Sau khi ra tù Chí Phèo có Sự thay đổi như thế nào

Sau khi ra tù Chí Phèo có Sự thay đổi như thế nào

Mở bài Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù

Giống như Tắt đèn, Bước đường cùng, Giông tố… thời Mặt trận dân chủ, Chí Phèo cũng là “bức tranh xã hội rộng lớn với những xung đột giai cấp quyết liệt”.  Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về tính đầy đặn, đa dạng, nhiều màu sắc của một bức tranh về đời sống xã hội nông thôn. Chí Phèo thật sự là tổng hợp, kết tinh của ngòi bút Nam Cao – “nhà văn của nông dân” với nhân vật điển hình cho một bộ phận cố nông bị đẩy vào con đường lưu manh hóa – nhân vật Chí Phèo. Trong truyện ngắn, nhân vật Chí Phèo bị xã hội tàn phá về tâm hồn hủy diệt cả nhân tính rồi phủ nhận giá trị, tư cách làm người đặc biệt là sau khi ra tù đã để lại nhiều thấm thía.

Thân bài Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù

* Tóm tắt truyện, hoàn cảnh của nhân vật

Truyện ngắn của Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế, chiếm đoạt ruộng đất, nạn tô tức, quan tham lại, thiên tai địch họa… mà nhà văn đi vào một phương diện khác: cuộc đời con người bị hủy hoạt quyền làm người. Nỗi thống khổ ghê ghớm của Chí Phèo không phải ở chỗ tất cả những gì người nông dân cố cùng này có được là một con số không: không nhà không cửa, không cha không mẹ, không tấc đất cắm dùi, cả đời không hề biết đến một bàn tay chăm sóc của đàn bà nếu không gặp Thị Nở mà chính ở chỗ anh bị cả xã hội ruồng rẫy, chối bỏ, rạch nát cả bộ mặt người, cướp đi linh hồn con người để bị loại khỏi xã hội loài người, sống kiếp sống tối tăm của thú vật. Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật, tính phổ biến, sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột tàn tệ ở làng quê Việt Nam. Đó là những người nông dân bị đè nén thái quá phải đứng dậy chống trả bằng con đường lưu manh. Bá Kiến đẩy anh canh điền hiền lành vào tù, nhà tù thực dân đã tiếp tay cho cường hào để giết chết phần người trong con người Chí, biến anh thành Chí Phèo, biến một người nông dân thành con quỷ dữ.

* Ngoại hình sau khi ra tù

+ “Trông tặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!” ; “Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”

+Nhân tính: Chí thay đổi từ một người hiền như đất bỗng trở nên hung hãn, liều lĩnh, coi thường phép luật. Cả lời nói và hành động đều giống một tên đầu bò chính hiệu

+ Vừa ra tù hôm trước, hôm sau “xách một cái  vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi”

+ Thỉnh thoảng lại “ngật ngà ngật ngưỡng” tuyên bố đến nhà cụ Bá để “đòi nợ”

⇒ Rõ ràng, Chí Phèo từ khi đi tù về đã biến chất, hoàn toàn bại liệt về tinh thần, trở thành công cụ tiêu khiển của kẻ thù và sâu trong đáy khối óc dày đặc u tối vẫn âm ỉ mối thù giai cấp với với kẻ đã cướp đi của anh quyền làm người và phẩm giá con người

* Quãng đường lưu manh hóa

+ Chí Phèo từ việc hung hăng đến nhà Bá Kiến, tuyên bố “liều chết với bố con” lão thì chỉ cần mấy câu nói ngọt xớt, chuỗi cười và mấy hào chỉ đã trở thành tay sai của lão.

+ “Chí triền miên trong những cơn say, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say. Và khi say, hắn làm bất cứ thứ gì mà người khác sai hắn làm. Chí đã phá nát bao nhiêu gia đình, bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người dân lương thiện” => Trở nên xa lạ với tất cả mọi người, ai cũng hoảng loạn, kinh hãi vì sự hoành hành của con quỷ dữ làng Vũ Đại

⇒ Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Nam Cao đã vạch ra rằng những người nông dân khốn khổ phải giành lấy sự tồn tại sinh vật bằng việc bán cả nhân phẩm, trở thành lực lượng phá hoại mù quáng, dễ dàng bị bọn thống trị thâm độc lợi dụng

* Qúa trình hồi sinh

+ Câu chuyện mối tình Chí Phèo – Thị Nở tạo ra sự hấp dẫn của chuyện tình bờ bụi của hạng nửa người nửa ngợm, ngưu tầm ngưu mã tầm mã nhưng chứa đựng một tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo.

+ Trong một đêm say “rười rượi những trăng”, Chí Phèo thấy “bứt rứt”, “ngứa ngáy” đã xông tới người đàn bà khốn khổ “dại dột đã nằm ềnh ệch mà ngủ ngay gần nhà hắn”. Nếu như lúc đầu, Thị Nở khơi dậy bản năng của gã đàn ông thì sau đó sự chăm sóc giản dị, chân tình, mộc mạc đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người lao động

+Tâm trạng hồi sinh

  • Chí Phèo tỉnh dậy muộn và lòng “bâng khuâng. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí Phèo mới lại nghe tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đổ cá…”. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã lóe sáng như một tia chớp trong cuộc đời tăm tối dằng dặc của Chí Phèo.

  • Chí nhận thức về đời mình: “ao ước một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…” rồi nhận ra hiện thực đáng buồn “đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau” => Lần đầu tiên Chí Phèo nhận ra sự hiện hữu của mình, đối mặt với chính mình, nhậ ra sự bế tắc của thân phận mình.

  • Bát cháo hành của Thị Nở với hương vị của tình yêu thương chân thành, của hạnh phúc giản dị mà có thật lần đầu tiên đến với Chí Phèo. Hắn xúc động đến mắt “như ươn ướt”, “ôi sao mà hắn hiền, ai bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?” => Chí Phèo trở lại với con người thật của mình, trở lại anh thanh niên hiền lành từng mơ ước cuộc sống chân phương, đơn sơ, bình dị, khiêm nhường trong lao động.

⇒ Tình người chân thành làm sống lại trong Chí Phèo bản chất đẹp đẽ của người nông dân bấy lâu bị che lấp, vùi dập nhưng không bao giờ vụt tắt. Tình yêu đã thức tỉnh và linh hồn anh trở về . Chí Phèo rưng rưng và bẽn lẽn trong sự phục sinh của linh hồn mình. Rõ ràng tình yêu của Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh anh mà còn hé mở con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời với tất cả hồi hộp, hy vọng.

* Bi kịch bị cự tuyệt

+ Ước mơ giản dị đến tội nghiệp của Chí Phèo là được sống bình yên bên người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”  cũng bị cản trở bởi cô của Thị Nở. Cánh cửa trở về vừa mở ra thì vội đóng sầm lại. Sự xuất hiện của bà cô cũng chính là lễ giáo phong kiến đã đè nặng trong tâm tưởng con người.

+ Tình yêu chân chính làm nhân đạo hóa con người, nâng cao sự sống, bát cháo hánh đã đủ sức se duyên cho một tình đầy cảm động Thị Nở - Chí Phèo. Chính tình thương dù đơn giản đến có phần thô lỗ của người đàn bà xấu xí đã gọi dậy hồn người của con quỷ dữ, đưa Chí Phèo từ cõi địa ngục về với cuộc đời. Một tình yêu rất trần tục nhưng là tình yêu đích thực thật lành mạng, khỏe khoắn.

+ Khi hiểu ra xã hội không công nhận mình , Chí vật vã trong đau đớn, “hắn càng uống thì càng tỉnh ra. Có thể nói tuy say nhưng Chí có một điểm tỉnh: nỗi đau khôn cùng về thân phận và “hắn ôm mặt khóc rưng rức”, “lại uống…lại uống…uống đến say mềm người”. Hôm nay, Chí Phèo đau đớn vì tuyệt vọng càng thấm thía hơn tội ác của kẻ thù, đã đến gặp Bá Kiến “trợn mắt, chỉ tay vào mặt”, dõng dạc đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người đã bị vàm nát của mình.

+Ngay sau khi kẻ thù phải đền tội là cái chết của Chí Phèo. Chí chọn cái chết khi nhận thức nhân phẩm đã trở về , không thể chấp nhận trở lại kiếp sống thú vật. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống, chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn. Trước kia, để bám lấy sự sống, Chí phải từ bỏ nhân phẩm của mình; giờ đây khi ý thức nhân phẩm trở về thì Chí  phải đổi lại bằng cả mạng sống.

⇒ Ý thức nhân phẩm còn mạnh hơn cái chết. Chí Phèo như là một bi kịch của số phận, bi kịch của con người bị từ chối quyền làm người.

Kết bài Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù

Chí Phèo đã chết quằn quại trên vũng máu trong niềm đau thương vô hạn vì khao khát lớn lao, thiêng liêng là được làm người không thể thực hiện. Lời nói cuối cùng của Chí Phèo đầy đanh thép, chất chứa những phẫn nộ và âm điệu bi thống đầy ám ảnh khiến người đọc sững sờ, day dứt không thôi… “Ai cho tao lương thiện?” Chính nó đã đặt ra câu hỏi day dứt, “một câu hỏi lớn không lời hồi đáp” rằng làm sao để con người được sống cuộc sống con người? Đó cũng là câu hỏi bứt thiết trong mọi sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng khiến nhiều sáng tác của ông thuộc vào những trang hay nhất của nền văn xuôi Việt Nam.

Phân tích nhân vật chí phèo sau khi ra tùHắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặcnhư thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đenmà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! hắn mặc cái quần náiđen với cái áo tây vàng. cái ngực phanh, đầu những nét trạm trổ rồng phượngvới một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!"Hắn sống bằng cái nghề rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn, cướp giật la làng.hắn trở thành một kẻ liều mạng, và hắn làm những việc ấy trong cơn say, vì thếngười ta chỉ cần có tiền cho hắn uống rượu là có thể sai hắn bất cứ việc gì.Câu chuyện bắt đầu bằng tiếng chửi. Đây là lối nhập đề độc đáo của tác giả, giúpta phần nào hiểu được bi kịch của nv. Tiếng chửi rất lạ, ở chỗ, Chí Phèo chửinhưng không có người nghe và không ai đáp lại. Trong lớp lang tiếng chửi củaChí Phèo, ta nhận thấy đây không hải tiếng chửi của kẻ say, vì nó có trật tự,cólogic, từ cao đến thấp, từ lớn đến nhỏ, và tiếng chửi độc đáo nhất, ý nghĩa nhấtđược đặt ở cuối đoạn.Trong lớp lang tiếng chửi, cái tỉnh và cái say luôn song song tồn tại, việc chửibới của Chí Phèo chính là phản ứng của y với toàn bộ chế độ này.Hắn chửi làng nghĩa là hắn muốn kếu làng. Thông thường kêu làng là một hiệulệnh khẩn cấp, để nhận được sự chú ý và trợ giúp. Nhưng dù Chí Phèo có kêunhư bị chọc họng, thì may ra chỉ có Thị nở là lo sợ mà thôi, còn cả làng Vũ Đạithì không ai lên tiếng. bởi vì hắn chửi bằng một danh từ chung, nên ai cũng tựnhủ "chắc nó chừa mình ra". Nhưng hơn hết, người ta không coi nó là conngười, nên không ai ra điều, chi nên, chỉ có "ba con chó dữ với một thằng sayrượu". với chi tiết tưởng chừng như đơn giản này, Nam Cao muốn nói một điềuthật sâu sắc: Chí Phèo bị cô độc ngay giữa đồng loại, ngay giữa xã hội loàingười. bởi vì từ chánh tổng, lí trưởng, đến những người ở hạng cùng đinh đềukhông coi Chí Phèo là con người từ lâu rồi, họ đều coi hắn là một con vật ghêtởm, luôn cố gắng tránh mặt hắn mỗi khi hắn qua.Tiếng chửi độc đáo nhất là tiếng chửi "đưa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn, đẻ racái thằng Chí Phèo" có ý nghĩa truy tìm nguồn gốc như vậy, để có thể quayngược thời gian tìm về quá khứ và lai lịch Chí Phèo.Điều đáng nói nữa là tuy vốn là người dân lượng thiện, no khi bị biến thành conquỷ dữ, hắn dễ dàng bị bọn thống trị sai khiến. Khi mới ra tù, hắn rất hugn hãn,cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi, No với sự nham hiểmcủa Bá Kiến, hắn đã bị biến thành kẻ tay sai đắc lực. Bá Kiến đã lợi dụng hắn điđòi nợ nhà đội tảo, gây hại cho dân làng → Chí Phèo trở thành kẻ đối địch vớicả làng Vũ Đại, và hắn đã làm nt thật, hắn đã đập phá bao cảnh yên vui, làmchảy máu và nước mát của bao nhiêu người dân lương thiện, người ta tránh mặthắn mỗi lần hắn qua → Chí Phèo càng trở nên cô độc.→ Chí Phèo đã hai lần bị cầm tù. lần thứ nhất là 7, 8 năm sau song sắt nhà tùthực dân, lần thứ hai không có giới hạn, bị cầm tù trong sự xa lánh, ghẻ lạnh củađồng loại → hắn trở thành hung thần vì cô độcCho nên, nỗi đau của Chí Phèo không phải là nỗi đau đói cơm rách áo, khôngnhà không cửa, không cha không mẹ, không người thân thích, không tấc đất cắmdùi...mà là nỗi đau bị tàn phá về thể xác, hủy hoại tinh thần → nỗi đau bị cựtuyệt quyền làm người.* Sau khi gặp Thị Nở:Nhà văn Nam Cao với cái nhìn nhân đạo, trái tim nhân đạo và tài năng của mộtnhà văn lớn, với bản chất của một người luôn gắn liền với người nông dân, NamCao đã cho Chí Phèo trở về với kiếp người một cách thật tự nhên, cho dù suốtbao năm Chí Phèo phải sống kiếp quỷ dữ, kiếp súc vật. Những trang viết haynhất, thấm đẫm tình người nhất là khi viết về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thịNở, hay nói cách khác, ngòi bút của Nam Cao thực sự thăng hoa khi viết vềcuộc tình của "đôi lứa xứng đôi".- Mối tình này không phải mối tình theo kiểu "người ngựa-ngựa người", đem rađể làm trò cười, và ngòi bút của ông không sa vào chỉ nghĩa tự nhiên như nhiềungười lầm tưởng, mà đây thực sự là mối tình của "đôi lứa xứng đôi", rất đáng cangợi và trân trọng. Thị Nở như một tia sáng trong lành xuyên qua tâm hồn tămtối và u mê của Chí Phèo, thức tỉnh Chí Phèo đi theo con đường lương thiện, chodù chuyện tình này có một kết thúc rất nghiệt ngã.- Trong một đêm trăng say rượu, sau khi uống rượu ở nhà Tự Lãng, Chí Phèocảm thấy"ngứa ngáy da thịt", đi ra bờ sông, Ở đó, Chí Phèo đã gặp thị Nở- mộtngười đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng, đang nằm há hốc mồm mà ngủ dướigốc chuối....và điều kì diệu đã xảy ra.→ Thị nở và trận ốm đã làm Chí Phèo thay đổi cả về tâm lí và sinh lí. Đó là bảnnăng và tình yêu thương mà con người bình thường ấy đã cứu vớt được một linhhồn.Khi tỉnh dậy, Chí Phèo cảm thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn". Như vậy saubao nhiêu năm say triền miên từ cơn này sang cơn khác, hắn biết sợ rượu nhưngười ốm sợ cơm. Và hắn biết buồn, mà biết buồn nghĩa là đã tỉnh, biết xót xacho thân phận mình, đã ngoài 40 mà chưa có gì.Và rồi âm thanh của cuộc sống bên ngoài vẳng đến đôi tai tỉnh táo khiến hắn naonao "nghe thấy tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ về, tiếng anhthuyền chài gõ mái chèo đuổi cá". Những âm thanh ấy ngày nào chẳng có,nhưng đối với Chí Phèo nó có ý nghĩa biết bao, bởi đó là tiếng gọi của cuộcsống. Những âm thanh ấy đã đánh thức Chí Phèo nhớ tới một cái gì đó rất xa xôi"hình như có một thời hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn,cày thuê, vợ dệt vải" Lúc này đây, hắn mới thấy giá trị của một con người đángquý biết bao. Sự xuất hiện của Thị Nở như một luồng sinh khí mới, như một thứánh sáng nhiệm màu soi rọi cuộc đời tắm tối, dài dằng dặc của hắn.Trải qua một trận ốm nhắc cho hắn biết, hắn đã đến cái dốc bên kia của cuộcđời. "một trận ốm, có thể là một dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều, nó àmột cơn gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến" Lần đầu tiênhắn đối diện với chính mình, hắn nhận ra tình trạng tuyệt vọng của bản thân."Chí Phèo hình như đã trông trước thấy...và ốm đau"- Chí Phèo không suy nghĩ vẩn vơ được lâu, bởi vì ngay sao đó, Thị Nở đã mangvào một bát cháo hành còn nóng nguyên". Việc này làm hắn rất ngạc nhiên vàxúc động, hắn cảm thấy "mắt mình như ươn ướt". bởi vi đây là "lần thứ nhất hắnđược một người đàn bà cho". Xưa nay muốn có cái gì, hắn phải "dọa nạt haygiật cướp", phải "làm cho người ta sợ"Hắn cảm thấy cháo hành rất ngon, chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm ngườinhẹ nhõm. Hắn húp, thấy mình đã bao nhiêu là mồ hôi. Mồ hôi chẳy ra trên đầu,trên mặt, những giọt to tướng" ....→ Hành động của Thị Nở xuất phát từ tình thương bình thường của con người,nhưng nếu đúng người, đúng lúc, thì điều đó đủ sức "cứu vớt một linh hồn". Đốivới Chí Phèo, tình thương đó thật xa xỉ, hiếm hoi, nên bát cháo hành của Thị Nởkhông chỉ là bát cháo hành bt mà nó hàm chwua cả ty thương chân thành và hplứa đôi có thật mà lần đầu tiên Chí Phèo có