Ví dụ về hỗn hợp lỗi

Trả lời Câu hỏi số 070921-3của độc giả về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) có ý kiến như sau:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Thông tư số 22/2016/TT-BTC): “1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra”.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 22/2016/TT-BTC: “
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:

3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, ... gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn”.

­- Theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 22/2016/TT-BTC:

“1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất...

4. Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại”.

- Theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Thông tư số 22/2016/TT-BTC:

“1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

...

3. Mức bồi thường bảo hiểm:

b) Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này”.

- Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 22/2016/TT-BTC: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra Tòa án tại Việt Nam giải quyết”.

  • Cơ sở pháp lý
  • 1. Lỗi là gì?
  • 2. Căn cứ để xác định lỗi trong luật hình sự
  • 3. Các loại lỗi trong luật hình sự
  • 4. Các trường hợp đặc biệt về lỗi trong hình sự.

Lỗi là một yếu tố quan trọng trong việc xác định một chủ thể có tội hay không có tội? Người phải chịu TNHS theo luật hình sự Việt Nam không chỉ xác định trên hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội mà còn dựa trên tính có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. Do đó lỗi là yếu tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự, vì vậy hãy cùng Luật Tuệ an tìm hiểu và làm rõ vấn đề này.

Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580. – Văn phòng luật uy tín tại Hà Nội. – Luật sư uy tín chuyên nghiệp.

Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi sẽ làm rõ các ý chính sau:

  • Lỗi là gì?
  • Căn cứ để xác định có lỗi trong tội phạm.
  • Các hình thức lỗi trong luật hình sự.
  • Các trường hợp đặc biệt trong vấn đề lỗi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

1. Lỗi là gì?

Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, nó  được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

2. Căn cứ để xác định lỗi trong luật hình sự

Lỗi luôn đi liền với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, và không thể nói đến lỗi khi không có hành vi cụ thể. Vì vậy để xác định lỗi trong luật hình sự phải căn cứ vào hành vi và hành vi này phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Hành vi trái pháp luật: đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm đến quan hệ xã hội mà Luật hình sự bảo vệ.
  • Hành vi này phải là kết quả của sự lựa chọn của người thực hiện hành vi khi họ vẫn có điều kiện để thực hiện hành vi khác phù hợp với xã hội.

3. Các loại lỗi trong luật hình sự

Về hình thức lỗi Điều 10 và Điều 11 BLHS quy định có 4 loại lỗi. Bao gồm các lỗi sau :

Lỗi cố ý trực tiếp.

Về lí trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, và thấy được hậu quả thiệt hại của hành vi đó.

Về mặt ý chí: người thực hiện hành vi nguy hiểm mong muốn hậu quả xảy ra. Như vậy có thể hiểu hậu quả thiệt hại của hành vi mà người phạm tội thấy trước hoàn toàn phù hợp với mong muốn của người đó.

Ví dụ: Anh A dùng dao đâm nhiều nhát vào cổ B làm B chết. Khi đâm, A nhận thức được việc đâm của mình là nguy hiểm;nhận thức được hậu quả của hành vi và A mong muốn hành vi dùng dao chém vào cổ làm cho B chết.

Lỗi cố ý gián tiếp.

Xét về mặt lý trí: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi có thể xảy ra.

Xét về mặt ý chí: người phạm tội không mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra nhưng có ý thức để mặc hậu quả đó, xảy ra cũng được, không xảy ra cũng được.

Ví dụ: Do bực tức, anh K dùng dao đâm bừa vào H làm H chết. Khi đâm, K nhận thức được việc đâm của mình là nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người. Nhưng do bực tức nên vẫn cứ đâm, muốn như nào cũng được. K không mong muốn giết H nhưng H chết K cũng chấp nhận.

Lỗi vô ý do quá tự tin.

Về lí trí: người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.

Về mặt ý chí: người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra thiệt hại; vì tự tin vào khả năng của bản thân nên cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu hậu quả xảy ra bản thân có thể ngăn chặn được.

Ví dụ: Anh D và T đi săn, trong lúc đi săn,anh D tin rằng sẽ bắn trúng con thú; nên đã bắn vào bạn của mình khi bạn đang lẩn vào trùm cây. Anh D nhận thức được hành vi này có thể bắn trúng bạn nhưng vì quá tự tin trong việc đánh giá tình hình nên đã thực hiện hành vi bắn, khiến bạn bị chết mặc dù anh D không mong muốn hậu quả này xảy ra.

Lỗi vô ý do cẩu thả.

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả, tuy nhiên với nghĩa vụ của mình thì họ phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả.

Ví dụ: Do vội vàng,người y tá phát nhầm thuốc cho bệnh nhân. Trong trường hợp này không nhận thức được hành vi của mình là phát nhầm và do vậy cũng không nhận thức được hậu quả của hành vi. Tuy nhiên người ý tá phải thấy trước và có nghĩa vụ thấy trước hậu quả phát nhầm thuốc.

4. Các trường hợp đặc biệt về lỗi trong hình sự.

4.1. Trường hợp hỗn hợp lỗi

Đây là trường hợp trong 1 vụ việc có hai loại lỗi, trường hợp này chỉ xảy ra ở những tội danh có tình tiết tăng nặng.

Ví dụ: Ví dụ anh  A có hành vi hiếp dâm chị B, nhưng hành vi hiếp dâm của anh A làm cho chị B bị chết. Trong trường hợp này theo Điều 141 BLHS thì anh A có lỗi cố ý trong hành vi hiếp dâm chị B, nhưng có lỗi vô ý vì anh A không nhận thức được hành vi của mình sẽ làm cho chị B chết. Việc làm chị B chết không cấu thành tội giết người mà chỉ là tình tiết tăng nặng của tội hiếp dâm.

4.2. Vấn đề lỗi trong sự kiện bất ngờ.

Theo điều 20 BLHS 2015, sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại nhưng người có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không thể thấy trước hậu quả hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.

Lưu ý: trường hợp sự kiện bất ngờ và trường hợp có lỗi vô ý do cẩu thả thường nhầm lẫn. Sự khác biệt trong hai trường hợp này là nghĩa vụ thấy trước hậu quả của chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trường hợp sự kiện bất ngờ thì không thể hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả; còn chủ thể trong lỗi vô ý do cẩu thả phải thấy trước hoặc có nghĩa vụ thấy trước hậu quả.

4.3. Vấn đề lỗi đối với pháp nhân

Về lỗi trong hình sự, Điều 10 và Điều 11 quy định các hình thức lỗi nhưng chỉ nhắc tới lỗi cá nhân mà không xác định lỗi của pháp nhân thương mại.Vậy trong trường hợp pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm pháp luật thì xác định lỗi như thế nào, có đặt ra vấn đề lỗi đối với pháp nhân ?

Trong hoạt động của pháp nhân, cá nhân thực hiện công việc chính dựa trên sự ủy quyền của pháp nhân. Vì vậy pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự dựa trên hành vi của cá nhân, và hành vi của cá nhân đó phải có đủ các điều kiện sau:

  • Hành vi phạm tội đó được thực hiện dựa trên sự nhân danh pháp nhân.
  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân.
  • hành vi phạm tội được thực hiện khi có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.
  • Hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 BLHS 2015.

Trong trường hợp, người được ủy quyền thực hiện hành vi ngoài phạm vi ủy quyền, mà pháp nhân không thể biết hoặc không thể kiểm soát thì pháp nhân không có lỗi. Trong trường hợp này trách nhiệm hình sự được đặt ra đối với người thực hiện hành vi đó.

Kết luận về lỗi trong luật hình sự:

Như vậy yếu tố lỗi trong hình sự cần phải xác định điều kiện một chủ thể được coi là có lỗi, các loại lỗi và các trường hợp đặc biệt về lỗi. Hy vọng với phần phân tích trên bạn đọc có thể nắm rõ hơn các vấn đề của lỗi trong hình sự. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi- Tổng đài tư vấn hình sự 1900.4580

Trên đây là tư vấn của Luật Tuệ An. Nếu còn vướng mắc; chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngayLuật sư tư vấn hình sự; – Luật Tuệ An uy tín, chuyên nghiệp – tư vấn miễn phí 1900.4580

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết khác về hình sự tại đây:

  • Thế nào là phòng vệ chính đáng
  • Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là như thế nào
  • Trong trường hợp nào là đồng phạm.
LUẬT SƯ TƯ VẤN UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP

Công Ty Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN

Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.4580.

Bấm để đánh giá

[Tổng 0 Điểm trung bình: 0]

Chủ đề