So sánh hôn nhân hiện nay và phong kiến năm 2024

So sánh hôn nhân hiện nay và phong kiến năm 2024

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • Tất cả
  • Câu hỏi hay
  • Chưa trả lời
  • Câu hỏi vip

So sánh hôn nhân hiện nay và phong kiến năm 2024

So sánh hôn nhân hiện nay và phong kiến năm 2024

So sánh hôn nhân hiện nay và phong kiến năm 2024

So sánh hôn nhân hiện nay và phong kiến năm 2024

So sánh hôn nhân hiện nay và phong kiến năm 2024

So sánh hôn nhân hiện nay và phong kiến năm 2024

Theo em đáp án nào đúng nhất về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay là: A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng. B. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. C. Vợ chồng bình đẳng. D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Câu 4: Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?

Chế độ hôn nhân ngày nay với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến có sự khác nhau:

Đối với chế độ hôn nhân hiện nay:

  • Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
  • Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng dựa trên tình yêu chân chính.
  • Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại một đến hai con.

Đối với chế độ hôn nhân thời phong kiến:

  • Năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng
  • Hôn nhân chủ yếu do cha mẹ và mai mối sắp đặt
  • Gia đình có nhiều con.

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao tỷ lệ ly hôn hiện nay luôn cao hơn hẳn so với thời xưa chưa? Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhiều người sợ hôn nhân chưa?

Đó là bởi vì hôn nhân giờ đây đã không còn như xưa nữa. Chính xác hơn, quan niệm của chúng ta về hôn nhân đã thay đổi rất nhiều so với thời “ông bà ta”. Hiểu được sự khác biệt đó, bạn sẽ có cái nhìn thực tế hơn về hôn nhân, từ đó đưa ra cách ứng xử phù hợp với điều này.

Trong hàng nghìn năm, hôn nhân được coi là sợi dây liên kết hai gia đình với nhau, hai gia tộc với nhau, hoặc thậm chí là hai quốc gia với nhau. Hôn nhân là thứ đảm bảo cho gia đình đó tồn tại về mặt kinh tế, một quốc gia tránh khỏi việc bị xâm lược, hoặc hai gia tộc trở thành liên minh với nhau, cùng kề vai sát cánh. Hôn nhân thời trước mang nặng tính kinh tế và lợi ích, còn những sự đồng điệu về tâm hôn, những rung động tình cảm, hầu như không có chỗ.

Tư tưởng hôn nhân là liên minh thậm chí đã trở thành một đường lối ngoại giao ở hầu hết các nền văn hóa cổ xưa. Các công chúa nhà Hán được gả cho vua Hung Nô để giữ yên bờ cõi phía Bắc Trung Quốc, Công chúa Huyền Trân được gả cho vua Champa để nhà Trần ổn định biên giới phía Nam, Lý Chiêu Hoàng được gả cho Trần Cảnh – người sau này là hoàng đế đầu tiên của nhà Trần, để từ đó dòng họ này vươn lên nắm chính sự của vương triều Lý.

Cho nên, ông bà ta mới có hàng loạt câu thành ngữ về hôn nhân, như cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, hoặc môn đăng hộ đối, hay như lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống. Trong đại đa số các cuộc hôn nhân thời trước, yếu tố về gia cảnh, trình độ học vấn được đặt lên hàng đầu, và cha mẹ mới là người quyết định xem đôi trai gái ấy có được phép đến được mới nhau hay không. Hôn nhân giống như phép toán một cộng một bằng hai. Ở đó, vợ chồng chủ yếu quan tâm đến chuyện sinh nở nhiều hơn chuyện họ có yêu thương nhau hay không. Mọi người có gắng làm tròn bổn phận của một người cha, người mẹ, để đổi lấy những sự an toàn, tán dương của họ hàng và những người xung quanh. Thật ra nếu nói tình cảm không nảy sinh là không đúng lắm, chính xác phải nói là có cũng được, không có cũng chẳng sao.

Hôn nhân truyền thống phân chia rạch ròi về các nghĩa vụ của vợ và chồng. Và thường thì một cặp vợ chồng được coi là hòa hợp nếu họ làm đúng những gì mà xã hội kỳ vọng. Chẳng hạn như chồng phải là người chu cấp tài chính trong nhà, không được cờ bạc, rượu chè. Còn vợ thì phải ở nhà nội trợ, nấu ăn, và quan trọng nhất, là sinh nở và chăm sóc những đứa trẻ. Nói thêm một chút là người phụ nữ trong đại đa số các cuộc hôn nhân thời trước không có vị trí cao trong xã hội, cũng bởi vì xã hội quy định họ chỉ được làm những việc chân yếu tay mềm. Thậm chí, vợ còn bị coi là một tài sản, cho nên mới có câu nói bán vợ đợ con.

Cũng chính vì lý do này, nên việc phụ nữ ngoại tình thường bị lên án hơn rất nhiều so với việc đàn ông ngoại tình. Đàn ông được phép có năm thê bảy thiếp, còn phụ nữ bị buộc phải trung thành với chồng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu một người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình, cô ta sẽ chịu sự nguyền rủa của xã hội, bị đánh, hoặc thậm chí bị giết. Nói hôn nhân không công bằng với phụ nữ thời xưa cũng hoàn toàn chính xác.

“Anh yêu em, chúng mình kết hôn nhé”, tình yêu và hôn nhân chưa bao giờ sánh bước cùng nhau trong phần lớn lịch sử loài người. Nhưng 200 năm trở lại đây, mọi thứ đã được thay đổi hoàn toàn. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cách mạng công nghiệp đã phá tan đi mọi khuôn phép, lề lối và các quy tắc thời xưa. Con người giờ đây không sống ở làng quê nữa, vốn gồm nhiều gia đình có quan hệ huyết thống cùng chung sống với nhau. Thay vào đó, họ chuyển lên các thành phố, nơi các gia đình sống tách biệt hẳn với nhau bằng những bức tường, những tòa nhà cao tầng. Chia cắt về môi trường sống dẫn đến chia cắt về tư tưởng, và hôn nhân cũng thay đổi theo.

Hôn nhân từ chỗ là một giao kèo kinh tế, đã trở thành một giao kết đồng hành, tự do lựa chọn giữa nam và nữ. Không còn những ràng buộc quá nhiều về họ hàng, gia thế, nam nữ đến với nhau bằng tình yêu, và sự đồng điệu về tâm hồn nhiều hơn. Cách mạng công nghiệp cũng tạo tiền đề cho chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, con người theo đuổi những nhu cầu không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. Điều này giải thích vì sao hôn nhân từ chỗ chỉ là một hợp đồng đúng nghĩa, đã chuyển thành một dạng giao kèo giữa hai người yêu nhau.

Dù vậy, ý nghĩa về hôn nhân không phải là bị phá vỡ một cách hoàn toàn. Tư tưởng môn đăng hộ đối với chi phối hầu hết cách chọn bạn đời của chúng ta, ít nhất là đối với người Phương Đông, nơi chủ nghĩa cá nhân vẫn chưa thể lấn át được chủ nghĩa tập thể. Những giá trị về gia đình vẫn còn nguyên, người chồng phải có nhiệm vụ chu cấp, người vợ vẫn là “nữ tướng”, nhưng giờ đây có thêm nhiệm vụ trợ giúp sự nghiệp cho chồng. Lòng chung thủy vẫn được đề cao, và người vợ sẽ chịu sự đay nghiến của xã hội vì ngoại tình nhiều hơn là đức ông chồng của họ.

Lại phải nói về sự nổi lên của tình yêu. Vì tình yêu trong hôn nhân được đề cao hơn là gia thế của một người, nên không có gì khó hiểu khi lớp trẻ chúng ta xung đột dữ dội với thế hệ các bà, các mẹ về quan điểm về vấn đề này. Chúng ta luôn cãi với bố mẹ bằng câu nói cửa miệng “nhưng con không yêu anh ta/ cô ta”, hay “hôn nhân mà không có tình yêu thì cưới nhau làm gì”. Chúng ta kết hôn với một người, đôi khi vì chúng ta quá yêu họ, nên chúng ta sẵn sàng bỏ qua mọi khuyết điểm về tính cách, thậm chí cưới một người không hề cùng lối suy nghĩ, chỉ vì chúng ta ăn phải “bùa yêu”.

Có lẽ câu cha mẹ đăt đâu con ngồi đó, nên được đổi thành con đặt đâu cha mẹ ngồi đó, để phản ánh rằng các bậc phụ huynh giờ đây có ít quyền hành hơn so với các phụ huynh thời trước trong việc dựng vợ gả chồng, dù họ vẫn phải gánh hầu hết các chi phí đắt đỏ của đám cưới.

Hôn nhân không còn là cây cầu được xây dựng cực kì vững chắc bởi những “tiêu chuẩn cứng” như học vấn, xuất thân gia đình, khả năng tài chính. Thay vào đó, hôn nhân trở thành con đường đầy thú vị, nhưng không ai biết trước phía trước nên rẽ trái hay rẽ phải, có hiểm nguy gì chờ đợi. Chúng ta bước vào hôn nhân hiện nay với sự vui sướng vì cưới người mình yêu, nhưng cũng không khỏi lo lắng về những khó khăn phía trước. Để rồi đến khi chung sống với nhau, ta mới vỡ lẽ nhận ra những mặt không hoàn hảo của nửa kia, tan nát trái tim khi người đó không còn như xưa nữa.

Vậy thì hôn nhân thời đai ngày nay có thực sự nguy hiểm và trở nên tồi hơn ngày xưa? Không hề. Trái ngược lại, hôn nhân hiện nay giúp quyền con người được nâng cao hơn, và trở về đúng nghĩa với bản chất của tình yêu hơn. Chưa bao giờ trong lịch sử con người, chuyện hôn nhân lại được kỳ vọng như bây giờ. Chúng ta vẫn muốn bảo vệ và gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của hôn nhân, lại vừa mong muốn hôn nhân trở nên lãng mạn hơn. Thời xa xưa, cả xã hội kỳ vọng vào cuộc hôn nhân giữa hai con người. Còn bây giờ, không những cả xã hội đặt kỳ vọng vào hôn nhân, mà chính những đôi lứa yêu nhau cũng đặt kỳ vọng vào cuộc hôn nhân của họ.

Sự kỳ vọng đó được phản ánh của chiếc nhẫn cưới nhỏ bé nhưng đầy quyền lực. Khi ta đeo chiếc nhẫn cưới, ta cũng đồng nghĩa đeo cả trách nhiệm và kỳ vọng mà bạn đời đặt vào ta. Chiếc nhẫn đó luôn nhắc nhở ta phải sống sao cho không hổ thẹn với lương tâm, và nhắc nhở ta ý nghĩa cao cả của cuộc hôn nhân mà ta chuẩn bị bước vào.

Vợ chồng, vừa nên là bạn đời, nhưng cũng vừa nên là bạn đồng hành với nhau trong suốt một chặng đường dài. Vì trong hôn nhân, hết tình, còn nghĩa.

Tác Giả: Vương Tiến Thành

----

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 11 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.