1942 Dối trá là khốn nạn nhất trong c|c điều xấu xa. Mọi thứ hiểm |c đều nảy sinh từ đấy. Vậy m{ chúng ta đ~ v{ đang dối trá, quần chúng đang bị lừa gạt. Không một trang báo nào thóat khỏi sự dối trá, dù viết về chính trị, kinh tế, lịch sử, xã hội v{ văn ho|. Sự thật đang bị sức ép ở khắp nơi. Sự thật bị xuyên tạc, bóp méo và bẻ ngược. Có thể nào cứ như thế này mà thành tốt được? Không, tình hình không thể cứ như thế này mãi mãi, vì sức sống tự nhiên của con người v{ vì th|i độ của những người tự do. Những kẻ dối trá dù có xuyên tạc sự thật sẽ phải bị diệt vong, sức mạnh thống trị của chúng sẽ bị tiêu ma v{ lúc đó, lại có chỗ cho lo{i người được tự do hơn, cao thượng hơn.

Ng{y 1 th|ng Chín năm 1942 Tại sao cuộc chiến này lại phải xảy ra? Vì lòng nh}n đạo phải thể hiện ở chỗ sự vô thần của nó đang bị lợi dụng. Đức Quốc Xã giết hàng triệu người nói l{ để tái lập một trật tự mới. Chúng cấm dân chúng theo tôn giáo, thanh thiếu niên được dạy phải vô thần, Giáo hội bị phản đối và tài sản của nhà thờ bị chiếm đọat. Bất cứ người n{o nghĩ kh|c đi đều bị khủng bố, bản tính tự do của dân tộc Đức đang bị tha hóa và họ biến thành những tên nô lệ luôn khiếp sợ. Họ né tránh sự thật. Họ chẳng đóng vai trò gì trong số phận của dân tộc họ. Lúc này chẳng có điều răn n{o chống lại trộm cắp, giết người, dối tr|, nói gì đến chuyện chống lại lợi ích cá nhân của con người. Sự phủ nhận những điều răn của Chúa dẫn đến sự biểu hiện vô đạo đức của tính tham lam, làm giàu bất chính, hận thù, lừa đảo, dâm loạn, dẫn đến sự cằn cỗi và suy vi của người Đức. Chúa cho phép mọi chuyện này xảy ra, ban cho chúng sức mạnh, để cho nhiều người vô tội bị huỷ diệt, để chứng tỏ cho lo{i người thấy, thiếu Ngài, chúng ta chỉ là những con vật tranh giành nhau, tin rằng chúng ta phải huỷ hoại lẫn nhau. Chúng ta sẽ không nghe theo lời răn thiêng liêng “H~y yêu thương lẫn nhau” . Được lắm, lúc ấy Chúa nói, hãy thử lời răn ngược lại của Quỷ dữ “H~y s|t hại, căm thù nhau!” Chúng ta biết câu chuyện về đại hồng thủy trong kinh th|nh. Vì sao lo{i người ban

đầu lại đi đến kết cuộc buồn thảm như vậy? Vì họ từ bỏ Chúa và phải chết, có tội cũng như vô tội. Họ chỉ có thể đổ lỗi cho bản thân mình vì sự trừng phạt này. Và ngày nay tình trạng cũng y như thế.

Ng{y 6 th|ng Chín năm 1942 Một sĩ quan thuộc đơn vị biệt kích nhận nhiệm vụ làm hàng rào bảo vệ kể với tôi những việc khủng khiếp họ đ~ l{m ở thành phố của Sielce, một trung tâm hành chính. Anh ta bối rối và phẫn nộ đến mức quên bẵng là chúng tôi đang ở trong một đ|m đông, có cả một nhân vật Gestapo cỡ lớn. Một hôm những người Do Thái bị lôi ra khỏi ghetto và bị lôi ra đường phố, đ{n ông, đ{n b{ v{ trẻ con. Một số bị bắn công khai, ngay trước mặt người Đức v{ người Ba Lan. Đ{n b{ quằn quại trong vũng máu giữa trời hè nóng nực, chẳng ai cứu giúp. Trẻ con đi trốn bị lôi ra và ném qua cửa sổ. Sau đó h{ng ng{n người bị dồn đến ga xe lửa, chờ t{u đưa họ đi. Họ chờ ở đó suốt ba ngày, trong cái nóng ghê gớm của mùa hè, không cơm ăn thức uống. Hễ người nào đứng lên là bị bắn ngay lập tức, bắn công khai. Rồi họ bị đưa đi, hai trăm người nhét trong toa chở súc vật chỉ đủ chỗ cho bốn mươi hai người. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra với họ? Không người nào công nhận là mình biết, nhưng không thể bưng bít m~i được. Ngày càng có nhiều người cố trốn thoát, và họ tiết lộ ra những sự thật khủng khiếp ấy. Nơi họ đến là Treblinka, nằm ở phía Đông Ba Lan, thuộc Đức cai trị. C|c toa xe “dỡ h{ng” ở đấy, có rất nhiều người chết. Toàn bộ nơi n{y có tường bao quanh, các toa xe tiến thẳng trước lúc được dỡ xuống. Các xác chết chất đống bên cạnh đường ray. Khi những người khoẻ đến, họ phải dọn hàng núi xác ấy đi, đ{o những cái huyệt mới và phủ đất khi huyệt đ~ đầy. Sau đó họ cũng bị bắn chết. Những chuyến kh|c đưa người đến giải quyết xác họ như họ đ~ từng làm cho những người đi trước. Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em phải cởi hết quần áo, rồi bị dồn vào một căn nh{ lưu động và xả hơi ngạt. Sau đó căn nh{ được di chuyển đến bên một cái hố to, mở một bên th{nh v{ n}ng s{n lên đổ những xác chết vào trong ngôi huyệt tập thể. Tình hình cứ như thế trong một thời gian dài. Những người bất hạnh trên to{n cõi Ba Lan đang bị tập hợp. Một số bị giết ngay tại chỗ vì không đủ chỗ chứa, nhưng vẫn còn có quá nhiều người bị đưa đi. Mùi hôi thối khủng khiếp của xác chết lởn vởn trên toàn vùng Treblinka. Bạn tôi được một người Do Thái bỏ trốn kể lại những sự việc trên. Anh ta cùng với bảy người nữa đ~ trốn thoát và hiện ở Warsaw. Nghe nói có cả một số người đang ở trong thành phố. Anh ta cho bạn tôi xem một đồng 20 zloty lấy được trong túi một

xác chết: anh ta đ~ gói tờ giấy bạc cẩn thận để mùi xác chết h~y còn dính v{o đấy, như một lời nhắc nhở khôn nguôi, phải báo thù cho anh em của mình.

Chủ nhật, 14 th|ng Hai năm 1943 Ngày Chủ nhật, có thể theo đuổi những ý nghĩ riêng tư, quên đi qu}n đội và những đòi hỏi của nó, bao ý nghĩ thường ẩn nấp trong tiềm thức bỗng trỗi dậy. Tôi cảm thấy rất lo cho tương lai. Một lần nữa, nhìn lại giai đọan thời chiến, tôi không thể hiểu nổi tại sao chúng ta lại có thể phạm những tội |c như thế đối với những thường d}n vô phương tự vệ, chống lại người Do Thái? Chỉ có thể có một lời giải thích duy nhất: những kẻ làm việc đó, những kẻ ra lệnh và cho phép xảy ra việc đó, đ~ mất hết cảm giác tử tế và trách nhiệm. Bọn chúng là những người vô thần hoàn toàn, ích kỷ hiển nhiên, những kẻ theo chủ nghĩa vật dục ti tiện. Khi các vụ t{n s|t người Do Thái xảy ra hàng loạt trong mùa hè vừa qua, rất nhiều phụ nữ và trẻ em bị sát hại, tôi đ~ biết chắc rằng chúng ta sẽ bại trận. Bây giờ không phải là thời điểm trong cuộc chiến để có thể bào chữa là cuộc kiếm tìm sự tồn tại tự do và khoảng không gian sống, nó đ~ suy tho|i th{nh cuộc giết chóc hàng loạt, rộng lớn và phi nhân tính, phủ định mọi giá trị văn hóa v{ d}n tộc Đức không bao giờ có thể biện minh nổi, cả đất nước này nhất định sẽ bị kết tội. Cũng không bao giờ có thể bào chữa về sự hành hạ người Ba Lan như bắt bớ, tù đ{y, bắn giết tù nhân chiến tranh v{ đối xử đầy thú tính với họ.

Ng{y 16 th|ng S|u năm 1943 Sáng nay một thanh niên đến gặp tôi. Tôi đ~ gặp bố cậu ta ở Obersig. Cậu ta đang l{m ở một công trường bệnh viện gần đ}y, v{ đ~ tận mắt chứng kiến ba tên Gestapo bắn chết một thường dân. Chúng hỏi giấy người này và khi phát hiện l{ người Do Thái, chúng lôi anh ta vào một ngưỡng cửa và bắn chết. Chúng lột cái áo khoác và mặc anh ta nằm ở đó. Một nhân chứng người Do Thái khác kể lại: - Chúng tôi ở trong một ngôi nhà thuộc ghetto. Chúng tôi bị nhốt dưới hầm suốt bảy ngày. Ngôi nhà bốc ch|y trên đầu chúng tôi, phụ nữ chạy ra ngo{i v{ chúng tôi l{ đ{n ông cũng l{m thế, một số người bị bắn chết. Sau đó chúng tôi bị đưa đến Umschlagplatz trong các toa xe chở súc vật, anh trai tôi đ~ uống thuốc độc, chị dâu tôi và vợ tôi bị đưa đến Treblinka và bị hoả thiêu tại đó. Tôi bị xử đưa đến một trại lao động, tại đó chúng tôi bị đối xử rất khủng khiếp, hầu như chẳng có gì m{ ăn v{ phải làm việc rất cực nhọc – Anh đ~ viết

thư cho bè bạn – Hãy gởi cho tôi thuốc độc. Tôi không thể nào chịu nổi hơn được nữa. Nhiều người đang chết dần chết mòn kiểu này. B{ Jait l{m người hầu cho một cơ quan bí mật trong suốt một năm. B{ thường nhìn thấy những người Do Thái làm việc tại đ}y bị đối xử một cách tàn nhẫn. Họ bị đ|nh đập dã man. Một người bị bắt đứng suốt ng{y trên đống than cốc trong tiết trời giá lạnh v{ không được mặc quần áo ấm. Một nh}n viên trong cơ quan đi ngang qua v{ bắn gục anh ta ngay tại chỗ. Vô số người Do Thái bị giết như thế, bị giết một c|ch điên rồ, chẳng vì lý do gì, thật không hiểu nổi. Hiện giờ chỉ còn lại những t{n dư cuối cùng của d}n Do Th|i trong ghetto đ~ bị huỷ diệt. Một Sturmfuhrer SS khoe khoang cách bắn gục những người Do Thái chạy ra khỏi những ngôi nhà bốc cháy. Cả ghetto đ~ bị ngọn lửa thiêu huỷ hoàn toàn. Những kẻ tàn bạo n{y tưởng chúng ta sẽ thắng trận theo kiểu đó. Nhưng nhất định chúng ta sẽ bại trận với cái kiểu t{n s|t người Do Thái hàng loạt rùng rợn này. Chúng ta phải đeo nỗi nhục này và không thể rửa sạch, đấy là lời nguyền không thể huỷ bỏ. Chúng ta không đ|ng được khoan dung, tất cả chúng ta đều là kẻ có tội. Tôi rất xấu hổ lúc vào thành phố. Bất cứ người Ba Lan n{o cũng có quyền nhổ nước bọt vào chúng tôi. Lính Đức đang bị bắn sẻ hàng ngày. Tình hình mỗi ngày một tệ hơn, v{ chúng ta không có quyền than phiền vì chúng ta không còn xứng với bất kỳ cái gì nữa. Mỗi ngày ở đ}y tôi c{ng cảm thấy tệ hại hơn.

Ngày 6 tháng Bảy năm 1943 Vì sao Chúa lại cho phép một cuộc chiến kinh khủng với những vật hiến tế rùng rợn đến thế này? Hãy nhớ đến những cuộc oanh kích dữ dội, những nỗi kinh hoàng ghê gớm của những người dân vô tội, đến sự đối xử vô nh}n đạo đối với các tù nhân trong trại tập trung, những vụ sát hại h{ng trăm ng{n người Do Thái của Đức. Đấy có phải là lỗi của Chúa không? Tại sao Người không can thiệp? Tại sao Người lại để một chuyện như thế xảy ra? Chúng ta có thể hỏi như vậy, nhưng sẽ không có câu trả lời. Chúng ta sẵn s{ng đổ lỗi cho người khác thay vì nhận về mình. Chúa cho phép tội lỗi xảy ra vì lo{i người tuân theo nó, và lúc này chúng ta cảm thấy gánh nặng tội ác và sự không hoàn hảo của mình. Lúc bọn Nazi nắm quyền, chúng ta đ~ không l{m gì để ngăn chặn chúng lại, chúng ta đ~ phản bội lại lý tưởng của mình. Lý tưởng của cá nhân, tự do dân chủ và tự do tín ngưỡng.

Công nh}n đi cùng bọn Nazi, nhà thờ ủng hộ và quan sát, các tầng lớp trung lưu qu| hèn nh|t không l{m được gì, cả những trí thức h{ng đầu cũng thế. Chúng ta đ~ cho phép thủ tiêu các hội, đ{n |p c|c gi|o ph|i kh|c nhau, không được tự do ngôn luận trên b|o chí v{ đ{i phát thanh. Rồi cuối cùng chúng ta đ~ bị l|i đến cuộc chiến tranh. Chúng ta đ~ bằng lòng để nước Đức tham chiến không có sự đại diện dân chủ, và kiên nhẫn chịu đựng nền dân chủ rởm của những người không nói lên được điều gì cho ra hồn. Lý tưởng bị phản bội mà không hề bị trừng phạt, v{ lúc n{y chúng ta đang chịu mọi hậu quả.

Ng{y 5 th|ng Mười hai năm 1943 Năm ngo|i chúng ta đ~ thấy hết thất bại n{y đến thất bại kh|c. Lúc n{y chúng ta đang chiến đấu trên sông Dnieper. Toàn bộ Ukraine đ~ bị mất. Dẫu cho chúng ta có giữ được chút ít vẫn có trong khu vực đó, chắc chắn rằng không phải là lợi ích kinh tế. Người Nga mạnh đến mức sẽ đuổi hết chúng ta ra khỏi lãnh thổ của họ. Anh đ~ bắt đầu phản công ở Italy và một lần nữa, chúng ta phải bỏ hết vị trí n{y đến vị trí khác. Ở Đức, hết thành phố n{y đến thành phố khác bị phá huỷ. Hiện giờ đến lượt Berlin, từ ng{y 2 th|ng Chín đ~ có nhiều cuộc oanh kích vào Leipzig. Cuộc chiến đảo ngược đ~ ho{n to{n thất bại. Dân chúng nói gì về cuộc chiến mà họ tưởng có thể hy vọng? Chúng ta không có khả năng chiến thắng lấy một nước mà chúng ta đ~ chiếm đóng. C|c nước đồng minh của chúng ta như Bulgaria, Romania v{ Hungary không giúp được gì. Nếu có thể đối phó được với các vấn đề nội bộ là họ đ~ đủ mừng rồi, và họ sẵn s{ng để các lực lượng thù địch tấn công vào biên giới nước họ. Họ không thể làm gì cho chúng ta ngoài viện trợ kinh tế, ví dụ Romania cung cấp dầu lửa. Họ đặc biệt vô dụng trong việc viện trợ quân sự. Vì chính phủ ph|t xít đ~ bị lật đổ ở Ý, nước này chẳng còn gì cho chúng ta ngoài một bãi chiến trường ở ngoài biên giới Đức, nơi lúc n{y vẫn còn đang giao chiến. Sức mạnh ưu việt của kẻ thù chúng ta đang đập tan vũ khí trong tay chúng tay. Bất cứ người nào cố đứng thẳng dậy đều bị gục ngã. Tình hình là thế, làm sao chúng ta có thể nghĩ đến việc xoay chuyển tình thế cuộc chiến trở thành thuận lợi cho chúng ta? Không một người nào ở Đức tin chúng ta sẽ thắng trận, nhưng tho|t khỏi tình trạng này bằng cách nào? Sẽ không có một cuộc cách mạng n{o trong nước vì không có ai có đủ can đảm liều mạng bằng c|ch đương đầu với Gestapo. Mà nếu một nhúm người định thử thì sẽ sử dụng c|i gì? Đa số dân chúng có thể đồng ý với họ, nhưng lại bị trói tay mất rồi. Suốt

mười năm gần đ}y, c| nh}n còn chẳng có dịp biểu lộ ý chí tự do, nói gì đến quảng đại quần chúng. Bọn Gestapo sẽ nổ súng ngay tức khắc. Và chúng ta không thể trông chờ một hành động táo bạo của qu}n đội. Qu}n đội tình nguyện bị đưa đến chỗ chết, và bất kỳ một ý tưởng chống đối n{o cũng có thể gây nên một cuộc thanh trừng lớn. Vì thế chắc chắn là chúng ta sẽ đi đến một kết cục chua xót. Cả dân tộc ta sẽ phải trả giá cho những lầm lỗi và những điều bất hạnh này, cho những tội |c chúng ta đ~ phạm. Nhiều người vô tội đ~ trở thành vật hiến tế trước khi chúng ta có thể xóa sạch tội giết người. Đó l{ một quy luật không thay đổi được trong sự việc nhỏ cũng như lớn.

Ngày 1 tháng Một năm 1944 B|o chí Đức tường thuật một cách phẫn nộ việc người Mỹ tước đoạt và lấy đi c|c t|c phẩm nghệ thuật quý giá ở miền Nam nước Ý. Cái kiểu phản đối kịch liệt tội ác của người khác thật là lố bịch. Cứ l{m như địch thủ không biết gì về các tác phẩm nghệ thuật quý mà chúng ta đ~ chiếm đoạt và mang ra khỏi Ba Lan hay hoặc đ~ ph| huỷ ở Nga. Ngay cả khi đứng trên quan điểm “nước ta đúng hoặc sai” v{ công nhận chúng ta đ~ thản nhiên làm việc đó, h{nh động đạo đức giả không đúng chỗ kia chỉ làm cho chúng ta trở thành nực cười.

Ngày 11 tháng Tám 1944 Fuhrer đ~ ban sắc lệnh phải phá trụi Warsaw đến tận mặt đất. Đ~ sẵn s{ng để bắt đầu. Tất cả c|c đường phố được giải phóng trong cuộc nổi dậy đều bị đốt ch|y. D}n cư phải rời thành phố, được đưa về miền Tây từng đo{n d{i h{ng ng{n người. Nếu tin tức này là xác thực, tôi thấy rõ rằng chúng tôi sẽ mất Warsaw, Ba Lan và bản thân cuộc chiến. Chúng ta đang từ bỏ một địa điểm chúng ta đ~ giữ được trong năm năm trời, giơ nó ra v{ b{y tỏ với toàn thế giới rằng đấy là một khoản bồi thường chiến tranh. Nhiều biện pháp gớm ghiếc đ~ được áp dụng tại đ}y. Chúng ta l{m như chúng ta l{ chủ và sẽ không bao giờ ra đi. Lúc n{y chúng ta không thể không thấy rằng mọi thứ thế là hỏng hết rồi, chúng ta đang ph| huỷ công việc của chúng ta, mọi thứ mà chính quyền dân sự hãnh diện đến thế, vẫn coi sự có mặt tại đ}y l{ nhiệm vụ vĩ đại về văn hóa v{ muốn chứng tỏ sự cần thiết của họ với toàn thế giới. Cách giải quyết của chúng ta ở phương Đông đang ph| sản, chúng ta đang dựng đ{i kỷ niệm cuối cùng cho nó bằng cách phá huỷ Warsaw.

Chương 20 Cầu nối giữa Wladyslaw Szpilman và Wilm Hosenfeld (Wolf Biermann)

Wolf Biermann l{ người viết thơ, c|c ca từ v{ nh{ văn tiểu luận nổi tiếng nhất của Đức. Ông sinh năm 1936 ở Hamburg, là con trai của một gia đình đảng viên đảng cộng sản. Cha ông là một công nh}n trong xưởng đóng t{u Do Th|i v{ l{ chiến sĩ kh|ng chiến, đ~ bị giết hại ở Auschwitz năm 1943. Từ khi còn niên thiếu, Bermann đ~ chuyển đến miền Đông, đi ngược với dòng người di cư sang T}y Đức. Ông hiện đang sống ở Hamburg.

Cuốn sách này không cần đến lời tựa cũng như lời bạt, và thật sự chẳng cần đến bất cứ lời bình luận nào. Song tác giả Wladyslaw Szpilman đ~ yêu cầu tôi chú thích vài lời với độc giả của ông, vì đ~ nửa thế kỷ sau những sự kiện đ~ được mô tả. Ông viết truyện về mình v{ đ~ được in ở Warsaw ngay sau chiến tranh, trong thời khắc nóng bỏng, hoặc nói đúng hơn l{ trong sự xúc động sâu sắc. Có nhiều cuốn s|ch, trong đó người ta ghi lại những hồi ức của họ về Shoah. Phần lớn kể về sự sống sót, song không viết đến những năm năm hoặc các thập kỷ sau các sự kiện họ mô tả. Tôi cho rằng có một vài lý do rất rõ ràng sẽ xuất hiện trong lòng. Bạn đọc lưu ý rằng cuốn s|ch n{y được viết giữa đống tro tàn vẫn còn âm ỉ của thế chiến thứ hai, ngôn ngữ của nó bình tĩnh đến lạ lùng. Wladyslaw Szpilman miêu tả những nỗi đau khổ mới nhất của ông với sự suy xét gần như sầu muộn. Với tôi, dường như ông không trở về với những xúc cảm của mình sau một chuyến đi xuyên suốt nhiều vòng những cảnh địa ngục trần gian, m{ như ông viết về một người khác, một người m{ ông đ~ trở thành sau khi Đức xâm chiếm Ba lan. Cuốn sách của ông xuất bản lần đầu ở Ba Lan năm 1946, dưới tiêu đề của một chương trong s|ch, “Sự kết liễu của một thành phố”. Sau khi ra đời, cuốn s|ch không được tái bản từ hồi ấy, ở Ba Lan cũng như ở nước ngoài. Vì nó chứa đựng nhiều sự thật đau đớn về sự hợp tác của người Nga, Ba Lan, Ukraina, Lithuania, Latvia v{ người Do Thái bại trận với bọn Nazi

của Đức. Ngay ở Israel, người ta không muốn nghe về những sự thật như thế này. Nghe có vẻ kỳ cục nhưng cũng dễ hiểu: đề tài này thật hóc búa với những kẻ quan tâm, kể cả nạn nhân lẫn thủ phạm, dù rõ ràng là vì những lý do tr|i ngược nhau.

Anh đếm những giờ khắc của chúng ta Đếm mãi Anh đếm để làm gì vậy, hãy kể cho tôi biết? Anh đếm và cứ đếm… (Paul Celan) Những đo{n người. Ngày càng nhiều hơn. Tất cả là ba triệu rưỡi người Do Th|i đ~ một thời sống ở Ba Lan, mà chỉ còn hai trăm bốn mươi ng{n người sống sót qua thời Nazi. Chủ nghĩa bài Do Thái phát triển từ l}u, trước khi qu}n Đức xâm chiếm. Có khoảng ba đến bốn trăm ng{n người Ba Lan liều mạng cứu người Do Th|i. Trong mười s|u ng{n người Aryan được ghi nhớ ở Yad Vashem, quảng trường trung tâm kỷ niệm người Do Thái ở Jerusalem, có một phần ba l{ người Ba Lan. Vì sao nó được tính to|n chính x|c đến thế? Vì ai cũng biết chủ nghĩa b{i Do Th|i khủng khiếp trong “người Ba Lan”, nhưng ít người biết rằng cũng trong thời gian đó, chưa một dân tộc nào che giấu người Do Thái thoát khỏi ách Nazi nhiều đến thế. Nếu bạn che giấu một người Do Thái ở Pháp, hình phạt chỉ l{ đi tù hoặc trại tập trung, ở Đức là mạng sống của bạn, còn ở Ba Lan là mạng sống của cả gia đình bạn. Một điều làm tôi sửng sốt: những ghi nhận đầy xúc động của Szpilman dường như không có sự khao khát trả thù. Đ~ có lần chúng tôi nói chuyện ở Warsaw, ông là nghệ sĩ dương cầm lưu diễn vòng quanh thế giới và lúc này ông ngồi mệt mỏi, bên c}y đại dương cầm cũ của ông đang cần lên dây. Ông có một nhận xét như trẻ thơ, nửa mỉa mai, nhưng một nửa lại hết sức chân thành: - Hồi trẻ tôi đ~ học nhạc hai năm ở Berlin. Tôi chỉ không hiểu tại sao người Đức lại…họ là những người thưởng thức âm nhạc tuyệt vời đến thế kia mà! Cuốn sách này vẽ nên một bức tranh sinh hoạt của ghetto Warsaw trên nền vải rộng. Wladyslaw Szpilman miêu tả nó theo kiểu làm cho chúng ta hiểu sâu sắc thứ vẫn còn hoài nghi: các nhà giam, ghetto và trại tập trung, với các ngôi nhà gỗ, th|p canh v{ phòng hơi ngạt, không có ý định tả một nhân vật cao thượng. Sự thèm khát không tô vẽ ánh huy hoàng

của nội t}m. Nó được nói thẳng thừng: tên vô lại vẫn là tên vô lại sau hàng rào thép gai. Nhưng kiểu tiếp cận như thế không phải khi n{o cũng thích hợp. Trong ghetto hoặc trong trại tập trung, khi n{o cũng có những tên lừa đảo bậc thấp, và những thằng đểu n{o đó được công nhận đ~ cư xử dũng cảm hơn v{ có ích hơn nhiều người được ăn học tử tế, được kính trọng thuộc tầng lớp thượng lưu. Nhiều lần Wladyslaw Szpilman miêu tả Shoah bằng lối văn xuôi giản dị, cô đọng như một b{i thơ. Tôi nghĩ đến quang cảnh ở Urmschlagplatz, lúc Szpilman bị đọa đ{y đến tàn tạ, bị chọn đưa đến một tương lai bất định m{ ai cũng cho l{ một cái chết chắc chắn. Tác giả, cha mẹ và các anh chị của ông chia nhau một cái kẹo caramel cắt làm sáu, bữa cuối cùng họ ăn với nhau. Tôi nhớ lại sự sốt ruột của viên nha sĩ lúc họ đợi đo{n t{u tử thần: - Thật nhục nhã cho tất cả chúng ta! Chúng ta để họ đưa chúng ta đến chỗ chết như lùa một đ{n cừu đến lò mổ! Nếu chúng ta, nửa triệu người chúng ta tấn công bọn Đức, chúng ta có thể phá vỡ ghetto, hoặc ít ra cũng chết một cách vinh dự, chứ không phải là một vết nhơ trên bộ mặt lịch sử! Và phản ứng của ông bố Szpilman: - N{y, chúng ta đ}u phải là anh hùng! Chúng ta là những người ho{n to{n bình thường, chính vì thế chúng ta thích liều hy vọng v{o mười phần trăm cơ may được sống hơn. Đúng như trong một bi kịch thật sự, cả ông bố Szpilman lẫn viên nha sĩ đều đúng. Người Do Th|i đ~ tranh c~i c}u hỏi không trả lời được này về việc kháng chiến hàng ngàn lần, hết lần n{y đến lần khác, và họ sẽ tiếp tục l{m như thế trong các thế hệ sau. Một suy xét thực tế đến với tôi: làm sao mà tất cả những người này, tất cả đều l{ thường dân, cả ông già, bà cả và trẻ con, bị Chúa và cuộc đời ruồng bỏ, làm sao những con người đói kh|t, ốm yếu này có thể tự vệ chống lại bộ máy huỷ diệt hoàn hảo kia? Kháng cự l{ điều không thể, nhưng dù sao cũng có cuộc kháng chiến của người Do Thái. Cuộc chiến đấu có vũ trang trong ghetto Warsaw v{ h{ng ng{n h{nh động dũng cảm của du kích Do Thái chứng tỏ đ}y l{ cuộc nổi dậy rất có tiềm năng. Có những cuộc nổi dậy ở Sobibór, ngay cả ở Treblinka. Tôi nghĩ đến Lydia Vago và Sarah Ehrenhalt ở Isarel, sống như nô lệ trong Liên hiệp các nhà máy quân trang quân dụng ở Auschwitz, nơi khởi xướng một trong những lò thiêu người. Câu chuyện của Wladyslaw Szpilman chứng tỏ ông đóng một vai trò trực tiếp trong cuộc kháng chiến dũng cảm. Ông ở trong số những người h{ng ng{y đi lao động ở khu Aryan của

thành phố, đ~ lén đưa không chỉ bánh mì, khoai tây mà cả đạn dược về ghetto. Ông chỉ nhắc sơ qua h{nh động dũng cảm ấy một cách khiêm tốn. Phụ lục xuất bản lần đầu tiên là nhật ký của Wilm Hosenfeld, viên sĩ quan Đức mà nếu không có ông ta thì Szpilman l{ người Do Thái Ba Lan hầu như sẽ không sống sót nổi. Hosenfeld là giáo viên, trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất đ~ l{ trung uý, có lẽ vì thế bị coi là quá già không thích hợp ra chiến tuyến từ đầu thế chiến thứ hai. Chắc đấy là lý do vì sao ông lại l{ sĩ quan phụ trách các dụng cụ thể thao ở Warsaw để binh lính Đức ở Ba Lan có thể giữ được thể lực cường tráng bằng những cuộc thi đấu v{ điền kinh. Đại uý Hosenfeld đ~ bị qu}n đội Xô viết cầm tù trong những ngày sau cuộc chiến, và chết sau bảy năm bị giam giữ. Ngay từ đầu của câu chuyện kể lan man của Szpilman, một trong những cảnh s|t căm thù Do Th|i đ~ cứu ông. Cuối chuyện, sĩ quan Hosenfeld đ~ tìm thấy nhà nghệ sĩ dương cầm dở sống dở chết trong thành phố Warsaw đổ n|t, lúc n{y đ~ vắng hết d}n cư, v{ đ~ không giết ông. Thậm chí Hosenfeld còn mang đồ ăn, chăn lông vịt v{ |o khóac đến nơi }n n|u của người Do Thái. Giống như một chuyện hoang đường n{o đó của Hollywood, nhưng lại làsự thực: một người thuộc chủng tộc bá chủ đầy lòng căm hờn đóng vai thiên thần hộ mệnh trong câu chuyện khủng khiếp n{y. Vì rõ r{ng nước Đức của Hitler nhất định sẽ thua trận, người lẩn trốn đ~ lo xa dặn người giúp đỡ nặc danh của mình một mẩu thông tin hữu ích “Nếu có chuyện gì xảy ra với anh, nếu tôi có thể giúp được anh bằng c|ch n{o đấy, hãy nhớ lấy tên tôi, tôi l{ Szpilman, đ{i ph|t thanh Ba Lan”. Qua Szpilman, tôi biết ông bắt đầu tìm kiếm người cứu mình từ những năm 1945 nhưng không có kết quả. Khi ông đến nơi người bạn nghệ sĩ vĩ cầm đ~ gặp người đó, trại tù binh đ~ chuyển đi rồi. Cuối cùng Hosenfeld chết như một tù binh chiến tranh ở Stalingrad, một năm trước khi Stalin qua đời. Trong thời gian bị giam giữ, ông đ~ bị mấy cơn đột quỵ não. Cuối cùng ông rơi v{o t}m trí ho{n to{n ngẩn ngơ, như một đứa trẻ bị đ|nh m{ không hiểu c|c ngón đòn. Ông chết vì tinh thần hoàn toàn suy sụp. Hosenfeld đ~ tìm c|ch gởi được cuốn nhật ký của ông về Đức. Ngôi nhà cuối cùng mà ông rời khỏi ở Whitsun năm 1944, có một bức ảnh hấp dẫn của một viên sĩ quan từ cuộc chiến bẩn thỉu ấy trở về nhà, ông mặc bộ quân phục màu trắng, vợ và những đứa con yêu quý vây chung quanh. Trông giống như một cảnh thanh bình vĩnh viễn ở điền viên. Gia đình Hosenfeld đ~ giữ gìn hai cuốn nhật ký ghi d{y đặc của ông. Đoạn cuối cùng đề ngày 11 tháng