So sánh lao động và thể thao năm 2024

Người lao động cần biết sự khác nhau giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động để thực hiện đúng và bảo đảm quyền, lợi ích cho bản thân mình

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các điều kiện lao động mà hai bên đạt được thông qua thương lương tập thể.

- Thỏa ước lao động tập thể bao gồm:

  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
  • Thỏa ước lao động tập thể ngành

- Hình thức thỏa ước lao động tập thể khác.

Tuy là văn bản thỏa thuận giữa các bên thế nhưng nội dung thỏa thuận không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động (NLĐ) so với quy định của pháp luật.

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động.

Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện để người lao động, bằng sự thương lượng, mặc cả, thông qua sức mạnh của cả tập thể với người sử dụng lao động để có thể hưởng những lợi ích cao hơn so với sự quy định trong pháp luật.

Phân biệt thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Thỏa ước lao động tập thể

Hợp đồng lao động

Khái niệm

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Phân loại

- Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp.

- Thoả ước lao động tập thể ngành.

- Thỏa ước lao động tập thể khác.

- Hợp đồng lao động có thời hạn.

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

- Hợp đồng thời vụ.

Chủ thể tham gia ký kết

- Đại diện tập thể NLĐ.

- NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ.

- Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của cá nhân trong trường hợp NLĐ từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi.

- NSDLĐ.

Hình thức

- Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được lập thành 5 bản

- Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành được lập thành 4 bản

Thỏa thuận bằng văn bản được lập thành 2 bản

Hiệu lực hợp đồng

Ngày có hiệu lực được ghi rõ trong thỏa ước; trường hợp thỏa ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên giao kết

Thời hạn

Thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước dưới 1 năm

Các tổ chức, doanh nghiệp đã đưa chạy bộ trực tuyến thành hoạt động phong trào thường niên. Phong trào chạy bộ đã hình thành nên thói quen tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe trong cộng đồng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về việc rèn luyện sức khỏe, cải thiện và phát triển thể chất cho nhân dân.

Định hướng của Đảng, Bác Hồ về phát triển phong trào tập thể dục cho cán bộ và nhân dân

Từ xa xưa, người dân đất Việt đã rất coi trọng các môn thể thao. Với người Việt xưa, các môn thể thao truyền thống là hoạt động không thể thiếu trong những dịp lễ hội cũng như trong cuộc sống lao động sản xuất thường ngày, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay.

Các hoạt động thể thao truyền thống thường được tổ chức trong các dịp lễ, Tết, không chỉ giúp rèn luyện, nâng cao sức khỏe, thể chất mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy tinh thần gắn kết cộng đồng, làm phong phú đời sống văn hoá của nhân dân.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập thể dục, rèn luyện sức khỏe toàn dân, tiếp thu, giữ gìn và phát triển những nét văn hóa truyền thống đặc sắc đó, ngay từ khi giành được độc lập, tự do, Đảng, Nhà nước, Bác Hồ đã chú trọng đến hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe cho nhân dân. Là người lãnh đạo Đảng và cách mạng, dù vô cùng bận rộn việc nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất chú trọng tới việc tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cho bản thân, quan tâm tới phong trào thể dục thể thao cũng như việc giữ gìn sức khỏe cho nhân dân.

Để chỉ ra tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe và kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục, thể thao, trong bài viết “Sức khoẻ và thể dục” dưới phụ đề “Hồ Chủ tịch kêu gọi đồng bào toàn quốc tập thể dục”, đăng trên Báo Cứu Quốc số 199, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Giữ gìn dân chủ, gây dựng nước nhà, xây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được...”

Người cũng kêu gọi, khởi xướng tinh thần thể dục thể thao đối với toàn thể nhân dân bằng lời căn dặn: “Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về việc tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe. Trong suốt quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, dù trong hoàn cảnh lao tù hay khi ở vùng chiến khu chỉ đạo cách mạng, Bác luôn chủ động và vận động anh em cán bộ cùng tập luyện thể dục, thể thao.

Nhìn lại những thước phim tư liệu lịch sử quý giá về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau được xem lại những hình ảnh Bác cùng cán bộ luyện võ, đi bơi, tập Thái cực quyền... để thấy được tinh thần tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có thể nói, quan điểm của Bác về tập luyện thể thao đã có từ rất sớm và xuất phát từ cơ sở khoa học xác đáng về vai trò của sức khỏe, thể chất đối với sự phát triển xã hội. Người chỉ ra rằng: "Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.

Theo Bác, có sức khỏe không chỉ đơn giản là một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật mà cao hơn nữa đó là biểu hiện cụ thể của chất lượng cuộc sống, hiệu quả đóng góp của cuộc sống cá nhân đối với sự phát triển chung của toàn xã hội.

Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm

Bác Hồ từng nói: Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm lo đến đời sống sức khỏe của Nhân dân.Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Trong bài viết đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 27/3/1946, ở Lời kêu gọi Toàn dân tập thể dục, Bác đã phân tích và đưa ra những lời khuyên rất cụ thể về lợi ích của tập thể dục. Theo Người, giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Đảng ta cũng luôn quan tâm, chú trọng đề ra các định hướng về việc chăm lo sức khỏe toàn dân; trong đó, có việc vận động toàn dân tập thể dục, nâng cao sức mạnh thể chất. Chủ trương đó của Đảng được thể hiện rõ trong văn kiện các kì đại hội, gần đây nhất Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân gia đình, xã hội và Tổ quốc”.

Đảng ta xác định, đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển, mang lại lợi ích chung và lâu dài cho toàn xã hội. Xuất phát từ chủ trương của Đảng trong đại hội lần thứ XIII, cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" đã được đưa vào nghị quyết của các cấp ủy đảng, kế hoạch của các cấp chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" giai đoạn năm 2010-2020 và triển khai cuộc vận động giai đoạn năm 2021-2030, hoạt động thể dục thể thao được tổ chức dưới nhiều hình thức, phù hợp điều kiện từng nơi, từng địa phương, thu hút đông người tham gia và trở thành nhu cầu của đông đảo nhân dân ở các lứa tuổi.

Cuộc vận động cũng được lồng ghép hiệu quả với các cuộc vận động và phong trào như: "Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" hoặc lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cùng đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 và các chương trình, đề án của Chính phủ về chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", phong trào thể dục thể thao quần chúng trên toàn quốc những năm qua có nhiều đột phá, có sức lan tỏa rộng trong các tầng lớp nhân dân, từ nông thôn, thành thị đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

Theo thống kê năm 2022 của ngành thể thao, các hoạt động thi đấu thể dục thể thao trong những năm gần đây ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo nhân dân tham gia với số lượng người tập luyện thường xuyên ước đạt 33,5%; số gia đình tập luyện thể dục thể thao ước đạt 24,6% và số câu lạc bộ thể dục thể thao đạt mức 57.218 câu lạc bộ.

Rèn luyện sức khỏe đã dần trở thành một phong trào quần chúng, sâu rộng và đem lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với đông đảo quần chúng lao động.

Chạy bộ trực tuyến phát triển văn hoá doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho cộng đồng

Trong số các môn thể thao được khuyến khích tập luyện thì chạy bộ là môn thể thao không khó chinh phục và phù hợp với nhiều lứa tuổi, tập luyện đơn giản. Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh từ người già, thanh niên, phụ nữ đến những em nhỏ tham gia chạy bộ tại các công viên, vỉa hè dọc các tuyến đường hay trong đường nội khu tại các khu dân cư, chung cư vào mỗi sáng sớm, chiều tối.

Các chuyên gia y tế cho biết, khi tập chạy bộ thường xuyên, có kế hoạch, sức khỏe của người chạy sẽ được cải thiện đáng kể, giải tỏa căng thẳng, giảm stress, giúp não bộ trẻ lâu hơn, tăng thể tích mô não, cải thiện trí nhớ, hạn chế được một số bệnh lý về tim mạch, chống béo phì và các bệnh về chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu…

Phát triển và duy trì phong trào chạy bộ là một trong những hình thức để khuyến khích phong trào thể dục thể thao được lan rộng trong cộng đồng. Đây chính là một hình thức đẩy mạnh, vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo đúng tinh thần, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong việc chăm lo sức khỏe thể chất toàn diện cho nhân dân ta.

Chạy bộ những năm gần đây đã trở thành môn thể thao toàn dân vì nhiều yếu tố như tính đơn giản, dễ tham gia thực hiện do tính linh hoạt về thời gian, địa điểm, hình thức, dễ thực hiện, có thể thu hút, vận động được nhiều người cùng một lúc. Đặc biệt, khi phong trào chạy bộ cộng đồng được gắn với các hoạt động thiện nguyện càng làm cho tính lan tỏa của phong trào thể thao này thêm mạnh mẽ và rộng khắp.

Gần đây, chạy bộ ghi nhận thành tích trực tuyến, một hình thức mới của chạy bộ đã được phát triển và phổ biến. Phong trào này nở rộ sau quãng thời gian một số dịch bệnh diễn ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Chạy bộ trực tuyến ứng dụng công nghệ vào thể thao, sử dụng nền tảng website hoặc ứng dụng di động để ghi nhận các hoạt động chạy bộ của người chạy; lập kế hoạch chạy bộ theo tuần, tháng; tham gia các giải chạy trực tuyến; tham gia vào các đội, các cộng đồng chạy bộ để trao đổi, chia sẻ về sở thích, kinh nghiệm chạy bộ.

Đối với người tham gia, chạy bộ trực tuyến dễ theo dõi, có thể tập luyện ở bất cứ đâu, luyện tập có kế hoạch hơn và đặc biệt tạo ra nhiều hướng thú khi tham gia vào các giải chạy trực tuyến với nhiều hoạt động bên lề để gia tăng thành tích đóng góp cho các hoạt động vì cộng đồng, đồng thời nhận thêm nhiều quà tặng cũng như giải thưởng từ chương trình.

Ở góc độ doanh nghiệp, chạy bộ trực tuyến còn là cách để kết nối, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nhiều công ty, ngân hàng lớn như BIDV, Agribank, VietinBank, VNG, Sacombank, EVN… đã đưa phong trào chạy bộ trực tuyến trở thành một hoạt động phong trào thường niên, giúp gắn kết cán bộ công nhân viên, đối tác, công chúng khách hàng cùng chung tay thực hiện các chương trình hướng đến cộng đồng từ chính các giải chạy trong và ngoài doanh nghiệp.

Trong những năm vừa qua, Ngân hàng BIDV được xem là một đơn vị tiên phong trong việc tổ chức các giải chạy trực tuyến vì cộng đồng, thu hút số lượng lớn vận động viên tham gia hàng năm. Bắt đầu từ năm 2019, BIDV tổ chức Giải chạy “Tết ấm cho người nghèo” với hình thức quy đổi thành tích chạy của các vận động viên tham gia tương ứng với số tiền BIDV thực hiện tặng quà tết cho đồng bào nghèo khắp cả nước dịp Tết Nguyên đán xuân Mậu Tuất với hơn 35.000 vận động viên tham gia.

Từ đó đến nay, BIDV đã tổ chức thường niên 2 giải chạy trực tuyến là Giải chạy “BIDV Run - Cho cuộc sống Xanh” (được tổ chức vào tháng 4 nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập BIDV); Giải chạy “Tết ấm cho người nghèo” (được tổ chức vào tháng 11 nhằm hưởng ứng Tháng vì người nghèo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) để quy đổi thành tích chạy của người tham gia thành các suất quà Tết gửi tặng người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán.

So sánh lao động và thể thao năm 2024

BIDV tặng quà Tết cho đồng bào nghèo từ kết quả giải chạy bộ trực tuyến “BIDV Run - Cho cuộc sống xanh”.

Qua 5 năm triển khai giải chạy trực tuyến, các giải chạy do BIDV tổ chức luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người tham gia, số vận động viên năm sau tham gia nhiều hơn năm trước. Đến nay, đã có 269.585 lượt vận động viên tham gia, ghi nhận 15,8 triệu km chạy và quy đổi 59,8 tỷ đồng.

Nhìn vào con số lượt vận động viên tham gia cũng như thành tích chạy và số tiền đóng góp quy đổi cho hoạt động từ thiện an sinh xã hội, lấy phép so sánh số kilomet thành tích chạy tương đương gấp 1240 lần vòng trái đất (một vòng trái đất là 12.742km) cho thấy, sức mạnh của môn thể thao cộng đồng đã gắn kết cộng đồng nhân dân, có khả năng rèn luyện sức khỏe của người dân Việt Nam.

Từ kết quả của việc vận động người dân tham gia vào một hoạt động thể thao phong trào, hình thành nên thói quen tập luyện thể thao, rèn luyện thể chất, Ngân hàng BIDV đã triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội ý nghĩa.

Giải chạy “BIDV Run - Cho cuộc Sống Xanh” vận động công chúng, khách hàng tham gia đóng góp thành tích quy đổi thành số tiền BIDV thực hiện Chương trình An sinh xã hội BIDV Xanh, hướng tới phát triển bền vững bằng loạt chương trình hữu ích với nhân dân và môi trường, bao gồm: Trồng 1 triệu cây xanh; xây dựng nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ cho người dân ở các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng do thiên tai bão lũ; tặng bồn chứa nước, máy lọc trong Chương trình “Nước ngọt cho cuộc sống Xanh” cho người dân trữ nước ngọt để vượt qua ảnh hưởng tiêu cực do thiên tai hạn mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khi phát động phong trào chạy bộ vì cộng đồng Cho cuộc sống Xanh đến nay, Ngân hàng BIDV đã đóng góp được hơn 330.000 cây xanh cho các địa phương trong cả nước. Có 13 ngôi nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ đã được BIDV tài trợ xây dựng cho 6 tỉnh khu vực miền Trung, nơi thường xuyên chịu tác động tiêu cực của thiên tai bão lũ như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Công trình đã phát huy hiệu quả công năng của một công trình cộng đồng: là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa thể thao gắn kết người dân trong điều kiện bình thường, đồng thời là nơi tránh trú, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa lũ.

Bên cạnh đó, 13.600 bồn chứa nước ngọt trong Chương trình “Nước ngọt cho cuộc sống Xanh” cũng được BIDV tặng cho người dân nghèo ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giúp người dân có đủ nước ngọt sinh hoạt trong mùa khô hạn, mặn.

So sánh lao động và thể thao năm 2024

BIDV trồng cây xanh tại Nghệ An từ kết quả giải chạy bộ trực tuyến “BIDV Run - Cho cuộc sống xanh”.

Cùng với các chương trình BIDV Xanh, BIDV cũng đã vận động khách hàng công chúng tham gia đóng góp công sức để BIDV thực hiện tặng gần 300.000 phần quà tết cho đồng bào nghèo trong cả nước đón tết thêm đầm ấm, đủ đầy thông qua Giải chạy BIDV - Tết ấm cho người nghèo.

Như thế, từ một giải chạy nội bộ của ngân hàng BIDV đã phát triển thành một phong trào thể thao cộng đồng, hình thành nên thói quen tập thể dục cho người dân. Tinh thần luyện tập thể thao được lan tỏa đến người dân và quan trọng hơn là công chúng ý thức được sự cần thiết của việc rèn luyện sức khỏe cá nhân, tham gia vào một phong trào thể thao gắn kết, đóng góp tâm sức cho các hoạt động thiện nguyện. Tinh thần thể thao và ý nghĩa nhân văn của giải chạy thể thao cộng đồng BIDV Run đã được lan tỏa và truyền cảm hứng.

Phong trào chạy bộ trực tuyến ngày càng được lan rộng với số lượng các giải chạy diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt kể từ sau khi một số dịch bệnh như Covid-19 xuất hiện, người dân đã quan tâm đến việc rèn luyện sức khỏe nhiều hơn, tìm kiếm các cách thức thông minh để tập luyện thể thao. Chạy bộ trực tuyến đã thay đổi cá nhân người tham gia theo hướng tích cực hơn trong việc rèn luyện sức khỏe, góp phần phát triển văn hoá doanh nghiệp và lan toả những thông điệp, hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng.