So sánh kịch và văn tự sự năm 2024

NHÂN VẬT KỊCH VÀ NGÔN NGỮ KỊCH.

I, Nhân vật kịch

-Hạn chế về thời gian, không gian nên cốt truyện trong kịch cần tập trung số

lượng nhân vật không được quá nhiều.

-Nhân vật không được khắc họa với nhiều khía cạnh tỉ mỉ, không có tính cách quá

phức tạp, tính cách nhân vật trong kịch phải thật nổi bật, nhân vật kịch chủ yếu là

nhân vật loại hình.

-Hegel “Các nhân vật kịch phần đông đều đơn giản về mặt bên trong hơn so với các

hình tượng tự sự”.

-Trong những vở kịch ưu tú,tính cách các nhân vật thường đối sánh nhau.

VD: Trong Ôtenlô của Sếchxpia, tính cách các nhân vật phân biệt nhau đến mức có thể

lấy màu sắc hình dung (Ôtenlô: đen pha đỏ dữ dội, quyết liệt, Đexđêmôna: màu trắng,

trong sáng, ngây thơ,....). Trong bảng phân màu đó, tính cách mỗi nhân vật càng thêm nổi

bật diễn viên trên sân khấu có cơ sở trình diễn cử chỉ, hành động thích hợp nhằm gây

ấn tượng với khán giả.

-Tính cách nổi bật, xác định không có nghĩa là một chiều, đơn giản. Xung quanh

tính cách nổi bật còn có những nét tính cách khác, vừa liên đới, vừa biến thái

làm cho gương mặt nhân vật thêm sinh động và đa dạng hơn.

VD: Ôtenlo, ngoài sự quyết liệt còn có sự thắm thiết xen lẫn ghen tuông của một gã tình

nhân, lòng mặc cảm của một người da màu,...

-Nhân vật trong kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm( Do đặc

trưng của sự chiếm lĩnh nghệ thuật với hiện thực của kịch là hướng về xung đột).

- Đứng trước xung đột, con người có sự đấu tranh nội tâm để dẫn đến hành động.

Cần phải dựa vào một loạt các yếu tố khác như lập trường quan điểm, phương

pháp tư tưởng, lí trí, tình cảm,..... Khi xung đột xảy ra, buộc phải tỏ thái độ và

hành động thì con người phải cân nhắc giữa các mặt đó,....

-Những nhân vật như Ôtenđô, Hamlét,... cùng các nhân vật chèo như Xúy Vân, Thị

Kính,... đều là những nhân vật chứa đầy sóng gió bên trong.

-Tồn tại hay không trở thành” là câu thoại mở đầu của một câu thoại trong cảnh tu

viện trong tác phẩm “Hamlet, Hoàng tử Đan Mạch” của Shakespeare. Một Hamlet

u sầu đang suy tính về cái chết và tự sát trong khi chờ đợi người yêu Ophelia.

-Anh ta than vãn về những thử thách của cuộc sống nhưng lại nghĩ rằng giải pháp

thay thế — cái chết — có thể tồi tệ hơn. Bài phát biểu khám phá suy nghĩ bối rối

của Hamlet khi anh ta cân nhắc việc giết chú Claudius của mình, người đã giết cha

của Hamlet và sau đó kết hôn với mẹ anh ta để trở thành vua thay thế anh

Văn học đương đại là vườn hoa đa sắc. Một loạt cây bút trẻ đã và đang nỗ lực sáng tạo không ngừng để tỏa sắc, khoe hương trên mảnh đất màu mỡ văn chương. Thế hệ nhà văn 8X như Nguyễn Thị Kim Hòa, Hoàng Công Danh, Lê Vũ Trường Giang, Nguyễn Thiên Ngân, Bùi Tiểu Quyên, Đinh Phương… đang hăm hở khẳng định tên tuổi bằng tất cả năng lượng của mình. Và không thể không nhắc đến Văn Thành Lê, gương mặt tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả thời công nghệ số.

Văn xuôi Văn Thành Lê hấp dẫn người đọc nhờ cách tổ chức, sắp xếp cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu riêng dù viết về những vấn đề chưa hẳn đã mới. Nhà văn luôn chú trọng kĩ thuật viết mang hơi thở hậu hiện đại để tạo nên thế giới nghệ thuật riêng bằng cái nhìn trực diện và những trải nghiệm của chính mình về cuộc sống. Những bài báo viết về nhà văn 8X khá nhiều nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về văn xuôi Văn Thanh Lê từ góc nhìn tự sự học.

Chính vì những điều đó, tác giả Tăng Thị Hương đã thực hiện luận văn: “Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học” vào năm 2022 với mục tiêu mong muốn khảo sát, tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn tự sự học để tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn xuôi Văn Thành Lê. Từ đó, luận văn có cơ sở để đánh giá về phong cách sáng tác cũng như vai trò của nhà văn trong dòng chảy văn học đương đại.

Để triển khai đề tài Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học, tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau: . Vận dụng lý thuyết tự sự học; Phương pháp loại hình; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp thống kê; Vận dụng lý thuyết thi pháp học

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khái lược về tự sự học và hành trình sáng tác của Văn Thành Lê, tác giả đã giới thuyết khái niệm và trình bày diễn trình cùng những tiêu điểm nghiên cứu của tự sự học. Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu khái quát về hành trình sáng tác của Văn Thành Lê - gương mặt 8X có sức viết dồi dào ở khu vực phía Nam. Từ một người trẻ đam mê văn chương với tập truyện đầu tay Hình như là tình yêu, Văn Thành Lê đã trưởng thành hơn, dần “định vị” được mình trong trang viết thấm đẫm chất nghịch dị Không biết đâu mà lần. Mỗi trang viết là những trải nghiệm, vốn sống đầy ắp của nhà văn trẻ trước những vấn đề ngổn ngang của guồng quay đương đại. Để rồi, khi những trang viết đậm chất đời để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả, nhà văn trẻ nhận ra “tạng” viết phù hợp, đưa ra quan niệm văn chương để “định vị” mình trên văn đàn. Từ đó, chúng tôi có nền tảng vững chắc để triển khai và phân tích các kiểu cốt truyện và nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Văn Thành Lê.

Trong phần cốt truyện và kết cấu tự sự trong văn xuôi Văn Thành Lê cho thấy, nghiên cứu văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học, tác giả nhận thấy nhà văn 8X sử dụng linh hoạt, đa dạng các kiểu cốt truyện để phục vụ dụng ý nghệ thuật của mình. Sử dụng những kiểu cốt truyện truyền thống như cốt truyện tuyến tính hay những kiểu cốt truyện hiện đại xuất hiện đầu thế kỉ XX: cốt truyện gấp khúc, cốt truyện tâm lí và cốt truyện kịch hoá, tác giả vẫn để lại những dấu ấn riêng khó trộn lẫn. Cốt truyện tuyến tính được sử dụng tạo nên những câu chuyện liền mạch, tự nhiên để người viết trải lòng về cuộc sống đã qua đầy ắp tình người và kỉ niệm. Trong khi đó, cốt truyện gấp khúc giúp nhà văn trẻ phơi trải cuộc sống đương đại ngổn ngang những chiều kích. Còn cốt truyện tâm lí gửi gắm nỗi hoang mang của con người trong vòng xoay của cuộc sống kim tiền. Cốt truyện kịch hoá lại mở ra những “tấn trò đời” cười ra nước mắt.

Bên cạnh đó, đi sâu khám phá kết cấu phong phú trong những trang viết của nhà văn 8X, tác giả nhận thấy dấu ấn hậu hiện đại rõ nét. Bên cạnh kết cấu song hành, kết cấu tương phản đối lập, Văn Thành Lê còn sử dụng dày đặc kết cấu phân mảnh, lắp ghép của điện ảnh dẫn dắt người đọc vào trò chơi kết cấu. Từ đó, nhà văn “nội soi” hiện thực với nhiều góc khuất, những chiều kích ngổn ngang của xã hội hiện đại. Tất cả những điều trên cho thấy, cách tổ chức cốt truyện và kết cấu đa dạng, phong phú trong văn xuôi Văn Thành Lê là minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực sáng tạo, khát khao định vị phong cách, khẳng định tài năng của bản thân trong dòng chảy văn chương đương đại.

Ở phần ngôn ngữ và giọng điệu tự sự trong văn xuôi Văn Thành Lê, khám phá văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học, tác giả nhận thấy nhà văn trẻ đã nỗ lực cách tân ngôn ngữ và tạo nên chất giọng riêng khó trộn lẫn. Ở chương này, chúng tôi đã trình bày nét đặc sắc về ngôn ngữ tự sự trong những trang viết đậm chất đời của nhà văn 8X. Lựa chọn lối viết hiện thực, phơi trải những gì vốn có của cuộc sống đương đại, nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ thông tục mang hơi thở cuộc sống. Những lớp từ ngữ đời thường, thành ngữ, tục ngữ, tiếng lóng, lớp từ mới được sử dụng với mật độ dày đặc tạo ấn tượng về một thế giới xô bồ, hỗn tạp, nhốn nháo đương đại. Mang tâm thức hậu hiện đại, trang viết Văn Thành Lê còn sử dụng ngôn ngữ “nhại” để đả kích, châm biếm những mặt trái, góc tối của xã hội với những con người tha hoá, biến chất. Cùng với đó là ngôn ngữ phì đại, bành trướng cái biểu đạt, lối viết như kiểu “lắm lời ngộ chữ” để tạo ấn tượng về thế giới hỗn độn, nguỵ tạo. Ngôn ngữ hoà kết tả và kể cũng được nhà văn sử dụng hiệu quả để tái hiện nhịp sống đương đại.

Có thể thấy, ngôn ngữ và giọng điệu tự sự trong văn xuôi Văn Thành Lê cũng rất đa dạng, phong phú. Với cảm quan hậu hiện đại, nhà văn trẻ sử dụng giọng điệu giễu nhại, châm biếm, trào lộng xen lẫn giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư để phơi bày những chiều kích cuộc sống đương đại. Giọng điệu triết luận, tự vấn cũng được cất lên sau những trải nghiệm, va vấp để nhận ra những triết lí cuộc đời. Trên hành trình khám phá vùng đất bị các nhà văn trẻ lãng quên, Văn Thành Lê đã từng bước kiến tạo ngôi nhà nghệ thuật với ngôn ngữ và giọng điệu riêng để “nhận diện” mình trong dòng chảy văn chương.

Thông qua luận văn, tác giả đã phác thảo đầy đủ và hệ thống những đặc sắc của văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học. Từ đó, đã khẳng định phong cách riêng và đóng góp của nhà văn trên văn đàn. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vận dụng lí thuyết tự sự học để nghiên cứu văn học và khám phá lực hấp dẫn trong những trang viết của Văn Thành Lê.