Hai vợ chồng em sống trên thành phố, gia đình nội ngoại đều ở quê nên em đẻ cu Bin xong các bà chỉ chăm giúp được 1 tuần đầu em nằm viện. Sau đó thì 1 tay em phải chăm con toàn bộ.Em đẻ thường nên hồi phục khá nhanh, chỉ khoảng 2 tuần là đi lại nhẹ nhàng như không. Các bữa cơm cữ cho vợ chồng em chuẩn bị hết nhưng thỉnh thoảng lúc con ngoan thì em cũng vào phụ anh. Hôm đó em đang nhặt rau thì bác hàng xóm sang chơi. Thấy em ngồi xổm nhặt rau, bác la um xùm lên:- Sao coi thường sức khỏe thế hả cháu? Có biết là ngồi xổm thế này dễ bị sa tử cung lắm không? Có người phải cắt bỏ toàn bộ tử cung rồi không chửa đẻ được nữa đâu! Kiếm cái ghế ngồi ngay vào cho tôi nhờ.Em nghe xong mà giật mình các mẹ ạ!Sau đó, lúc có thời gian em tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng sa tử cung của mẹ sau sinh mới "vỡ" ra quá nhiều điều. Con em đang ngủ khì khì rồi, em chia sẻ cho các mẹ cùng biết đây nè!Sa tử cung là gì?Hiện tượng này là do khung chậu bị tổn thương hoặc yếu đi khiến tử cung ở vị trí bình thường bị sa hẳn xuống âm đạo. Có 3 cấp độ sa tử cung như sau:- Cấp độ 1: tử cung sa nhưng vẫn nằm trong âm đạo,- Cấp độ 2: cổ tử cung sa xuống âm đạo cùng với thân tử cung lồi ra bên ngoài âm đạo- Cấp độ 3: toàn bộ tử cung lồi ra khỏi âm đạoNếu phụ nữ bị sa tử cung cấp độ 3 sẽ phải cắt bỏ toàn bộ tử cung để bảo vệ tính mạng của mình.Nguyên nhân gây sa tử cungPhụ nữ sau sinh là đối tượng dễ gặp hiện tượng này nhất bởi quá trình mang thai, sinh nở khiến tử cung bị dãn nở, co bóp mạnh và trở nên rất yếu. Và nguyên nhân gây sa tử cung có thể kể đến như sau:- Mẹ sau sinh làm việc nặng quá sớm: vì tử cung sau một tháng sau khi sinh đẻ vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và các dây chằng nâng đỡ vẫn còn yếu mềm, làm dạ con dễ bị sa xuống dưới.- Ca sinh nở kéo dài, tử cung co lâu mà chưa thể sinh em bé, khiến tử cung bị sa.- Không kiêng cữ sau sinh, làm việc nặng quá sớm sau sinh, ngồi xổm sau sinh.Phòng ngừa sa tử cung- Mẹ sau sinh tuyệt đối không được bê vác nặng, ngồi xổm sớm. Tuy nhiên mẹ cũng không nên nằm quá nhiều trên giường mà phải đi lại nhẹ nhàng nhé!- Cho con bú sớm nhất có thể giúp phòng ngừa sa tử cung hiệu quả. Bởi việc làm này giúp cơ thể mẹ tiết hormone oxytocin giúp tử cung co hồi nhanh hơn.- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hiệu quả. Mẹ sau sinh nên bổ sung thêm các loại rau xanh vào thực đơn hàng ngày để tránh bị áo bón, ho gây tác động đến vùng bụng sau sinh.- Không nhịn tiểu sau sinh.Làm sao để biết mẹ có bị sa tử cung hay không?Khi bị sa tử cung, mẹ sẽ cảm thấy nặng ở phần bụng dưới, âm hộ và âm đạo cũng nặng kèm theo triệu chứng đau lưng. Khi vận động, làm việc các triệu chứng này càng rõ rệt hơn. Trường hợp sa tử cung nặng, các triệu chứng trên nghiêm trọng đến nỗi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của sản phụ, thậm chí không thể làm được việc gì.Nếu bị sa tử cung, mẹ nên làm gì?Nếu thấy dấu hiệu sa tử cung như trên, các mẹ sau sinh có thể áp dụng một số bài tập đơn giản dưới đây:Bài 1: Bài tập cho vùng hậu môn: Hai chân để rộng bằng vai, nâng lên hạ xuống, co thắt hậu môn liên tục từ 10 - 20 lần. Thực hiện nhiều lần trong ngày.Bài 2: Bài tập cho vùng mông: Nằm ngửa trên giường. Hai tay dang rộng sang hai bên. Dùng sức từ eo nâng mông và chân lên cao rồi lại hạ xuống. Ngày làm hai lần, mỗi lần khoảng 20 cái.