Đất cơ sở tín ngưỡng là gì

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Hoài (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định về đất tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo như thế nào?

Trả lời: Điều 159, 160, Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất cơ sở tôn giáo, đất tín ngưỡng như sau:

- Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

UBND cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

- Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

V.H (TH)

Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

(HBĐT) - Ông Vũ Văn Thành (Lương Sơn) hỏi: Đề nghi cho biết pháp luật quy định về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia như thế nào?

Thông tin bạn đọc phản ánh, khiếu nại

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình nhận được đơn tố giác của công dân Nguyễn Anh Thắng, huyện Lạc Thuỷ về việc: Qua phản ánh của các công ty sản xuất gạch trên địa bàn huyện Lạc Thủy được biết 2 lò sản xuất gạch tại thôn Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi của ông Hoàng Quang Phong và Hoàng Văn Dũng có quy mô sản xuất rất lớn nhưng không nộp thuế cho Nhà nước.

Chào Luật sư! Xin Luật sư cho biết đất của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là gì và pháp luật có quy định về đất cơ sở tôn giáo, tìn ngưỡng như thế nào?

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn! Đối với câu hỏi “Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là gì” của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

  1. Đất cơ sở tôn giáo.

 Theo quy định tại Điều 159 Luật đất đai 2013 thì đất cơ sở tôn giáo là đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Đối với loại đất này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

  1. Đất tín ngưỡng.

Theo quy định tại Điều 160 Luật đất đai 2013 thì đất tín ngưỡng là đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

Đối với loại đất này việc sử dụng đất phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn câu hỏi về “Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là gì”. Nếu có vướng mắc gì liên quan đến pháp luật đất đai bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số 1900 6194 để được Luật sư trực tiếp hỗ trợ.

══════════════════════════════════

TRUNG TÂM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI - CÔNG TY LUẬT HÙNG BÁCH

Chia sẻ bài viết

Chủ đề