Root android là gì

Toàn bộ các hệ điều hành Android trên Smartphone, dù tùy biến hay không tùy biến thì vẫn bị giới hạn bởi rất nhiều thứ. Điều đó làm cho người dùng không thật sự thỏa mãn, và nhiều khi còn là phiền phức cho người dùng ở các bản Rom tùy biến.

Và cách để vượt qua các rào cản đó (với hệ điều hành Android) là Root hệ thống. Thế cụ thể là thế nào đây ? Root là gì ? Lợi và hại khi Root Android là gì ?

Mời các bạn theo dõi bài chia sẻ bên dưới của mình nhé…..

#1. Root điện thoại Android là gì?

Theo Wikipedia thì Root là quá trình cho phép người dùng các thiết bị chạy hệ điều hành Android như điện thoại Smartphone, Tablet, TV hay thậm chí là ô tô có quyền truy cập ưu tiên.

Và bởi vì Android xây dựng trên nền tảng Linux, nên quyền truy cập này giống với quyền truy cập quản trị trên Linux vậy.

Root cho chúng ta quyền tự do chỉnh sửa và thiết lập cách thức điều hành của Android, vượt qua hạn chế mà nhà sản xuất đã đặt ra.

Ví dụ sau khi root máy xong thì bạn có thể ép xung chip, xóa ứng dụng nhà mạng như Samsung Store hay Playstation, vân vân và mây mây….

Sâu hơn nữa, nếu bạn biết Unlock Bootloader thì bạn hoàn toàn có thể thay thế bản Rom hiện tại bằng một bản rom khác cao hơn hoặc thấp hơn, hoặc thậm chí bạn có thể cài được cả Windows lên hệ điều hành Android của mình nữa.

#2. Root Android như thế nào?

Root Android tức là khai thác một lỗ hổng bảo mật, hay Backdoor của một hệ điều hành nào đó, để lấy quyền truy cập cao nhất ( quyền root).

Mỗi phiên bản Android, với mỗi nhà sản xuất khác nhau, sẽ có các lỗ hổng khác nhau, nên cách Root cũng khác nhau luôn.

Nhưng có một ứng dụng tên Kingroot có thể cho phép các bạn Root Oneclick do được cung cấp cách truy cập lỗ hổng của rất nhiều dòng máy để thực hiện Root. Các bạn có thể tải ở link này //kingroot.net/wap

Vì đây bản chất là một ứng dụng có thể khai thác lỗ hổng của Android nên trang web trên bị Google chặn khi truy cập. Các bạn cứ yên tâm mà bỏ qua để tải nhé !

Có một số máy mà Kingroot không thể root được thì các máy đó phải root thủ công. Cách root các bạn có thể tìm trên mạng nhé, bài viết này mình sẽ không đào sâu hướng dẫn root cho một máy nào cả.

Không phải máy nào cũng root được, và không phải cứ dễ bị Root là máy bảo mật kém. Bản Rom nào cũng có lỗ hổng thôi, nhưng không phải lỗ hổng nào cũng có thể khai thác được. Chính vì thế các bạn không nên quá lo lắng khi máy bạn thuộc diện dễ bị root nha ^^.

#3. Lợi và hại khi Root máy Android

Như đã nói ở trên, root có rất nhiều lợi ích. Và nếu biết khai thác, bạn sẽ có một chiếc máy như ý: Chạy mượt, mát, Rom dễ dùng, quản lí Ram tốt, không có App rác của nhà mạng,…..

Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó !

Root khai thác lỗ hổng bảo mật, giống như bạn phạm tội vậy. Sau khi root, máy bạn rất dễ bị xâm nhập và bị lợi dụng do App độc từ bên thứ 3 (nếu bạn không biết cách chắt lọc các App để cài).

Bạn sẽ sống ngoài vòng pháp luật của nhà sản xuất đó, tức là tự làm, tự chịu. Và một khi đã root, bạn sẽ mất hiệu lực bảo hành của hãng. Mình nói vậy nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng đâu, cài lại Rom là hết thôi 😛

#4. Lời kết

Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho các bạn về khái niệm về Root điện thoại Android là gì rồi đấy.

Về phía cá nhân mình, mình thấy không phải ai cũng nên Root máy. Vì nó quá rủi ro, và cần phải có một lượng kiến thức đủ lớn để có thể khai thác tốt chiếc máy của mình.

Và cấu hình hay phần mềm smartphone hiện tại có lẽ cũng đã đáp ứng được người dùng. Vì vậy, chỉ root khi bạn dám chấp nhận rủi ro thôi nhé. Hi vọng bài viết có ích với các bạn !

Đọc thêm:

  • Nên mua điện thoại tầm trung MỚI hay Flagship CŨ ?
  • Mua điện thoại Trung Quốc giá rẻ, được gì và mất gì ?
  • Cập nhật iOS/Android hay sống chung với jailbreak/ root?

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 4 lượt đánh giá)

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Root là quá trình “khai thông” và “làm chủ” hệ điều hành Android. Android là nền tảng mã nguồn mở và root sẽ bỏ qua các hạn chế trên hệ điều hành và cho phép bạn toàn quyền kiểm soát các hoạt động của thiết bị. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, hãy cùng Taimienphi.vn đi vào bài viết Root là gì? Có nên root thiết bị Android của bạn không? dưới đây.

Bài viết liên quan

  • Cách root Android không cần máy tính với KingRoot
  • Cách Root Android 7.0 Nougat với Kingroot
  • Top phần mềm ROOT Android tốt nhất hiện nay
  • Hướng dẫn khôi phục mật khẩu Wifi trên Android không cần Root
  • Cách vô hiệu hóa tài khoản Root trên Linux

Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao Android lại là nền tảng mã nguồn mở. Android là nền tảng mã nguồn mở, nhưng không hoàn toàn. Nó vẫn có những hạn chế nhất định và không phải tất cả các ứng dụng sẽ hoạt động “trơn tru” trên đó.

Root là gì? Có nên root thiết bị Android của bạn không?

Những điều cần biết về root?

Một trong những vấn đề hàng đầu cần quan tâm khi root một thiết bị Android đó là các rủi ro về vấn đề bảo mật. Trong những năm qua, Android đã làm việc không ngừng nghỉ để cung cấp cho người dùng nền tảng bảo mật an toàn hơn bao giờ hết.

Root “phá hủy” tất cả những thứ đó và các ứng dụng sẽ sử dụng quyền root để nhắm vào lỗ hổng bảo mật trên thiết bị của bạn. Khi sử dụng các thiết bị Android đã root, bạn cần đặc biệt cẩn thận hoặc sẽ phải cài đặt và sử dụng các phần mềm bảo mật trên thiết bị.

Một số ứng dụng yêu cầu root có thể không ổn định. Chất lượng các ứng dụng dành cho các thiết bị đã root có nhiều thay đổi. Nhiều ứng dụng hoạt động “hoàn hảo” và không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Tuy nhiên, một số ứng dụng không được mã hoá có thể gây ra các lỗi treo, không ổn định và một số lỗi khác.

Ngoài ra root cũng làm mất hiệu lực bảo hành của thiết bị. Các hãng sản xuất đều từ chối bảo hành những thiết bị Android (đã root) ngay cả khi thời hạn vẫn còn hiệu lực.

Root là gì?

Root cho phép bạn quyền truy cập và “làm chủ” thiết bị Android của mình. Nếu đã quen thuộc với Unix hay Linux, quyền truy cập root chính là quyền truy cập Admin đầy đủ trên toàn bộ hệ điều hành và phần cứng. Điều này cũng đúng với thiết bị Android.

Vậy root có vai trò như thế nào? Đã bao giờ bạn muốn xóa bloatware ra khỏi thiết bị Android của mình hay chưa? Hay có bao giờ bạn tự hỏi điện thoại của mình sẽ chạy nhanh như thế nào nếu bạn thực hiện ép xung (overclocked)?, …. Tất cả những điều đó và còn nhiều hơn thế nữa bạn đều có thể thực hiện được trên chiếc điện thoại đã được root.

Làm thế nào để root một thiết bị Android?

Có hàng chục cách để root một thiết bị Android, nhưng cách đơn giản nhất vẫn là sử dụng King Root. King Root được tích hợp dưới dạng hoặc là file .apk cài đặt trực tiếp trên thiết bị hoặc là ứng dụng PC sử dụng với thiết bị được kết nối với máy tính.

Quá trình root mất hơn 1 giờ và sử dụng một số file mà bạn đã biên dịch trong một chương trình và sau đó tải lên thiết bị của bạn. ROM vẫn là cách phổ biến để root một thiết bị nhưng việc sử dụng ứng dụng vẫn là đơn giản nhất.

Giải pháp sử dụng file .apk hoạt động tốt nhất vì tất cả thao tác được thực hiện ngay trên điện thoại.

Bước 1: Truy cập link này để tải Kingo Root : Download Kingo Root

Bước 2: Trên thiết bị Android của bạn, truy cập Settings =>Security và kích hoạt Unknown sources .

Bước 3: Điều hướng đến Settings =>Security , tìm Verify apps và chuyển sang OFF .

Bước 4: Đảm bảo rằng dữ liệu hoặc Wifi trên thiết bị Android của bạn đã được bật.

Bước 5: Cài đặt Kingo Root apk, click OK để thông báo file độc hại.

Bước 6: Trên cửa sổ xuất hiện trên màn hình, nhấn chọn One Click Rook .

Bước 7: Chờ quá trình tải file và cài đặt kết thúc. Trên màn hình sẽ hiển thị một thanh tiến trình để thông báo cho bạn biết những gì đang diễn ra.

Sau khi hoàn tất quá trình bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nói nằng “Root Succeeded” (Root thành công).

Root thiết bị Android thông qua máy tính Windows

Bước 1: Tải ứng dụng Kingo Root cho Windows về máy và cài đặt theo đường dẫn ở trên.

Bước 2: Đảm bảo rằng thiết bị của bạn đã kích hoạt Wifi hoặc dữ liệu di động, và phải còn nhiều pin.

Bước 3: Trên thiết bị Android, truy cập Settings =>Security và kích hoạt Unknown sources.

Bước 4: Điều hướng đến Settings =>Security , tìm Verify apps và chuyển sang OFF .

Bước 5: Mở ứng dụng Kingo Root.

Bước 6: Sử dụng cáp USB để kết nối thiết bị Android của bạn với máy tính.

Bước 7: Trên thiết bị Android, truy cập Settings =>Applications =>Development và kích hoạt USB debugging .

Bước 8: Chọn Always allow from this computer .

Bước 9: Lúc này trên màn hình xuất hiện một cửa sổ mới có tên thiết bị của bạn và nút Root. Nhấn chọn nút Root .

Bước 10: Chờ cho quá trình hoàn tất và bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nói nằng “Root Succeeded” (Root thành công).

//thuthuat.taimienphi.vn/root-la-gi-co-nen-root-thiet-bi-android-cua-ban-khong-23760n.aspx
Lúc này thiết bị của bạn đã được root và bạn đã hiểu root là gì để làm chủ thiết bị Android của mình, qua đó có thể toàn quyền kiểm soát cách mà thiết bị của mình hoạt động như thế nào.

Chủ đề