Relay bán dẫn là gì

Rơ le bán dẫn SSR. Cấu tạo rơ le bán dẫn và ứng dụng trong thực tế. SSR là gì ? Relay bán dẫn là gì ? Tại sao phải sử dụng Rơ le bán dẫn mà không phải là loại khác. Nguyên lý hoạt động của SSR. So sánh các loại rơ le trên thị trường. Hướng dẫn sử dụng SSR chuẩn nhất. Các thông số cần biết của relay bán dẫn. Mua SSR giá rẻ ở đâu ? Các nhà cung cấp SSR trên thị trường là ai ?

Relay bán dẫn là gì ? SSR là gì ? Có lẽ đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn đang cần một câu trả lời chính xác nhất. Vậy SSR và relay bán dẫn là giống hay khác nhau ? Xin thưa rằng đây là một. 

SSR được viết tắt của từ Solid State Relay. Khi dịch sang Tiếng Việt thì SSR có nghĩa là Rơ le trạng thái rắn. Và tên gọi phổ biến nhất là rơ le bán dẫn. Rơ le trạng thái rắn (SSR) là một thiết bị chuyển mạch điện tử bật hoặc tắt khi đặt điện áp bên ngoài (AC hoặc DC) qua các đầu nối điều khiển của nó. Nó phục vụ chức năng tương tự như một rơ le điện, nhưng không có bộ phận chuyển động và do đó kéo dài tuổi thọ hoạt động hơn. Nói một cách dễ hiểu hơn thì SSR là một loại rơ le thông thường nhưng bền hơn, nhanh hơn.

1. Cấu tạo rơ le bán dẫn SSR là gì ?

Relay bán dẫn là gì
Cấu tạo của rơ le bán dẫn

Sau khi biết thế nào là SSR thì trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu cấu tạo của rơ le bán dẫn SSR này nhé. Xem qua hình trên các bạn cũng có thể thấy cấu tạo của SSR vô cùng đơn giản. Không giống như các loại relay có bộ phận đóng ngắt dòng điện như contactor, relay kiếng… Rơ le bán dẫn SSR có cấu tạo gồm đi-ốt phát quang và tri-ắc.

Nhiều SSR sử dụng khớp nối quang. Điện áp điều khiển cung cấp năng lượng cho đèn LED bên trong chiếu sáng và chuyển đổi trên một diode nhạy cảm quang (photo-voltaic); dòng diode bật một thyristor nối tiếp (TRIAC), SCR hoặc MOSFET để chuyển tải. Khớp nối quang cho phép mạch điều khiển được cách ly về điện với tải.

2. Nguyên lý hoạt động của SSR

Relay bán dẫn là gì
Sơ đồ nguyên lý của rơ le bán dẫn SSR

Sau khi tìm hiểu xong hai phần trên thì các bạn đã hiểu được cấu tạo của rơ le bán dẫn SSR. Vậy nguyên lý hoạt động của SSR có giống với các loại rơ le thông dụng khác không ? Câu trả lời là tương tự nhau. Bản chất của rơ le là khi có tín hiệu kích thì sẽ đóng ngắt tiếp điểm. Đối với SSR thì tín hiệu kích là dòng điện trở nhỏ (4-20mA, 0-10V, biến trở…).

Với nguyên lý hoạt động này, SSR được sử dụng trong mạch dùng điện DC để đóng ngắt tải AC. Như hình trên, chúng ta có thể thấy ngõ vào là điện DC và ngõ ra là điện AC. 

3. Ứng dụng của rơ le bán dẫn SSR

Relay bán dẫn là gì
Cách đấu dây cho rơ le bán dẫn SSR

Với thiết kế đặt biệt, rơ le bán dẫn SSR chỉ được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Do đó chúng ta khó bắt gặp SSR trong các ứng dụng dân dụng hằng ngày. Một số ứng dụng có sử dụng SSR phổ biến như:

  • Gia nhiệt nhà máy sản xuất bao bì, sản xuất nhựa…
  • Sử dụng trong nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
  • Sử dụng cho lò nung, lò hơi…
  • Nhà xưởng sản xuất bao bì, nhựa PP PE…

Tóm lại, ro le ban dan SSR có nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về thiết bị đóng ngắt đặc biệt này. Bài viết này chia sẻ kiến thức cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Các bạn hãy cùng đóng góp để mình hoàn thiện hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết này.

Bài viết hay khác:

Cảm biến quang là gì ?

Rơ le bán dẫn SSR là gì? cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le SSR diễn ra như thế nào? Các loại rơ le bán dẫn SSR phổ biến hiện nay

Relay bán dẫn là gì

SSR được viết tắt cuat cụm từ Solid State Relay, là một loại relay trạng thái rắn được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là một loại relay chuyển mạch không yêu cầu sử dụng bất kỳ bộ phận cơ khí nào, mang lại được nhiều lợi thế về tuổi thọ hơn so với các loại relay điện thông thường. SSR có thiết kế quy định riêng so với relay điện cơ thì cường độ có phần nhanh hơn.

Một số ưu điểm nổi bật của SSR là: độ tin cậy cao, không có tia lửa, không tiếp xúc, tuổi thọ và độ bền cao, tốc độ chuyển mạch nhanh, chống nhiễu,…

SSR được ứng dụng phổ biến tại các nhà máy nhựa, hệ thống lò điện, lò thì nghiệm, các nhà máy sản xuất bao bì PP, các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, đồ gia dụng,…

Relay bán dẫn là gì

Rơ le bán dẫn SSR có cấu tạo vô cùng đơn giản chia thành 2 bộ phận chính là diot phát quang và bộ tri-ac. Một phần vì chúng không có bộ chuyển động đóng ngắt dòng điện như contactor hay relay kiếng.

Rơ le bán dẫn SSR được thiết kế như một công tắc bật tắt đơn giản với đầu cực nguồn và đầu cực tải mang nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu từ bên ngoài chuyển đến rơ le qua một đầu cực khác. Trong trường hợp này việc chuyển đổi xảy ra rất nhanh và tải được cấp nguồn.

Tín hiệu điều khiển có thể có công suất rất thấp, cho phép rơ le được điều khiển bởi một thứ nhỏ điển hình như Arduino. Relay trạng thái rắn có nhiều bóng bán dẫn xếp song song với nhau cho phép dòng điện cao được đánh giá vào khoảng 100 ampe.

Tất cả các loại rơ le bán dẫn SSR trên thị trường hiện nay đa phần sẽ có chung 1 nguyên lý hoạt động là dùng 1 dòng điện nhỏ để điều khiển 1 tải lớn hơn rất nhiều. Cho dù chúng có khác nhau về tín hiệu đầu vào thì nguyên lý hoạt động vẫn sẽ như nhau. Dòng điện nhỏ này có thể là biến trở, tín hiệu relay điều khiển, tín hiệu analog,…

Relay bán dẫn là gì

Relay bán dẫn là gì

Zero Switching Relays: SSR quay về tải trọng khi điều khiển điện áp được áp dụng và điện áp của tải lúc này gần bằng không. Khi điện áp kiểm soát được cho ra hết tải lúc này gần như bằng 0 và được tắt.

Instant ON Relays: SSR quay trở về tải ngay khi hiện trạng thái Instant ON Relays, cho phép tải được bật ở bất kỳ điểm nào khi sóng lên xuống.

Peak Switching Relays: Tải ở trong trạng thái bật khi điện áp điều khiển tỉ lệ thuận với tốc độ cao điểm khi chuyển mạch. Tải ở trạng thái tắt khi điện áp kiểm soát được toàn bộ. Lúc này tải có giá trị gần như bằng 0.

Analog Switching Relays: Analog Switching Relays được đánh giá bằng một số điện áp đầu ra có trong relay. Analog chuyển đổi để xây dựng trong việc đồng bộ hóa mạch điều khiển điện áp đầu ra.

  • Dòng điện điều khiển: SSR sử dụng LED hồng ngoại nên dòng điện cấp vào cần phải được lưu ý. Đối với dòng điện quá lớn sẽ gây chết LED trong rơ le dẫn đến chết Rơ le, còn đối với dòng điện quá bé thì sẽ không hoạt động được.
  • Dòng chịu tải đầu ra: tùy vào loại rơ le bán dẫn SSR mà sẽ có thông số nhất định. Điều này phải tuân theo vì nếu mắc vào dòng điện không hợp lý sẽ làm chết Rơ le.
  • Hiệu điện thế ở đầu ra: Rơ le bán dẫn SSR sẽ bị phá hủy nếu như bạn mắc hiệu điện thế bé vào những tải có hiệu điện thế lớn.
  • Điện áp kích, điện áp đóng ngắt tải.
  • Dòng tải
  • Dòng điện input.
  • Điện áp output
  • Dòng điện output: 40A.
  • Khi sử dụng không xuất hiện hiện tưởng phát tóe lửa như một số loại relay khác.
  • Hoạt động không gây ra tiếng ồn, nhiễu.
  • SSR có tuổi thọ cao nên được sử dụng phổ biến.
  • Dòng điều khiển thấp nhưng có khả năng điều khiển được điện áp cao.
  • Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ dàng lắp đặt.
  • Khi hoạt động trong môi trường có công suất lớn, SSR phải được trang bị thêm bộ phận tản nhiệt mới có thể hoạt động.
  • Đòi hỏi người dùng phải có kỹ thuật chuyên môn cao mới có thể sử dụng chính xác.
  • Một số hiện tượng xảy ra tuy không thường xuyên như dò điện, mất tín hiệu,…

>>> Tham khảo: Rơ le nhiệt là gì? Tất tần tật về rơ le nhiệt

Địa chỉ: P968, T9 tòa nhà V.E.T, số 98 Hoàng Quốc Việt, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0971.591.766
Email: