Sau sinh mổ bao lâu thì nên tập đi

Sau cuộc “nở nhụy khai hoa”, nhiều mẹ nóng lòng mong được lấy lại vóc dáng thuở xuân thì bằng cách luyện tập. Nhưng vấn đề đặt ra rằng chuyện tập thể dục sau sinh mổ bao lâu mới có thể thực hiện được.

Bởi thời gian phục hồi sau sinh mổ thường sẽ kéo dài hơn ở những mẹ chọn sinh con qua ngả âm đạo (thường mất khoảng vài tuần để cơ thể phục hồi hoàn toàn). Điều quan trọng nhất là bạn nắm rõ đâu là thời điểm thích hợp để tập thể dục sau sinh mổ và các hình thức luyện tập phù hợp. Đừng lo lắng, Hello Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thông qua bài viết sau.

Tập thể dục sau sinh mổ bao lâu mới có thể thực hiện được?

Trả lời cho thắc mắc “Sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được” giới chuyên gia cho biết, mẹ cần dành khoảng 6 tuần để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu việc này. Bởi sinh mổ là một cuộc đại phẫu và đây là khoảng thời gian tối thiểu để các vết thương tự chữa lành. Bác sĩ là người sẽ cho bạn lời khuyên chính xác nhất rằng khi nào bạn có thể tập luyện và các hình thức vận động phù hợp.

Trên thực tế, sau khoảng 3 – 4 tuần kể từ ngày mổ bắt thai, nhiều mẹ đã có thể thực hiện các bài tập nhẹ như đi bộ hoặc bơi lộ. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào thể trạng của sản phụ sau ca mổ và cả sự đồng ý của bác sĩ sản khoa. Cũng trong giai đoạn từ 4 – 6 tuần sau sinh, mẹ sẽ được khuyên không nên thực hiện các bài tập tác động đến vùng core (lõi) hay nôm na là giữa cơ thể vì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi.

Nên hiểu rằng khả năng phục hồi sau sinh mổ tùy theo cơ địa của từng mẹ. Một vài mẹ thường xuyên bị mất máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh đường ruột hoặc cục máu đông sau phẫu thuật. Trong vài trường hợp, thai phụ sinh mổ còn bị nhiễm trùng bàng quang và tử cung nên phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dẫn đến việc phục hồi chậm.

Lời khuyên cho mẹ về việc luyện tập sớm

Vậy là bạn đã rõ sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được. Trong thời gian dưỡng thương, bạn có thể thử đi bộ vì điều này giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi. Bạn không nhất thiết phải đi bộ suốt một khoảng thời gian nhất định như 30 phút hay 1 giờ mà chỉ cần đi bộ chậm rãi vòng quanh giường bệnh đến phòng tắm, lên xuống hành lang bệnh viện. Bạn cũng có thể nâng cao mức luyện tập mỗi ngày và nhớ giữ tốc độ chậm rãi.

Có thể bạn quan tâm: 5 bài tập thể dục sau sinh mổ giúp mẹ sớm lấy lại eo thon

Sau sinh mổ bao lâu thì nên tập đi

Nhìn chung, bạn có thể hoàn toàn khỏe mạnh vào 6 tuần sau sinh. Tuy thế, bạn vẫn có thể thấy khó khăn khi luyện tập, khó uốn dẻo, nâng tạ hoặc leo cầu thang. Đừng lo lắng vì bạn không cần làm những bài luyện tập đó cho tới khi cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó, bạn nhớ xem chừng bất kì triệu chứng bất thường như đau, chảy máu hoặc sốt vì đó có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng sau sinh mổ.

Bạn có thể bắt đầu tập luyện các bài tập cho cơ sàn chậu vì quá trình mang thai tạo nên rất nhiều áp lực lên khu vực này. Mỗi khi bế con lên, bạn nên thắt chặt các cơ sàn chậu và cơ bụng dưới cùng một lúc. Điều này sẽ giúp bảo vệ lưng và bạn cũng không bị són tiểu.

Một khi đã thoải mái với các bài tập cơ sàn chậu, bạn có thể bắt đầu tập luyện cho phần bụng dưới.

Bạn có thể thử bài tập đơn giản dưới đây trong 10 nhịp, bắt đầu bằng 2 lần/ngày rồi tăng dần lên 3 lần/ngày. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn hãy bắt đầu với 5 nhịp và 2 lần mỗi ngày:

  • Nằm ngửa và co chân
  • Ép chặt cơ sàn chậu trong khi bạn thở ra
  • Giật phần rốn lên và xuống tại cùng một thời điểm
  • Cố gắng hít thở đều trong khi vẫn giữ nguyên tư thế hóp bụng trong 10 giây.

Liệu tập thể dục sau sinh mổ có ảnh hưởng đến việc cho con bú hay không?

Câu trả lời là “Không” bạn nhé! Miễn là mẹ duy trì thói quen uống đủ nước thì việc luyện tập sẽ không ảnh hưởng nhiều đến số lượng hay thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ. Nhưng lời khuyên là hãy hạn chế thực hiện những bài tập khiến ngực bị đau nhức. Để hạn chế vấn đề này, bạn có thể mặc áo lót thể thao khi luyện tập hoặc cố gắng cho trẻ bú mẹ trước khi bắt đầu để không gặp tình trạng ngực căng tức khó chịu.

Bạn có thể đề ra những kế hoạch nâng cao khả năng phục hồi sau phẫu thuật để có thể trở lại với những hoạt động thường ngày một cách nhanh chóng.

Nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể, uống nhiều nước và cẩn thận nâng đỡ vùng bụng có vết mổ khi bạn thực hiện những hoạt động thường ngày như thức dậy, đi bộ, hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, bạn hãy sử dụng gối mềm để đỡ cơ thể bé khi bạn cho bé bú. Ngoài ra, bạn hãy nhớ uống thuốc đúng hướng dẫn, đừng cố nâng vật nặng và không nên quan hệ tình dục sau sinh cho đến khi có sự đồng ý của bác sĩ.

Một vài mẹ sẽ cảm thấy có môt khoang trống trong lớp cơ bụng sau khi sinh, hiện tượng này tạm dịch là “tách cơ thẳng bụng”. Mẹ sinh mổ cần 4-8 tuần để hồi phục hoàn toàn. Nếu cảm thấy khó chịu vì cứ phải nằm yên, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những bài tập nhẹ nhàng nhé.

Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

Sau sinh mổ bao lâu thì nên tập đi

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người mẹ phải sinh mổ như mang đa thai, gặp vấn đề xấu trong thai kỳ hoặc đơn giản có thể mẹ không thể chịu đau tốt và muốn đẻ mổ… Ngày nay, tỷ lệ các ca sinh mổ đang ngày càng gia tăng vì vậy nếu bạn đang mang bầu thì cũng nên có những hiểu biết nhất định để chăm sóc sức khỏe trong trường hợp bạn có thể phải sinh mổ.

Dưới đây là 6 vấn đề mẹ cần ghi nhớ để làm khi sinh mổ, giúp cơ thể nhanh phục hồi và tránh để lại di chứng không mong muốn.

#1. Mặc dù khó khăn nhưng nên đi lại sớm nhất có thể

Sau sinh mổ bao lâu thì nên tập đi

Việc tập đi sớm sau sinh mổ là vô cùng quan trọng. (ảnh minh họa)

So với mẹ sinh thường thì những sản phụ sinh mổ phải nằm trên giường lâu hơn nhiều vì được gây tê. Mặc dù vết thương do sinh mổ để lại là vô cùng đau đớn nhưng các chuyên gia sản khoa luôn khuyên phụ nữ sau sinh mổ nên cố gắng ngồi dậy và tập đi càng sớm càng tốt. 24 giờ sau ca sinh mổ, mẹ nên ngồi dậy và tập đi nhẹ nhàng. Ban đầu việc di chuyển sẽ vô cùng đau đớn nên chị em nên nhờ người thân đỡ để tránh bị ngã. Đi lại sớm sau sinh mổ không chỉ làm tăng ngu động đường tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch ở sản phụ sau sinh.

#2. Đừng nằm nguyên một tư thế

Các bà mẹ sinh mổ cần nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi sinh để tránh vết thương bị ảnh hưởng nhưng không phải lúc nào cũng nằm ở một tư thế. Mẹ hoàn toàn có thể xoay chuyển đổi tư thế sau khoảng 6 giờ sau sinh. Đừng bỏ qua hành động này vì nó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bị dính ruột và giúp mẹ nhanh chòng phục hồi.

Nếu người mẹ khó xoay người, đừng ngại ngùng nhờ sự giúp đỡ của người thân. Hãy nằm nghiêng một lúc và đặt chiếc gối mềm để đỡ cơ thể giúp bạn bớt đau đớn.

#3. Tích cực hợp tác với y tá đế ấn bụng sau sinh

Ấn bụng sau sinh mổ là việc làm bắt buộc. Mặc dù việc làm này của y tá sẽ khiến mẹ đau đớn, thậm chị có những người không chịu đựng nổi nhưng chị em phải mạnh mẽ và tích cực hợp tác với y tá. Hành động này sẽ giúp tử cung người mẹ phục hồi nhanh hơn. Thông thường y tá sẽ thực hiện việc ấn bụng khoảng 3 lần/ngày.

Sau sinh mổ bao lâu thì nên tập đi

Ấn bụng sau sinh mổ là việc làm bắt buộc. (ảnh minh họa)

#4. Đi đại tiện kịp thời

Bất kể là sinh thường hay sinh mổ, người mẹ cần đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời để tránh bị táo bọn và nhiễm trùng đường tiết niệu. Thời gian đi tiêu của mẹ đẻ mổ sẽ chậm hơn một chút so với mẹ sinh thường nhưng nói chung cần đi tiểu tiện sớm sau khi được rút ống thông tiểu và đi đại tiện sớm trong khoảng 3 ngày sau sinh.

#5. Cho con bú càng sớm càng tốt

Sinh mổ người mẹ sẽ mất nhiều thời gian để sữa về hơn so với mẹ sinh thường, khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, dù chưa có sữa, mẹ hãy cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt và sử dụng những cách kích thích sữa về. Việc cho con bú cũng là cách giúp gọi sữa về đồng thời giúp tử cung nhanh chóng phục hồi.

#6 Giữ vết thương sạch sẽ

Khi vết thương chưa lành hẳn, mẹ hãy cẩn thận đừng để vết thương đẻ mổ bị ướt. Trước khi được xuất viện, chị em nên hỏi bác sĩ hoặc y tá về cách chăm sóc vết mổ đẻ để tránh bị nhiễm trùng và nhanh chòng liền vết thương.

Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu lạ nào ở vết mổ đẻ như sưng, đau, có mủ… cần đến bệnh viện kiểm tra ngay và tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào bôi lên vị trí này.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/neu-de-mo-me-phai-nho-6-dieu-nay-de-khong-hoi-han-sau-sinh-5120...Nguồn: https://phunuvietnam.vn/neu-de-mo-me-phai-nho-6-dieu-nay-de-khong-hoi-han-sau-sinh-512020175111159873.htm

Theo Đam San (Theo QQ) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)