Sản phụ nên cắt chỉ sau mổ bao nhiêu lâu năm 2024

Cắt chỉ vết thương sau một thời gian hậu phẫu nhất định giúp vết thương mau hồi phục và hạn chế để lại sẹo.

Trước khi cắt chỉ, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ làm sạch vị trí khâu. Sau đó, đầu nút của mũi khâu được nhấc lên nhẹ nhàng càng gần da nhất có thể và cắt đi, các đường chỉ còn lại sẽ được rút ra.

♥♥♥ Tại Phòng khám Đa khoa Tâm Bình Medic, khách hàng được lựa chọn cắt chỉ vết thương tại phòng khám / tại nhà với giá chỉ 50.000 VND/ lần.

Sản phụ nên cắt chỉ sau mổ bao nhiêu lâu năm 2024

Thời gian cắt chỉ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu ở mỗi bệnh nhân (gồm khả năng chịu lực nội tại của vết thương, lực căng hai mép của vết thương, mức độ liền thương), trung bình vào khoảng 1 – 2 tuần sau khi thực hiện khâu vết thương hoặc phẫu thuật và có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần đối với vết khâu chịu lực.

Nhìn chung, thời gian cắt chỉ được khuyến cáo là:

  • Vết thương Da đầu: 10 – 12 ngày.
  • Vết thương Tai: 4 – 6 ngày.
  • Vết thương Mặt: 4 – 5 ngày.
  • Vết thương Lông mày: 4 – 5 ngày.
  • Vết thương Mí mắt: 4 – 5 ngày.
  • Vết thương Môi: 4 – 5 ngày.
  • Vết thương Khoang miệng: 6 – 8 ngày.
  • Vết thương Cổ: 5 – 6 ngày.
  • Vết thương Ngực: 10 – 12 ngày.
  • Vết thương Lưng: 10 – 12 ngày.
  • Vết thương Vùng bụng: 10 – 12 ngày.
  • Vết thương Chi: 10 – 14 ngày.
  • Vết thương Đầu gối, vùng khuỷu tay: 12 – 14 ngày.
  • Vết thương Bàn tay, bàn chân: 10 – 14 ngày.

Ngoài ra, thời gian cắt chỉ có sự co giãn với một số trường hợp:

  • Vết thương khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường
  • Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác
  • Vết thương bị nhiễm trùng sẽ phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Vết thương dài > 10 cm có thể cắt mối bỏ mối.
  • Vết mổ đẻ:
    • Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ.
    • Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày.
    • Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang.

Sản phụ nên cắt chỉ sau mổ bao nhiêu lâu năm 2024

Hậu quả của việc cắt chỉ quá sớm hoặc quá muộn?

– Các vết khâu để càng lâu (trên 14 ngày) thì khả năng để lại sẹo càng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên nôn nóng yêu cầu cắt chỉ trước thời hạn. Trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ sớm thì tình trạng vết thương có thể trở nên xấu hơn, làm thời gian bình phục kéo dài hơn so với thông thường.

– Ngược lại, nếu cắt chỉ quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng chân chỉ và tạo ra hiện tượng biểu mô hoá quanh sợi chỉ khâu, làm cho sẹo có hình xương cá. Để chỉ càng lâu thì khả năng để lại sẹo càng cao. Ngoài ra để quá ngày khiến vết thương đóng chặt các mô chắc hơn. Việc rút phần chỉ sẽ khó khăn và khiến bệnh nhân bị đau hơn rất nhiều.

Ngày nay nhiều mẹ bầu thường chọn phương pháp sinh mổ do hạn chế được các biến chứng khi sinh nở, có tính thẩm mỹ và đỡ đau hơn so với sinh thường. Vì thế, cách chăm sóc vết mổ sau sinh là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm sau khi sinh.

  1. Chăm sóc vết mổ sau sinh

1.Tuần lễ đầu sau sinh mổ

Trong ngày đầu tiên các mẹ vừa sinh mổ, vết mổ lành về mặt cấu trúc nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc sản phụ và chăm sóc vệ sinh vết mổ cho các mẹ. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn cho các mẹ dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, co hồi tử cung để tránh các nhiễm trùng, biến chứng có thể sảy ra sau sinh mổ. Các mẹ không cần lo lắng vì những loại thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non.

Ngày thứ 3 có thể mở băng, để khô. Các mẹ chỉ nên dùng khăn bông mềm lau người bằng nước ấm để không ảnh hưởng đến vết mổ.

Trong trường hợp vết mổ làm cho sản phụ thấy quá đau không chịu được thì nên nói bác sĩ để họ kê thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.

2.Tuần lễ thứ 2 trở đi sau sinh mổ

Khi mổ đẻ bước sang tuần thứ 2, bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ sau 5 ngày nếu sinh mổ lần đầu tiên, sau 7 - 8 ngày nếu mổ lại lần 2 trở lên. Nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt. Còn nếu các mẹ khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu sẽ xem xét vết mổ đạt yêu cầu và đi vào ổn định thì sẽ được bác sĩ chắt chỉ không tiêu.

Thời gian này, các mẹ nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm xong, các mẹ cần dùng bông sạch thấm vết mổ cho khô, để vết mổ hở không cần băng kín, luôn giữ cho vết mổ khô sạch, có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.

II. Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh mổ

Sản phụ nên cắt chỉ sau mổ bao nhiêu lâu năm 2024

Các bà mẹ không được ăn gì trong vòng 6h sau mổ. Chỉ uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bắt đầu “xì hơi” được mới ăn thức ăn đặc. Không nên dùng nhiều đường, bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì các sản phẩm này dễ gây đầy hơi. Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 - 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế nên uống nhiều nước. Từ ngày thứ 2 trở đi, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú. Lưu ý không dùng các loại thực phẩm gây tiêu chảy hoặc dị ứng.

Mẹ nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng đạm, đường, chất sắt, rau củ nấu chín... Tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ gây ức chế ngưng tụ máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành. Sau mổ, các mẹ cũng nên kiêng ăn rau muống, lòng trắng trứng gà, thịt gà, gạo nếp, gạo dẻo,…vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, gây ra sẹo lồi,…

III. Vận động, phục hồi chức năng

Việc vận động sau sinh có thể khiến các bà mẹ đau đớn, nhưng đừng vì vậy mà nằm nhiều trên giường. Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, mẹ đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở lại. Trước đó, mẹ có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn, đồng thời giảm các nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: Dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch...

Tập thể dục sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh. Nhưng nếu mẹ sinh mổ thì vẫn cần từ 4 - 6 tuần sau sinh mới được tập luyện trở lại. Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn

IV. Cho con bú

Sau khi sinh, mẹ nên cho con bú ngay càng sớm càng tốt vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ.